Văn hoá ảnh hưởng đến những thông tin xúc cảm mà bạn tập trung

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Rubixinh, 29 Tháng mười 2012.

  1. Rubixinh

    Rubixinh New Member

    Tham gia ngày:
    5 Tháng tám 2012
    Bài viết:
    368
    Điểm thành tích:
    0
    Tham khảo
    Culture Affects Your Attention to Emotional Information
    Culture influences the emotional information you focus on.
    Published on February 7, 2012 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives
     

    Văn hoá có nhiều ảnh hưởng đến hành vi hằng ngày của chúng ta. Một số trong số những ảnh hưởng đó là rõ ràng. Người Mĩ xem bóng đá và bóng chày, trong khi người châu Âu xem bóng đá. Những ảnh hưởng khác thì ít rõ ràng hơn vì chúng chi phối những kiểu thông tin mà chúng ta chú ý.

    1 ví dụ thú vị về vai trò này của nền văn hoá được cung cấp từ 1 bài báo trong tháng 2/2012 'issue of the Journal of Experimental Psychology: General' bởi Igor Grossmann, Phoebe Ellsworth và Ying-Yi Hong. Họ đã khám phá làm thế nào văn hoá ảnh hưởng đến cách mọi người chú ý đến những thông tin gây cảm xúc trong môi trường.

    Điểm khởi đầu cho những nghiên cứu này là sự quan sát thấy văn hoá Nga được đặc trưng bởi những cảm xúc tiêu cực. Đó là, bản thân những người Nga sẽ nói rằng họ tập trung vào những cảm xúc tiêu cực thường xuyên hơn những người Mĩ.

    Trong 1 nghiên cứu, những sinh viên người Mĩ và người Nga được yêu cầu nghiên cứu 1 loạt bức tranh. Một số trong số những bức tranh là những tranh đám mây trung tính. Những bức tranh khác là tích cực, hạnh phúc và những bức tranh buồn tiêu cực. Những người tham gia được xem mỗi bức tranh 1 lần trên 1 màn hình máy tính và được yêu cầu nhấn nút space trên máy tính khi họ đã nghiên cứu xong mỗi bức tranh. Họ được cho biết sẽ có 1 bài kiểm tra trí nhớ sau nghiên cứu. So với những bức tranh đám mây trung tính, những sinh viên Mĩ nhìn những tranh tích cực lâu hơn tranh tiêu cực. Ngược lại, những sinh viên Nga nhìn những tranh tiêu cực lâu hơn tranh tích cực.

    Tất nhiên có nhiều lý do khả thi cho kết quả này. Có lẽ những tranh tiêu cực có chứa những hình ảnh liên quan đặc biệt hoặc thú vị đối với người Nga vì nhiều lý do khác hơn là sự bộc lộ cảm xúc trong bức tranh.

    Trong thực nghiệm thứ hai sử dụng 1 sự điều khiển văn hoá thông minh. Nghiên cứu này tập trung vào những người Nga Latvia. Văn hoá Latvia có nhiều ảnh hưởng từ văn hoá châu Âu hơn văn hoá Nga. Người Nga Latvia là song văn hoá (bicultural). Họ có xu hướng cho thấy những ảnh hưởng của cả 2 văn hoá.
      
    Trong nghiên cứu này, những người tham gia được xem những dãy chữ cái (như BRANE) và được hỏi liệu những chữ cái đó có hình thành được 1 từ không bằng cách bấm nút nếu nó là 1 từ và bấm nút khác nếu không. (Trong trường hợp của BRANE, câu trả lời sẽ là 'không'.) Những dãy chữ cái thực sự là những từ trong nghiên cứu này là những tính từ Latvia hoặc là tích cực (như 'thân thiện') hoặc tiêu cực (như 'lười biếng').

    Sau đây là phần thực sự thông minh. Trước khi xem những dãy chữ cái, những người tham gia được xem những bức tranh hoặc là biểu tượng của văn hoá Latvia, hoặc những biểu tượng của văn hoá Nga, hoặc những bức tranh trung tính. 

    Khi những người tham gia xem những biểu tượng văn hoá Latvia, họ đáp ứng nhanh hơn với những từ tích cực hơn những từ tiêu cực. Khi nhìn thấy những biểu tượng văn hoá Nga, họ đáp ứng nhanh hơn với những từ tiêu cực hơn những từ tích cực. Kết quả này củng cố cho kết luận rằng văn hoá Nga làm cho con người chú ý nhiều hơn đến những thông tin tiêu cực trong môi trường.

    Những kết quả đó cho thấy nền văn hoá có thể ảnh hưởng đến tâm trạng chung của bạn bằng cách ảnh hưởng đến những gì bạn chú ý đến trong thế giới. Nếu văn hoá của bạn làm bạn chú ý đến những điều tích cực thì nó sẽ giúp nâng cao tâm trạng của bạn. Nếu văn hoá của bạn làm bạn chú ý đến những điều tiêu cực thì nó sẽ có xu hướng làm giảm sút tâm trạng của bạn.

    Làm thế nào văn hoá có thể có 1 ảnh hưởng như vậy? Một trong những cách mạnh mẽ nhất mà văn hoá ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta là thông qua truyền thông. Nếu mọi người xung quanh bạn tập trung vào những điều buồn phiền và họ nói về những điều phiền muộn, bạn sẽ bắt đầu làm những điều tương tự. Nói chung, bạn muốn mình có thể nói chuyện được với những người xung quanh bạn. Nếu bạn biết họ sẽ suy nghĩ về những mặt buồn phiền của cuộc sống, bạn sẽ bắt đầu tìm kiếm những điều buồn phiền đó để trở thành 1 phần của buổi nói chuyện. Kết cuộc là nó ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ, ngay cả khi bạn không ở trong 1 tình huống mà bạn phải truyền thông với những người khác.




    Nguồn: psychologytoday.com
     

Chia sẻ trang này