Viêm tủy răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị?

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi thulan216, 21 Tháng năm 2011.

  1. thulan216

    thulan216 New Member

    Tham gia ngày:
    13 Tháng bảy 2009
    Bài viết:
    39
    Điểm thành tích:
    0
    Tủy răng là một tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, có ở cả thân răng và chân răng, tủy thân răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Các tổ chức tủy răng thông với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng. Chúng có thể bị viêm do vi khuẩn, hóa chất và nhiều yếu tố khác.

    [​IMG]

    Nguyên nhân gây viêm tủy
    Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng không chữa trị kịp thời, những vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tuỷ răng chủ yếu qua các lỗ sâu và gây bệnh. Bệnh tủy răng còn do các nguyên nhân khác như vỡ hay mẻ răng, do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, viêm tủy do viêm quanh răng.

    Tác nhân gây viêm tuỷ răng thường gặp nhất là vi khuẩn. Chúng tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu và cuống răng... Ngoài ra, hóa chất (nhiễm độc chì, thủy ngân...), sang chấn, thay đổi áp suất môi trường... cũng có thể gây viêm

    Các giai đoạn tổn thương:
    - Viêm tủy răng có hồi phục (tiền tủy viêm): Nguyên nhân thường do bị sâu răng để kéo dài không điều trị. Người bệnh tự nhiên thấy xuất hiện cơn đau thoáng qua. Ban đêm, họ dễ cảm nhận thấy cơn đau hơn, dễ nhầm với cảm giác ê buốt của sâu răng. Các kích thích (đụng chạm, nóng, lạnh) có thể làm xuất hiện cơn đau hoặc gia tăng cường độ đau. Giai đoạn này tồn tại không lâu, nếu được điều trị kịp thời tuỷ răng sẽ phục hồi.

    - Viêm tủy răng cấp: Người bệnh tự nhiên xuất hiện từng cơn đau dữ dội, đau đến chảy nước mắt khi thức ăn lọt vào lỗ sâu hay uống nước lạnh; đau lan ra các răng kế cận. Hết cơn, người bệnh lại bình thường. Nếu có mủ, người bệnh đau dữ dội hơn, đau giật như mạch đập, như gõ trống trong tai, răng đau có cảm giác lung lay nhẹ và trồi cao hơn các răng khác.

    - Viêm tủy mạn tính: Người bệnh thường đau tự nhiên từng cơn âm ỉ, liên tục hàng giờ, khoảng cách giữa các cơn đau rất ngắn, đau nhiều hơn về đêm. Các kích thích cơ học làm gia tăng cơn đau.
    Tủy răng bị viêm không được điều trị sẽ dẫn đến hoại tử. Trường hợp này thường bệnh nhân không thấy đau.
    Hậu quả của viêm tủy răng
    Tủy răng viêm sẽ bị sung huyết. Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng, và có thể sẽ phát sinh các biến chứng như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương, viêm hạch rất nguy hại cho sức khoẻ.

    Khi răng có các triệu chứng như: lỗ sâu lớn, răng bị sang chấn kèm theo các dấu hiệu đau nhức từng cơn tự nhiên (đau tăng dần về đêm), răng bị đổi màu bất thường... phải đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị vì có thể tủy răng của bạn đã bị viêm hoặc hoại tử.

    Về điều trị, khi chữa viêm tủy răng phải đến các cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt để được thầy thuốc khám và điều trị, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
    Lưu ý những thực phẩm không tốt cho răng
    Thực phẩm có chứa đường
    Ăn những thực phẩm có đường sẽ không tốt cho răng. Khi ăn lượng thực phẩm có đường nhiều, thường tạo ra vi khuẩn, sinh ra nhiều axit bám vào răng và dẫn đến tình trạng sâu răng.
    Thực phẩm có chất dính
    Những loại thức ăn dẻo, có chất dính làm bạn phải nhai lâu. Chất dẻo còn bám trên răng lâu hơn và điều này dễ làm răng bị sâu. Ngay cả khi bạn súc miệng hoặc đánh răng, chúng vẫn có thể còn sót lại trên răng. Các loại trái cây khô cũng có thể làm bạn bị sâu răng nếu để lại quá lâu trên bề mặt răng.

    Các loại thực phẩm có tính axit
    Bất kỳ thực phẩm hoặc đồ uống chứa nhiều axit như cà chua, trái cây thuộc họ cam quýt, dưa chua, nước trái cây, rượu vang đỏ sẽ làm gia tăng mức độ của axit trong miệng. Theo thời gian, điều này sẽ ăn mòn men răng.
    Thực phẩm ít giá trị dinh dưỡng
    Nếu chế độ ăn uống của bạn bao gồm phần lớn các loại thực phẩm ít dinh dưỡng thì sức khỏe răng miệng cũng bị ảnh hưởng. Bởi vì hệ thống miễn dịch của bạn cần có sự cân bằng của các khoáng chất và vitamin để chống nhiễm trùng. Một số nghiên cứu cho thấy, nếu bạn không ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng, bạn sẽ dễ bị sâu răng và bệnh nướu răng.

    Những loại thực phẩm "khổng lồ"
    Những loại thực phẩm này có khả năng làm tổn thương răng hàm của bạn. Theo một giáo sư về nha khoa tại Trường Đại học Quốc gia Yang-Ming, những bệnh nhân thường ăn các loại thực phẩm nhanh có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng cơ hàm. Sự rối loạn này sẽ gây ra những vấn đề khi mở miệng. Do đó, những loại thực phẩm quá cỡ là nguyên nhân ảnh hưởng đến cơ hàm của bạn.

    Bác sĩ Vũ Thị Thu
    Nguồn: Viêm tủy răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị?
    _______________
    Có thể bạn quan tâm:
    - Bệnh chảy máu chân răng
    - Bệnh nghiến răng
    - Bệnh nhiệt miệng
    - Bệnh vàng răng
     

Chia sẻ trang này