Những chàng trai 'muộn' vợ Nhiều chàng trai, nhất là ở các thành phố lớn, dù có ngoại hình đẹp, nghề nghiệp ổn định song vẫn có “nguy cơ ế” và muốn được “ế”. “Tôi đã 37 tuổi, tưởng mình là ngoại lệ khi chưa lấy vợ, nhưng dạo này nhìn quanh thấy có nhiều bạn cũng như mình”, Dũng, chuyên viên lập trình của một công ty phần mềm tại TP HCM, cho biết. Dũng là một trong rất nhiều chàng trai ngoài 30, có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao nhưng đang có “nguy cơ ế”. Nguyên nhân cũng có năm bảy đường. Với Hùng (38 tuổi), chưa vợ vì chưa giàu. Với ngoại hình bảnh trai, ăn nói có duyên, không quá khó để Hùng tìm cho mình một cô bạn gái. Nhưng sau khi bị người yêu “đá” từ thời sinh viên vì nghèo, Hùng đã lao vào công việc quyết kiếm thật nhiều tiền, ra khẩu hiệu “quyết không yêu khi chưa có nhà”. Đến nay, nhà chưa có mà một người phụ nữ kề bên cũng chẳng thấy đâu. Còn Hữu Quân (34 tuổi) được khá nhiều cô gái chú ý, trong đó có không ít cô sẵn sàng tính chuyện trăm năm với chàng trai tỉnh lẻ giàu ý chí và nghị lực này. Nhưng trái tim Hữu Quân đã phải nhiều lần chạy trốn tình yêu. Số liệu điều tra gần đây tại Anh cho thấy đàn ông độc thân ngoài 45 tuổi có nguy cơ chết sớm, tỉ lệ cao hơn những người có gia đình là 23%. Đối với đàn ông đã ly dị, tỷ lệ chết sớm còn cao hơn rất nhiều: 30%. Còn với đàn ông vợ đã chết, tỷ lệ này là 20%. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, tái hôn cũng giúp cho đàn ông có thêm được “cơ hội sống”. Cuộc điều tra còn chỉ ra được những lợi ích của cuộc sống lứa đôi. Những người đàn ông có vợ có một cuộc sống năng động, khỏe mạnh gấp 1,7 lần so với những người độc thân. Tuy vậy, trên thực tế, số lượng đàn ông độc thân lại ngày càng tăng. Nếu tại Anh năm 1971 đàn ông độc thân chiếm 18% dân số thì tới nay con số này đã là 35%. Lý do như Hữu Quân tâm sự: “Tôi là con trai cả trong một gia đình nông dân nghèo, lại đông anh em. Các em tôi còn đi học, tôi đã quá hiểu nỗi vất vả của người nông dân nghèo nên nhất quyết cho các em mình thoát nghèo bằng cách học hành thành tài. Nếu mình lấy vợ lúc này sẽ khó có điều kiện giúp đỡ gia đình. Mình còn có trách nhiệm với cha mẹ và các em”. Không chỉ những chàng trai tỉnh lẻ ra phố lập nghiệp mới một mình một bóng mà cả những chàng trai ở thành phố cũng chủ trương “ở không”. Trường hợp Quang Vĩnh (42 tuổi) là một ví dụ điển hình. Là bác sĩ có phòng mạch thu hút đông khách, Vĩnh nay đã có nhà, xe hơi, nhưng đến nay vẫn cứ “lửng lơ cá vàng”. Số người như Vĩnh hiện không phải là hiếm. Theo các nhà xã hội học và tâm lý học, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng “ở không” trong giới trẻ hiện nay, trong đó có lý do kinh tế chưa đảm bảo cho cuộc sống lứa đôi. Nhiều bạn trẻ lo ngại rằng thu nhập của mình hiện chưa đủ để nuôi thân huống gì lo cho người khác, nhiều người còn lo không đủ lo cho gia đình khi có con cái. Tuy nhiên, với nhiều bạn trẻ thời nay đã ổn định kinh tế nhưng vẫn sợ lấy vợ vì không còn tự do. Tính độc lập ở nhiều thanh niên hiện nay khá cao, không muốn ràng buộc với cuộc sống hôn nhân, nhiều người nghĩ rằng lấy vợ là “đeo gông vào cổ”, không còn được thích gì làm nấy. Xu hướng này, theo các nhà xã hội học, ngày càng tăng trong giới trẻ, làm tỉ lệ kết hôn của các nam thanh niên ngày càng giảm và tuổi kết hôn ngày càng cao. Có nhiều thanh niên còn quan niệm “trai 30 tuổi còn xuân, gái 30 tuổi đã toan về già”, đàn ông thì chỉ “muộn” chứ không “ế”. Đến một lúc nào đó, tuổi trẻ trôi tuột qua thì lại không còn hứng thú lập gia đình nữa. Tình trạng “ế mãi mãi” này được các nhà xã hội học cảnh báo sẽ có thể làm mất cân bằng các yếu tố về xã hội trong thời hiện đại. (Theo Tuổi Trẻ) (ngoisao.net)
Ðề: Đàn ông cũng ế chứ lại! Hay thế không biết họ ế thật hay là muốn được làm người độc thân cho phụ nữ thèm nhỉ khi ra đường nhiều phụ nữ nhìn họ với cặp mắt đầy ngưỡng mộ " chà chà giá như mình được cùng với người đàn ông kia sánh vai nhỉ , hay biết mấy" .
Ðề: Đàn ông cũng ế chứ lại! Tốt nhất là đàn ông cứ ế nhiều vào cho chị em chúng tôi lên giá, hehhe. Tiếp bài nữa đây nè: 8 mẫu đàn ông sợ lấy vợ (Dân trí) - Họ đều là những người đã “có tuổi” nhưng chưa thấy yên bề gia thất. Song mỗi người lại có một cách lý giải khác nhau cho sự “muộn mằn” ấy của mình. Hãy thử điểm mặt chỉ tên các chàng và tìm hiểu nguyên nhân. 1. Tín đồ của “Tậu trâu, xây nhà, lấy vợ” Mẫu đàn ông này khi chưa làm được hai việc lớn là “tậu trâu, xây nhà”, cũng có nghĩa là chưa vững vàng về tài chính, thì họ sẽ không tiến tới hôn nhân. Họ muốn chuẩn bị chu đáo cho tương lai để thực sự là trụ cột, có thể đảm bảo vật chất cho gia đình. Nếu người bạn yêu thuộc mẫu này thì bạn chỉ còn mỗi một cách làm “hậu phương” vững chắc, động viên khuyến khích chàng mau chóng hoàn thành hai việc lớn kia. 2. Chàng đam mê sự nghiệp Một người dành 18/24 tiếng cho công việc. Mọi thứ với chàng đều quy về mục đích thăng tiến, cơ hội trong sự nghiệp. Chàng không có cả thời gian dành cho bạn. Có lẽ nếu không có sức ép từ phía gia đình và mọi người xung quanh thì việc “thành thân” mãi mãi là “thứ xa xỉ” với chàng. 3. Ông chủ của chính mình Với chàng, cuộc sống tự do đi sớm về muộn, hội hè tụ tập đã trở nên quá quen thuộc. Từ điển của chàng không có chỗ cho “đi xin phép, về khai báo”. Chàng có thể yêu và muốn ở bên bạn nhưng nếu đề cập tới hôn nhân, chắc chắc chàng sẽ lảng tránh. Đàn ông kiểu này sợ sự thay đổi lớn trong cuộc sống, sợ phải thích nghi. Bởi thế, họ cố trì hoãn, được càng lâu càng tốt, kể cả khi chàng không phải lo đến hai chuyện lớn “tậu trâu, xây nhà”. 4. Chàng sợ “lên chức bố” Mẫu đàn ông này sợ gánh trách nhiệm làm “phụ huynh” khi còn quá trẻ. Họ cảm thấy bối rối khi nghĩ tới lập gia đình, có con. Với họ, đó là một gánh nặng do chưa có sự chuẩn bị tâm lý. Bên cạnh đó, họ cũng muốn đảm bảo tốt nhất về tài chính khi đón nhận thêm một thành viên mới trong gia đình, muốn có thêm thời gian để trang bị kiến thức và kinh nghiệm làm bố. 5. Chàng “kén” Thế ra đây không phải đặc quyền của phái đẹp. Đàn ông thành đạt, ổn định công việc, có thể ngãng ra để “tìm hiểu đối tượng” chưa chắc đã sớm yên bề gia thất vì họ còn mất nhiều thời gian “tuyển” vợ tương lai. Chỉ khi họ gặp được người phụ nữ hội tụ mọi phẩm chất mong muốn thì chuyện chấm dứt những tháng ngày độc thân mới thành hiện thực. 6. Chàng đào hoa Rất nhiều đàn ông có vẻ ngoài bảnh bao, tương lai sáng lạn, vô số phụ nữ vây quanh nhưng rốt cuộc vẫn “giường đơn gối chiếc”. Chung quy cũng tại cái số “đào hoa”. Họ có thể có nhiều người đẹp bên cạnh. Nhu cầu của họ luôn được các nàng đáp ứng mà chẳng thấy nàng nào đòi hỏi lại gì. Vậy nên với họ, cuộc sống “phòng không” chẳng khác đã kết hôn là mấy. Có khi lấy vợ vào, họ lại phải bỏ “thói quen” luôn có nhiều phụ nữ bên cạnh. 7. Chàng chưa “trưởng thành” Ngày càng có nhiều đàn ông “chậm trưởng thành” do họ là con một trong gia đình, được bố mẹ “chăm sóc” và đối xử như con nít. Dù đã đi làm, đã qua tuổi đôi mươi, nhưng trong mắt bố mẹ, chàng vẫn là “cu Tí”. Hậu quả là các chàng này khó gây ấn tượng được với phụ nữ để đi đến hôn nhân. Cuối cùng họ thường tuân theo sự sắp đặt của phụ huynh khi thấy bạn bè xung quanh đã yên bề gia thất. 8. Chàng “năng lực” kém “Năng lực” này rất quan trọng với đàn ông, nó như “cái sĩ diện” của họ. Vì thế, các chàng chưa sẵn sàng đi tới hôn nhân nếu “trình độ” chưa được cải thiện, nâng cao. Họ cần có nhiều thời gian hơn những người đàn ông khác để xây dựng sự tự tin và “niềm tự hào” trước khi trở thành một đức ông chồng thực thụ. Hải Yến (dantri.com.vn)
Ðề: Đàn ông cũng ế chứ lại! Chả bít sao có rất nhiều tin buồn cho phe không kẹp tóc. Hi hí. -------------- Việt Nam đã mất cân bằng giới tính? Chăm sóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM. Ở nhiều vùng đang có dấu hiệu cho thấy tỉ lệ trẻ nam rất cao so với nữ - Ảnh: T.T.D. TT - Kết quả một cuộc khảo sát mới đây tại sáu tỉnh, thành phố gồm Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, Bình Định, Cần Thơ và Đà Nẵng cho thấy cứ 113-114 trẻ nam sơ sinh mới có 100 trẻ nữ. Chưa kể có những địa phương gần... 200 trẻ nam sơ sinh mới có 100 trẻ nữ. VN đã mất cân bằng giới tính? Ông Đoàn Minh Lộc, phó viện trưởng Viện Khoa học dân số - gia đình và trẻ em, nói: - Chúng tôi đã chọn sáu địa phương có độ chênh lệch về số trẻ sơ sinh nam nữ cao nhất theo báo cáo là Ninh Bình (138,9/100), Thừa Thiên - Huế (131/100), Bình Định (155,4/100), Đồng Nai (173/100), Cần Thơ (142/100) và Đà Nẵng (199,4/100) để kiểm tra lại. Kết quả tỉ lệ chung cho sáu tỉnh thành này là 113-114/100, không có tình trạng quá chênh lệch như báo cáo. Chưa kể sáu địa phương nói trên là sáu địa phương có chênh lệch trẻ nam - nữ cao nhất. Chúng ta có 64 tỉnh thành và có thể suy ra tỉ số giới tính trẻ sơ sinh phải thấp hơn điều tra này, nhưng thấp hơn bao nhiêu phải có điều tra ở qui mô và diện có thể tin cậy. * Nguyên nhân từ đâu dẫn đến sự sai sót số liệu nghiêm trọng nói trên, thưa ông? Trong khi đó, cả hai nhóm số liệu đều do cơ quan có thẩm quyền công bố, vậy có thể tin tưởng vào số liệu nào? - Năm 2003, chúng tôi chỉ thống kê được 1,2 triệu trẻ sơ sinh, nhưng như mức tăng dân số 2003, VN phải có thêm 1,5 triệu trẻ. Như vậy đã có 300.000 cháu chưa được đăng ký khai sinh hoặc vì lý do nào đó chưa thống kê được. Và trong số này, số trẻ gái bị bỏ sót nhiều hơn trẻ trai. Tổng điều tra dân số năm 1999 cho thấy tỉ lệ trẻ sơ sinh nam/nữ ở VN là 105,2/100, các điều tra hằng năm do Tổng cục Thống kê tiến hành từ đó đến nay tỉ lệ này dao động từ 106-108/100. Như vậy là từ nguồn các số liệu chính thức, tỉ lệ trẻ nam/nữ ở VN vẫn ở mức bình thường. Tuy nhiên, chất lượng các số liệu này đến đâu thì chưa có đánh giá. Nhưng với các cuộc điều tra thì tỉ số trẻ nam/ nữ ở VN có cao thì chỉ cao... tí chút. * Trung Quốc 116-119/100 người ta đã báo động, còn chúng ta nếu theo số liệu “điều tra lại” thì cũng đã là 113-114/100, rất cao chứ không phải tí chút, thưa ông? - Nghiên cứu này thực hiện tại sáu địa phương có tỉ lệ trẻ nam/nữ cao nhất nước và tôi cũng đã phân tích tỉ lệ chung cả nước sẽ thấp hơn tỉ lệ này. Vì vùng này trẻ nam nhiều thì sẽ có vùng khác bù lại, ví như ở vùng biển với chế độ ăn nhiều hải sản thường có nhiều trẻ nam hơn. Chưa kể tỉ lệ này cũng tùy theo năm, có năm 10 trẻ sơ sinh có tới 7, 8 trẻ trai, nhưng năm sau lại... ngược lại. Bản thân tự nhiên đã có sự cân bằng nào đó. Tất nhiên hiện nay chúng ta đang thực hiện chính sách dân số, qui mô gia đình ít con và điều đó lý giải cho kết quả khảo sát 2.300 hộ gia đình của chúng tôi: có tới 20% gia đình biết qua tài liệu, sách báo, qua người thân, bạn bè cách sinh con theo ý muốn (về giới tính - PV). Họ thực hiện rất nhiều biện pháp và cuối cùng cũng có con trai như ý mà không biết là nhờ biện pháp nào (!). Tình hình nói trên cho thấy một mặt phải tuyên truyền giáo dục, một mặt phải có chính sách hỗ trợ. Ví dụ như có chính sách hỗ trợ các gia đình thực hiện chính sách dân số nhưng sinh toàn con gái, hoặc sinh đúng hai con nhưng gặp rủi ro khi cha mẹ đã hết tuổi sinh đẻ. Điều này thì nhiều nước xung quanh ta cũng đã thực hiện. * Từ tổng hợp của các địa phương (có diện rộng hơn nghiên cứu sáu tỉnh nói trên), tỉ số trẻ nam/nữ đã là trên 130/100. VN sẽ đi lại vết xe đổ của một số nước xung quanh là “nhập khẩu cô dâu”, thưa ông? - Tôi đánh giá là sự chênh lệch có cao nhưng không đến mức như báo cáo của các địa phương. Đó là mặt trái của sự phát triển tự nhiên khi có sự can thiệp của con người. Những con số nói trên, như tôi đánh giá, là chưa đến mức chênh lệch ghê gớm nhưng cũng giúp chúng ta biết để khắc phục. Bởi hậu quả của chuyện này không phải đến ngay tức thì, 15-20 năm nữa khi các cháu lớn lên, đến tuổi lập gia đình mới thấy. Với qui mô dân số như nước ta (mỗi năm trừ số người chết, vẫn tăng thêm 1,1 triệu người, bằng số dân của một tỉnh - PV), vẫn phải thực hiện chính sách giảm sinh để qui mô dân số hợp lý, nhưng đâu đó người dân vẫn quan tâm đến sinh đẻ theo ý muốn nên cần có những chế độ, chính sách động viên các gia đình thực hiện tốt chính sách dân số. Nước ta còn nghèo, nhiều việc phải từ từ nhưng với việc này đã đến lúc phải tính đến. LAN ANH thực hiện
Ðề: Đàn ông cũng ế chứ lại! Thế mới biết Đàn ông giá trị biết trừng nào muôn người ai ai cũng mơ ước được có một người con trai do vậy các đôi vợ chồng luôn tìm mọi cách để sinh được con trai bởi vậy mới có sự trênh lệch như vậy. Có thể họ nghĩ rằng chỉ có con trai mới mang lại sự vui vẻ và hạnh phúc cho họ Có như vậy mới biết " con trai quan trọng thế nào "
Ðề: Đàn ông cũng ế chứ lại! Chào cả nhà! Nghe bàn tán xôn xao về cánh các anh mà TT cũng xuyến xao xao xuyến lạ ! Nghe Nàng Xuân Hồng hay Nắng Xuân Hồng phát biểu, TT cũng xin góp chút ý kiến. Thế mới biết là người đàn ông quan trọng như thế nào ! Nhưng thể hiện về Vai Vế Của Người Đàn Ông Quan Trọng thi` làm sao đây? Đó mới là quan trọng. Cái thời xa xửa xừa xưa , sự "Trọng Nam Khinh Nữ" là lẽ thường Nhưng nếu nói về xã hội thời nay , có nhiều người con gái rất là bản lãnh, có thể kheo' léo quyền biến trong tất cả mọi lãnh vực và kể cả lãnh vực "TinhYêu- Hôn Nhân" Các nàng mà thông minh, khôn khéo cũng đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn về chàng " Hoàng Tử Bạch Mã" của mình. Nào là chàng phải có công việc tốt nè, số lương nhiều nhiều để đảm bảo đời sống gia đình được sung túc ấm êm và để cho nàng được "điệu " với những mốt thời trang với chị em bạn gái nè. Rồi chàng phải cùng phụ giúp nàng lo việc nhà, chẳng hạn như cùng nàng lo tắm rửa, dạy dỗ con cái, nấu nướng lau chùi dọn dẹp cho nàng nhỡ khi nàng đau ốm, mệt nhọc với công việc, và chàng phải lúc nào cũng chìu chuộng nàng tối đạ Tất cả những điều đó khi đem so sánh về thời phụ nữ ngày xưa. Đức ông chồng như là một ông hoàng mà không một chút được cái cơ hội để hé răng san sẽ những thầm kín trong lòng. Lại phải cam chịu những điều trái tai gai mắt. Cho nên khi đọc về bài mà chị CA đã sưu tầm , nó cũng là tính chất tương đối. Nếu chàng biết mình biết ta thì chẳng có gì mà lo ngại. Và Các Nàng chắc chắn vẫn là những Đóa Hoa luôn được nâng niu va` giá trị, bởi các chàng vẫn phải luôn nổ lực để "Tậu Trâu Mua Nhà" rồi thì mới rước được nàng đấy chứ lị? Cho nên cánh các anh "ế" hay các chị " ế" không thành vấn đệ Vấn đề là tìm cho đúng được tình yêu va` hạnh phúc chân thật của cuộc đời mình ấy.... Chúc vui vui all!!!!
Ðề: Đàn ông cũng ế chứ lại! Dạ vâng chào ThanhThanh đang bàn tán về sự ế ẩm của giới mày râu và phái nữ . NXH cũng muốn kiểm định lại xem là sự ế ẩm đó bên phái nào đã , đang và sẽ giữ kỷ lục cao hơn thôi hihihi còn nói về mặt tinh cảm , tình yêu trong xã hội hiện tại tất nhiên hai bên phải có được sự đồng cảm hiểu nhau và chia xẻ những lo toan trong cuộc sống thế mới là một gia đình hạnh phúc chứ Này nhé : người chồng thời nay khác xưa nhiều lắm lắm . mấy cô gái bây giờ tha hồ mà sung sướng chứ đâu có khổ cực gì cho lắm Đàn ông bây giờ thừong là họ chăm lo cho gia đình nhiều hơn . Hằng ngày đi làm kiếm tiền về nuôi vợ con , tối về quanh quẩn bếp núc với vợ lau chùi rửa bát và chơi với con cái . Giả sử bạn bè có rủ đi nhậu cũng không dam đi bia ôm như trước kia mà chỉ ngồi ôm bia thôi "Cuối thang về nhà vợ vơ sạch tiền rồi còn đâu mà mơ ôm thứ khác nữa ". nhiều khi vợ mệt mỏi thì người chồng ra sức xoa bóp " ôn lại kỷ niệm khi chưa có vợ " . Vợ nói ngồi thì không dám đứng . Trời ơi đàn ông thời nay thật là những người tốt như vậy . Đây là những nhận xét thật mà bấy lâu nay phụ nữ vẫn thừong giấu giếm hoặc là cố tình phủ nhận sự tốt đẹp của đấng mày râu