1. moclan

    moclan Hội viên

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    565
    Điểm thành tích:
    0
    Bài này chủ yếu tập trung vào phần vận hạn của một người từ cách tính của Tử bình. moclan trình bày ngắn gọn, mong rằng các bạn nêu ra những câu hỏi thiết thực hơn để cùng học tập.

    Những thắc mắc đầu tiên khi nghiên cứu môn này phải là tại sao đại vận tính theo Tháng mà không phải theo Năm hay Ngày và Giờ, tại sao lại chia cho 3, tại sao âm dương vẫn phải giữ thuận nghịch không thay đổi. Đại hạn 10 năm, tiểu vận 1 năm. Tiểu vận khác với lưu niên như thế nào? Còn cung Mệnh, Thai nguyên có ảnh hưởng gì trong đại vận?

    Chữ "Vận" theo Hán Việt nghĩa là "xoay vần", thứ gì cứ hết 1 vòng lại trở về nguyên thủy, chỉ có đi tới chứ không thoát ra khỏi vòng gọi là Vận=vận hành. Người ta xem Vận là xem tương lai vì thời gian không đi ngược trở lại mà nhất định phải đi tới rồi mới quay lại nơi phát sinh. Giống như tiết mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, hết Xuân sang Hè, đến Thu rồi Đông. Ngày, giờ cũng thế, có Sáng, Trưa, Chiều, Tối. Vậy nếu chúng ta thụ bẩm khí trời đất mà sinh ra, vậy đại vận tính theo tháng sinh có gì là không đúng?

    Tháng trong Tử bình là quan trọng bậc nhất vì từ đó là bài toán căn bản để tính ra được Cách cục, Thân vượng hay nhược và vận hạn của con người. Thường đã nghe nói đến "đắc địa", "được mùa sinh".. là qua Tháng. Chỉ cần biết rằng "mùa" là ta có thể hiểu ý nói đến sự cừong thịnh hay suy nhược của ngũ hành, tức là nói đến "khí" của năm tháng ngày giờ khi ta sinh ra đời.

    Tử bình cũng như các môn Thuật số khác đều dựa vào Hà đồ, Lạc Thư. Riêng môn Tứ Trụ này chịu ảnh hưởng lớn của cách tính nghiêng về Thiên văn học cổ như Lịch, Tiết, Khí, Giờ Khắc mặt trời mọc, lặn trong ngày. Những môn như Lục nhâm đại độn, xem Thiên Cương Hà Khôi tính cát hung của sự việc đều rất chú trọng đến mùa (tháng) trong năm.

    Mọi người cũng biết Nhị Thập Bát Tú chia khu vực trời thành 4 phương với 28 vì Sao. Mỗi phương có 7 Sao, và Sao thứ 4 là Sao chủ quản định Khí chính của phương đó, cũng có nghĩa là Mùa. Như sao Phòng ở phương Đông mà người ta nhìn thấy được rõ là khi Khí Xuân Phân bắt đầu. Về Thất chính, đấy chính là Mặt trời.

    Mỗi phương cũng như mỗi mùa được chia ra thành 3 khu vực gọi là Mạnh, Trọng, Quý. Như mùa Xuân có Mạnh Xuân, Trọng Xuân và Quý Xuân mà ta cũng biết là tháng Dần, tháng Mão, tháng Thìn. Trong "Tứ thời ngũ hành luận" phân tích rất rõ các tháng này, qua đó ta sẽ hiểu khi nào Mộc vượng nhất trong mùa Xuân theo quy luật tự nhiên. Ngay cả trong ngày, giờ, buổi sáng sớm Dần, Mão, Thìn là 3 giờ mặt trời bắt đầu mọc (khác nhau từng khắc tùy theo mùa), lúc này Mộc vẫn còn thấm cái hơi tàn lạnh của Sương đêm, nó khác với Mộc ở giữa trưa và Mộc trong giờ mặt trời lặn.

    Nếu phân tích rõ như thế, chúng ta sẽ hiểu tại sao phải tăng độ gia giảm của nóng và lạnh cho Mộc theo từng thời khắc như thế. Nếu ai học thêm Tướng Mệnh sẽ rõ thêm điều này, các trẻ sinh trong cùng một ngày ban đầu không trông thấy khác nhau nhiều, nhưng sự tiến triển của chúng chắc chắn là sẽ khác, đó là vì chúng thụ khí như thế nào trong ngày đó.

    Trở lại việc tại sao đại vận Tử bình phải chia cho 3 là như thế. Một mùa có 3 giai đoạn là Mạnh=mới, đầu tiên, Trọng=giữa, Quý=cuối. Nếu bạn sinh trúng ngày Lập Xuân, tính đến Kinh Trập là khoảng 29, 30 ngày, chia 3 thì đại vận của bạn tính từ 9, 10 tuổi tùy theo ngày sinh. Lập Xuân thường là tháng Dần, tháng Mạnh Xuân, sau 30 ngày thì đến tiết tới nên bạn được tính trọn tiết cho vận tới. Nhắc lại là "vận" có nghĩa là xoay vần đi tới, nên phải tính hết Lập Xuân, sang Kinh Trập là như thế.

    Nếu bạn sinh không phải ngày Lập Xuân mà bất kỳ ngày nào trong vòng tiết khí Lập Xuân-Kinh Trập thì dĩ nhiên tuổi đại vận của bạn bắt đầu ngắn hơn, thí dụ như sinh trước ngày vào Kinh Trập bắt đầu, đại vận tới liền vào lúc 1 tuổi.
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng tư 2009
  2. TUVINUT

    TUVINUT New Member

    Tham gia ngày:
    13 Tháng sáu 2008
    Bài viết:
    175
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại vận

    Xin chào chị Moclan :
    Tôi học được nhiều từ mọi người trên các diễn đàn nói chung và từ nhiều bài viết hay của chị nói riêng ,một cao thủ TB.
    Vừa qua Tôi có nhờ TTN giới thiệu một thuyết TBN và sẽ rất hân hạnh nhận được ý kiến của chị .
    Trước hết Tôi có vài lời về vấn đề đại vận chị nêu:
    Theo tôi hiểu ,người xưa lấy đại vận như trên là vì :
    -Mỗi đại vận kéo dài 10 năm ,ứng 1 tháng 30 ngày ===> 1 năm của đại vận ứng 30ngay/10 = 3 ngày.
    -do đó tính số ngày còn lại của lệnh tháng rồi chia cho 3 để lấy cục số của đại vận .

    Rất đơn giản !chẳng phải chia 3 vì là tam tài hay tam tháng ....Chia 3 vì 3 ngày ứng 1 năm vận .

    Tuy nhiên ,theo tôi ,phép tính tương ứng như vậy không thuyết phục vì cục số của Đại vận là độ số của CAN tháng sinh .Còn CHI tháng sinh là lệnh tháng ,quy định tính Vượng suy của Nhật chủ.

    Mọi lý thuyết là màu xám ,chỉ cây đời mãi mãi xanh ,phải ko bạn ?
    Nhân đây xin hỏi bạn : Nếu vận bắt đầu từ lúc X>2 t
    thì khi Đ/s có X-1t ,bạn cho đ/s thuộc đại vận nào ???
     
  3. ChanThuyen

    ChanThuyen New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng một 2009
    Bài viết:
    90
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại vận

    :-bd cảm ơn bác moclan chia sẻ !

    Trích lục một vài câu phú TB cũng đề cập đến sự quan trọng của nguyệt lệnh :

    Nhân bẩm thiên địa , nhân thuộc âm dương . Sanh cư phúc tái chi nội , tận tại ngũ hành chi trung .

    Chú thích : con người bản thân hấp thu khí âm dương của trời đất. Theo hà lạc bát quái , và trong các sách Hồng Phạm viết về nguồn gốc ngũ hành, đều luận giải rõ ràng và sáng tỏ luật ngũ hành sanh khắc. Cuộc sống con người xét kỹ, đều thuộc âm dương và tàng chứa quy luật ngũ hành bên trong.


    Dục tri quý tiện , tiên quan nguyệt lệnh cập đề cương.

    Chú thích : luận mệnh cát hung, tốt xấu . Đầu tiên phải xét cách cục trong 4 trụ, như cách cục lộ ra từ nguyệt trụ có can chi thấu xuất "Tài , quan , ấn..." cách, thì phải ưu tiên trước nhất, trừ phi nguyệt trụ không xuất cách cục , thì mới tính đến cách cục ở trụ khác.


    Như : Mậu Thìn , ất mão , Tân sửu , đinh dậu .

    Xem tứ trụ trên 2 trụ niên & nguyệt, trụ nguyệt thấu "Tài" , niên thấu "ấn " , đương nhiên thủ cách ở nguyệt trụ là " tài " cách, không dùng " ấn " cách ở trụ năm. Danh xưng xem nguyệt trụ làm chính (đề cương) là như vậy !


    Thứ đoán cát hung , đương dĩ nhật can vi chủ . Tam nguyên yếu thành cách cục , tứ trụ hỉ kiến tài quan , dụng thần bất khả tổn thương.

    Chú thích: luận mệnh cát hung hiện nay lấy nhật can làm chủ . Ngũ hành sanh khắc tốt xấu trong nó đều lấy nhật can làm chủ. "Tam nguyên" bao gồm thiên nguyên ( thiên can ) , địa nguyên ( địa chi ), nhân nguyên (thiên can tàng trong địa chi) mà tạo thành cách cục, ở tứ trụ địa chi bên trong tàng thiên can , thiên can lại tương tác can chi mà lập thành cách cục.

    Như : Mậu Ngọ , Ất Mão , Mậu Tý , Quý Hợi .

    a) Tứ trụ trên, thiên can xuất ra Mậu là Tỉ kiên, ất là chánh quan, quý - chánh tài đều lấy nhật can Mậu thổ nhật chủ , đối chiếu ngũ hành sanh khắc gọi là lục thần.

    b) Thiên can Nguyệt trụ là chánh quan , địa chi "mão" có chữ " ất " và thiên can tương đồng . Vì thế trong "tam nguyên" thủ xuất là "chánh Quan cách". Thuật Tử bình thông thường xem 2 cách "tài" ,"quan" là rất tốt . Nên khi viết " hỉ kiến tài , quan " (mừng gặp Tài Quan) là khi Tứ Trụ nhiều tài , quan, tạo thành "tài , quan" cách thì cơ hội may mắn rất nhiều . Hàm nghĩa " Dụng thần " rất rộng , sẽ viết thành mục riêng như "dụng thần chuyên luận" , và nữa là sách viết về nó thường bỏ (dấu) đi hay ko rõ ràng , nay thử lấy "điều hậu dụng thần" làm ví dụ.

    VD : Ất Mão , Nhâm Ngọ , Canh Thìn , Bính Tuất

    Nhật can Canh tại tháng ngọ, kim nhược ngộ hỏa nung , nhưng dựa can tháng có chữ "nhâm" có lực áp chế hỏa vượng. Tối hiềm Bính vận ( xung nhâm ) hoặc Đinh vận ( đinh nhâm hợp hóa mộc ) , hợp mất chữ "nhâm". VD này nhận thấy chữ " nhâm" tối cần thiết để áp chế thế hỏa. Vận trình khi nghịch chuyển, chữ Nhâm bị hình xung làm tổn thương nên suy yếu ở đại vận, vì vậy phú viết như trên: Dụng thần bất khả tổn thương.

    EM KO LÀM PHIỀN BÁC MOCLAN NỮA . MONG BÁC CỨ TIẾP TỤC=D>
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng tư 2009
  4. moclan

    moclan Hội viên

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    565
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại vận

    Thì quả đúng là vậy, nhưng vận dụng trong thực tế để lý luận như thế nào thì thiên hình vạn trạng. Nói đến con số 3 trong Dịch Kinh thì nhiều lắm. Số 3 là một trong những số sinh, là số của Trời, phương Đông, thuộc Mộc...thí dụ vậy. Một Hoa Giáp có 60 năm, các cụ xưa kia gọi là đại vận, tiểu vận là 20 năm, tức là chia 3, tại sao như thế? Áp dụng vào Tử bình, Tử vi thì đại vận chỉ có 10 năm, tại sao thế? Tại sao 3 ngày lại ứng với 1 năm mà không phải 4 ngày chẳng hạn? Có phải là 12 Chi chia 4 được 3? Số 4 đây có phải là tứ phương bốn mùa không?

    Con số 10 năm chắc phải là 10 thiên can. Phải đi hết vòng thiên can rồi xoay vần trở lại, thế mới gọi là 10 năm đại vận. Còn con số 3 thì đã nói rồi.

    Theo TUVINUT nói về Can Chi của lệnh tháng như thế thì moclan nói thế này. Hệ Can Chi tuy được quan sát ở một vài khía cạnh riêng rẽ trong môn Tử Bình, nhưng chúng không thể tách rời ra khi luận. Đó là chốt của vấn đề. Vượng Suy của Can chính là nhờ Chi. Ngược lại không có Can thì Chi cũng không hình thành nên sự sống. Vì thế nên mới có vòng trường sinh 12 giai đoạn để diễn giải từ sự bắt đầu đến hồi chấm dứt, rồi quay trở lại. Bởi thế nên nguyệt lệnh/lệnh tháng cũng là hệ Can Chi phải song hành với nhau. Không phải chỉ có CHI mới tính vượng suy của nhật chủ, cũng như không phải chỉ có CAN mới tính được số tuổi bắt đầu đại vận. Chi tháng xác định MÙA SINH. Can tháng là 1 trong thập thần, là 1 trong những yếu tố xác định thân vượng hay nhược.

    Hoặc giả moclan chưa hiểu hết ý của TUVINUT, xin hãy trình bày thêm.

    Về thuyết mới của bạn (Tử bình Nút) moclan sẽ có ý kiến đóng góp sau.
     
  5. TUVINUT

    TUVINUT New Member

    Tham gia ngày:
    13 Tháng sáu 2008
    Bài viết:
    175
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại vận

    TBN có quan điểm phân biệt rạch ròi về vai trò của CAN ,CHI nói chung như sau đối với NHẬT CHỦ :
    CAN : chủ xác định lục thân của nhật chủ qua việc xét tương quan âm dương ngũ hành của CAN so với NHẬT CHỦ .
    CHI : chủ xác định sự vượng suy của can ,chi cấp dưới .Cụ thể chi năm định vượng suy của can chi tháng, chi tháng định vượng suy của can chi ngày ,giờ

    Can là gốc có quyền xác định lục thân cụ thể là ai :cha ,mẹ quan,sát...như đàn ông xác định giới tính cho con của mình :))
    Còn Chi như người mẹ sinh con thì xác định đứa con mạnh yếu ra sao chứ đâu định giới tính được :)) !!
    Cha yêu con mà con khắc cha
    Cha cho con giới tính,tiền bạc , còn mẹ cho con sức khỏe !
    Thực tiễn và lý TB quả tương hợp và sâu sắc.

    TB lấy Nhật chủ là can Ngày cũng như thái ất thần kinh lấy NHẬT kể để nói về số phận cá nhân con người . Nguyệt kể dùng đoán định vận nước hay tầng lớp QUAN PHỤ MẪU của dân hay tướng soái .Điều này cũng chính ứng TB dùng lệnh tháng ,cung phụ mẫu để xét đoán nhật chủ dân đen .Nếu Nhật chủ hợp hóa với Phụ mẫu thì là hóa QUYỀN LỘC RỒI.
    LỆNH THÁNG KO THỂ XÉT VƯỢNG SUY CỦA CAN CHI NĂM ĐƯỢC
    cũng như tình hình 1 nước ko nói đuọc tình hình cả thế giới.Ngược lại ,xu thế chung của toàn thế giới quy định tình hình chung mỗi nước,tức chi Năm định Vượng suy của can chi tháng.

    Lý là 1 chuyện ,còn các thí dụ thực tiễn là quyết định.

    Chúc vui vẻ.
     
  6. moclan

    moclan Hội viên

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    565
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại vận

    TUVINUT: Quả thật tôi không nắm được lý luận của bạn, rất tiếc...
    Chúc nhiều may mắn.

    chanthuyen: Nếu bạn chép được hoặc link các câu phú trên thành 1 topic đầy đủ thì rất là quý hóa đấy. moclan nghĩ là các bạn khác cũng sẽ rất cám ơn chanthuyen.
     
  7. mindy

    mindy New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng một 2008
    Bài viết:
    99
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại vận

    Hi MOCLAN
    Để tính số tuổi bắt đầu đại vận phải dựa vào 12 tiết khí của mỗi năm. Vậy xin hỏi MOCLAN có bảng tóm tắt 12 tiết khí của từng năm không ? Cám ơn
     
  8. duongminh82

    duongminh82 New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại vận

    Cháu chào cô Mộc lan, chào cô Mindy, mạn phép cô Mộc Lan cháu xin trả lời cô Mindy.
    Cáu thấy phần tiết khí có lịch của Hồ Ngọc Đức linhk http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/, không biết cô Mộc Lan có dùng lịch này không? Cháu chào cô.
     
  9. moclan

    moclan Hội viên

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    565
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại vận

    Tôi dùng cả hai lịch của Hồ Ngọc Đức và lịch Vạn niên. Trong trường hợp sinh đúng ngày vào tiết phải xem giờ chuyển tiết. Tuy nhiên cũng linh động tính lên xuống nửa giờ vì còn cả nơi sinh nữa.
    Ngoài ra cần có lịch tính Chính ngọ để tính cho những xứ khác hoặc cũng dùng được khi không biết giờ sinh chính xác.
    mindy có thể xem trong link của duongminh cho để xem toàn bộ chi tiết liên quan đến lịch, hoặc bấm thẳng vào đây để tìm tiết khí trong năm
    http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/DuLieu/index.html
     
  10. dinhman_kt

    dinhman_kt New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng ba 2009
    Bài viết:
    74
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại vận

    góp thêm ít ý rieng!
    theo thiển ý tôi thì khi xét đoán tứ trụ.Ta cuối cùng đoán xem đương số là sao.Thì thành bại của đương số lấy trụ ngày làm chuẩn tất nhiên.Lúc đó các trụ còn lại cân nhắc tương quan vượng suy mà đoán.Tôi cho rằng đoán vượng suy không khác gì đoán thời tiết.Thì lệnh tháng,lệnh giờ là cái cân.Ví như tháng nào thì bẩm khí thời tiết vậy.Giờ nào thì trời đất vậy.Nên vượng suy năm trụ cũng so với tháng.Không phải lệnh tháng là chủ tể gì.Nhưng ví như thời điểm ra đời thuộc lệnh tháng thủy thì rõ ràng khí trời lạnh lẽo.Can chi nào hỏa cũng giảm phần tác động.Nhưng cũng xét rằng năm hỏa thì hỏa không thể mất nên đúng là năm vẫn có lực riêng,nhưng chắc chắn rất nhược,ẩn tàng không phát huy mạnh.cũng xem thêm giờ có cùng thế tháng không.Và như vậy sẽ thêm chuẩn.Đại vận cũng có lực chi như lệnh tháng.Sẽ có tác dụng trong vận.Lưu niên thì trọng can.Chi trọng quan hệ hình,xung,khắc hợp.
    Để đoán ứng nghiệm thì dùng nguyên tắc cũng như vậy cho năm,tháng đang hành đến.Năm trụ và ngày trụ quan hệ tưong quan cũng như các trụ khác.Có nghĩa là lợi hay hại cho nhật can mà tính.Năm chỉ có điểm đặc biệt sau.Tất cả tứ trụ quân bình lại càng sinh trợ cho năm thì người đó càng phúc hậu,gần gũi ông cha hơn.tất nhiên lá số tốt toàn cục hơn.Cũng là ông bà có phúc,sẽ che chở cho con cháu.Bản chất lệnh tháng không có nghĩa chủ tể.Bởi lệnh tháng bị vây khắc thì cũng suy như thường.Vì lệnh tháng giống ngoài đời là môi trường đương thời.nên lệnh tháng bị vây khắc thì tứ trụ người đó không hợp xã hội.Hoặc mạnh thì kháng cự xung quanh,yếu thì bị xã hội đàn áp.vậy thôi.Nên tứ trụ lấy lệnh tháng định cách cục còn có ý này.Đó là ý kiến chủ quan của tôi!!!
     

Chia sẻ trang này