Vai trò của các đệ nhất phu nhân

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi cabachlong, 4 Tháng tư 2008.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ngày 26/3, Tổng thống Pháp Sarkozy đã có chuyến công du đầu tiên tới Anh cùng với người vợ mới của mình. Sự hiện diện của đệ nhất phu nhân xinh đẹp, hiện đại và thanh lịch Carla Bruni đã đem lại thành công vượt trên cả sự mong đợi cho người đứng đầu nước Pháp.
    [​IMG]
    Trong khoảnh khắc, Carla Bruni trở thành đệ nhất của các đệ nhất phu nhân. Báo chí Anh như mê đắm với những bài viết và những bức ảnh của cựu siêu mẫu Italia.
    Với bộ trang phục màu xám, cùng chiếc mũ bê rê đồng màu rất thích hợp, bà đã hút hồn các chính khách cũng như người dân Anh. Bà thực sự trở thành trung tâm của mọi sự chú ý, trở thành bà hoàng sắc đẹp và thời trang trong chuyến công du. Sự hiện diện của bà lấn át cả chồng mình dù khi đó ông Sarkozy đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng – tăng thêm quân đội ở Afghanistan và đưa ra sáng kiến chung với Anh, tái khẳng định lại những cam kết đã đưa ra ở Gleneagles là sẽ thực hiện kế hoạch đưa 16 triệu trẻ em châu Phi đến trường học. Những quyết định này, theo lẽ thường, nó sẽ trở thành những đề tài được đưa ngay lên trang nhất. Thế nhưng thực tế đã bị đảo lộn.
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Vài hình ảnh của Đệ nhất phu nhân Carla Bruni

    Càng ngạc nhiên hơn khi Đệ nhất phu nhân của nước Pháp lại không đến từ xứ sở của những chú gà trống Gô-loa. Bà xuất thân trong một gia đình tư bản công nghiệp giàu có ở Italia, có thể nói trôi chảy 5 ngôn ngữ, và cũng là người biết nhiều về văn học và triết học Pháp.
    Carla Bruni khác biệt hoàn toàn với các đệ nhất phu nhân khác. Trước Sarkozy, bà từng đến với nhiều người đàn ông. "Bông hồng của nước Pháp" ấy còn làm xôn xao công chúng với những bức ảnh khỏa thân tuyệt đẹp. Sự chú ý của báo chí Anh đối với Carla đã đạt đến mức chưa từng thấy.
    Từ chuyện của một cô người mẫu nổi tiếng "sát đàn ông" bước sang vai trò của một đệ nhất phu nhân Pháp, người ta bàn cãi đến vai trò thực sự của một đệ nhất phu nhân. Có thể hiểu rõ về công việc của một đệ nhất phu nhân qua những câu hỏi - đáp dưới đây.
    * Ý tưởng về đệ nhất phu nhân xuất phát từ đâu?
    - Từ trong những câu chuyện cổ tích và từ thời phong kiến. Nếu như bạn có một ông vua, bạn cần một vị hoàng Hậu; và tất nhiên, nếu bạn có một tổng thống, bạn cần một đệ nhất phu nhân.

    Năm 1849, Tổng thống thứ 12 của Mỹ Zachary Taylor đã dử dụng thuật ngữ này để nói về Dolley Madison - người vợ góa của một cựu tổng thống, tại lễ tang của bà.
    * Một đệ nhất phu nhân sẽ làm những công việc gì?
    - Làm bất cứ điều gì mà họ thích khi đang còn giữ vai trò trong Nhà Trắng, như Laura Bush chẳng hạn. Theo bà: "Vai trò của một đệ nhất phu nhân là bất cứ điều gì mà người ấy muốn".
    Thời gian trôi qua, các đệ nhất phu nhân trở thành tổng quản, thành bà chủ và thành người sửa sang Nhà Trắng. Gần đây, họ trở thành những người vận động cho chồng, là những nhà hoạt động xã hội và là những người bênh vực, ủng hộ cho các chính sách.
    * Như vậy nghĩa là họ sẽ làm bất cứ điều gì mà họ muốn?
    - Đó không phải là cách mà mất cả mọi người trong số họ nghĩ. "Có điều gì đó trong ngôi nhà khó gần nhưng hết sức thú vị này. Nó làm suy giảm tinh thần của tôi", Louisa Adams, vợ của Tổng thống John Quincy Adams, nói như vậy trong những năm 1920. Người kế nhiệm bà, Margaret Taylor (vợ của Tổng thống Zachary Taylor) cũng rất lo sợ về viễn cảnh đó, vì vậy bà "cầu nguyện mạnh mẽ" cho chồng bà sẽ thất cử.
    Lại có những người cảm thấy xấu hổ khi phải gánh vác bất cứ vai trò xã hội nào. Như bà Mary Lincoln - đệ nhất phu nhân của Tổng thống Abraham Lincoln từng thừa nhận: "Tôi không thuộc về công chúng. Tính cách của tôi hoàn toàn hướng nội và công chúng không thể làm gì được với tính cách ấy".
    Gần đây, các đệ nhất phu nhân [như vợ của các đời thủ tướng Anh] nhận thấy vai trò chủ chốt của họ là làm hậu phương ủng hộ cho đức lang quân.
    "Vai trò chính yếu của các đệ nhất phu nhân là quan tâm tới tổng thống để họ có thể phục vụ nhân dân tốt nhất", Jackie Kennedy, phu nhân của vị tổng thống "hiện đại" đầu tiên của Mỹ trong những năm 1960 nói.
    Và điều này vẫn tiếp tục. "Không một đệ nhất phu nhân nào phải xin lỗi vì họ quan tâm tới việc chăm sóc cá nhân cho chồng mình. Đệ nhất phu nhân, trước tiên là một người vợ", bà Nancy Reagan nói.
    * Nhưng họ không phải trở thành những nhân vật của công chúng sao?
    - Hãy nhìn bà Sarah - vợ của Thủ tướng Anh Gordon Brown. Bà từng một thời làm nhân viên phụ trách PR, đã có tất cả nhưng lại biến mất khỏi vũ đài xã hội. Bà không giống như người tiền nhiệm Cherie Blair - người luôn cố vừa làm đệ nhất phu nhân, vừa phát triển sự nghiệp riêng của mình, một người mẹ và một người luôn trong vòng tay của chồng trong những chuyến công du nước ngoài. Trong khi đó, Sarah Brown thì luôn ở nhà khi chồng tới trại David.
    Kể từ khi chồng bà làm thủ tướng và cả gia đình chuyển đến số 10 phố Downing, bà luôn giữ cho bản thân và con cái tránh xa khỏi sự săm soi của báo chí.
    * Họ phải có nhiều việc để làm hơn là ở nhà nội trợ và mua những đôi giày, những chiếc túi xách thích hợp chứ?
    - Sẽ có những cuộc trò chuyện bên gối. Rosalynn Carter - vợ của Tổng thống Jimmy Carter cho hay các đệ nhất phu nhân tất nhiên là có những ảnh hưởng đối với chồng họ. Bà cho biết: “Họ nói với nhau mọi lúc, họ được tổng thống lắng nghe. Tôi nghĩ là không cần nghi ngờ về điều đó”.
    Một vài người nói thẳng về điều này như bà Florence – vợ của Tổng thống Warren G. Harding: “Tôi điết điều gì là tốt nhất đối với tổng thống. Tôi chính là người đưa ông ấy vào Nhà Trắng. Ông ấy làm tốt khi ông ấy lắng nghe tôi và thật tệ khi ông ấy không nghe”.

    Có người khéo léo hơn, như bà Laurau Bush chẳng hạn. Bà từng một thời làm thủ thư trong trường học, có mối quan tâm đặc biệt đối với căn bệnh HIV/AIDS, giáo dục và châu Phi. Hãy kiểm tra các chương trình viện trợ của Tổng thống Bush, bạn sẽ thấy chi phí dành cho các lĩnh vực này ngày càng tăng lên một cách ngoạn mục.
    Những người khác thì thực hiện trực tiếp hơn. Ví như bà Eleanor Roosevelt. Bà là đệ nhất phu nhân đầu tiên công khai thực hiện các chiến dịch vì nhân quyền cùng với các chiến dịch khác.
    * Nhưng liệu có đệ nhất phu nhân nào buông rèm nhiếp chính không?
    - Tất nhiên là có. Có lẽ đệ nhất phu nhân ảnh hưởng nhất nước Mỹ chính là Edith Wilson, vợ hai của Tổng thống Woodrow Wilson. Sau khi ông bị đột quỵ, bà đã thay chồng tiếp quản và chăm lo công việc ở Nhà Trắng.
    Bà kể: “Tôi nghiên cứu mọi loại giấy tờ mà thư ký và các thượng nghị sỹ gửi đến, cố gắng xử lý và trình bày dưới dạng vắn tắt, và mặc dù tôi rất thận trọng nhưng vẫn phải hỏi ý kiến tổng thống. Tự bản thân tôi không bao giờ đưa ra một quyết định đơn phương khi sắp xếp các vấn đề công. Quyết định duy nhất của tôi là cân nhắc xem cái gì là quan trọng, cái gì không”.
    Rất nhiều nhà sử học tin rằng điều này đã làm giảm thiểu ảnh hưởng của bà. Bà được người ta đặt cho các biệt hiệu khác nhau như “Tổng thống bí mật”, “Nữ tổng thống Mỹ đầu tiên”.
    * Như vậy nghĩa là không có ai được trao vai trò chính thức ư?
    - Có Hillary Clinton. Có thời kỳ bà ấy được trao vị trí chính thức trong chính quyền của ông Bill Clinton, đó là phát triển các cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nhưng đó không phải là thành công lớn lao.
    Cách đây vài năm, khi Nestor Carlos Kirchner trở thành tổng thống Argentina, bà Cristina vợ ông trở thành đại sứ lưu động cho chính quyền của chồng. Trước đó, bà là "xương sống" cho các chiến dịch tranh cử của chồng năm 2003. Phong cách của bà mang tính chiến đấu cao, giống như tính cách của cựu đệ nhất phu nhân Eva Paron.
    Giờ đây bà kế nhiệm chồng mình làm tổng thống với tên gọi Cristina Elizabet Fernandez de Kirchner. Chồng bà từ tổng thống trở thành đệ nhất phu quân của Argentina.
    Nguyễn Dung
    Theo Independent

    (lanhdao.net)
     

Chia sẻ trang này