1. giả bảo ngọc

    giả bảo ngọc New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2009
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



    Hôm nay chúng ta nghe tiếp sang bài pháp cú tiếp theo có tựa :




    Ai sống tự trang sức

    Với tâm được nhiếp phục

    Sống kiên trì phạm hạnh

    Không hại đến sinh linh

    Vị ấy là phạm trí

    Hay khất sĩ Sa Môn



    Câu chuyện để Phật nói bài kệ này như sau :




    Năm đó , ở biên giới nước côsala có xảy ra chiến tranh.



    Vua Ba tư nặc mới sai một vị đại thần cầm quân đi dẹp.



    Vị đại thần này đã chiến đầu đầy dũng cảm và mưu lược cho nên

    đã đại thắng trở về.



    Và để thưởng cho công lao này , vua ba tư nặc cho phép ông

    được nhiếp chính điều hành đất nước trong vòng 7 ngày.




    Trong 7 ngày được làm vua , vị đại thần này sống rất sung sướng

    và hạnh phúc.





    Ông có đem theo một cô tình nhân vào , để cùng hưởng thụ.




    Cô gái này có vóc dáng hơi đẫy đà cho nên trong 7 ngày sống

    với vị đại thần , cô đã nhịn ăn hoàn toàn với mong muốn thân hình

    của mình sẽ đẹp hơn.




    Trong lần nọ , vị quan đi dạo ở khu vườn Lạc Viên thì vô tình gặp Phật



    Lúc đó ông đang cưỡi voi cho nên chỉ chắp tay xá Phật mà không

    xuống voi hành lễ như lẽ thường.



    Đức Phật trông vậy bèn mỉm cười.



    Ngài A Nan đi bên cạnh thấy như vậy mới hỏi :


    Bạch Thế Tôn , vì nhân duyên gì mà Thế Tôn mỉm cười?





    Đức Phật mới nói :


    Vị quan này , trong ngày hôm nay sẽ đến chỗ ta hỏi đạo

    và sẽ chứng A La Hán.



    Sau khi chứng A La Hán , người này sẽ bay lên giữa hư không

    để nói một bài pháp và rồi nhập Niết Bàn luôn.




    Tin tức này lập tức lọt ra ngoài và lan truyền đi nhanh chóng

    khắp cả kinh thành.


    Dân chúng sau khi biết tin thì chia làm hai phe có ý kiến trái nhau.




    Một phe cho rằng Đức Phật nói không chính xác.

    Một phe tin lời Phật và trầm trồ ca ngợi.



    Lại nói về vị đại thần này , trong khi đang dạo chơi ở khu vườn

    cùng với cô nhân tình của mình thì bỗng dưng



    Cô nhân tình do kiệt sức vì 7 ngày không ăn đã đột ngột qua đời.



    Vị đại thần vô cùng đau khổ và tiếc thương trước hoàn cảnh bi thảm này.



    Trong cơn đau buồn , ông mới đi đến gặp Phật với hy vọng

    Ngài có thể có cách giúp mình bớt ưu phiền chăng.


    Ông đến gặp Phật khi trời đã về chiều.



    Bạch Thế Tôn , con rất yêu thương nàng.





    Đức Phật nghe xong mới nói :


    Trong vô lượng kiếp đã trôi qua , đã rất nhiều lần ông khóc thương

    cho người đàn bà này.



    Trong những kiếp đó , nước mắt của ông đã rơi xuống vì người đàn bà

    này nhiều như biển cả.


    Đức Phật nói một bài kệ :





    Việc gì đã trôi qua

    Thì hãy nên buông bỏ

    Ngay trước mặt hiện nay

    Chẳng còn gì hiện hữu

    Nếu không nắm giữ gì

    Thì tương lai quá khứ

    Sẽ bước đi bình an

    Không còn điều khổ sở



    Bài kệ này nghe có vẻ dễ hiểu và sự thực là đã có rất nhiều người

    hiểu được nhưng hình như trong mấy ngàn năm đã qua ta chỉ biết có

    mình vị đại thần này ngộ đạo.



    Sau khi nghe xong , lập tức ông chứng A La Hán liền.







    Nhân duyên với Phật Pháp được vun trong từ hàng ngàn kiếp trước

    của ông nay đã đến ngày trổ quả.





    Sau khi chứng A La Hán xong , ông bắt đầu nhớ lại dần dần tiền kiếp

    của mình.



    Việc dò tìm lại tiền kiếp sau khi đã chứng đạo đòi hỏi thời gian

    tương đối , nó không hề giống như việc truy cập vào máy tính

    để dò tìm dữ liệu với tốc độ nhanh chóng như nhiều người lầm tưởng.



    Vị đại thần xin Phật cho mình được nhập Niết Bàn vì nhận thấy

    nhân duyên của mình đã đến.





    Đức Phật nói :





    Trước khi nhập Niết Bàn , ông hãy nói một bài kệ ở giữa hư không

    cho mọi người cùng nghe.


    Vị đại thần y lời bay lên hư không và bắt đầu nói :





    Trong khoảng 90 kiếp về trước.

    Chúng ta cũng cần phải nói rõ về thời gian giữa các kiếp.

    Vị đại thần nói 90 kiếp về trước tức là 90 lần trái đất bị hủy diệt

    rồi lại được hồi sinh trở lại.



    Giống như việc loài khủng long bị tuyệt chủng , trái đất đang vào

    kỷ băng hà rồi khi loài người xuất hiện ,trái đất hồi sinh như hiện nay

    được tính là một kiếp.

    Chứ hoàn toàn không phải trong 90 kiếp ông đã từng sống chết.



    Thì trong 90 lần trái đất đến ngày tận thế rồi lại hồi sinh như vậy.

    Vào thời Đức Phật Tỳ Bà Thi



    Khi đó ông thấy chúng sinh đau khổ vì sinh lão bệnh tử như vậy

    Tâm chúng sinh cứ bị cuốn vào tham sân si mà gây ra đau khổ

    cho chúng sinh và cho chính mình.




    Ông mới có một lý tưởng là phải tu tập thật là tinh tấn , phải

    học đạo thật là chuyên cần để sau khi đã thuần thục rồi

    ông sẽ đi khắp nơi truyền bá Phật Pháp cho chúng sinh.



    Vì ông biết rằng chỉ có giáo pháp của Phật mới có thể giúp cho

    chúng sinh được an vui mà thôi.



    Vào thời đó , ta không rõ ông đã đi được đến những đâu

    gặp được bao nhiêu chúng sinh rồi

    Chỉ biết rằng trong kinh có ghi lại :



    Ông đã đi thuyết pháp được 80 ngàn năm rồi.



    Thân thể ông dần dần tỏa ra mùi trầm hương

    Miệng ông dần dần thơm như hoa sen





    Tuy vậy vì vẫn chưa chứng đạo , cho nên ông vẫn phải bị

    nghiệp báo luân hồi kéo đi trong suốt 90 kiếp.









    Cho đến thời Phật Thích Ca xuất hiện thì nhân duyên đắc đạo

    đã chín muồi.









    Qua chi tiết này , chúng ta đã hiểu được phần nào sự gian khổ

    khi đi theo , khi tu tập Phật Pháp.









    Vì vậy khi có người nào đó , có bài kinh nào đó nói rằng

    chỉ cần tu theo pháp môn này , bài kinh kia là trong một kiếp này

    hoặc trong 7 kiếp này là sẽ đắc đạo.



    Điều này là hoàn toàn vô lý và không đúng với sự thật.

    Những bài kinh đó , những pháp môn đó chẳng phải do Phật nói

    mà là do những người đời sau nghĩ ra mà thôi.









    Trở lại câu chuyện , ông nói pháp xong thì nhập Niết Bàn.





    Câu chuyện thần kỳ này khiến cho chúng tăng cũng như dân chúng

    vô cùng tán thán và thán phục vô cùng.





    Đức Phật mới nói :







    Một con người đạo hạnh như thế xứng đáng gọi là Sa Môn

    Xứng đáng gọi là Phạm Trí

    Xứng đáng gọi là Ẩn Sĩ









    Trong Tuyển Tập góp nhặt cát đá có mẩu chuyển như thế này :









    Trong một pháp hội của một thiền sư nọ , có một đệ tử mắc tật

    hay ăn cắp vặt.



    Và vì có tính ăn cắp như vậy cho nên mọi người xung quanh rất

    là bất mãn.



    Tăng chúng cũng như thiền sinh bèn tụ họp lại , rồi đến chỗ vị thiền sư

    với mong muốn rằng Ngài hãy đuổi người đó đi chỗ khác.



    Nếu thầy không đuổi người đó đi thì chúng tăng trên dưới ngàn người

    có mặt ở đây sẽ ra đi.









    Vị thiền sư nghe xong mới trả lời :







    Các trò biết ăn cắp là sai , các trò biết được điều nào là phải , điều nào

    là trái , các trò có quyền ra đi.



    Bởi dù có đi đến nơi đâu , làm việc gì đi chăng nữa thì ta tin rằng

    các trò sẽ không bao giờ ăn cắp.

    Vì các trò đã biết đó là việc sai trái.



    Còn người học trò có tính ăn cắp vặt kia , ta sẽ giữ lại.

    Bởi vì anh ta không biết phân biệt phải trái đúng sai.









    Câu truyện ý vị này dừng ngang ở đây như là sự thách thức

    trí tuệ của bậc làm thầy và những đệ tử của mình.







    Có những điều ta không hiểu nổi tại sao thầy của ta lại làm như vậy.



    Tại sao một việc ta cho rằng phải làm như thế này mà thầy ta

    lại làm ngược lại.





    Có những điều bởi vì trí tuệ còn cạn cợt mà ta không nhìn thấu

    được như thầy ta.



    Và vì không hiểu cho nên ta vội trách thầy ta còn lầm lỗi.





    Cho nên chúng ta phải nên thận trọng trước mọi hành động và

    ý nghĩ của mình.
     

Chia sẻ trang này