Đừng chủ quan với tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi annamai, 15 Tháng ba 2011.

  1. annamai

    annamai Hội viên mới

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    397
    Điểm thành tích:
    16
    [​IMG] Nhầm lẫn về tiêu chảy cấp có thể khiến trẻ tử vong. (Ảnh minh họa).
    Theo các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều gia đình nhầm tiêu chảy với tướt mọc răng nên chủ quan dẫn đến hậu quả xấu cho trẻ, nhẹ thì mất nước, tiêu chảy kéo dài, nặng thì có thể dẫn tới tử vong.



    Không khí lạnh kèm theo độ ẩm cao là môi trường gây ra nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ở trẻ nhỏ. Theo các bác sỹ bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ bị tiêu chảy đang tăng dần trong những ngày gần đây.
    Theo các bác sỹ, bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Ở độ tuổi này các bé rất hay bị nhiễm virus Rota vì hay đưa tay lên mồm ngậm sau khi sờ vào các vật đã nhiễm khuẩn.
    [​IMG]
    Khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp thì cha mẹ cần bổ sung lượng nước phù hợp cho bé. (Ảnh minh họa).
    Triệu chứng thường thấy khi trẻ mắc tiêu chảy cấp do virus là: sốt nhẹ, nôn, sau đó tiêu chảy, phân thường nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày gây mệt mỏi, sụt cân, biếng ăn. Có những bé đi tận 20 lần/ngày, "miệng nôn, trôn tháo" khiến cơ thể suy kiệt.
    Cũng theo các bác sỹ, mặc dù tiêu chảy do virus ở trẻ em không phải là bệnh lạ hay khó chữa nhưng trên thực tế còn rất nhiều gia đình chưa hiểu hết hoặc hiểu sai về bệnh, gây nên những hậu quả cho con em mình.
    Theo số liệu thống kê, mỗi năm, trên thế giới có hơn 610.000 trẻ em tử vong do nhiễm Rotavirus mà hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển.
    Tại Việt Nam, mỗi năm virus này gây ra khoảng 125.000 trường hợp nhập viện, 195 trường hợp khám ngoại trú và 6.050 trường hợp tử vong; cứ trong 2 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp thì có một là do nhiễm Rotavirus.
    Dù trẻ đã đi ngoài từ 3 đến 4 ngày nhưng rất nhiều gia đình vẫn chủ quan cho rằng đó là hiện tượng tiêu chảy do... mọc răng hay dân gian còn gọi là "tướt mọc răng" nên cứ chờ đến khi nó... tự hết. Chỉ đến khi trẻ diễn biến nặng lên mới đưa đi khám và điều trị. Có trẻ khi đến viện thì đã ở trong tình trạng mất rất nhiều nước, nguy hiểm tính mạng.
    Tình trạng này được đề cập rất nhiều trên các diễn đàn về chăm sóc sức khoẻ trẻ em. Có gia đình để con đi ngoài gần nửa tháng mới cho đi bệnh viện điều trị, cũng có trường hợp tự ý dùng thuốc "làm đặc phân", lá ổi, lá mơ hoặc tự ý dùng thuốc kháng sinh trị tiêu chảy cho trẻ...
    Cũng theo các bác sỹ, việc làm cơ bản nhất, có vai trò quan trọng nhất khi điều trị tiêu chảy cho trẻ là bù nước kịp thời. Nước bù cho trẻ là oresol, có chứa các thành phần cần thiết chống mất điện giải. Tuy nhiên, cần bù nước đúng cách.
    Phải cho trẻ uống nước từng thìa nhỏ, chừng 3-5 thìa lại nghỉ vài phút, sau đó lại cho uống tiếp, từng ít một để ruột có thể hấp thu được. Cũng cần lưu ý thêm, nên bù kẽm cho trẻ mắc tiêu chảy, theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo các nghiên cứu thì kẽm có tác dụng tích cực giúp hỗ trợ tăng miễn dịch cơ thể, rút ngắn thời gian tiêu chảy, tránh tử vong cho trẻ.
    Eva
     

Chia sẻ trang này