Vai trò của tính cách các tổng thống Mỹ

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi Vanhoaphuongdong, 16 Tháng một 2008.

  1. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Tính cách cũng như một số đặc điểm cá nhân khác của người cầm lái con thuyền quốc gia có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đối với tương lai đất nước, thậm chí đôi khi là cả tương lai của thế giới. Đối với người Mỹ, tính cách của Tổng thống cũng có vai trò sinh tử như trí tuệ, tài năng tổ chức và hùng biện.

    Đó là kết luận trên trang web Washprofile trong bài viết dựa trên các phân tích của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý học, xã hội học và chính trị học.
    Bản thân các Tổng thống Mỹ cũng đã không chỉ một lần phát biểu ý kiến của mình về tầm quan trọng của tính cách các vị thủ lĩnh quốc gia. Calvin Coolidge, vị Tổng thống Mỹ thứ ba mươi (nhiệm kỳ từ năm 1923 tới năm 1929) từng đưa ra một câu danh ngôn: "Tính cách, đó là nền móng an toàn duy nhất của quốc gia".
    Còn vị Tổng thống Mỹ thứ 37 đầy tai tiếng vì vụ Watergate Richard Nixon (làm chủ Nhà Trắng từ năm 1969 tới năm 1974) từng nói: "Tính cách, đó là đẳng cấp cao nhất mà một vị Tổng thống cần phải đạt được".
    Chuyên gia bậc cao về tâm lý chính trị học Fred Greenstein, tác giả cuốn sách "Sự khác nhau giữa các vị Tổng thống: Phong độ thủ lĩnh từ Roosevelt tới Clinton" còn nhấn mạnh rằng, tính cách của Tổng thống, "đó là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, một trong những công cụ của chính phủ đã được hiến pháp công nhận".
    Peggy Noonan, người từng chấp bút các bài diễn văn cho Tổng thống Ronald Reagan, trong cuốn sách "Khi tính cách làm chủ cuộc chơi - Câu chuyện của Ronald Reagan" thì lại cho rằng: "Đối với một vị Tổng thống, tính cách, đó là tất cả. Tổng thống không nhất thiết phải thông minh - ông có thể lôi kéo những người khác thông minh tới làm việc cùng mình.
    Nhưng một vị Tổng thống không thể bỏ tiền mua lòng dũng cảm và sự chính trực, ông không thể thuê mướn của bất kỳ ai những phẩm hạnh đạo đức vững chắc. Tổng thống cần phải mang theo mình tất cả những điều đó vào Nhà Trắng".
    Nhà nghiên cứu chính trị William Safire, tác giả tập "Tân từ điển chính trị học", đã đưa ra nhiều luận cứ để chứng minh rằng, công chúng rộng rãi hiểu nghĩa của liên từ "tính cách một chính trị gia" ở những phẩm chất cá nhân như khả năng khêu gợi và đáp ứng lòng tin của mọi người, sự chung thủy và trung thành, lòng tôn trọng đối với những người khác, khả năng nhận trách nhiệm về mình, sự đồng cảm cũng như sự giản dị cá nhân.
    Ông Safire đã tìm ra được những phẩm chất trên sau khi nghiên cứu kết quả của các cuộc thăm dò xã hội được tiến hành ở Mỹ trong vòng nửa thế kỷ gần đây.
    Các công trình nghiên cứu trong nhiều năm liền của Viện Gallup cũng cho thấy, khoảng từ 85 tới 92% số cử tri Mỹ trước các kỳ bầu cử Tổng thống quan tâm tới những phẩm chất cá nhân của các ứng cử viên.
    Chỉ có tầm cỡ nhân cách của Tổng thống mới có thể đảm bảo rằng, sự quản lý đất nước sẽ được thực hiện một cách có hiệu quả, bất chấp những tình huống bên ngoài biến đổi đến đâu.
    Robert Teeter, nhà nghiên cứu xã hội nổi tiếng ở Mỹ, đã xác định quy luật trên như sau: "Các cử tri biết rằng, những vấn đề mà Tổng thống có nghĩa vụ phải giải quyết sẽ thay đổi theo dòng thời gian. Điều duy nhất không thay đổi, đó là tính cách của Tổng thống".
    Không phải ngẫu nhiên mà những tiêu chí nghiệt ngã trong quá trình lọc chọn Tổng thống đã góp phần giúp duy trì hiện tượng là, đối với nhiều công dân trẻ ở Mỹ, các vị Tổng thống (trong quá khứ cũng như trong hiện tại) thường là hình mẫu để noi theo. (Tất nhiên, trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ, không phải vị Tổng thống nào cũng lưu lại được tiếng thơm, có không ít vị Tổng thống Mỹ đã kết thúc sự nghiệp chính trị của mình vì những vụ tai tiếng khác nhau).
    Nhà tâm lý học James Pfiffner, tác giả cuốn sách "Yếu tố tính cách: Chúng ta đánh giá các Tổng thống Mỹ như thế nào" đã dẫn ra rất nhiều thí dụ về việc các phẩm chất cá nhân của các ông chủ Nhà Trắng đã ảnh hưởng rất lớn tới chính sách của nước Mỹ.
    Người ta cho rằng, tâm tính lạc quan của vị Tổng thống thứ 32 Franklin Roosevelt đã giúp cho nước Mỹ thoát khỏi vũng lầy "Đại suy thoái", cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử đất nước, và góp phần giành lấy chiến thắng của phe Đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ hai.
    Sự thực dụng quá đà của Tổng thống Mỹ thứ 33 Harry Truman đã khiến ông này thông qua một quyết định bi thảm là cho ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản, một quyết định mà cho tới hôm nay vẫn còn gây nên những ý kiến cực kỳ trái chiều.
    Tính tự chủ và quyết liệt của vị Tổng thống thứ 34 Dwight Eisenhower đã khiến ông này thoát khỏi ảnh hưởng của không ít "cận thần" và không bật đèn xanh cho những xung đột vũ trang với phe XHCN trên quy mô toàn cầu.
    Trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng ở vịnh Caribe, Tổng thống John Kennedy đã bộc lộ được tính "lì đòn" cố hữu và góp phần giúp Hoa Kỳ và Liên Xô cùng thoát khỏi tình huống bùng nổ xung đột cực kỳ nguy hiểm mà vẫn giữ được thể diện cho cả đôi bên. Richard Nixon, người vẫn bị coi là có máu phiêu lưu, cuối cùng cũng đã thiết lập được mối quan hệ bình thường với Bắc Kinh, điều mà tất cả những người tiền nhiệm của ông ta trong Nhà Trắng đều coi là không thể xảy ra về mặt nguyên tắc.
    Ronald Reagan được ghi tên trong lịch sử nước Mỹ như một vị Tổng thống chủ trương "mạnh vì gạo, bạo vì tiền" và gia tăng đáng kể tiềm lực quân sự của nước Mỹ. Thế nhưng, cũng chính cựu tài tử Hollywood này cũng đã thể hiện sự mềm dẻo cần thiết để ngồi vào bàn thương lượng với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lúc đó là Mikhail Gorbachev để thỏa thuận về việc giảm kho tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt.[​IMG]
    </SPAN>

    (CAND)
     

Chia sẻ trang này