tuyển tập những bài giảng đặc sắc của TT Chân Quang

Thảo luận trong 'CẢI MỆNH NHIỆM MẦU: Tu là sửa chính Mình - Không yêu cầu người khác sửa đổi theo mình' bắt đầu bởi wonbin88, 23 Tháng sáu 2008.

  1. wonbin88

    wonbin88 New Member

    Tham gia ngày:
    13 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    77
    Điểm thành tích:
    0
    Pháp môn nhập đạo có rất nhiều, nhưng nói tổng quát, không ngoài hai loại: Một là lý nhập, hai là hạnh nhập. Lý nhập nghĩa là mượn giáo lý mà ngộ tâm tông, tin sâu, bỏ cả sinh mệnh. Cùng một chân tánh, nhưng vì bị khách trần vọng tưởng che lấp, nên chân tánh không thể hiện lộ.

    Hạnh có bốn: một là báo oan hạnh, hai là tùy duyên hạnh, ba là vô sở cầu hạnh, bốn là xứng pháp hạnh.

    Gọi là báo oan hạnh nghĩa là, phàm người tu đạo, lúc bị khổ, thì nên nghĩ rằng, ta từ vô số kiếp xưa, bỏ gốc theo ngọn, trôi nổi đuổi theo những cái có, gây ra nhiều oán hận, tạo ra những tai hại cho người khác không biết bao nhiêu mà kể. Ngày nay, tuy không phạm đạo đức, mà chịu khổ là do nhân ác đã gieo bao nhiêu kiếp trước, mà không phải do người do trời gây cho ta. Nên cam tâm nhận lãnh, không hề oán hận ai. Lúc quán xét như vậy, tương ứng với lý, nương theo oan trái mà vào nên gọi là báo oan hạnh.


    Tùy duyên hạnh nghĩa là chúng sinh vốn vô ngã, chỉ theo duyên nghiệp mà chuyển luân, khổ vui đều nhận lãnh, thảy đều do duyên sinh. Nếu được những việc vinh dự hơn người, đều do nhân lành quá khứ chiêu cảm. Duyên hết thì hoàn không, có gì mà vui mừng? Được hay mất đều tùy theo duyên trước chớ tâm không hề tăng hay giảm. Gió vui không động tâm, âm thầm thuận theo đạo, đó gọi là tùy duyên hạnh.

    Vô sở cầu hạnh nghĩa là, người đời thường mê lầm nên việc gì cũng tham đắm. Người trí hiểu được lý chân, an tâm vô vi, nên không cầu mong điều gì ở trong tam giới, ví như ở trong nhà lửa, có thân đều khổ, có ai được an ? Thông suốt điểm này, dứt niệm không cầu, vì thế kinh viết: “Có mong cầu là có đau khổ, không mong cầu mới an vui.” Đó chính là không mong cầu, thật sự là đạo hạnh của người cầu đạo, vì thế gọi là vô sở cầu hạnh.

    Xứng pháp hạnh nghĩa là, lý của tánh là thanh tịnh, vì thế gọi là pháp. Cái lý này cho là mọi hình tướng đều không, không nhiễm, không trước, không đây, không đó. Kinh nói: “Pháp không có ta, nên dời ta dơ bẩn.” Người trí tin hiểu lý này, nên cân nhắc theo pháp mà hành. Pháp thể vốn không tiếc thân mạng, tài sản; cúng dường, bố thí, tâm không tiếc rẻ; hiểu rõ ba cái không, không nương tựa, không bám víu, khi tâm không dơ mới xứng đáng hóa độ chúng sinh, mà không giữ tướng. Đây là làm cho chính mình, cũng lợi cho người.

    http://www.yourfilehost.com/media.php?cat=audio&file=hanh_nguyen_cua_nguoi__tru_tri_A.wma
    http://www.yourfilehost.com/media.php?cat=audio&file=hanh_nguyen_cua_nguoi__tru_tri_B.wma

    mẫu thuẫn cơ bản sẽ xảy ra trong tương lai :
    tôn giáo sẽ thắng thế hay khoa học sẽ thắng thế ?
    tương lai rồi sẽ đi về đâu nếu :
    khoa học phát triển đến cùng cực ?
    khả năng tâm linh phát triển đến cùng cực ?


    http://www.yourfilehost.com/media.p..._thuan_co_ban_giua_khoa_hoc_va_ton_giao_B.wma
    http://www.yourfilehost.com/media.p..._thuan_co_ban_giua_khoa_hoc_va_ton_giao_A.wma
     

Chia sẻ trang này