Ảnh hưởng của địa khí

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi Tử Vi, 6/10/07.

  1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22/7/06
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Muốn biết tương lai... xem địa khí Nói đến "khí" nó bao gồm tất cả các khí trong vũ trụ. Hay nói cách khác, "khí" chính là "lực khởi nguồn của vạn vật và mọi hiện tượng". Từ tâm tính, khí chất của con người cho đến các hiện tượng do khí trời tạo nên đều do nguồn lực này sinh ra. Thậm chí, sức mạnh của "khí" còn có thể lan toả thành động lực sinh thành của vạn vật.

    Người ta gọi "khí trời" là muốn chỉ "khí của trời". Nó là năng lượng từ trên trời toả xuống, ảnh hưởng đến mọi sự biến hoá của không khí. Còn "khí của người" là khí phát tán từ cơ thể con người. Người nào mà khí vượng thì sức mạnh từ người đó phát ra sẽ chủ đạo được những người và sự vật xung quanh mà người ta gọi là "công". Còn khí thuộc về quả đất được gọi là "địa khí", nó là tinh khí của quả đất, chỉ năng lượng của quả đất và điểm ngưng tụ năng lượng của quả đất chính là huyệt (long huyệt).

    Phong thuỷ địa lý rất coi trọng "địa khí". Vì quả đất có một từ trường hình thành từ Bắc đến Nam, do đó có thể dùng những thiết bị vật lý để đo năng lượng "khí địa từ" và "dòng địa điện" của quả đất. Trong địa lý phong thuỷ, người ta quan niệm "khí tạo ra hình thế, hình thế lại dẫn khí chảy theo". Tức là địa hình được hình thành do khí tự nhiên, đến lượt khí tự nhiên lại theo địa hình đó mà lưu động. Do đó, ngoài biết "xem khí" ra còn cần phải biết "xem địa hình"

    Sức mạnh phong thuỷ thật khôn lường
    Vấn đề là ở chỗ, mỗi người sinh ra đã có một năng lượng riêng, nếu biết vận dụng tốt sức mạnh trong thiên nhiên thì có thể sẽ phát huy sức mạnh vốn có của mình. Điều này trong "địa lý phong thuỷ" thường nhấn mạnh "âm dương nếu giữ được điều hoà thì có thể hợp làm một". Và thuật phong thuỷ chỉ có một mục đích là làm sao vận dụng được sức mạnh của địa khí để tăng thêm sức mạnh của con người. Có thể hiểu như sau:

    Một chỗ đất có địa khí cao, nếu xây nhà ở đó thì địa khí có thể bổ sung cho những chỗ còn khiếm khuyết của nhân khí, làm sao cho người sống ở đó ít bệnh tật, ít tai nạn, đầu óc tỉnh táo. Khi trong cuộc sống, phải đứng trước một sự phán đoán hay lựa chọn thì người đó sẽ lựa chọn được những biện pháp chính xác, còn gọi là "vận tốt". Ngược lại, nếu không biết được hướng dòng chảy của địa khí mà hành động ngược với quy luật của nó, hoặc xây nhà vào chỗ địa khí lưu tán, thì người đó trở thành yếu đuối, sức sống và năng lực phán đoán cũng vì thế mà kém cỏi, thân thể yếu, nhiều bệnh tật. Đó là điều mà người ta gọi là "vận ác".

    Do đó, trong quy luật tự nhiên không có sự phân chia gọi là cát hung, mà chỉ có sự phân biệt nơi nào năng lượng cao hay năng lượng thấp và phân chia thành âm dương. Cái gọi là cát hay hung chỉ là muốn nói khi người ta gặp khó khăn thì đã biết dùng biện pháp gì để đối phó. Hay nói cách khác, địa khí đối với mọi người đều bình đẳng, điều chủ yếu là người đó có biết vận dụng nó hay không. Nói cát, tức là chỉ về người hiểu và vận dụng được địa khí, còn hung là nói người không hiểu và không vận dụng được địa khí mà còn để địa khí dần lưu tán mất.

    Vậy có thể căn cứ vào địa hình để phán đoán cát hung. Trước hết, một địa hình tụ khí dễ dàng, tán khí khó gọi tượng cát. Ai cũng muốn sống ở những nơi cảm giác thoải mái và sinh hoạt thuận tiện. Song nếu thế thì những vùng rừng núi không có điện, không có nước, giao thông khó khăn sẽ không có người ở. Hay có người muốn ở bên cạnh chỗ có nước thì cũng không dễ dàng xây nhà bên bờ sông hay bãi biển. Mọi người đều biết, có những vùng đất thích hợp với người ở và cũng có những vùng đất không thích hợp. Nếu một chỗ ở nào đó khi ở luôn gặp điều không may, hoặc muốn ở lâu cũng không được thì gọi đó là thuộc đất hung tướng. Hoặc có chỗ nào đó, mọi người đều thích ở, không những vì giao thông thuận lợi mà còn sáng sủa, quang đãng, không khí sạch sẽ và yên tĩnh, phong cảnh dễ chịu, gần đó lại có chợ búa, cửa hàng, khu sinh hoạt văn hoá. Chỗ như vậy, ai cũng biết là vùng cát tướng. Vậy, việc quan sát cát, hung của đất ở nói chung mọi người đều có một khả năng nhất định. Thuật quan sát của địa lý phong thuỷ cơ bản nhất là phải phán đoán được chỗ có địa khí hay không, nếu có thì hướng dòng chảy ra sao và địa hình mặt đất như thế nào.

    Hãy quan sát, hình dạng mảnh đất xây dựng hình vuông vức là tốt, nhưng nếu là hình tròn, hình tam giác thì không thích hợp cho việc xây nhà ở. Một mảnh đất hình thang nếu mặt giáp đường hẹp, còn mặt sau rộng dần thì ở đó địa khí dễ ngưng tụ cho nên đất ấy cát tướng, ngược lại nếu phía giáp đường rộng mặt sau hẹp dần, địa hình như thế địa khí dễ bị lưu tán, thậm chí sống ở những chỗ như thế, năng lượng và sinh mệnh của người chủ kém dần, người sống trên mảnh đất này gặp nhiều điều không may, chỗ như vậy gọi là đất hung tướng. Vùng đất cát tướng ở đây là chỗ đó địa khí có ngưng tụ hay không, ngược lại vùng đất hung tướng là chỉ địa khí ở đó không ngưng tụ mà dễ lưu tán, xây nhà ở đó dễ gặp điều trắc trở, không may.

    Như vậy, địa khí có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của con người. Cách nói đó tuy khoa học chưa có cách gì giải thích được, nhưng đã được thực tế chứng minh, nếu xây nhà hoặc cất mộ ở những địa huyệt thích hợp thì sẽ gặp được những vận khí rất tốt và ngược lại, những điều không may mắn sẽ xảy ra. Vậy có thể nói, sức mạnh phong thủy thật khôn lường.

    ( Doanh Nhân magazine)
     
  2. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22/7/06
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ảnh hưởng của địa khí

    Làm sao phân biệt địa hình tốt xấu
    Địa lý phong thuỷ nghiên cứu sự nhấp nhô của mạch núi, hướng dòng chảy của các con sông và của địa khí. Với những nơi không có núi, dòng chảy (nước) như những vùng đô thị thì nên coi những ngôi nhà cao tầng là núi, đường đi là sông (hướng chảy của dòng nước mưa), nắm chắc hướng chuyển động của dòng nước để quan sát. Có thể căn cứ vào các địa thế sau để lựa chọn địa hình:
    Dạng địa hình tốt
    ° Dạng “cự môn thổ tinh”: Loại địa hình này có thể giữ được tiền của, tức là khi quanh nhà ở có đường đi hay dòng sông bao bọc, cự môn là tên của thần tài vận, sống lâu ở chỗ đất này địa khí sẽ giữ được tiền của, làm cho tiền của tích luỹ ngày càng nhiều.
    ° Dạng nước cong chín khúc: Đây là địa hình địa khí khó lưu tán, chỗ dòng sông uốn lượn quanh co gọi là nước cong chín khúc. Có thể xem dòng sông này như đường đi cũng được. Vì dòng nước có thể lưu giữ địa khí, nên chỗ sông uốn khúc, địa khí khó lưu tán. Có thể coi là đất cát tướng.
    ° Dạng nước bao kép ở phía trước: Đó là địa thế sinh ra của cải. Gặp loại địa thế này thì không nên hoài nghi mà nên chọn ngay. Nếu xem đường đi như là các dòng sông thì cũng không có gì khác biệt mấy.
    ° Dạng nước bao đơn phía trước: Địa hình này dễ tụ địa khí. Nghĩa của dạng nước bao đơn phía trước là một dòng sông bao một phía quanh nhà . Loại địa hình này cũng có thể xem dòng sông như là đường đi, hoặc xem chỗ đất lưu không hướng về đường đi. Vì chỉ có một cái ao, hoặc một khoảng đất trống nên địa khí rất dễ tích tụ ở đó.
    ° Dạng nước bao vòng: Địa thế này địa khí dễ ngưng tụ, khó lưu tán. Cửa trước của nhà ở nếu có một con sông hay đường đi bao quanh là thuộc dạng nước lượn quanh chín khúc. Loại địa hình này trong địa lý phong thuỷ là loại địa hình lý tưởng nhất. Vì dạng nước bao quanh là chỗ địa khí dễ hội tụ nhất.
    ° Dạng “văn túc thổ tinh”: Đây là loại địa hình mà khí tốt sẽ chảy vào từ cửa chính phía trước. Nhưng nếu không phải là sông mà là con đường thì phải lấy hướng chảy của nước khi trời đổ mưa để phán đoán. Vì nước mưa là sản vật biến hoá của khí trời, nên phán đoán theo hướng nước mưa chảy cũng rất quan trọng.
    Dạng địa hình xấu
    ° Dạng “dắt trâu”: Dạng địa hình này tán tài, tán khí. Nước sông hoặc đường đi từ hai bên nhà ở hợp tụ lại phía trước cửa rồi sau đó chảy đi, loại địa hình này gọi là dạng “dắt trâu”, thuộc địa hình ác tướng.
    ° Dạng chữ bát: Nếu có một dòng sông hay đường đi chọc thẳng vào cửa chính, sau đó phân làm hai nhánh địa sang hai bên thì đó là dạng chữ bát. Dạng địa hình này ngược với dạng “dắt trâu”. Nhà ở trong dạng địa hình này thường có sự bất hoà hoặc dễ bị bệnh tật (đau mắt).
    ° Dạng cung ngược: Dạng địa hình này hao tổn tài lộc và trong hôn nhân hay có sự thay đổi. Lưng hình cong của con sông hoặc đường đi nằm ở phía trước nhà, trong phong thuỷ gọi địa hình này là địa hình cung ngược, không tốt, không những hao tài tốn của, mà trong gia tộc hay gia đình thường bất hoà, thậm chí trong hôn nhân còn hay trắc trở.
    ° Dạng nhảy ngược: Là loại địa hình nhà đối diện với hình cung ở trên. Và cũng giống như địa hình cung ngược, địa hình này cũng là đất hung tướng.
    ° Dạng lưỡi nhô: Chỗ mà con đường hoặc dòng sông đi qua phía sau nhà mà nhô lên hình lưỡi thì chủ nhân dễ chuốc lấy điều thị phi hoặc bị lôi cuốn vào những cuộc tranh chấp.
    ° Dạng bị xói: Địa hình này chủ nhân dễ bị hại. Phía sau nhà ở nếu có một dòng sông (hay con đường) chảy thẳng vào sau nhà, khi đến gần nhà thì uốn cong chảy về hướng khác. Dạng địa hình này là dạng bị xói nước. Thuỷ khí của nó đâm thẳng vào sau nhà giống như người bị sự cố làm hại bất ngờ. Con đường hoặc dòng sông càng hẹp thì “sát khí” càng mạnh.
    ° Dạng “chữ đinh” ngược: Dòng sông hay đường cái cong ngược (chữ đinh) và đâm vào sau nhà cũng gọi là đất hung tướng.
    ° Dạng cầu bạch: Do vị trí cầu tương quan lệch với nhà ở nên cũng dẫn đến không tốt. Dạng này có thể gặp ở những vùng đô thị. Nếu cầu ở bên phải của phía nhà ở dễ phát sinh tai nạn giao thông.
    ° Dạng nước cong ngược và dạng bạch hổ quay đầu: Từ bên cạnh nhà ở có một dòng sông hoặc con đường chạy qua, đến trước cửa nhà bỗng nhiên dòng sông lượn vào trước cửa nhà thì gọi là dạng nước cong ngược và trên dòng chảy hình thành một cung lượn gọi là dạng bạch hổ quay đầu. Gặp 2 dạng địa hình này trong phong thuỷ đều rất kiêng kỵ, bởi cả hai đều rất dễ dẫn đến không thuận hoà trong gia đình hoặc láng giềng hay bỗng nhiên phát sinh những tai nạn bất ngờ hay bệnh tật.
    ( Doanh Nhan Magazine)
     
  3. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22/7/06
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Ảnh hưởng của địa khí

    Lợi và hại của địa khí

    Người phương Đông xưa tin rằng trái đất có những kênh dẫn khí thiên nhiên giống như kinh mạch trong cơ thể người và gọi đó là "địa mạch". Dòng khí trong các địa mạch tỏa bức xạ ra môi trường. Bức xạ này có thể tốt hoặc xấu cho sinh vật, kể cả con người sống trong môi trường đó.

    Lý thuyết từng bị xem là huyền bí này đã được các nhà khoa học chứng minh là đúng qua những công trình nghiên cứu nghiêm túc.

    Có nhiều cách để xác định nơi nào có địa khí nguy hại. Cách cổ xưa nhất là "tìm mạch" được sử dụng ở châu Âu từ mấy nghìn năm nay. Một cách khác là dùng những dụng cụ khoa học đo lường mức độ rối loạn trong từ trường trái đất tính bằng nano Teslas.

    Giáo sư Deter Kugler, giảng dạy địa sinh học ở Heilbrunn, Đức, kể lại nhiều trường hợp giúp hóa giải tác dụng tiêu cực của địa khí. Có một bà nhờ ông xem nơi ở và không cho biết gì thêm. Giáo sư Deter khám phá ra giường của cháu trai bà nằm trên vùng tác động cao, đầu giường hướng thẳng về giao điểm của hai mạch nước trùng với một giao điểm địa khí Benker. Dựa vào kiến thức về các kiểu địa mạch, ông bảo nếu bà cứ để đứa cháu ngủ tại điểm này, nó có thể tự tử. Lúc đó, bà mới kêu lên cho biết cha của nó, cũng từng nằm ngủ nơi này, và đã treo cổ tự vẫn. Giường được chuyển qua vị trí tốt, đứa trẻ thấy thư thái hơn và không còn những hành vi bốc đồng.

    Một lần khác giáo sư Deter được mời đến giúp một phụ nữ, người mà cứ 7 giờ tối là lên cơn đau đầu chữa mãi không khỏi. Nhiều thầy phong thủy đã dùng đến những dụng cụ đo môi trường khác nhau để mong khám phá những "phạm vi thông thường" như lực tác động của địa khí hoặc trường điện từ, nhưng không ai tìm ra nguyên nhân của cơn đau đầu để giải quyết. Sau khi xem xét cẩn thận mọi góc độ của ngôi nhà và được biết bà chủ có thói quen ngồi độc sách báo hoặc xem tivi vào 6h30 tối, giáo sư Deter mở cửa bước vào căn phòng nhỏ phía sau cái ghế bà ngồi hằng ngày và thấy một cái giá cắm nến bằng sứ mà bà mang từ Tây Ban Nha về. Ông lấy dụng cụ ra đo và phát hiện có phóng xạ trong chất sứ của giá đèn. Bà chủ đem giá đèn ra chỗ khác và từ đó hết đau đầu.

    Năm 1960, chuyên gia nghiên cứu địa mạch Benker tìm ra hệ thống địa khí gồm những kênh rộng 80 đến 100 cm và cách nhau 10 đến 12 mét. Một kênh Benker gồm 3 phần: phần bên này có phóng xạ tiêu cực, phần bên kia có phóng xạ tích cực và phần giữa có thể có phóng xạ tiêu cực hoặc tích cực. Nếu một ngôi nhà xây trên "giao điểm khí" tích cực, người cư ngụ sẽ có cơ may khỏe mạnh. Trái lại, những giao điểm khí tiêu cực làm suy yếu người ở trên đó.

    Nhà vật lý W.O. Schumann đưa ra lý thuyết từ trường trái đất rung động cùng tần số như sóng alpha của não người (7,83 Hz hoặc chu kỳ mỗi giây), và lý thuyết này được Văn phòng tiêu chuẩn quốc gia Mỹ công nhận là đúng vào năm 1962. Có lẽ trong quá trình tiến hóa, các sóng não của con người rung động theo tần số nền tự nhiên của trái đất. Do đó, nếu tần số từ trường thay đổi, sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng.

    "Sóng Schumann" rất có ý nghĩa ở mức tế bào trong việc điều hành các hệ thống sinh học của chúng ta. Những biến lệch trong từ trường sẽ gây rối loạn cho việc liên lạc giữa các tế bào và làm suy yếu các hệ thống trong cơ thể.

    Nếu chịu tác động lâu dài của lực địa khí tiêu cực, con người có thể các chứng bệnh như: viêm sưng, tê cứng, loạn nhịp tim, hệ miễn nhiễm suy yếu, bức xúc tâm thần, sút giảm sinh lực, mệt mỏi, hiếu động, bực bội, dễ gây gổ, đau đầu, mất ngủ, ngủ chập chờn, ác mộng...

    Nữ bác sĩ Ulrike Banis ở Stuttgart (Đức) nghiên cứu thấy lực địa khí tiêu cực làm trẻ con đái dầm và rơi khỏi giường khi ngủ. Bà còn cho rằng có thể lực này dính líu đến hội chứng đột tử ở trẻ.

    Bác sĩ Bannis chuyên trị ung thư hơn 10 năm nay và nhận thấy 100% bệnh nhân của mình đều bị ảnh hưởng của lực địa khí tiêu cực. Vì vậy, điều đầu tiên bà khuyên bệnh nhân là dời chỗ ngủ qua địa điểm an toàn, sau đó mới chỉ dẫn cách chữa.

    Trước đây đã có những nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh ung thư và lực địa khí tiêu cực. Vào thập niên 1920, làng Vilsburgh ở miền nam nước Đức có số người chết vì ung thư tăng cao bất thường. Năm 1929, Giáo sư Freiherr von Pohl lập bản đồ các mạch nước ngầm và các kênh Benker trong ngôi làng nhỏ này và những vùng có các địa mạch chạy ngang qua nhà ở. Sau khi xem hồ sơ của bệnh viện địa phương, ông nhận thấy có tất cả 54 người chết vì ung thư nằm ngủ trên những địa điểm được đánh dấu là vùng nguy hiểm. Ông còn "tìm mạch" cho làng Grafenau có số bệnh nhân ung thư ít hơn (16 người chết) và cũng thấy kết quả tương tự. Năm 1972, giáo sư Jacob Stangle xác nhận kết quả nghiên cứu của giáo sư Pohl là chính xác.

    Vào thập niên 1970, bà Kathe Bachler tiến hành một chương trình nghiên cứu rộng ở Áo. Bà tìm mạch cho 3.000 căn hộ ở 14 vùng nông thôn và phỏng vấn khoảng 11.000 người. Một biểu mẫu 500 bệnh nhân ung thư cho thấy bệnh nhân nào cũng bị ảnh hưởng bởi lực địa khí tiêu cực.

    Nhiều nhà y học khác cũng tham gia nghiên cứu mối liên hệ giữa địa khí và ung thư. Tất cả đều kết luận gần 95% trường hợp ung thư có lực địa khí tiêu cực tác động. Đương nhiên cũng có những người nằm trên kênh tiêu cực không bị bệnh ung thư và có những bệnh nhân ung thư không bị ảnh hưởng của lực tiêu cực.

    Theo y học cổ truyền phương Đông, khí môi trường thiên nhiên là một loại khí hỗn hợp cả tiêu cực lẫn tích cực là có âm lẫn dương. Âm có tính nới giãn, khuyếch tán, làm lạnh; dương có tính thu gom, kết tụ, làm nóng. Tùy lúc tùy nơi, khí này có phần âm trội hơn thì gọi là "khí âm", nếu dương trội hơn thì gọi là "khí dương". Xét chung, hai loại khí âm dương không tốt không xấu đối với sức khỏe chúng ta, nhưng có thể trở thành xấu hoặc tốt do cách ăn ở của con người sống trong môi trường khí đó. Thí dụ ở nước ta, khí miền Nam là dương, nếu ăn nhiều muối (thực phẩm thịnh dương) tất sẽ sinh bệnh, trái lại khí miền Bắc âm hơn, nếu ăn nhiều trái cây (thực phẩm thịnh âm) thì sức khỏe sẽ có vấn đề.

    Giáo sư Ohsawa, nhà y học dưỡng sinh đề xướng phương pháp thực dưỡng Macrobiotics, đã nghiên cứu thấy những người ăn thực phẩm được nuôi trồng trong thiên nhiên ở nơi mình sống với tỷ lệ âm dương quân bình và sinh hoạt điều độ đều có sức khỏe tốt, và ít bị ảnh hưởng của những biến động trong khí môi trường (chuyển mùa, thời tiết thay đổi thất thường....). Trong khi những người có cơ thể rối loạn "mất quân bình âm dương" rất dễ phát bệnh khi lọt vào môi trường khí không thích hợp. Thí dụ ung thư là bệnh thịnh âm, phát triển âm thầm trong cơ thể một thời gian dài rồi mới lộ ra triệu chứng; nhưng những người mang mầm ung thư nếu thường xuyên tiếp xúc với môi trường khí âm - lực địa khí tiêu cực - thì bệnh sẽ bộc phát sớm và nặng.

    Vì vậy, theo giáo sư Ohsawa, muốn chữa bệnh ung thư và những bệnh khác, ngoài việc thay đổi môi trường sống, bệnh nhân còn phải điều chỉnh cách ăn uống cho cơ thể được quân bình âm dương.

    (Theo Khoa học và Đời sống)
    VNE
     

Chia sẻ trang này