ĐỊNH MẠNG HAY TỰ DO

Thảo luận trong 'Trao đổi kiến thức về Tử Vi' bắt đầu bởi Phuocduyen, 26 Tháng chín 2007.

  1. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Đây là bài của Cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần, cựu Giáo sư Triết học Đông Phương tại Đại Học Văn Khoa (của Sài Gòn trước đây) và cũng là một chuyên gia Tử-Vi. Cụ nêu lên sau đây một quan niệm Triết về Tử-Vi, để chứng tỏ rằng con người tuy có số mạng sẵn, nhưng cũng có cái quyền tự do để sửa đổi số mạng của mình. Số mạng của mình thế nào thì lá số Tử-Vi đã nêu rõ. Còn lạ hơn thế : Lá số Tử-Vi mang đủ các chi tiết để cho thấy tiềm thức con người và chỉ đương cải tạo, thay đổi số mạng của mình …

    Thử lấy một ví dụ : ngừời có tính tham gian bạc ác là vì có nhiều chủng tự gian tham bạc ác huân tập nơi tiềm thức và khi mình quyết tâm sửa đổi, mình phải cố tạo ra những “ thiện nhân bố thí” - tức là tạo ra những “tướng vi nhân“ - để mà tiêu giảm hoặc tiêu trừ cái sức tàn phá của những “ ác nhân” trong túc nghiệp (nghiệp quá khứ ). Nhất là khi mình từ chối không tạo ra những “ tiếp thụ nhân” – (nhân thụ lãnh, thì các nhân khác cũng khó lòng mà kết hợp để thành ác nghiệp). Bởi vậy, tôi mới nói trên đây : Con người là đấng Tạo-Hóa cũng chính mình mà cũng là vật thọ tạo của chính mình.
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng chín 2007
  2. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    NHÂN QUẢ VÀ SỐ MẠNG

    Theo Nhà Phật, Luật Nhân Quả không bị hạn chế bởi thời gian : có cái đời trước trồng Nhân, nhưng cũng đến đời hiện tại mới gặp duyên mới thành Quả. Có cái đời trước trồng Nhân, mà mãi đến đời sau và đời sau nữa mới thành Quả . Có cái đời này trồng Nhân, lại thành Quả ngay trong đời này- người ta gọi là Quả Báo Nhân Tiền. Ta cần phải xem những Duyên coi có đầy đủ hay không, mà đoán định sự mau chậm.

    Bởi không rõ lẽ ấy, cho nên mới có kẻ thấy có người kiếp này tu nhiều nhân tốt (tu nhân tích đức), nhưng lại bị tai họa đau thương. Còn kẻ, kiếp này làm nhiều điều ác, lại được nhiều may mắn hạnh phúc nên mới kêu rằng Luật Nhân Quả sai lầm. Họ nào có dè : ác báo hay phúc báo đều do tạo nhân ở kiếp trước mà đến kiếp này mới hưởng được, còn những nhân ác tạo ở kiếp này chưa đủ thời gian để thành "Qủa" ác.

    Tóm lại, động lực chính của sự tạo nghiệp là ý thức. Ý thức có một tác dụng vô cùng mạnh mẽ, nó chi phối tất cả mọi thứ khác, lại có quyền sáng tạo và thay đổi cả một cuộc đời của con người. Trong giai đoạn hiện tại, cá nhân phải gánh chịu tất cả những quả báo của nghiệp quá khứ (túc nghiệp) và nghiệp hiện tại (hiện tại). Nhưng ý thức với sự phụ họa của các thức khác trong giai đoạn sống hiện tại, lại cũng có quyền năng tạo nghiệp mới, để làm động lực cho sự phát sinh, sinh mạng sau này.

    Theo Nhà Phật, nghiệp quá khứ là nguyên nhân động lực của cái kiếp sống hiện tại : nó chỉ huy tất cả, thành ra con người giống như một bộ máy bị một định mạng vô hình chi phối (ta thường gọi là " Số Mạng" ). Cái túc nghiệp (nghiệp quá khứ) ấy giống như sức của mũi tên đang bay, khi hết sức nó sẽ rơi xuống. Bởi vậy, tạo nghiệp trong hiện tại, tuy cũng phá được phần nào nghiệp báo của quá khứ, nhưng nếu vẫn bất lực trước một định mạng khắt khe, đó là vì sức của mũi tên vẫn còn quá mạnh.

    * Để đánh tan nghiệp ác

    Tuy vậy, nghiệp mới tạo ra lại có nhiều ảnh hửơng đến sinh mạng của nhiều cá nhân khác, nên trong sự tự biến (nghiệp riêng) cũng được hưởng về cộng biến (nghiệp chung) do mình tạo nên, và nhờ vậy cũng phá tan được nhiều nghiệp chướng do ác tập gây nên. Bời vậy, người ta thường nhận thấy những ai gây được nhiều công đức xã hội như gieo rắc mầm tư tưởng "từ bi hỉ xả", giúp con người phá được tà kiến, gây được lòng yêu thương trong loài người, là người tích chứa được nhiều thiện nhân thiện đức ... nên cho dù có gặp tai họa gì cũng được qua khỏi một cách mầu nhiệm. Đó là nhờ cái công "tự biến" đã gieo được nhiều chủng tử cho mình và cho chung quanh nên đã gây được một Tự Nghiệp và Công Nghiệp tốt đẹp, đánh tan được cái mũi tên độc của túc nghiệp (nghiệp quá khứ) của mình.

    Trái lại, cũng như cá nhân có tạo một cách hoàn toàn tự do những giai đoạn sinh mạng đẹp ở tương lai ... thì cá nhân cũng có thể tạo cho mình những giai đoạn sinh mạng đen tối ở hiện tại và tương lai. Cừ gieo mãi những mầm mống tư tưởng giải thoát thì sẽ tiêu trừ được tất cả các chủng tử tập nhiễm (mà Lá số Tử-Vi ghi rất kỹ, rất chi tiết) đồng thời huân sinh và huân trường các chủng tử giải thoát để vượt khỏi cảnh giới vô hình và sinh diệt. Cũng như Nguyễn Du nói :

    Đã mang lấy Nghiệp vào Thân
    Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa
    Thiện căn ở tại lòng ta ...
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng chín 2007
  3. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    CÁI NHÌN CHÍNH ĐÁNG VÀO TỬ-VI

    Nghiên cứu số Tử-Vi, với một lối nhìn siêu hình như trên. Lá số Tử-Vi của ta có thể giúp ta nhìn rõ cái túc nghiệp (nghiệp quá khứ) của ta, biết được ta phải làm gì cho hiện tại, để chuyển mê khải ngộ, chuyển bại vi thắng, chuyển ác vi thiện ... chứ không phải tin Mạng một cách thụ động như nhiều người lầm tưởng.

    Con người đã tự tạo lấy nghiệp chướng cho mình, và tự giam lấy mình trong khám cung chật hẹp, đó là Mạng do mình tạo nên. Lá số Tử-Vi giúp ta thấy rõ : con người là Tiểu Kiền Khôn cùng với Đại Kiền Khôn, là một lẽ tương quan vô cùng mật thiết. Ảnh hưởng liên quan giữa ta và xã hội chung quanh ta, giữa ta và gia đình ta, anh em cùng máu thịt ta, anh em bạn bè ta, kẻ dưới người trên ... đều được ghi rõ ràng. Nhìn vào Lá số Tử-Vi, người sành sỏi và am hiểu tận tường phép đoán, không bao giờ nhìn từ cung mà đoán. Tất cả 12 cung đều chằng chịt như các cơ năng trong một cơ thể.

    Nhìn ở cung Mạng để biết tinh thần hữu thức của mình đã đến đâu, đồng thời phải nhìn ở cung Thân để biết tiềm lực vô thức của minh như thế nào. Rồi phải nhìn qua cung Thiên Di, cung Quan, cung Tài (Tam hợp, Nhị hợp), các cung Thê, Tử, Huynh Đệ và Nô Bộc. Nhìn cung Giải Ách để xem thiện nhân hay ác nhân cũng như xem cung Phúc để tìm hiểu túc nghiệp của ta rõ ràng. Các vì sao Giải Ách luôn là những phúc tinh như Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang, Thiên Quý, Nguyệt Đức, Lộc Tồn ... thường là những vì sao tượng trưng cho những thiện đức của lòng ta.
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng chín 2007
  4. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Kết Luận

    Để tạm kết luận, tôi xin nhường lời cho W.Y.Evanswentz ở Jesus College; tác giả quyển "Le Livte Tibétain de la Grande Libération". Trong quyển sách này nói về cuộc đời của vị Phật Sống PadMa Sambhava, xin dịch 1 đoạn như sau : "Tiểu sử của Đức Padma Sambhava sẽ chứng minh ảnh hưởng của khoa Chiêm tinh trong đời sống của các bậc Thánh Tăng khác trong phái Đại Thừa, nếu không là của tất cả mọi người Đông Phương hiện nay vẫn còn trung thành với truyền thống ... "

    Các nhà Chiêm tinh đều cho rằng khoa Chiêm tinh là khoa quan trọng nhất trong các khoa bởi ngoài nó, không có một nghệ thuật nào chân chính hơn. Nhìn khoa Chiêm tinh, với khía cạnh ấy, tức là họ đã lọai trừ, cho là không xứng đáng với danh hiệu ấy những gì mà hiện nay ở Tây Phương cũng như phần đông ở Đông Phương thường được gọi là kho Chiêm tinh.

    Khoa Chiêm tinh chẳng những xem Người là một Tiểu vũ trụ trong Đại vũ trụ, và cũng là một sản phẩm chịu vô số ảnh hưởng của các vì tinh tú cũng như của cả vũ trụ, như tất cả mọi sự vật hiện hữu trên đời, là vì mỗi người là nơi tập trung các ảnh hưởng ấy để kết thành một thể trạng, một tâm trạng, một thần trạng riêng biệt của mình.

    Tuy vậy khoa Chiêm tinh đâu bắt buộc ta phải tin Định Mạng là bậc thầy về khoa Yoga, và là bậc thày chỉ huy ảnh hưởng của các tinh tú, bởi họ biết rõ những ảnh hưởng ấy, nên họ cũng có thể lèo lái được chiếc thuyền Cứu Rỗi của họ trên mặt bề nhân sinh. Như thế họ tránh được các rạn đá ngầm cũng như các lòng biển cạn và sẵn sàng chống lại với các phong ba, các luồng sóng nghịch ... để đưa chiếc thuyền của mình đến cảnh yên ổn của "Bờ bên kia" .

    Mặc dù thể xác, thân trí và hoàn cảnh đều bị ảnh hưởng của các tinh tú, bậc hiền giả vẫn làm chủ được vận mạng của mình. Cũng như số phận của chiếc thuyền trên biển cả mênh mông, đều nằm trọn trong bàn tay điều khiển khéo léo của vị thuyền trưởng, cho nên dù có ít hay nhiều khuyết diểm và yếu đuối bẩm sinh, vị thuyền trưởng kia vẫn có quyền tự do điều khiển chiếc thuyền theo chiều hướng mà mình thích, và dù qua bao nhiêu gian lao cũng sẽ đưa chiếc thuyền về nơi mà mình muốn thả neo cặp bến.

    Khác với một số nhà bác học, có một số đông các triết gia và thi sĩ Tây Phương khác, trong đó có Roger Bacon và Shakespear cũng rất quan tâm đến các khoa Chiêm tinh. Cả Thiên Chúa Giáo cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của nó, trong sách sử đã chứng minh rằng, sở dĩ các vị Thánh Đông Phương kia tìm đến bái yết Jesus lúc mới sinh là cũng nhờ theo dõi ngôi sao sáng của Bethléem. Khi sinh đức Thích Ca, cũng chính những nhà Chiêm tinh này được mời tới để lấy lá số cho Thái Tử, và họ đã tiên đoán sau này Ngài sẽ thành, hoặc sẽ là một bậc Đế Vương toàn cõi thế gian, hay là một vị Phật. Trên thân mình Thái Tử, họ thấy hiện lên đủ 32 dấu ghi rõ sự nghiệp phi thường sau này của Thái Tử. Đó là những dấu hiệu ghi lại công phu vô lượng kiếp của Ngài ở tiền Thân (như nó đã ghi rõ trên lá số Tử-vi của mỗi chúng ta vậy).

    Thái Tử Sidhartha đã bỏ con đường công danh phú quý mà lựa con đường tu hạnh nên đắc thành Chánh quả. TỰ DO của con người là ở chỗ đó. Mình là "Vật thọ tạo" mà cũng là "Đấng tạo hóa" của chính mình .

    Sự rằng : " Họa phúc đạo trời "
    Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra
    Có Trời mà cũng có Ta ...
     
    Last edited by a moderator: 7 Tháng mười 2007
  5. Phuocduyen

    Phuocduyen Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    277
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: ĐỊNH MẠNG HAY TỰ DO

    Người Việt Nam nào cũng nghe nói đến “Số Tử-vi” … nhất là theo cái huyền học truyền thống Á-Đông, không một ai là không để ý đến nó, dù tin hay không tin. Các nhà cho phần đông lại tin tưởng nó một cách gần như tuyệt đối. Bởi vậy, lúc đứa trẻ sinh ra, họ ghi lại rất kỹ giờ, ngày, năm, tháng để tự mình lấy một lá số cho đứa trẻ hầu biết rõ tương lai nó như thế nào.

    Có thể nói hầu hết, ngay những người tự xem có đầu óc khoa học nhất và tin tưởng nơi quyền tuyệt đối tự do cá nhân, phủ nhận thuyết định mạng, cũng ít nhiều băn khoăn, nếu không nói là hoang mang trước vấn đề TỰ DO hay ĐỊNH MẠNG một vấn đề mà Triết học đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực rồi, nhưng chưa ngã lẽ.

    Tôi còn nhớ, thuở nhỏ, nghe chú tôi, một nhà Nho chính cống rất giỏi Tử-Vi, cả những môn Nhầm Cầm Độn Giáp thường nói về tôi với cha tôi : “Thằng này là con chim biển , số mạng nó là hoang đàng lãng mạng, không bao giờ chịu sống trong khuôn khổ nào cả, cho được lâu ngày … Anh bỏ nó vào lồng, là nó phá lồng mà bay mất. Nuôi nó, nó cắn. Nó thích sống tha hồ trên biển rộng trời cao. Vui thì nó ở, buồn thì nó đi. Cho nên đường công danh của nó không thể đóan được “

    Cha tôi lo cho tôi lắm, chỉ sợ tôi “ hoang đàng” … Mà thật, xét lại từ nhỏ đến lớn tôi không chịu ở trong một cái lồng nào cả, không chịu học. Tôi đã cố gắng để sống trong một khuôn sáo đã được đặt để, mà nào có được cho cam. Xét lại, những lời tiên đóan của chú tôi về đại cương hết sức đúng.

    Tôi lại có người bạn chí thân, cũng có nhờ cậy chú tôi xem thử. Ông nói :” Thằng này lại khác, nó là “ con vượn qúy được nuôi trong chuồng vàng “ . Công danh sẽ cao lắm, nhưng dù sao nó cũng phải bị nhốt trong lồng. Con Vượn này là con vượn áo mão ”. Bạn tôi tức lắm, nhất định sửa lại số mình, nếu có. Nhưng hôm nay, đầu hai thứ tóc, bạn tôi đang là một công chức cao cấp ngày tháng ràng buộc trong cảnh sang giàu mà tâm hồn luôn luôn đau khổ vì nhớ đến núi sông rừng thẳm … Thỉnh thỏang chúng tôi gặp nhau … bạn tôi nhìn tôi … và lắc đầu … không nói gì cả.

    Ai đã từng nghiên cứu Tử-Vi đều biết : Số ông Ngô Đình N , sinh năm Canh Tuất, tháng 9, ngày mùng 5 âm lịch, giờ Thìn. Mạng đóng cung Ngọ, có Thiên Tướng tuy đắc địa, nhưng gặp Triệt, tức là ông Tướng mất đầu. Hơn nữa Mạng lại có sao Liêm Trinh, Bạch Hổ thì khó mà thóat khỏi tử hình

    * Lá số Ông Ngô Đình N

    Năm 1963, tức là nhập đại hạn gặp Thiên Không và Địa Không, Địa Kiếp, lưu niên ở cung Tỵ gặp Thiên Hình và Song Hao, tháng 9, Đại, Tiểu hạn trùng phùng, khó thóat khỏi số “ Tử vu đao kiếm”. Huống chi cung Giải Ách lại gặp đủ các sao Khôi, Việt, Kình Đà và Thiên Hình. Số Ông Ngô Đình D cũng thế (Ông D sinh năm Canh Tý, tháng 5, ngày 13, giờ Tý) có Phá Quân thủ mạng ở cung Ngọ, lại gặp Triệt ….

    * Lá số Ông Ngô Đình D

    Sau khi hai Ông D & Ông N đã mất, một số người có nói đến số Tử-Vi của 2 ông (vào những đầu năm 1970) và cho rằng hai ông này đã được báo trước. Tôi chẳng dám không tin …

    Vậy có số mạng không !?

    Tôi xin tạm đặt lại vấn đề là CÓ, là sự dĩ nhiên rồi. Tuy vậy, mà KHÔNG. Tôi lại trở lại vấn đề CÓ mà KHÔNG, KHÔNG mà CÓ của Đông Phương Triết Học. Ta cần phải xác nhận cái Thuyết Tiền Nhân Hậu Qủa của Phật Giáo, mà đừng chia thời gian ra làm ba, là Qúa Khứ, Hiện Tại và Tương Lai, mà phải quan niệm cả ba là một, thì mới tạm giải quyết được vấn đề to tát này.

    Câu : “Có Trời mà cũng có ta” của Nguyễn Du diễn được cái lý mà tôi đã nói trên. Trời đây đâu phải là số mạng mà có, nghĩa là dường như do đâu đến … Mà thật sự, Trời đây cũng cũng chính là Ta ờ tiền thế. Theo Phật Giáo - Duy Thức Học, thì TA ngày nay là TA của ngày trước đã kết tinh thành một mạng số. TA ngày nay vừa là vật THỌ TẠO của TA ngày trước, và đồng thời cũng là đấng tạo hóa của TA sau này (kiếp tới hay kiếp này)

    Bởi vậy, tin “có số mạng” là sai, mà tin “không có số mạng” cũng sai . Người nào sành lý NHÂN DUYÊN QỦA BÁO của Nhà Phật - Duy Thức Học mà nghiên cứu về số Tử-Vi sẽ rất tinh từờng vấn đề này. Trên lá số, ta thấy rõ ràng mọi định luật của tạo hóa, tòan lý thuyết Nhân duyên chi phối lý thuyết của khoa Tử-vi.

    Cái mà ta gọi là số mạng thực sự chỉ là cái Nghiệp, tự ta đã gây ra (Tự nghiệp), chứ không phải là một quyền lực nào ngòai mình tạo ra cả. Và như vậy, cái gọi là số mạng không phải là tuyệt đối không thay đổi : tự mình tạo ra, thì cũng tự mình hủy nó đi … nếu muốn, chứ không ai cứu mình được mình cả .

    Sự rằng : Họa phúc đạo trời
    Cội nguồn cũng tại lòng người mà ra
    Có Trời mà cũng có Ta
    Tu là cội phúc, tình là giây oan.

    Chữ Trời đây là ám chỉ số mạng dường như của Trời kia sắp đặt. Số mạng đâu phải là vấn đề cố định, nhất là về “Tâm Pháp”. Gọi là “Tâm Pháp” là nói về các Pháp mà nguyên nhân do tâm thức tạo nên. Phần này, người ta có thể đánh đổi ngay được, như các bậc đắc đạo, tỉnh ngộ, các sợi giây ràng buộc của nghiệp chướng bị tháo tung và tan vỡ cả. Đó là việc khó làm nhất, nhưng không phải là không thể làm. Còn sắc pháp đã kết tinh lâu đời, không dễ gì nhất định mà tiêu hủy được, cho nên khó bề tránh được trong một kiếp người thường nhân như chúng ta.
    (Trích trong Báo KHHB)​
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng một 2008

Chia sẻ trang này