Vì sao ở Việt Nam, phụ nữ có thể lãnh đạo Công ty

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Tử Vi, 29 Tháng bảy 2007.

  1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Quyền lực của nữ doanh nhân
    Tờ Wall Street Journal số mới ra có bài viết tiêu đề “Vì sao, ở Việt Nam, phụ nữ có thể làm lãnh đạo công ty” của tác giả Laura Santini. Bài viết đã gây một tác động mạnh đến nhìn nhận của thế giới về hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Sau đây trích đăng một phần bài viết thông qua trao đổi với tác giả Laura Santini và những ý kiến của bà Mai Thanh, nhân vật chính của bài viết cùng những doanh nhân thành đạt tại Việt Nam


    Bà Mai Thanh khẳng định, điều mà bà trân trọng nhất chính là gia đình, một nơi trở về sau công việc

    Vào năm 1968, cô bé Nguyễn Thị Mai Thanh 16 tuổi đã lẩn trốn lực lượng Mỹ tại Sài Gòn, quê hương cô, để hoạt động trong các khu rừng ngoại thành như một bác sĩ tình nguyện chữa trị cho quân đội miền Bắc Việt Nam, được lãnh đạo bởi cha cô, một vị tướng. Một thời gian sau, cô mắc bệnh sốt rét và ra miền Bắc bằng đường bộ dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh. Cô đã tránh được sự truy đuổi của không quân Hoa Kỳ và tận mắt chứng kiến cảnh đồng bào của cô bị bom sát hại.

    Ngày nay, cuộc sống của bà Mai Thanh, đã tốt hơn rất nhiều. Với tư cách là tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn REE, một công ty chuyên kinh doanh ngành xây dựng, địa ốc và tiện ích nhà ở, bà là một trong những doanh nhân nữ thành đạt và giàu có nhất Việt Nam. Vào đầu năm nay, một tạp chí kinh tế đã xếp bà đứng thứ chín trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam, với tổng tài sản lên tới 887 tỉ VND, khoảng 55 triệu USD.

    Tại Việt Nam, việc đề cao địa vị người phụ nữ đã có từ ngàn xưa...

    Hình mẫu người phụ nữ thành công như thế không phải là hiếm trong thế giới kinh doanh đỉnh cao của Việt Nam. Giám đốc và bốn trong sáu thành viên hội đồng quản trị của Vinamilk, công ty lớn nhất nước tính theo thị phần, là phụ nữ. Sacombank, cơ quan tài chính thương mại công khai lớn nhất nước cũng được điều hành bởi một phụ nữ. Hiện nay chính phủ cũng đã bổ nhiệm một phụ nữ vào vị trí đứng đầu cơ quan chuyên đầu tư tài chính của Nhà nước, một đơn vị chịu trách nhiệm trong việc tư hữu hoá những món nợ của các doanh nghiệp nhà nước.

    Tại Việt Nam, việc đề cao địa vị người phụ nữ Việt Nam có nguồn gốc từ ngàn xưa. Một vài nhà sử học cho rằng, trước khi Trung Quốc biến Việt Nam thành thuộc địa vào năm 111 trước CN, Việt Nam còn có thể đi theo chế độ mẫu hệ.

    Con đường dẫn đến thành đạt của bà Mai Thanh bắt đầu từ sau chiến tranh, khi bà rời Việt Nam đến Tây Đức để theo học ngành kỹ sư điện tử. Trong một chuyến viếng thăm Cuba nhằm tham dự Đại hội thanh niên thế giới, bà đã gặp lại một người bạn học cũ ở thành phố Hồ Chí Minh. Hai người đã yêu nhau và thành hôn sau đó.

    Khi gia đình họ trở về Việt Nam, bà Mai Thanh đã vào làm việc tại REE, đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Một cách nhanh chóng, bà đã đạt được những vị trí cao tại công ty mà sau này được biết đến dưới cái tên Refrigeration & Electrical Engineering. Vào những năm đầu của tuổi ba mươi, bà đã được chọn làm giám đốc công ty.

    Bà Mai Thanh đã bị nhiều nhà phê bình chất vấn về vấn đề “gia đình trị”, khi bà đề cử con trai, một nhà quản lý của HSBC, vào vị trí của ban quản trị REE. Tại buổi họp thường niên của những cổ đông công ty, anh Bình - con bà cho biết rằng những cổ đông khác hoàn toàn có quyền tự do đề cử hoặc bầu chọn người khác. Anh Bình đã được chọn vào hội đồng quản trị của công ty.

    Laura Santini - K.P dịch

    Đối thoại

    Bà Nguyễn Thị Mai Thanh mỉm cười với SGTT khi chúng tôi đưa bà xem bài báo này. Bà bảo: “Trong môi trường kinh doanh không có biên giới, bất cứ nhà kinh doanh nào cũng đều phải tìm cách thích ứng với hoàn cảnh, phải tìm được vị trí và chỗ đứng cho mình dù sản phẩm, dịch vụ nhỏ hay lớn. Với tôi, kinh doanh là phải làm gì đó để thể hiện tầm nhìn của doanh nhân Việt Nam, cho dù môi trường kinh doanh thế nào cũng đều phải chuyên nghiệp. Bắt đầu từ vị trí nào đó, bằng chiến lược thâm nhập kẽ hở, tìm ra chỗ đứng của mình, vận dụng ý chí và nỗ lực liên tục để vươn lên, sau đó lan toả ra khắp nơi. Muốn làm được điều này đòi hỏi phải có quyết tâm, sẽ thành công. Có thể tìm cách khai thác lợi thế của phụ nữ Việt Nam là tính kiên trì đeo đuổi mục tiêu; sự kiên nhẫn vượt qua mọi trở ngại để trở thành nữ doanh nhân Việt Nam thành đạt. Nhưng điều tôi luôn tâm niệm, thành công bền vững luôn phải có điểm tựa, và đó chính là hơi ấm gia đình”.




    TTP theo SGTT
    ( CEOVN)
     

Chia sẻ trang này