Triệu chứng chóng mặt là gì? Cách hạn chế chóng mặt?

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi baohoa2886, 26 Tháng ba 2011.

  1. baohoa2886

    baohoa2886 Guest

    Chóng mặt là một ảo giác, bệnh nhân cảm thấy chung quanh hoặc bản thân xoay tròn; khi nặng thường kèm theo nôn mửa và người bệnh có thể ngã khi đi. Đây là triệu chứng thường gặp của các bệnh tai trong và thần kinh trung ương.

    [​IMG]

    Chóng mặt là sự rối loạn việc giữ thăng bằng cho cơ thể trong không gian. Cơ thể chúng ta được giữ thăng bằng nhờ các hệ thống: tai trong ghi nhận chuyển động lên xuống, qua lại của đầu; mắt phát hiện các chuyển động của cơ thể trong không gian; da lòng bàn chân ghi nhận áp lực tiếp xúc của cơ thể với mặt đất; các cơ, khớp xương ghi nhận chuyển động các chi và thân mình. Hệ thần kinh trung ương phối hợp tất cả các thông tin trên và cho chúng ta cảm giác về vị trí của mình trong không gian.

    Triệu chứng chóng mặt xảy ra khi thần kinh trung ương nhận tín hiệu không đồng bộ của năm hệ thống trên. Thí dụ như bạn đang ở trên máy bay trong cơn bão, máy bay bị nhồi lên nhồi xuống trong khi mắt bạn nhìn quang cảnh trong máy bay nhưng không nhận ra có sự di chuyển nào, gây cảm giác chóng mặt. Hoặc bạn ngồi trong xe hơi đang di chuyển và đọc sách, khi đó hệ thống tai trong nhận biết có sự di chuyển nhưng mắt lại nhìn thấy trang sách cố định và sau một lúc, bạn sẽ có cảm giác chóng mặt.

    Những cách giúp hạn chế cơn chóng mặt
    1. Phòng chống các kích thích gây chóng mặt: Dùng thuốc chống nôn trước khi đi tàu xe khoảng 15 phút. Chọn chỗ ngồi phía trước sẽ êm hơn, bạn cũng dễ nhìn cảnh vật để quên đi sự khó chịu. Không ăn quá no hoặc để quá đói.

    Nếu hệ thống thăng bằng dễ bị kích thích, bạn nên thận trọng khi tham gia trò chơi làm thay đổi tư thế cơ thể như: tàu lượn, vượt thác...
    2. Tránh thay đổi tư thế đột ngột hoặc tiếp xúcvới chất dị ứng, những mùi lạ gây kích thích. Thận trọng khi dùng thuốc ảnh hưởng đến tiền đình.
    3. Chọn nghề phù hợp để tránh tai nạn khi bạn hay chóng mặt. Tránh chọn công việc phi công, tàu biển, diễn viên xiếc, nhảy dù... hay làm những việc nguy hiểm ở độ cao. Khi có cơn chóng mặt, bạn không được lái xe, trèo cao và dừng công việc khi cần.

    4. Những bài tập giúp hệ thăng bằng thích nghi với các thay đổi về tư thế cơ thể trong không gian khoảng 80%. Nên tập xích đu, đu quay, trồng chuối.
    Người bệnh mạch máu, bệnh mãn tính nên thận trọng khi tập. Massage vùng gáy giúp lưu thông máu tốt và đem lại những cải thiện đáng kể.
    5. Chóng mặt nặng kéo dài có nguyên nhân do mạch máu hay gặp ở người lớn tuổi, chấn thương đầu, nhiễm trùng... Do đó, những người này cần quan tâm điều trị, vì bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
    Thích nghi với bệnh bằng cách tập luyện
    Phái nam thường thích những trò chơi cảm giác mạnh, thể hiện bản lĩnh đàn ông như tàu lượn siêu tốc hay đu quay 360 độ, nhảy Bungee truyền thống của dân Nam Mỹ... Nguyên nhân là do hệ tiền đình của họ được trải nghiệm nhiều hơn phái nữ.

    Tại sao bạn không thể chơi những trò chơi cảm giác mạnh? Bởi vì, hệ thống giữ thăng bằng của bạn thích nghi chậm với những chuyện động làm đảo lộn tư thế người trong không gian. Hơn nữa, bạn thiếu tập luyện.
    Hãy luyện tập và trải nghiệm, bạn sẽ sớm thích nghi và cảm giác sợ chóng mặt nhanh chóng mất đi.
    Theo SKĐS & giadinh.net
    Nguồn: Triệu chứng chóng mặt là gì? Cách hạn chế chóng mặt?
    _________
    Có thể bạn quan tâm :
    - Những điều cần biết về bệnh chóng mặt
    - Tìm hiểu về chứng chóng mặt buồn nôn
    - Triệu chứng bệnh đái tháo đường là gì?
    - Tìm hiểu về chứng ngủ hay giật mình ở trẻ
     

Chia sẻ trang này