36 kế nhân hòa - Kế 19. Kế nắm đằng chuôi

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi dcba, 31 Tháng ba 2007.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Làm sao dắt mũi người ta?
    Trong đời sống, rất nhiều đồ dùng hàng ngày có chuôi để tiện sử
    dụng. Trong khoa học quan hệ nhân tình thì việc tìm kiếm chuôi, chế
    tạo chuôi chủ yếu là để khống chế người khác phục vụ cho mình, nghe
    theo điều khiển của mình.
    Mỗi người đều có nhược điểm. Lợi dụng tốt các nhược điểm này tức
    là nắm được đằng chuôi. Đối với người nóng nẩy có thể dùng phương
    pháp kích tướng, cả phong thái sở thích của họ cũng có thể dùng làm
    chìa khóa để mở cửa dục vọng của họ. Chỉ cẩn dùng cái anh ta thích
    nhất hay húy kỵ nhất của anh ta để dẫn dụ hay đả kích thì nhất định
    anh ta mắc câu, bị anh nắm đằng chuôi. Điều thầm kín như ăn hối lộ,
    làm việc tội lỗi mà ta biết thì có thể dùng để khống chế họ. Trong đàm
    phán, tranh cử tranh giành quyền lợi thì nắm được đàng chuôi đối
    phương là phương pháp có hiệu quả vô song.
    Ngoài ra có một số chuôi xuất hiện ngẫu nhiên như lỡ lời trong lúc
    tranh biện, anh phải lập tức nắm lấy mãnh đả mãnh truy. Nếu như
    không tìm được đàng chuôi hay đối phương không để lộ chuôi thì có thể
    phát huy sáng kiến, chế tạo ra chuôi ấn vào cho đối phương.
    Chúng ta phải học khôn đôi điều: giữa bạn bè mà thổ lộ chân
    tướng là rất nguy hiểm bởi vì không có gì bảo đảm không có ngày bạn
    trở thành thù. Cho nên trong giao tế khi kết giao bằng hữu cần phải
    thận trọng và xây dựng thành lũy tự bảo vệ, tránh không để cho đối
    phương nắm được đàng chuôi trở thành kẻ bị đối phương khống chế.
    Cướp đao cướp cán đao, không chế người phải nắm đằng chuôi
    Thời Hán, Chu Bác vốn là con nhà võ tướng sau được điều chuyển
    làm quan văn ở địa phương đã biết dùng thủ đoạn tinh vi, khống chế
    được các thế lực đen ở địa phương, được người đời hết lời ca tụng.
    Vùng Trường Lăng có một người tên là Thượng Phương Cấm dòng
    dõi cường hào địa phương, lúc trẻ đã từng hiếp dâm vợ người ta bị người
    ta chém thành sẹo ở má. Tên ác ôn đáng lẽ phải bị trừng trị nhưng bởi
    vì nó hối lộ rất nhiều cho quan lại, cho nên không bị bắt xét xử trái lại
    lại được bổ nhiệm làm quan đến chức Thủ úy. Sau khi Chu Bác đến cai
    trị vùng này có người tố cáo việc này với ông. Chu Bác cảm thấy sao lại
    có thể để như thế được ông bèn gặp Thượng Phương Cấm. Thượng
    Phương Cấm hồi hộp lo âu đành hếu mạng vác mặt đến hầu Chu Bác.
    Chu Bác quan sát tỉ mỉ gương mặt Thượng Phương Cấm, quả nhiên
    thấy có vết sẹo đó. Ông bèn đuổi tả hữu ra ngoài, giả vờ hết sức quan
    tâm hỏi Thượng Phương Cấm vì sao có sẹo trên mặt. Thượng Phương
    Cấm biết Chu Bác đã nắm rõ tình hình của y. Y bèn khấu đầu như giã
    gạo lạy Chu Bác trình bày toàn bộ sự thật, không dám ngẩng đầu lên,
    một mực van nài khẩn thiết: “Xin đại nhân tha tội, từ nay về sau tiểu
    nhân không dám làm điều thường luân bại lý như thế nữa". Chu Bác
    đột nhiên cười to nói rằng: "Kẻ đại trượng phu vốn cũng khó lòng trách
    khỏi chuyện như vậy. Ta muốn rửa nhục cho anh, cho anh cơ hội đoái
    công chuộc tội,
    anh có thể làm được hay không Chu Bác ra lệnh Thượng Phương Cấm
    không được tiết lộ cuộc nói chuyện hôm nay với bất kỳ ai và giao cho y
    ghi chép lại lời nói, việc làm của các quan lại khác báo cáo với Chu Bác.
    Tự nhiên Thượng Phương Cấm trở thành tay sai, tai mắt thân tín của
    Chu Bác. Từ sau khi được Chu Bác tha tội và trọng dụng, Thượng
    Phương Cấm khắc cốt ghi xương. Không bao lâu sau ông đã giúp Chu
    Bác phá được những ổ trộm cướp lớn, công tác vô cùng đắc lực. Chu Bác
    thăng ông lên huyện lệnh huyện Liên Thủ.
     
  2. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 19. Kế nắm đằng chuôi

    1.Cướp đao thì phải cướp cán đao, khống chế người phải nắm đằng chuôi
    Kẻ trí giả khi phát hiện nhược điểm người khác không bao giờ bỏ
    qua, nắm chắc nhược điểm đó cho mình sử dụng. Phương pháp này có
    thể sử dụng để khống chế thuộc hạ.
    Quay trở lại chuyện Chu Bác. Sau một thời gian bỗng đột nhiên
    Chu Bác gọi người công tào năm xưa đã nhận hối lộ của Thượng Phương
    Cấm đến, mắng một trận nên thân, đưa giấy bút ra bắt kê khai toàn bộ
    các vụ hối lộ của ông ta. Vị công tào này khiếp sợ bèn kê khai tỉ mỉ tất
    cả các vụ ăn hối lộ. Do Thượng Phương Cấm đã
    báo cáo cho Chu Bác việc ăn hối lộ của ông công tào này cho nên xem
    qua bản kiểm điểm biết ngay là kê khai đầy đủ tội lỗi Chu Bác nói rằng:
    "Từ nay về sau ông nên tu chỉnh nghe theo lời ta. Phải sửa đổi thành
    người tốt không được làm bậy nữa". Nói xong bèn rút đao ra. Ông cổng
    tào thấy Chu Bác rút đao, sợ quá hai gối khuy xuống lạy như tế sao van
    xin: "Xin đại nhân tha mạng. Xin đại nhân tha mạng!". Chỉ thấy Chu
    Bác vung đao chém lia lịa bản kiểm điểm thành giấy vụn, ném vào sọt
    rác. Từ đó về sau vị công tào này lúc nào cũng run cầm cập cắm đầu làm
    việc hầu hạ Chu Bác.
     
  3. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 19. Kế nắm đằng chuôi

    2. Bắn lén
    Năm 1976, trong cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ, đảng Cộng hòa đề cử
    Fotter, đảng Dân chủ dề cử Catter và Edward Kenedy ra tranh cử.
    Edward Kenedy dựa vào thanh thế đại gia tộc tài phiệt và danh
    tiếng của hai ông anh đã hy sinh vì nước Mỹ, lại có kinh nghiệm làm
    thượng nghị sĩ nhiều năm cho nên việc đoạt chiếc ghế tổng thống dễ như
    thò tay vào túi lấy đồ vật.
    Catter là một chủ điền trồng lạc, đã làm thống đốc bang, nhưng
    xem ra không phải đối thủ của Kenedy. Catter nhận thấy không có hy
    vọng tranh chấp bằng thực lực bèn toan tính dùng mưu kế. Bấy giờ
    nhân dân Mỹ còn chưa nguôi vụ Water gate vào trong gia đình Kenedy
    có nhiều việc không hay xảy ra. Cho nên Catter nắm lấy nhược điểm
    này mở một loạt chiến dịch tấn công những hành động của John Kenedy
    đã quá cố. Trong số những hành động đó thì việc tổng thống Kenedy đã
    biết âm mưu của tình báo trung ương mưu sát các lãnh tụ nước ngoài
    mà không can thiệp, bị Catter phê phán là tổng thững Kenedy dùng
    người không đúng, thậm chí còn một phụ nữ tên là Helena công khai
    tuyên bố với báo chí là đã ngủ với Kenedy. Rồi lại còn lôi ra một thủ lĩnh
    xã hội đen ra tuyên bố đã giúp cho Kenedy thắng cử như thế nào. Mục
    đích của những hoạt động tuyên truyền này nhằm bôi nhọ gia đình
    Kenedy, nắm nhược điểm ra sức thổi phồng để đạt đến mục đích đả
    kích. Dưới làn
    mưa đạn công kích như thế quả nhiên Edward Kenedy không chịu đựng
    nổi không thể không tuyên bố rút lui không tranh cử và Catter đắc cử
    lên ngôi tổng thống. Năm 1980, Edward Kenedy và Catter lại tái chiến
    tranh hùng một lần nữa giành lấy danh vị ứng cử viên tổng thống của
    đảng Dân chủ. Lúc này Catter đang là tổng thống đương nhiệm, biết
    không thể dùng lại sách lược năm 1976 nữa bởi vì những chuyện cũ rích
    mốc meo đó không làm cho dân chúng Mỹ hứng thú nữa. Cho nên
    Catter bèn xui các ký giả nêu lên sự kiện Koputian chứng minh Edward
    Kenedy thấy cô bạn gái chết đuối mà không cứu. Đặt ra câu hỏi một con
    người như thế mà nói là có khí chất lãnh tụ ư? Công kích mãnh liệt
    khiến cho Edward Kenedy lại thất bại dưới tay Catter lần thứ hai.
    Cho nên người ta cho rằng Catter sở dĩ hai lần đánh bại Edward
    Kenedy là vì giỏi công kích nhược điểm đối phương, đặc biệt giỏi lợi
    dụng dân tình tùy tình thế mà không thay đổi nội dung công kích.
    Nhưng vì năm 1980, Catter quá quan tâm đả kích người đồng đảng
    không còn sức lực đâu chú ý đến Reagan của đảng Cộng hòa, không
    tìm ra được nhược điểm chí mạng của Reagan, cho nên cuối cùng bại
    trận lui về vườn trồng lạc. Nhược điểm của đối thủ cạnh tranh có khi ai
    ai cũng biết có khi ẩn tàng không bộc lộ. Dùng nhược điểm ai ai cũng
    biết hiệu quả không lớn bằng dùng nhược điểm ẩn làng bị phơi bày hay
    những tư liệu dư luận quần chúng. Nhưng những ẩn tình cũng như dư
    luận quần chúng tương đối khó nắm được tư liệu, làm không tốt có khi
    bị kiện ra tòa cho nên người có trí hay người có thế mạnh thường coi
    trọng cạnh tranh trực diện chứ không tung tin bịa đặt hay bắn lén.
    Phương pháp moi móc ẩn tình của người khác như sau:
    Có thể dùng cùng một cái chuôi mà khống chế được đối phương
    nhiều lần. Một khi bí mật mà anh biết đã công khai hóa thì sẽ vỡ lở ra
    nên đối thủ không còn sợ anh nữa.
    Ví dụ như bà vợ không biết một bí mật lớn của ông chồng như
    anh ta trước đây đã yêu một cô gái khác, đã sinh con với cô ta mà anh ta
    không thừa nhận. Tuy biết rõ bí mật này nhưng vẫn chưa cách nào sử
    dụng làm nhược điềm của anh ta, vì còn chưa xác định được tên tuổi
    của cô gái và đứa con đó. Bây giờ ta hãy giả định tên cô gái là Hoa, tên
    đứa con là Mai. Khi anh ta đang cao giọng thao thao bất tuyệt tranh
    luận với anh, anh dùng khẩu khí bình tĩnh đột nhiên hỏi anh ta: "Tôi
    bỗng nhiên nhớ ra một việc, gần đây anh có gặp cô Hoa hay không?”
    Nay anh nói ra việc bí mật này mà ngay người vợ cũng không biết hay
    có phong thanh thì cũng không biết tên cô gái khiến: cho anh ta sững
    sờ, lập tức không nói nên lời. Những nguời xung quanh không rõ câu
    chuyện thì cũng không biết anh nói chuyện gì. Thế là anh đã sử dụng
    được nhược điểm của đối phương rồi, đã nắm được chuôi để chiến thắng
    đối phương. Nhưng nếu anh tiếp tục hỏi thêm nữa, mở bí mật của anh
    ta, tất nhiên anh ta sẽ nóng như kiến rang trong chảo, không tranh
    luận và nhẹ nhàng nói nhỏ rằng: "ơ, ờ... việc này hà tất phải nói ở đây".
    Về sau anh nhiều lần dẫn cô Hoa ra để khống chế anh ta. Chỉ đến khi
    nào anh nói đến tên cô Hoa mà anh ta chưa kinh hoàng thì sẽ đưa tên
    Mai ra thì anh ta đần dần hiểu rõ sự lợi hại của anh. Đó lại là một
    chiêu nữa của kế nắm đằng chuôi.
    Tóm lại khi sử dụng nhược điểm của đối phương làm chuôi thì
    nhất định không được công bố nhược điểm của đối phương trứơc công
    chúng. Anh chỉ có thể dùng lời lẽ khéo léo nhắc qua thôi thì đã có thể
    nắm chắc đằng chuôi. khiến anh ta không dám tự mình hủy hoại thể
    diện của mình. Mỗi lần tranh cãi tất anh ta đều phải giơ cờ trắng xin
    hàng.
     
  4. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 19. Kế nắm đằng chuôi

    3. Lộ đuôi hồ ly tinhMọi người đều muốn che giấu nhược điểm và cái xấu của mình.
    Còn những người giảo hoạt thành tinh khó lòng nắm được chuôi của họ.
    Nhưng vỏ quít dày có móng tay nhọn, dù cho giảo quyệt như hồ ly tinh
    cũng có khi phải ló đuôi. Xin giới thiệu mấy phương pháp để lôi đuôi hồ
    ly tinh ra.
    1. Đả thảo kinh xà, lừa cho mở miệng, dùng phương pháp đe dọa.
    Đời Đường có một viên quan huyện tên là Vương Hổ lén lút nhận
    hối lộ. Các viên nha lại cũng bắt chước ăn hối lộ, bá tính kêu oan động
    trời, khổ không thể chịu được. Có một lần Vương Hổ biết quan trên sắp
    xuống điều tra dân tình, kiểm tra quan lại nên lo cho chiếc mũ ô sa trên
    đầu không giữ được. Trong số công văn đang phê duyệt, Vương Hổ tình
    cờ thấy một tập cáo trạng tố giác viên chủ bạ ăn hối lộ trong lòng lại
    càng lo lắng bất an. Trong khi lo lắng, Vương Hổ bất giác viết một chữ
    An lên một cáo trạng. "Nhĩ tuy đả thảo ngô dĩ kinh xà" (Người đả thảo
    mà ta đả kinh xà) bộc lộ sự lo lắng một
    khi chủ bạ bị cáo giác thì liên lụy đến bản thân. Đó là đả thảo kinh xà.
    Khi anh vô tình đả thảo kinh xà thì đối thủ sẽ cảnh giác phòng bị. Còn
    khi anh cố ý đả thảo kinh xà thì sẽ khiến cho đối phương kinh hoàng
    phải đáp ứng yêu cầu của anh. Bản cáo trạng viên chủ bạ là do viên
    quan thanh tra nọ cố ý cho người đem đến cho Vương Hổ để đả thảo
    kinh xà khiến cho Vương Hổ phải lo sợ hoang mang, cuối cùng phải
    thừa nhận tội hối lộ.
    Có một số quan tòa giỏi sử dụng phương pháp đả thảo kinh xà, cố
    ý đưa ra một chút sự việc đã biết khiến cho tội phạm tưởng rằng quan
    tòa đã nắm được toàn bộ tội chứng bèn từng bước từng bước khai tội lỗi.
    2. Nhử rắn ra khỏi hang cho sa vào bẫy.
    Hàm ý của phương pháp này là khi anh đã nắm đủ chứng cứ để
    chế phục đối phương nhưng vì thời cơ nên không thể đưa ra mà phải
    dùng một số biện pháp để nhử cho đối phương vào thời cơ hay hoàn cảnh
    thích hợp, sau đó mới đánh đổ. Then chốt của phương pháp này ở một
    chứ "nhử". Có hai cách "nhử".
    Một là về thời cơ và hoàn cảnh. Lúc nào nhử, nhử từng bước từng
    bước đến mức độ nào, mồi nhử thích hợp hay không thích hợp. Tất cả
    những điều đó đều phải suy nghĩ cặn kẽ về thời cơ và hoàn cảnh, nếu
    nhử quá gấp hay quá chậm để không có kết quả.
    Hai là nhử một cách khéo léo tự nhiên. Nhử là khiến cho đối
    phương đi theo con đường mà anh muốn. Người nhử phải kín đáo, không
    để lộ chút nào cho đối phương biết là anh nhử, dẫn dắt đối phương từng
    bước từng bước đến gần mục tiêu anh dự định.
    Ví dụ có một sinh viên có khách đến nhà, người cha bảo anh ta ra
    cửa hàng mua một chai rượu Mao Đài. Anh ta mua phải rượu rởm.
    Người cha ôm chai rượu rởm trong lòng ra cửa hàng đó bảo chủ hiệu đưa
    ra một chai Mao Đài. Người cha xem cẩn thận là rượu Mao Đài thật bèn
    lẩm bẩm: "Chao ôi, năm nay nhiều rượu Mao Đài rởm quá!". Chủ hiệu
    bèn bảo: "ông yên tâm cửa hiệu tôi tuyệt đối không có rượu Mao Đài
    rởm". Người cha lại than thở rằng: "Chui cha, tuần trước tôi mua trong
    siêu thị một bình thì chủ cửa hàng cũng nói tuyệt đối không có rượu
    rởm. Nào ngờ mang về mở ra mới biết là rượu cao lương chỉ đáng giá
    một đồng mà thôi'. Chủ hiệu nói: “Ông đi tìm lại chủ cửa hàng đó bảo
    họ". Người cha làm bộ nhăn nhó bảo rằng: "Mua về mấy ngày sau mở ra
    mới phát hiện là rượu rởm liệu người ta có công nhận hay không?” Chủ
    hiệu chỉ giáo rằng: “Ông đến báo với Cục Công thương nghiệp, làm rượu
    rởm phải đi tù, liệu họ không sợ hay sao? Người cha thấy thời cơ đã đến
    bèn vẫy tay gọi người con nấp ở bên ngoài vào và đưa trai rượu rởm
    trong lòng ra và nói: "Tốt lắm, vậy ông xem chai rượu này con tôi mua
    của ông bây giờ làm thế nào đây? Chủ hiệu ngớ ra một lúc rồi ấp úng nói
    rằng: "Ai dà, ai dà.. xin lôi ! xin lỗi! Tôi trả lại tiền cho ông".
    3. Cố ý vô lý làm cho đối phương lộ tẩy, dùng phương pháp kích
    tướng.
    Một quả phụ triệu phú bắt nhân tình với một chàng trai trẻ nhiều
    năm. Chàng trai trẻ không chịu đựng được nữa sự mua bán xác thịt
    bằng kim tiền bèn bắt bồ với một cô gái trẻ. Quả phụ căm hận lập mưu
    hãm hại chàng trai. Một hôm bà ta mời chàng trai đến biệt thự qua đêm
    với bà. Chàng trai không đáp ứng. Quả phụ bèn kiện chàng trai về tội
    cưỡng dâm.
    Quan tòa hỏi: "Bị cáo, anh cuồng dâm bà ta phải không? Chàng
    trai đáp: "Có cuồng dâm". quan tòa lại hỏi: "Cưỡng dâm bao nhiêu lần
    Chàng trai bèn làm ra vẻ thành khẩn, ăn năn đáp lại rằng: "Chỉ có một
    lần, xin quan tòa niệm tình tôi lần đầu tiên phạm tội mà xử nhẹ cho”.
    Vừa nghe câu này bà quả phụ hét lớn rằng: "Hai chúng tôi chung
    sống đã lậu năm, anh ta cuồng dâm tôi hơn mấy trăm lần".
    Thế là không đánh mà khai, bà quả phụ đã lộ tẩy thông dâm chứ
    không phải cưỡng dâm. Chàng trai được xử vô tội và từ đó thoát khỏi
    tay bà quả phụ, lập gia đình với cô bồ trẻ.
    4. Chiều sở thích, thỏa mãn dục vọng, đội mũ cánh chuồn
    Tục ngữ có câu: Nếu cho anh ta đủ dây thừng, cuối cùng anh ta sẽ
    tự treo cổ lên xà nhà. Tạo cơ hội cho anh ta, anh ta sẽ tự chuốc lấy hậu
    quả. Anh ta luôn luôn bộc lộ ra những yếu tố mà ta có thể đưa anh ta
    đến chỗ chết.
    Một ông quan mới nhậm chức, trong nhà có vợ con đầy tớ hầu hạ,
    bên ngoài có các thầy lại quân hầu bủa vây. Tất cả những người này ai
    cũng muốn tìm cơ hội thâm nhập nhà quan. Một khi có kẽ hở chui qua
    được họ bèn nhao nhao ùa lên chộp lấy thời cơ. Nếu quan thích tiền thì
    họ kiếm tiền mà nộp. Nếu quan thích gái thì họ săn lùng mỹ nữ cho
    quan. Nói tóm lại, chiều quan trăm phần trăm ngầm nắm chuôi quan
    lớn. Khi quan lớn hối hận thì đã muộn rồi, đã bị chúng nắm đàng chuôi,
    bị chúng khống chế. Các chiêu số này cho ta thao túng được nhân tình,
    chiếm lấy chủ động thì nhiều lần phải sử dụng phối hợp nhiều kỹ xảo.
    Tình trường quả là cuộc chiến tranh da
    phương.
     
  5. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 19. Kế nắm đằng chuôi

    4. Không có chuôi thì tạo ra chuôi
    Thập kỷ 30, Vương Gia Liệt làm tư lệnh quân đoàn 25 kiêm chủ
    tịch tỉnh Quí Châu về danh nghĩa phục tùng Tưởng Giới Thạch, thực tế
    độc chiếm bá quyền Quí Châu không cho người của Tưởng Giới Thạch
    xâm nhập. Tưởng Giới Thạch đã dùng một số biện pháp để khống chế
    Quí Châu, điều động Vương Chia Kiệt ra khỏi Quí Châu cắt vây cánh
    của họ Vương. Nhưng Vương Gia Kiệt không phải kẻ bất tài tầm
    thường, bất cứ thế nào cũng không chịu rời hang ổ Quý Châu. Tưởng
    Giới Thạch bèn bày mưu điệu hổ ly sơn. Một hôm tháng 5 năm 1935,
    Tưởng Giới Thạch đến Vũ Hán gợi ý Trương Học Lương giúp thực hiện
    kế này. Hôm sau Tưởng Giới Thạch đáp máy bay đến Quí Dương thủ
    phủ Quí Châu. Trương Học Lương cũng đáp chuyên cơ của mình tháp
    thùng Tưởng Giới Thạch đến Quí Dương. Sau khi đến Quí Dương,
    Tưởng Giới Thạch nói cùng Trương Học Lương đến Quí Dương du
    ngoạn. Hôm sau thì Tưởng Giới Thạch và
    Trương Học Lương trở về Vũ Hán, Vương Gia Kiệt mang các tướng lĩnh
    ra sân bay tiễn biệt. Đợi cho sau khi máy bay Tưởng Giới Thạch cất
    cánh rồi, Trương Học Lươn nói với Vương Gia Kiệt rằng: "Lão Vương
    này, anh chưa bao giờ ngồi máy bay do tôi tự lái cả. Lên máy bay đi, tôi
    sẽ cho anh chiêm ngưỡng vẻ đẹp Quí Dương từ trên cao rồi đưa anh trở
    xuống đất ngay". Vương Gia Kiệt hoàn toàn không phòng bị bèn bước
    lên máy bay. Máy bay cất cánh bay thẳng về phía bắc. Vương Gia Kiệt
    biết mình mắc lừa rồi nhưng không còn cách gì khác. Sau đó, Tưởng
    Giới Thạch tuyên bố Vương Gia Kiệt chống cộng ra lệnh quân đội trung
    ương vào tiếp quản Quý Châu. Sau khi Vương Gia Kiệt bị lừa đến Vũ
    Hán rồi bị đưa lên Nam Kinh, Tưởng Giới Thạch phong cho ông ta chức
    trung tướng tham nghị hữu đanh vô thực của Cục tham nghị quân của
    quân đoàn 12, từ đó ngồi chơi xơi nước ở Nam Kinh. Tưởng Giới Thạch
    bổ nhiệm Thiên Trung Tín
    thân tín của Tưởng làm chủ tịch tỉnh Quí Châu thanh trừ tất cả tay
    chân của họ Vương, hoặc điều động các quân quan thời họ Vương. Từ đó
    thế lực cát cứ của Quí Châu tan rã, Quí Châu trở thành thiên hạ của họ
    Tưởng.
    Kế điệu hổ ly sơn của Tưởng Giới Thạch thực chất là chế tạo ra
    một cái chuôi. Cái chuôi của quân phiệt cát cứ Quí Châu là tội danh
    chống cộng bất lực của Vương Gia Kiệt. Tưởng Giới Thạch nắm lấy
    chuôi của cây đao này thì toàn bộ quân đội Quí Châu qui phục dưới cờ
    họ Tưởng. Tưởng Giới Thạch dùng máy bay lừa bắt con tin để tạo ra cái
    chuôi.
    Nói về kỹ thuật tạo chuôi thì Trương Cư Chính thời Minh đã dùng
    một cái chuôi cắm vào lưng hai con người là một tuyệt chiêu lịch sử
    hiếm chấy.
    Minh Thần Tông Chu Dực Quân lên ngôi khi mới có 10 tuổi quyền
    lực triều đinh nằm trong tay ba người. Trong nội cung thì có thái giám
    Phùng Bảo, bên ngoài cung thì có nội các đại học sĩ Cao Củng và Trương
    Cư Chính. Trong ba người thì Trương Cư Chính ẩm kế đa đoan, bèn
    nghĩ ra kế một mìn tên bắn hai con chim để
    thâu tóm toàn bộ quyền lực.
    Đầu tiên họ Trương áp sát Cao Củng gây thiện cảm anh anh em
    em. Nhà Minh khi lập nghiệp đã rút ra bài học hoạn quan lộng hành
    triều chính của đời Đường và Tống, cho nên ban đầu khống chế thái
    giám rất chặt chẽ. Thái giám không có danh vị gì và bị khinh thường.
    Cao Củng thấy họ Trương thân cận với mình rất lấy làm vui
    mừng có việc gì đều thương lượng với họ trương. Bước thứ nhất đã
    thành công, Trương Cư Chính bèn tiến hành bước thứ hai. Họ Trương
    sai một tử tù đóng giả làm thái giám lộn sòng vào trong cung giả vờ
    mưu sát Thần Tông. Bọn thái giám bắt được tên thích khách này nhưng
    thẩm vấn như thế nào nó cũng không chịu khai ai chủ mưu. Thái giám
    Phùng Bảo hết cách bèn cầu cứu Trương Cư Chính. Trương Cư Chính
    giả vờ nói: "Tên thích khách này giả dạng thái giám rõ ràng là muốn đổ
    vạ cho Ngài. Trong số quyền thần Ngài kết oán với ai?” Phùng Bảo nghĩ
    bụng rằng quyền thần là Trương Cư Chính và Cao củng chứ còn ai nữa.
    Phùng Bảo nhớ lại Cao Củng khinh miệt mình và đã từng tranh cãi với
    mình nhiều lần. Rõ ràng Cao Củng muốn hại mình bèn quay về tiếp tục
    thẩm vấn thích khách. Thái giám Phùng Bảo nói với nên thích khách
    rằng: "Ta đã biết Cao Củng sai ngươi hành thích. Chỉ cần người khai
    Cao Củng là chủ mưu ta sẽ không giết người mà lại còn cho ngươi làm
    quan". Tên
    thích khách vội vàng gật đầu đồng ý điểm chỉ vào tờ cung. Thần Tông
    thấy bản cung của thích khách trong lòng rất giận nhưng nghĩ rằng Cao
    Củng là lão thần triều trước bèn gợi ý cho ông ta cáo lão về hưu mà thôi.
    Bây giờ Trương Cư Chính lại xúi thích khách phản cung. Thần Tông
    nghe nói thích khách phản cung bèn thân hành thẩm vấn. Tên thích
    khách tâu lên vua rằng lần trước do một thái giám ép cung nên phải
    khai như thế nên thích khách lấy tay chỉ Phùng Bảo đang đứng bên
    cạnh vua mà nói rằng: "Chính là ông thái giám này". Thần Tông ghét
    Phùng Bảo dám đem việc hành thích hoàng đế làm trò đùa và đem làm
    thòng lọng hãm hại công thần nên trong lòng rất chán ghét Phùng Bảo,
    từ đó xa lánh họ Phùng.
    Trước tiên Trương Cư Chính tạo ra cái chuôi đao thích khách rồi
    dùng kế ly gián khiến cho Phùng Bảo cầm chuôi con dao đó đâm Cao
    Củng rồi sau lại xoay ngược chuôi dao bổ xuống đầu Phùng Bảo. Như
    vậy đã hoàn thành kế hoạch đoạt quyền của mình một cách tài
    tình.
     
  6. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 19. Kế nắm đằng chuôi

    5. Thổ lộ bí mật tất bị người dùng làm chuôi
    Khi hoàng đế Ung Chính nhà Thanh đang ở ngôi, án sát sứ Vương
    Sĩ Tuấn bị phái đi làm quan ở Hà Đông. Khi họ Vương sắp rời kinh
    thành ra đi, đại học sĩ Trương Đình Ngọc tiến cử một mưu sĩ cho ông ta.
    Sau khi đến nhiệm sở, người mưu sĩ này làm viếc rất lão luyện cẩn thận
    lâu ngày Vương Sĩ Tuấn rất trọng dụng mưu sĩ này, xem như người tâm
    phúc nhưng không bao giờ tiết lộ bí mật trong lòng. Khi mãn nhiệm kỳ,
    Vương Sĩ Tuấn chuẩn bị hồi kinh, mưu sĩ này bỗng nhiên xin từ quan
    ra đi. Vương Sĩ Tuấn rất lấy làm lạ hỏi vì sao ông ta muốn ra đi. Người
    mưu sĩ đáp rằng: “ Tôi là thị vệ họ Trần của hoàng đế, hoàng đế sai tôi
    theo ông. Mấy năm nay ông làm quan không có sai lầm gì. Tôi về kinh
    thành trước để bẩm tấu với hoàng thượng cho ông vài lời nói tốt” Nghe
    xong Vương Sĩ Tuấn cả sợ, mấy ngày sau hai chân còn run cầm cập khi
    nghĩ đến việc này. Thật đáng sợ? Nếu chẳng may đối xử xấu với ông này
    thì cầm chắc mất mạng.
    Vương Sĩ Tuấn biết giữ mình, nếu không đã bị người ta nắm chuôi, họa
    hoạn sẽ khôn lường. Có một người thấu hiểu giá trị của sự tự bảo vệ này
    đã nói: "Tự bảo vệ là một pháp bảo mà nhiều người sử dụng để giữ bí
    mật khiến cho mình trở nên thần bí khó hiểu, không dễ gì ai đã nắm
    được đàng chuôi". Trong lòng có điều gì thì phải giữ làm kho báu nội
    tâm, đặt lên cao và xem rất trọng như là một tư bảo kín đáo của mình.
    Nếu như anh đem mảnh đất nội tâm bán cho người khác thì thành lũy
    nội tâm của người đó càng vững bền. Và người đó đứng trong thành lũy
    vững bền của mình mà nhìn xuống thành lũy nhỏ bé của anh thì rõ như
    ban ngày. Khi anh không còn tự tại tự chủ nữa, không còn gì thần bí
    nữa thì tự nhiên không còn gì đáng quý trọng nữa. Nếu như anh muốn
    thăm dò họ thì họ thành lũy tầng tầng lớp lớp anh không có cửa vào.
    Cho nên anh phải luôn luôn đề phòng, tự bảo vệ để không phải sa vào
    thế "tang quyền nhục quốc" (mất quyền nhục nước) vì đã để cho người ta
    cấy trong nội tâm anh.
    Khi vào một hoàn cảnh mới thì càng phải chú ý tự bảo vệ xây dựng
    nên một bức tường thành bất khả xâm Phạm.
    Bởi vì lúc này anh dễ cho rằng mọi người đều tốt sống trong một
    bầu không khí êm ấm, quên mất lời giáo huấn của cố nhân chỉ nên nói
    ba câu với người sơ giao. Chung sống lâu ngày hiểu biết sâu sắc hơn
    mới thấy được bộ mặt sâu thẳm của cuộc sống nơi đây, phát hiện ra
    đầy đủ bộ mặt của những người bạn bè ở đây, bây giờ mới thấy toàn bộ
    nhân cách đa dạng của họ. Bây giờ anh muốn rút chân ra, quay đi giữ
    một khoảng cách nhất định với những người xung quanh để tự bảo vệ,
    nhưng anh đã lỡ bày tỏ nội tâm rồi giống như một bát nước đã hắt đi
    không sao thú lại được nữa. Thế thì làm sao từ đây về sau anh còn có
    thể giữ được khoảng cách cần thiết với mọi người nữa? Không còn có
    thể được nữa rồi. Người ta thì xồng xộc xông vào anh, anh thì rón rén
    từng bước mà vẫn khó đặt chân. Không còn biện pháp nào nữa. Anh
    chỉ còn có cách mang tấm thân đầy thương tích sống âm thầm gian nan
    giữa đám người này. Đó là nỗi phiền não nhỏ gậm nhấm anh.
    Tóm lại, thổ lộ tâm tình giống như một thông tin bày ra công
    khai trước mặt mọi người bị người ta bài binh bố trận điều khiển anh
    tùy thích. Thổ lộ tâm sự với người khác là nguy hiểm bởi vì anh đã cung
    cấp chuôi cho người ta nắm, sẽ thành công cụ của người ta sai khiến.
    Trong cuộc sống thực tế, không phải tất cả những lời nói
    khơi khơi sẽ dần dần lắng xuống. Có ba loại lời nói khơi khơi không thể
    nói ra.
    1 .Lời nói phong phanh bóng gió không được nói ra.
    Bắt giặc phải có tang vật, phải nắm được chỗ cốt yếu của giặc cho
    nên chúng ta nói năng phải có bằng chứng cụ thể. Nếu chúng ta đưa ra
    những lời nói khơi khơi với đối phương như phong phanh bóng gió toàn
    là chuyện lăng nhăng thì rất nguy hiểm, đặc biệt đối với những bí mật
    của người khác càng không thể buột mồm nói bừa ra lung tung. Nếu
    như anh nói anh Nam chị Bắc nào đó đều là những người đã lập gia
    đình mà đã ôm hôn nhau dưới gốc cây ngoài phố, quang cảnh động tình
    hơn cả trong phim. Tin truyền đến tai họ thì họ có thể căm giận thấu
    xương mắng chửi anh không tiếc lời chờ thời cơ báo thù hoặc tìm anh đôi
    co phản đối bắt anh đưa ra bằng chứng. Thế thì anh làm sao? Nói khơi
    khơi thì dễ đưa ra bằng chứng thì khó. Lúc đó anh không có máy ảnh để
    chụp hình họ, nhưng có máy ghi âm để ghi tiếng nói của họ thì làm sao
    có thể chứng minh họ biểu diễn một pha thân thiết cuồng nhiệt Chỉ còn
    biết tự vả miệng mình. Có thể không cúi đầu xin lỗi hay sao? Thiên hạ
    có hôn hít nhau thật đấy, song anh không có bằng chứng mà nói khơi
    khơi bâng quơ như thế là điều ngàn vạn lần chớ có làm. Nhân tâm khó
    lường, không nhất định đúng mà cũng không nhất định vô lý. Anh nói
    mấy lời bâng quơ chẳng qua cho sướng miệng một lúc mà không lường
    hậu quả.
    2. Không nên nói những lời lộ bí mật vi phạm kỷ luật bảo mật.
    Nhỏ như một đơn vị, lớn như cả một nước trong một thời kỳ nhất
    định, một phạm vi nhất định đều có bí mật. Chúng ta phải giữ miệng
    như bình, không được tiết lộ. Có người nhẹ dạ, nông nổi, không có tính
    kỷ luật, len lén nói ra điều bí mật, khiến cho một truyền mười, mười
    truyền trăm, người người đều biết. Có người tâm thuật bất chính nghe
    được như được vàng, dùng làm phương tiện trục lợi làm tổn hại nghiêm
    trọng cho đơn vị hay quốc gia. Những vấn đề liên quan đến bố trí nhân
    sự anh cũng không nên nói cho người hữu quan biết tin tức đó, nếu lỡ kế
    hoạch, nhân sự thay đổi thì anh làm sao an ủi được người ta? Và nếu
    anh gây ra mâu thuẫn trong đơn vị về việc điều chuyển nhân sự đó thì
    ai chịu trách nhiệm? Lộ bí mật cho bạn thân không hại bạn thì hại
    mình. Anh một lòng nhiệt tình mà anh ta lại cho là anh tiết lộ bí mật,
    phê bình thẳng thừng, thậm chí tố cáo thì anh còn giữ được thể diện hay
    không ? Có một số người không thích nghe những lời đồn đại như vậy,
    họ không
    biết ơn anh thì cũng là vô duyên lắm rồi. Cho nên mách lẻo thì tóc bạc,
    chi bằng khép chặt cửa mồm là hơn.
    3. Vạch trần những lời đồn đại cũng không nên làm.
    Phải biết trên đời này có những người rất quái khi tình đầu ý hợp
    không gì không nói, một khi quan hệ lạnh nhạt thì đổi bạn thành thù,
    vô tình vô nghĩa, thậm chí đổ dầu vào lửa, nhân cơ hội hãm hại. Đó là
    những người không đứng tin cậy. Tất nhiên gặp phải những người như
    vậy thì kẻ ưa đưa lời đồn đại tất sẽ bị hại. Chúng ta biết lời đồn đại
    thường là việc diễn ra chỉ có giữa hai người, làm sao anh có chứng cứ?
    Thậm chí đối phương phẫn nộ phản kích, lại bịa ra một tin đồn khác đối
    với anh mà ác liệt gấp mười lần, công kích anh khiến cho anh có mồm
    mà không nói được. Thế là cả hai bên đều bị trọng thương chứ không
    phải họ bị anh bán đứng. Kết quả sẽ như thế nào? Anh vốn chỉ a dua,
    không cầu danh trục lợi hay cố tình vạch trần điều bí mật của người ta,
    hay cố ý bày mưu tính kế nhưng chẳng may chính anh lại bị hại vì
    những lời đồn đại. Cho nên giả sử như anh nghe được lời đồn đại nào đó
    thì không nên truyền đi. Thiên hạ mỗi người ai cũng có một mảnh trời
    riêng, tốt nhất anh nên lấy tín nghĩa làm trọng, lấy lương thiện làm gốc
    hà tất buộc người ta phải quay lại cắn anh?
    Cuối cùng cần phải đặc biệt nhấn mạnh là: nói điều bí mật cũng
    như nghe điều bí mật đều bất lợi, không an toàn cho anh. Nghe thấy bí
    mật của người ta thì người ta sẽ đả kích anh nếu người ta có quyền lực.
    Bí mật là điều không được nghe, không được nói.

    (sưu tầm)
     

Chia sẻ trang này