36 kế nhân hòa - Kế 25. Kế ứng biến

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi dcba, 11 Tháng tư 2007.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Làm thế nào thích ứng khi quan hệ đột biến?
    Trong cuốn Hạc lâm ngọc lộ, Lâm Sự chi trí của La Đại Kinh
    thời Tống có viết: "Đại phàm khi làm việc lớn hay nhỏ đều phải có trí.
    Trí là gì? Tùy cơ ứng biến dùng để giải quyết sự kiện". Về ý nghĩa
    nhất định nào đó, người có trí là người có thể tùy cơ ứng biến theo gió
    bẻ.
    Mục đích cuối cùng của ứng biến là khiến cho ta luôn luôn ở vị
    trí chủ động nắm được động thái phát triển của sự việc để thực hiện
    được mục tiêu đã định. Cụ thể, ứng biến có hai công dụng: một là giữ
    được chủ động, hai là biến bị động thành chủ động.
    Trong cuộc sống có thể chia thành 4 tình huống ứng biến:
    1 Nghĩ xa. Người không nghĩ xa tất có họa gần. Nghĩ xa là một
    loại ứng biến có ý nghĩa chiến lược nhất. Một con người nhìn xa thấy
    rộng lấy được, bỏ được, co được, duỗi được mới tranh thủ chủ động
    được.
    2. Lo gần. Nghĩ không được xa tất sinh lo gần. Thậm chí có khi
    nghĩ xa mưu sâu nhưng do hoàn cảnh khách quan thay đổi bất trắc
    thì cũng khó tránh khỏi lo gần. Ví dụ do thiên chuyển công tác mà
    hoàn cảnh trở thành xa lạ.
    3. Giải nguy. Không giải quyết được lo gần tất thành họa gấp,
    cho nên giải nguy là một loại ứng biến trong một cảnh ngộ nhất định.
    Ứng biến giải nguy bằng trương thanh thế, hoặc lấy công làm thủ,
    pháp cụ thể. Nói chung, ứng biến giải nguy phản ảnh rõ mưu trí và
    khả năng ứng biến của một con người.
    4.Tùy cơ. Đây là trong một tình cảnh ôn hòa mà. tùy cơ hành sự,
    xử thế thông suốt biến hóa. Đó là biểu hiện chủ yếu của trình độ thao
    túng lòng người trong giao tế của một con người. Bởi vậy loại ứng biến
    này sẽ là trọng điểm giới thiệu sau đây.
     
  2. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 25. Kế ứng biến

    1. Khéo nói sửa sai
    Đại thái giám Lý Liên Anh là người cơ trí khéo nói, giỏi làm đẹp
    lòng Từ Hi Thái hậu. Tài cơ trí của ông đã nhiều lần giải vây cho Từ
    Hi Thái hậu và thuộc hạ. Từ Hi thích xem Kinh kịch thường ban
    thưởng những ân huệ nho nhỏ cho kép hát. Một hôm sau khi xem kép
    hát nổi tiếng là Dương Tiểu Lâu biểu diễn, bà gọi kép hát này đến
    trước mặt chỉ mâm bánh sữa trên bàn bảo rằng: "Ta ban cho ngươi tất
    cả mang đi!"
    Dương Tiểu Lâu khấu đầu tạ ơn nhưng không muốn bánh sữa
    bèn cả gan tâu rằng: "Khấu đầu tạ ơn thái hậu, nhưng những vật quí
    giá này nô tài không dám nhận, xin thái hậu rộng lòng ban cho một
    chữ. "
    Từ Hi đang vui nên không giận, nói rằng: "Người muốn cái gì?”
    Dương Tiểu tâu khấu đầu tâu rằng: "Lão Phật gia phúc lớn bằng
    trời, phải chăng có thể cho nô tài một chữ?”
    Từ Hi cao hứng sai thái giám mang bút mực đến vẫy tay viết
    một chữ Phúc.
    Tiểu Vương gia đứng bên cạnh thấy chữ của Từ Hi viết bèn nói
    nho nhỏ rằng: "Chữ Phúc bộ Thị chữ không phải bộ Y cơ.”
    Dương Tiểu Lâu thấy Từ Hi viết sai, nếu nhận mang về e người
    khác đàm tiếu, há không phải mắc tội khi quân hay sao. Nếu không
    nhận lấy cũng không được vì Từ Hi sẽ nổi giận chém đầu ngay. Lấy
    cũng không được, không lấy cũng không được. Dương Tiểu Lâu tháo
    mồ hôi hột.
    Không khí trở nên căng thẳng. Từ Hi cũng cảm thấy thẹn, vừa
    không muốn Dương Tiểu Lâu nhận lấy vừa không tiện giữ lại.

    Lý Liên Anh đứng bên cạnh nhanh trí cười ha ha nói: "Phúc của
    Lão Phật gia đều hơn mọi người trên đời một "điểm"" (Chữ Phúc của
    Từ Hi viết bộ Y là so với bộ Thị thêm một chấm tức một điểm). Dương
    Tiểu Lâu vừa nghe nói thế thoắt nghĩ ra bèn vội vàng khấu đầu tâu
    rằng: " Lão Phật gia phúc nhiều đây là phúc hơn người nô tài làm sao
    dám lĩnh". Từ Hi đang sắp nổi giận, nghe nói thế bèn thuận gió bẻ lái
    cười nói rằng: “Được rồi, hôm sau sẽ ban cho ngươi". Như vậy lời nói
    khảo của Lý Liên Anh đã giải vây cho hai người.
    Lý Liên Anh ứng biến khéo ở chỗ: sửa sai thành không sai khiến
    cho chữ Phúc viết sai thành Từ Hi cố ý viết khác chứ không phải viết
    sai vì sơ suất, vừa gỡ thể diện vừa ninh Từ Hi mà lại vừa giúp Dương
    Tiểu Lâu thoát nạn. Lý Liên Anh ứng biến vừa nhanh vừa khéo. Dưới
    đây là một ví dụ khác.
    1. Sửa sai bằng phát huy cái sai.
    Trong khi diễn thuyết tất phải đạt được hiệu quả tại chỗ. Nhưng
    nếu đột nhiên xảy ra nhiễu loạn nào đó thì có thể khiến cho diễn giả
    nhất thời không khống chế được ngôn ngữ nói sai khiến cho lâm vào
    cảnh quẫn bách. Trong tình huống đó, diễn giả phải sử dụng phương
    pháp sửa sai bằng cách phát huy cái sai ra ý mới giải thoát khỏi bế
    tắc và đạt được hiệu quả tức thời tại chỗ. Ví dụ có một người dẫn
    chương trình tham gia lễ ra mắt của đoàn Kinh kịch Sư Tử Lâu đảo
    Hải Nam do sơ suất đã giới thiệu ông Nam Tân Yến, bí thư đảng ủy
    Hải Nam Sư phạm học viện thành "tiểu thư" làm cho cả hội trường
    náo loạn lên. Cô dẫn chương trình bèn chân thành xin lỗi Nam Tân
    Yến và nói rằng: "Tên của Thủ trưởng thật là đầy ý thơ làm tôi nhớ
    đến hai câu thơ: "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, phi nhập tầm
    thường bách tính gia". (Chim yến ngày xưa trong dinh Vương Tạ nay
    bay vào nhà bá lính). Thật là một bức tranh tuyệt mỹ giống như
    quang cảnh hôm nay. Kinh kịch xưa nay vốn lưu hành ở
    phương bấc mà bây giờ Kinh kịch từ phương bắc xuống phương nam,
    vượt qua eo biển Quỳnh Châu bay đến Hải Nam và làm tổ ở đây. Há
    chẳng phải là một bức tranh tuyệt mỹ hay sao?"
    Khả năng ứng biến của cô dẫn phương trình này quả khiến cho
    mọi người thán phục. Sau khi cô tỏ lời xin lỗi do thấy chữ Yến trong
    tên của thủ trưởng mà sinh ra y thơ đẹp rồi dẫn ra câu chuyện sinh
    động bắt nuồn từ sai sót của mình diễn đạt một cách đầy chất thơ.
    Phương thức sửa sai bằng phấp thay cái sai này được toàn bộ quan
    chúng vỗ tay rào rào, nhiệt tình tán thưởng là điều tất nhiên.
    2. Lấy đúng sủa sai.
    Trong khi diễn thuyết, diễn giả do quá căng thẳng hay kích
    động mà lỡ lời. Trong tình huống này, diễn giả chớ vì thể diện mà làm
    người ai cũng không tránh được sai sót. Tất nhiên là nói lại một lần
    bằng ngôn từ chính xác để cải chính chỗ lỡ lời nói sai. Nếu như trong
    tình hình cho phép mà biện luận sự khác biệt của lời nói sai với lời
    nói đúng thì có thể gây ấn tượng sâu sắc hơn nữa đối với thính giả. Ví
    dụ, một vị chủ nhiệm khoa của trường sư phạm nọ nới chuyện với học
    sinh mới vào khoa đã nói ràng: "Các bạn học sinh, chúc mọi người
    mọi sự tốt lành. Các bạn từ bốn phương về trường sư phạm bắt đầu
    cuộc sống học tập mới, nhất định sẽ chuyên cần học tập tiến bộ không
    ngừng. Tương lai hy vọng mỗi bạn sẽ trở thành giáo viên tiểu học
    mẫu mực. Không, phải nói hy vọng tương lai mỗi bạn đều thành giáo
    viên tiểu học mẫu mực bởi vì hy vọng đó là hiện thực. Điều tôi muốn
    diễn đạt là tấm chân tình của tôi lúc này đối với các bạn, chúc các
    bạn sau này sẽ bước lên bục giảng hoàn thành chức
    trách vinh quang nhất”.
    Vị chủ nhiệm khoa này nhanh chóng nhận thấy đã nói nhầm
    “hy vọng tương lai" thành "tương lai hy vọng" nên kịp thời sửa đổi lại
    một cách khéo léo. Như vậy vừa thừa nhận lỡ lời nói sai, vừa giải
    thích lý do nhưng không những không gây ra khó chịu mà lại có tác
    dụng tốt. Thật là một phương pháp bổ cứu sáng suốt.
    3. Biến sai thành đúng.
    Khi tức thời phát biểu ý kiến thì một khi diễn giả phát hiện nói
    sai thường có tâm lý căng thẳng, cản trở dòng tư duy, thậm chí
    không thể tiếp tục nói nữa. Nếu rủi ro xảy ra tình huống này, diễn
    giả nên lập tức biện minh, khéo léo chữa sai thành đúng. Ví dụ trong
    một cuộc hôn lễ, người chủ trì nhiệt tình mời phát biểu ý kiến,
    một vị giáo viên trung học dạy nghề lập tức đứng lên phát biểu. Ông
    nói chiều nay là ngày tác thành tình duyên của thầy Hạ Minh trường
    trung học dạy nghề và tiểu thư Diệp Hồng công ty thương mại... Có lẽ
    có người cho tôi nói sai há không phải Hạ Minh và Diệp Hồng cùng
    công tác trong một công ty hay sao? Đúng vậy Hạ Minh đã theo
    thương nghiệp nhưng một tháng trước còn là một thầy giáo trẻ tuổi
    ưu tú trong nghề. Bây giờ trong mắt chúng tôi, anh vẫn luôn luôn là
    bạn đồng nghiệp tốt. Tôi xin nhân cơ hội này thay mặt toàn thể
    những người trong nghề thành tâm chúc đôi bạn đẹp duyên lành.
    Rõ ràng ông này đã nhầm lẫn khi giới thiệu tân lang. Chữa trường
    dạy nghề chức nghiệp trung học thành thầy giáo trong nghề chức
    trung giáo sư. Vẫn giữ hai chữ "chức" và "trung" song ý nghĩa đã dược
    đính chính. Sau khi thấy mình nói sai đã khéo léo chữa "thầy giáo
    trung học dạy nghề" thành thầy giáo trong nghề (tức người giỏi trong
    nghề ở đây là nghề buôn bán). Không những đã đính chính sai lầm
    mà còn đề cao tân lang là bậc thầy trong nghề buôn bán, tất nhiên
    mọi người đều thán phục vui vẻ hưởng ứng, hôn lễ càng náo nhiệt.
     
  3. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 25. Kế ứng biến

    2. Xem gió bẻ lái tùy cơ ứng biến
    Năm 1966, Lâm Ngữ Đường nhà văn học hiện đại nổi tiếng từ
    Mỹ về Đài Loan định cư. Tháng 6 năm đó, một học viện ở Đài Bắc cử
    hành lễ tốt nghiệp trân trọng mời tâm Ngữ Đường tham gia và xin
    ông phát biểu ý kiến. Mấy vị tai to mặt lớn phát biểu trước Lâm Ngữ
    Đường. Họ nói dài dòng lê thê khiến cho thính giả đều ngủ gật. Đến
    khi tâm Ngữ Đường đăng đàn phát biểu, ông bèn giơ tay nhìn đồng hồ
    đã 1 1 giờ rưỡi rồi nên thay đổi cách nói, chỉ nói một câu: "Lời phát
    biểu của bậc thân sĩ nên giống như mini jup của phụ nữ, càng ngắn
    càng tốt" Thế thôi, không nói nữa. Ông vừa nói xong mọi người lặng
    ngắt, mấy giây sau cả hội trường òa cười và những tràng vỗ tay dài
    biểu lộ ủng hộ diễn giả ưu tú này. Hôm sau các báo lớn ở Đài Bắc đưa
    tin "Đại danh sư hài hước danh bất hư truyền". Xem ra ngẫu hứng
    phát biểu phải có tài ăn nói và cơ trí thuận gió buông chèo! Không khí
    buổi diễn thuyết thường kích động diễn giả nhưng có nhiều vị không
    hiểu hoàn cảnh cụ thể đã thao thao bất tuyệt như sông Hoàng Hà vỡ
    đê không thể nào ngừng được. Tục ngữ đã dạy người thức thời là kẻ
    tuấn kiệt. Nếu diễn giả không biết theo gió buông chèo, tùy cơ ứng
    biến thì dù có tài ăn nói cũng vẫn làm người
    ta chán, khiến cho thính giả "buồn nôn". Trong giao tế đối mặt với sự
    đố ky, công kích, vu cáo thì phải tùy cơ ứng biến. Đầu tiên gặp việc
    chớ hoảng phải giữ đẩu óc bình tĩnh mới có thể cùng tắc biến biến tắc
    thông đổi nguỵ thành yên. Thứ đến phải có lòng đại lượng khoan
    dung, trong lúc loạn không quên đại cục mở đường cho đối phương hạ
    đài.
    Dưới đây giới thiệu mấy phương pháp tùy cơ ứng biến:
    1. Lấy đúc trả oán chiếm được nhân tâm.
    Có một đại gia đình người dâu út linh lợi khéo tay, tài trí hơn
    người, hiền thục đoan trang nên được mẹ chồng sủng ái. Vì vậy dâu
    cả, dâu thứ sinh lòng đố kỵ. Một hôm đến nàng dâu út làm cơm. Sau
    khi nấu nướng xong, nàng ra bờ ao giặt quần áo. Bấy giờ cô dâu cả và
    cô dâu thứ sinh ra một kế ác: cho thêm củi vào bếp lò để cho cơm khê
    cháy để làm mất thể diện cô dâu út khéo tay. Một chốc, nàng dâu út
    giặt xong quần áo trở về thấy củi còn đang cháy. Vốn thông minh cô
    hiểu ngay việc gì đã xảy ra, bèn nhanh trí biến cơm vừa sém thành
    cháo rồi làm thêm một ít bánh. Đợi khi mọi ngươi đều đã ngồi vào bàn
    ăn, cô bèn nói: "Mấy ngày nay trời nóng, mọi người ăn cơm chắc không
    ngon miệng, tôi nấu một ít cháo, làm một ít bánh để cả nhà thay khẩu
    vị cả nhà đều khen.
    Hành động này của cô dâu út vừa làm vui lòng mọi người, vừa
    để cho hai chị dâu có đường hạ đài. Rõ ràng là một công đôi việc vừa
    được lòng cả nhà vừa khiến cho hai chị dâu vốn đố ky đã chuyển sang
    bái phục. Về sau, cô dâu út không hề chấp nhặt việc đó khiến cho hai
    chị dâu lại càng kính trọng. Cuộc sống gia đình vì vậy yên ấm vô
    cùng.
    2. Khéo so sánh .
    Năm 1991, Lý Tuyết Kiện vai chính phim Tiêu Dụ Lục đoạt
    được cả hai giải Con Gà Vàng và Cành cọ vàng. Khi đáp từ, ông đã
    không dùng những sáo ngữ vô vị thường dùng. Ông chỉ nói một cánh
    thành thực: "Khổ và mệt thì nhiều người xem Tiêu Dụ Lục phải chịu,
    danh và lợi lại một mình chàng ngốc Lý Tuyết Kiện được." Anh
    vừa dứt lời toàn hội trường vỗ tay như sấm dậy. Bài phát biểu của
    anh không những khiến cho mọi người thích thú mà còn kính phục
    nhân cách của anh. Lời phát biếu và hình tượng của anh để lại ấn
    tượng sâu sắc trong lòng mọi người.
    Người được khen thưởng rất khó phát biểu sao cho tốt bởi vì
    lòng cảm tạ thường khó diễn đạt. Muốn phát biểu thành công thì vừa
    phải ngắn gọn súc tích, thành khẩn hài hước vừa phải đưa ra so sánh
    tỉ dụ, sinh động lý thú.
    3.Mượn việc phát huy điểm thạch thành kim.
    Có một thầy giáo trong khi giảng bài văn học bỗng một con chim
    sẻ bay vào lớp kinh hãi vừa kêu vừa bay loạn xạ trong phòng học, học
    trò đều chú ý cả vào con chim nhỏ. Cửa sổ có lưới sắt, chú chim không
    bay ra được Thầy giáo thấy thế bỗng nảy sinh ý hay bèn nói rằng: "Ái
    dà, con chim này đẹp xiết bao. Các em hãy nhìn kỹ đi, tiết thứ hai các
    em làm một bài văn về nó nhé như vậy là diễn ra một bài học quan
    sát. Học sinh vừa quan sát vừa bàn bạc, thầy giáo thỉnh thoảng lại gợi
    ý. Gặp pahỉ quyấy nhiễu, thầy giáo vẫn bình tĩnh tuỳ cơ ứng biến,
    mượn việc phát huy từ con chim nhỏ mà chỉ dùng một câu nói dẫn dắt
    được học sinh quan sát học tập truy cầu tri thức. Con chim nhỏ chỉ
    như hòn đá mà thầy giáo đã điềm hóa thành vàng ròng.
    4. Thừa thế dấn lên, biên quẫn bách thành thần kỳ.
    Trong một buổi lên lớp chung, trước khi làm thí nghiệm thầy
    giáo hóa học nói: "Khi ta đưa thanh kim loại Natri đốt nóng này vào
    bình chứa khí Clo thì nó sẽ cháy bùng lên và có khói trắng". Nhưng
    khi thực hiện thí nghiệm thì không phải là khói trắng mà là khói đen.
    Cả lớp kinh hãi . Thầy giáo nhanh trí nghĩ ra ngay do chưa tẩy sạch
    tạp chất trên thanh Natri nên có kết quả như thế. Thầy giáo bèn
    tương kế tựu kế tiếp tục làm thí nghiệm. Thầy hỏi trò A: “xem thấy
    gì?" Trò A không nói, 11' thầy giáo khuyến khích rằng: "Thực sự cầu
    thị, thấy gì nói nấy. Đó mới là thái độ khoa học". Trò A bèn nói: “Thưa
    thầy em không thấy khói trắng mà thấy khói đen". Thầy giáo bảo
    rằng em quan sát rất chính xác, như vậy vừa rồi không phải là kim
    loại Natri chăng? Nhưng đây thực là một thanh kim loại Natri mà.
    Thế tại sao vừa rồi lại bốc khói đen? Các em hãy nhớ lại tính chất vật
    lý và cách bảo quản kim loại Natri". Lớp học bèn nhốn nháo lên, trò C
    bèn nói rằng: “Kim loại Natri không thể để ngoài không khí, phải
    ngâm trong dầu mỏ". Thầy giáo đáp lại rằng: "Em nói đúng. Vừa rồi
    thầy sơ suất trước khi thí nghiệm chưa lau sạch dầu khí trên thanh
    Natri cho nên mới có sự cố thí nghiệm vừa rồi. Nếu thầy tiếp tục đốt
    thanh Natri thì việc gì sẽ xảy ra?" Học trò bèn trả lời: "Sau khói đen
    sẽ là khói trắng" . Thầy giáo tiếp tục đốt thanh Natri, trong bình
    chứa khí có tiếng nổ lép bép và bốc khói trắng. Thầy bảo học trò rằng:
    "Dự đoán của các em đã thực hiện" . Học trò vỗ tay hoan hô.
    Trong trường hợp này, thầy giáo đã sai sót mà nhân thể dẫn lên
    đạt được kết quả thần kỳ, thoát ra khỏi tình thế quẫn bách. Việc này
    chứng tỏ sức mạnh của thuật tương kế tựu kế diệu kỳ xiết bao.
    5. Thuận tay dắt dê về chuồng.
    Trong khi phát biểu ý kiến có thể dùng ngay ý kiến người phát
    biểu trước vào lời phát biểu của anh, múc nước trong ao người khác
    làm nên sóng trong hồ của anh vừa tiện lợi vừa thích thú. Chỉ cần sử
    dụng một cách tụ nhiên khéo léo thì có thể làm cho lời phát biểu của
    anh chói lọi hơn.
    Năm 1948, Quách Mạt Nhược đã sử dụng chiêu này trong lần
    phát biểu ở trước mộ Tiêu Hồng. Sau năm phút phát biểu gian nan
    bèn chộp lấy lời của một vị phát biểu trước mà nói rằng: "Tôi vừa nghe
    lời phát biểu dài hai phút của Ngài thị trưởng, nói rất hay! ông nói:
    nữ sĩ Tiêu Hồng, nhà văn nhân dân suốt đời bôn ba vì sự nghiệp giải
    phóng nhân dân cuối cùng qua đời bên bờ biên phương Nam này, bạn
    bè chôn cất nữ sĩ bên vịnh nước nông này. Hôm nay vây quanh nữ sĩ
    đều là những người tuổi trẻ, chúng ta không bi thương, chúng ta
    không cảm khái, xin mọi người hãy vỗ tay chào nữ sĩ. Rất hay, năm
    phút phát biểu của tôi đành phải thay đổi kế hoạch, bây giờ tôi xin nói
    về tuổi trẻ của nữ sĩ vậy...". Lời phát biểu của Quách Mạt Nhược đã
    làm cho không khí thoải mái náo nhiệt hẳn lên. Vốn ông lặp lại lời nói
    của người khác mà lại nói lên ý của mình. Vốn là đầu cơ người khác
    mà lại rất có trí tuệ phong độ. Vừa tán dương người khác, vừa mượn
    lời nhời khác làm phong phú lời của ông. Đó chính là thuật thuận tay
    dắt dê về dùng.
     
  4. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 25. Kế ứng biến

    3. Trong ứng biến đứng đầu là sự hóm hỉnh hài hước
    Lời nói và hành vi hóm hỉnh là biểu hiện của trí tuệ, trình độ
    ứng biến nhanh trí thể hiện rõ ràng nhất trong sự hài hước hóm hỉnh.
    Xin kể vài ví dụ ứng biến hóm hỉnh.
    1. Trả lời khéo léo những câu hỏi hóc búa.
    Một lần Càn Long đột nhiên hỏi Lưu Dung một câu hỏi hóc búa:
    "Kinh thành có bao nhiêu người?" Tuy bất ngờ song Lưu Dung rất
    bình tĩnh, lập tức tâu rằng: "Chỉ có hai người". Càn Long nói: "ông nói
    cái gì đấy? Lưu Dung tâu lại rằng: "Có bao nhiêu người cũng chỉ có
    hai loại nam và nữ, há chẳng phải chỉ có hai người sao".
    Càn Long lại hỏi năm nay trong kinh thành có bao nhiêu người sinh
    ra, có bao nhiêu người chết đi?" Lưu Dung tâu rằng: "Chỉ có một người
    sinh ra, 12 người chết đi,, Càn Long hỏi: "Nói như vậy là nghĩa lý gì?"
    Lưu Dung tâu lại rằng: "Năm nay có sinh bao nhiêu người cũng đều
    thuộc một con giáp, thế chẳng phải chỉ là chỉ sinh có một người hay
    sao? Năm nay chết bao nhiêu người thì 12 con giáp đều có người chết,
    há chẳng phải chết 12 người hay sao?"
    Càn Long nghe xong cả cười cho quả là như thế. Quả thật lưu
    Dung trả lời rất khéo. Vua hỏi không thể không trả lời, trong lòng
    không có con số chính xác mà lại không dám nói bừa cho nên nhanh
    trí trong nháy mày đã tìm ra câu trả lời xảo diệu làm cho vua thích
    thú.
    Loại ví dụ như thế thường gặp trong hoạt động ngoại giao. Đầu
    thập kỷ 60, chúng ta đã bắn rơi một chiếc máy bay do thám U - 2.
    Trong một buổi họp báo có một ký giả hỏi bộ trưởng Trần Nghị rằng:
    "Thưa bộ trưởng, các ngài dã dùng loại vũ khí gì bắn rơi loại máy bay
    trinh sát tầm cao như thế? Rõ ràng đây là một bí mật quân sự không
    thể trả lời công khai nhưng nếu không trả lời thì người hỏi khó chịu.
    Trần Nghị bèn giơ cây gậy trong tay lên nói rằng: "Dùng vũ khí này
    móc nó xuống”. Tất nhiên được một tràng vỗ tay hoan hỉ.
    Quả thực trong đời sống thiên biến vạn hóa có nhiều câu hỏi
    hóc búa. Đối phó với những câu hỏi hóc búa thì phương án tốt nhất là
    dùng ngôn ngữ đa nghĩa mà ứng phó, không được sa vào câu hỏi đích
    thực khiến cho bị động. Như thế sẽ giải tỏa khốn quẫn cho anh.
    2.Làm cho người ta cao hứng.
    Trong lễ mừng thọ 80 tuổi của nữ ký giả Mỹ Anna Luistrong
    người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc, thủ tướng Chu ân Lai nắm
    vững đặc điểm phụ nữ phương Tây, thích người ta nói tuổi mình trẻ
    hơn, bèn liên hệ với hệ thống đo lường Trung Quốc một cân bằng nửa
    công cân (kilôgam) một lý bằng nửa công lý (kilômét) tươi cười yêu
    cầu mọi người nâng cốc chúc bà Strong 40 "công tuế". Mọi người ôm
    bụng cười. Bà Strong cười chảy nước mắt. Thủ tướng Chu ân Lai khi
    bắt đầu diễn thuyết đều khiến cho người ta hưng phấn, vui vẻ cho
    nên rất thành công.
    3. Dĩ hư đối thực.
    Hài hước bao giờ cũng cơ trí nhẹ nhàng, có khi giả ngu giả dại
    không trực tiếp tổn thương đối phương. Thời Tống, Lã Mông Chính
    đã ba lần làm thừa tướng. Có người biếu ông chiếc gương cổ có thể soi
    2000 lý. Lã Mông Chính nói một cách hóm hỉnh rằng: "Mật người chỉ
    lớn như cái đĩa, cần gì phải dùng chiếc gương soi 2000 lý". Lại có
    người biếu ông một chiếc nghiên mực cổ giới thiệu rằng không cần
    dùng nước mà chỉ hà hơi là nghiên mực ướt có thể mài mực. Lã Mông
    Chính nửa đùa nửa thật nói rằng: "Nếu một ngày hà ra 10 gánh nước
    thì cũng chỉ đáng giá 10 đồng tiền mà thôi".
    Người ta biếu đồ cổ, Lã Mông Chính cố nhiên hiểu nhưng ông ta
    đã cố ý dùng lý lẽ không hiện thực, không quan hệ gì để đánh giá lễ
    vật. Người dâng lễ vật giới thiệu lễ vật có tính năng tốt, ông lại nói
    thành không tốt, không cần nhưng lại dùng ngôn ngữ hài hước nên
    hiệu quả rất lớn, tỏ ý ông không muốn nhận lễ vật khiến cho người
    dâng lễ vật biết dâng lễ vật không thỏa đáng, dở khóc dở cười, không
    dám dâng lễ vật nữa. Hài hước càng giỏi thì càng giống như ngu.
    4. Thuận dòng buông chèo.
    Chuyện Lưu Bang thời Tây Hán thuận dòng buông chèo phong
    Hàn Tín làm Tề vương là một ví dụ tuyệt diệu về chiêu này. Sau khi
    Hàn Tín đánh chiếm được đất Tề muốn tự phong Giả Tề Vương bèn
    sái sứ giả về tâu với lưu Bang. Lưu Bang nổi giận đùng đùng, sứ giả
    tái mặt. Các mưu sĩ cạnh lưu Bang khuyên Lưu Bang nên lợi dụng
    Hàn Tín. Lưu Bang tỉnh táo lại nhưng vẫn tiếp tục giả vờ nổi giận nói
    rằng: “Đại trượng phu đánh thành chiếm đất phải xưng vương sao lại
    xưng giả vương? Lập tức phong Hàn Tín làm Tề vương". Lời nói
    chuyển hướng thành thuận dòng buông chèo, tình hình bèn khác hẳn.
     
  5. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 25. Kế ứng biến

    4. Hư mà làm ra vẻ thực, nhược mà làm ra vẻ cường
    Hư trương thanh thế là cố ý làm ra vẻ thanh thế hùng cường để
    dọa đối phương. Bách chiến kỳ pháp, Hư chiến viết : "Phàm đánh
    nhau mà thế lực của ta hư (kém, yếu) thì ngụy trang thành ra vẻ thực
    (mạnh, sung túc) khiến kẻ định không đánh giá được hư thực, không
    dám khinh suất tấn công ta, như vậy ta có thể bảo toàn quân được".
    Cho nên sách lược hư trương thanh thế là thuật ứng biến lâm thời.
    Để đánh chiếm Quan Trung, tháng 9 năm 207 Lưu Bang dẫn
    quân đến Nga Quan (đông nam Lam Dương tỉnh Thiểm Tây Nga
    Quan là cửa ải quan yếu án ngữ đường giao thông Lam Dương với
    Quan Trung. Địa thế cửa ải dễ thủ khó công, là cửa ngõ đông nam
    tiến vào Hàm Dương là đất các nhà cầm quân phải tranh chiếm: Vì
    vậy, quân trần sai quân binh nhuệ đóng giữ cửa ải này. Đương thời
    Lưu Bang chi có 2 vạn người, nếu không qua đượcc cửa ải này một
    cách thuận lợi thì có khả năng Hạng Vũ sẽ chiếm Quan Trung trước.
    Lưu Bang lòng như lửa đốt muốn tiến công. Sau khi nghiên cứu tình
    hình Trương Lương nhận thấy quân Tần hùng cường, nếu như manh
    động thì không những hao binh tổn tướng mà còn kéo dài thời gian
    vào Quan Trung. Trương Lương bèn đề nghị lưu Bang dùng mưu trí
    cướp thành. Một mặt hư trương thịnh thế cắm cờ trên khắp những
    núi non xung quanh Nga Quan để làm cho quân Tần không rõ hư
    thực lòng quân rối loạn. Một mặt nhằm vào nhược điểm thích cái lợi
    nhỏ của tướng trấn giữ ải đem vàng bạc đút lót. Quả nhiên, quan trấn
    thủ Nga Quan thấy thanh thế quân Hán quá lớn, trong lòng hoảng
    hốt, đồng thời tham vàng bạc bèn phản chiến đầu hàng. Lưu Bang
    thuận lợi dẫn quân qua cửa ải tiến thẳng vào Hàm Dương.
    Một ví dụ khác: khi Đường Thái Tông Lý Thế Dân còn trẻ cũng đã
    từng dùng kế hư trương thanh thế dọa quân dịch phải bỏ chạy. Bấy
    giờ vào niên đại Đại Nghiệp, Tuỳ Dạng Đế đánh quân Đột Quyến
    thua trận bị vây khốn ở ngoài cửa ải Nhạn môn. Dạng Đế sai người
    buộc chiếu thư vào khúc gỗ thả vào dòng nước sông Phần cho trôi
    xuống các quận huyện kêu gọi họ đem quân ứng cứu. Bấy giờ chàng
    trai 16 tuổi Lý Thế Dân làm một chức quan dưới trướng tướng quân
    Vân Định Hưng. Sau khi tìm hiểu tình hình quân địch bèn nói với
    Vân Định Hướng rằng: "Quân địch cả gan vây hãm thiên tử là vì
    chúng đoán rằng quân chủ lực cứu viện không thể đến được kịp thời.
    Vì vậy nếu tướng quân phân tán quân đội, kéo dài đội ngũ hành quân
    thành 10 lý, ban ngày phô trương cờ xí cho chúng thấy, ban đêm đánh
    trống hò la cho chúng nghe. Quân địch sẽ không biết hư thực nhất
    định cho rằng đại quân đã đến gần như vậy sẽ rút lui. Ta không đánh
    mà địch tự rút". Vân Định Hưng nghe theo lời Lý Thế Dân làm đúng
    như kế đó: Quân trinh sát Đột Quyết từ xa nhìn thấy đại quân trùng
    trùng điệp điệp bèn lập tức phi báo vua Đột Quyết. Vua Đột Quyết
    qủa nhiên trúng kế vội vàng giải vây rút quân.
    Lý Thế Dân vừa vào quân ngũ mà đã biết dùng kế hư trương
    thanh thế không tốn một mũi tên mà quân địch đã rút chạy giải cứu
    vua Tùy. Vì vậy ông nổi tiếng. Hư trương thanh thế cốt ở Hư mà làm
    ra vẻ Thực Nhược mà làm ra vẻ Cường. Bách chiến kỳ pháp, Nhược
    chiến viết: "Phàm đánh nhau nếu địch đông ta ít, địch cường ta thực
    thì ta phải cắm nhiều cờ xí, tăng số bếp tỏ ra vẻ cường hơn địch, khiến
    cho địch không biết được nhiều hay ít, cường hay nhược thì địch sẽ
    không khinh suất đánh ta, ta có thể đánh nhanh chóng toàn quân
    không bị hại. Kế này dùng vào ứng biến trong thương trường cũng rất
    công hiệu. Vua giá đậu cả nước Mỹ là Puraxi nghe nói sản xuất thức
    ăn đậu Trung Quốc rất phát tài. Ông bèn mời mấy cố vấn Nhật Bản
    bắt đầu sản xuất thực phẩm đậu và mua rất nhiều đậu từ Mexico.
    Ông lại mời ngươi viết bài đăng tạp chí nói về lịch sử đậu đưa ra thực
    đơn các giá đậu. Ông rao bán thực phẩm đậu khắp nơi và đại phát tài.
    Rồi ông nghĩ ra một cách nữa là làm đồ hộp đậu. Ông liên hệ với một
    xí nghiệp bao bì. Xí nghiệp này đồng ý sản xuất đồ hộp đậu với điều
    kiện có hộp đựng, lúc bấy giờ có đại chiến thế giới thứ hai, tất cả kim
    loại đều ưu tiên cho quân đội. Puraxi bèn đến
    Washington gặp bộ phận sản xuất đồ quân dụng. Ông hư trương
    thanh thế là thủ công ty "Công đoàn thực phẩm đậu”, kỳ thực chỉ có
    ông và một người nữa chứ không có công ty nào cả. Các quan chức
    quân sự nghe tên công ty tưởng là công ty nông nghiệp nào đó rất lớn
    bèn cung cấp cho ông mấy trăm vạn vỏ đồ hộp thứ phẩm. Ông bèn
    mua một xưởng bao bì nhỏ, tự mình sản xuất đồ hộp đậu. Ông phối
    hợp đậu với các loại rau khác làm thành một món thức ăn mà người
    Mỹ ưa thích gọi là rau Trung Quốc. Puraxi lại phát huy tài năng hư
    trương thanh thế của ông dán nhãn đồ hộp hiệu Phù Dung. Có thương
    hiệu Phương Đông này rồi, Puraxi lại cố ý làm bẹp một phút các hộp
    đậu để đánh lừa người Mỹ là vận chuyển từ Trung Quốc đến. Như
    thế hàng bán chạy đến mục cung không kịp cầu.
    Về sau Puraxi một mặt mở rộng sản xuất, một mặt đổi tên công
    ty thành Trùng Khánh và lấy danh nghĩa liên đoàn thực phẩm tổ
    chức thị trường trong toàn nước Mỹ tiêu thụ đồ hộp Trùng Khánh.
    Người ta lầm tưởng Trùng Khánh là một công ty lớn tư bản hùng hậu.
    Như vậy Puraxi nhờ hư trương thanh thế mà dựng nên xí nghiệp,
    nhanh chóng kiếm được một triệu đô la.
     
  6. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: 36 kế nhân hòa - Kế 25. Kế ứng biến

    5. Cầm lên được bỏ xuống được
    Tục ngữ có câu "Cầm lên được bỏ xuống được" rất có mùi vị biện
    chứng có nhiều gợi ý cho chúng ta. Cái gọi là, “cầm lên được" là thái
    độ bất đắc dĩ của người lúc gặp khó khán hay không làm được việc.
    Mỗi con người sinh ra ở đời đều gặp phải thuận cảnh và nghịch cảnh,
    những cao ngộ bất ngờ thường đủ các loại biến cố. Gớt nói rất đúng: “
    Một con người không thể vĩnh viễn làm người anh hùng hay người
    chiến thắng, nhưng một con người vĩnh viễn là làm một con người”.
    Trong câu này “làm người anh hùng hay người chiến thắng” là chỉ
    trạng thái “ bỏ xuống được”. Nói cho cùng phải “ bỏ xuống được” mới là
    thước đo chính xác khí phách một con người là người anh hùng, người
    chiến thắng. Phạm Trọng Yêm nói “ bất dĩ vật hỉ kỷ bi” (không nên
    mừng vì được, không nên buồn vì ta) . Có tâm hồn như thế thì xem
    nhẹ đại bi đại hỉ, đại danh đại lợi sẽ dễ (lành "bỏ xuống được". Vương
    An Thạch có hai câu thơ: Mạc tương hí sự nhiễu chân tình, thả khả
    tùy duyên đạo ngã doanh" (Chớ đem trò đùa nhiễu loại chân bình, cứ
    tùy duyên đó là đạo của ta). Vương An Thạch đã phân biệt rất rõ ràng
    "hí sự" với "chân tình , Theo lý giải
    của chúng tôi, cái gọi là "hí sự" là chỉ những cái có thể cầm lên được"
    mà cũng nên "bỏ xuống được" nghĩa là coi mọi việc như trò đùa, như
    tấn tuồng.
    Có thể làm được như thế mà tùy duyên đối đãi moi lợi hại đắc
    thất, họa phúc biến đổi vô cùng trong đời người thì há không phải là
    đã nói được đạo lý thắng lợi của ta?
    Nhìn chung đường đời thường như làn sóng lúc cao lúc thấp cho
    nên người xưa đã than thở biến cố trong giây lát ai nắm được trăm
    năm trường thọ". Nhưng khi một con người đạt đến vinh hoa phú quý,
    liệu có nghĩ đến lúc cơ hàn, Trường Giang sóng sau đè sóng trước lâm
    vào cảnh quẫn bách hay không? Tốt nhất trót tham phú quí vinh hoa
    mà khi đang đạt đến đỉnh cao cực lạc thì nên nhân lúc núi chưa lở,
    sông chưa tràn hãy thong dong xuống núi. Có một nhà nhu đạo đoạt
    huy chương vàng Olympic tên là Taydu đã chiến thắng liên tiếp 203
    trận đột nhiên tuyên bố rút lui vào lúc 28 tuổi. Nhiều người suy đoán
    là anh đã gặp vấn đề gì đó. Kỳ thực Taydu sáng suốt biết rằng, đỉnh
    cao chiến thắng chỉ là một đóa hoa vàng, hôm sau sẽ tàn tạ nên chủ
    động lui về làm một huấn luyện viên. Nên nói dù rằng chọn lựa của
    Taydu có chỗ chưa hoàn mỹ, mang ít nhiều bất đắc dĩ đi nữa nhưng
    về lâu về dài thì là một loại từ quan qui ẩn sống thanh bình và như
    vậy cũng là một loại anh hùng trong các loại hảo hán. Anh là anh
    hùng bởi vì anh biến khỏi vầng hào quang sáng chói, để lại trong lòng
    người đời một nụ cười ấm áp. Người xưa nói: "Tối đại nhất bộ thị tại
    môn ngoại" (Bước lớn nhất là bước ngoài cửa) cho nên đằng sau sự rút
    lui này không phải không có ý nghĩa. Vua thể thao Lý Ninh lựa chọn
    con đường rút lui ra khỏi hoạt động thể thao, lui về theo công đường
    doanh nghiệp cũng khiến cho mọi người hâm mộ. Giống như một mốt
    thời trang tất có ngày lỗi thời, mọi đỉnh cao vinh quang rồi cũng có
    ngày tan biến như mây khói. Cho nên một người sáng suốt thì nên
    "cầm lên được bỏ xuống được" cho đúng lúc. Như vậy chúng ta làm sao
    lại phải lưu luyến, hối tiếc gì?
    Trên đường đời tất gặp một số tình huống khiến chúng ta không
    thể không "bỏ xuống". Ví dụ một con người đến khi lớn tuổi tất bị
    "tước" khả năng vinh quang. Lúc bấy giờ là lúc thử thách thái độ
    "cầm", "bỏ" của họ. Vị tổng thống Mỹ đầu tiên Washington sau khi
    làm một nhiệm kỳ không ra ứng cử nhiệm kỳ hai. Khi rời ghế tổng
    thống, ông tổ chức tiệc cáo biệt, thản nhiên nâng cốc chúc phúc mọi
    người. Hôm sau, ông cũng thản nhiên tham gia lễ nhận chức của tân
    tổng thống. Rồi ông vẫy mũ chào trở về trang trại quê hương. Giây
    phút đó đã lưu lại một vầng hào quang vĩnh hằng. Nhà khoa học Anh
    Hekinri đạt nhiều thành tích danh vọng cực cao. Đến năm 80 tuổi,
    ông không thể không từ chức giáo sư khoa giải phẫu, chức giám sát bộ
    ngư nghiệp và cả chức cao quí nhất - Chủ tịch Hội khoa học hoàng gia
    Anh. Tâm tư của ông nặng nề, mất thăng bằng tâm lý. Thậm chí sau
    khi ông phát biểu từ chức rồi thì ông đã nói với một người bạn rằng:
    "Tôi vừa đọc cáo phó của tôi". Nhưng dù sao ông cũng đã "bỏ xuống"
    trong hoàn cảnh không ai bắt buộc, ngoài sự bắt buộc của tuổi tác bản
    thân ông.
    Một chức vụ, một danh hiệu đương nhiên mang ý nghĩa thành
    tựu và địa vị của một con người trong xã hội. Washington và Hekinri
    đã "cầm" lấy vòng nguyệt quế tối cao của họ nhưng họ đều đã chủ
    động "bỏ" xuống. Một danh nhân nói: "Cái quan trọng không phải là
    cái anh có mà là cái anh chịu đựng là cái gì". Với thái độ thản nhiên
    và tự kiềm chế "bỏ" chức vụ xuống thì người đó càng thêm quang
    vinh.
    Tục ngữ có câu Thiên hữu bất trắc phong vân (Trời có mây gió
    bất ngờ) cho nên một con người có thể gặp tình huống sau: Con người
    chưa đạt đến tột đỉnh công kích hay chức tước, trái lại thường gặp lúc
    quẫn bách buộc phải “bỏ xuống". Lúc bấy giờ quan trọng nhất là học
    được cách "bò dậy". Tục ngữ có câu "Ngã không đau, bò dậy nghĩ lại
    mới thấy đau”. Nghĩ lại là cần thiết, nhưng cứ chăm chăm nghĩ lại cái
    "đau” thì tự trói chân, trói tay.
    Thời kỳ chiến tranh nam bắc ở Mỹ, sau khi ký hiệp nghị đầu
    hàng, chủ tướng Robert có tâm tư rất nặng nề. Ông trở về quê, tránh
    tất cả các cuộc tập hợp quần chúng và không tiếp ai cả. về sau, ông
    nhận lời mời của chính phủ ra làm chức viện trưởng Học viện
    Washington. Ông không đau buồn hối hận lâu dài, mà thầm lặng
    tham gia cái chiến dịch phục hưng quốc gia. Phải công nhận Robert là
    ngươi sáng suốt hiểu rằng: sứ mệnh của tướng quân không chỉ là đưa
    thanh niên ra chiến trường, hy sinh thân mình trong chiến đấu, mà
    quan trọng hơn nữa là dạy cho họ biết thực hiện giá trị nhân sinh như
    thế nào. Robert là người biết bỏ xuống mà thực hiện được giá trị bản
    thân. Sau khi vấp ngã ông biết bò dậy. Robert là người biết "cầm lên",
    biết !'bỏ xuống", biết "bò dậy", quả là dũng cảm đáng khâm phục.
    Còn nhớ năm xảy ra nháy lớn ở Đại Hưng An Lĩnh đã khiến cho
    bí thư huyện ủy huyện Mạc Hà là Vương Chiêu Anh từ "cầm lên"
    chuyển sang “bỏ xuống". Đang làm chức bí thư huyện ủy, bà bị cách
    chức, điều động đi nơi khác, bãi miễn cả tư cách đại biểu quốc hội
    khóa 13. Sóng gió cuộc đời đã đưa bà lên nhấn bà xuống, nhưng thái
    độ của bà thong dong tự tại nên cuối cùng bò dậy lên chức bí thư quận
    ủy thành phố Gia Cách Đạt Kỳ. Trong sóng gió cuộc đời, ai "cầm được
    bỏ xuống được" thì sẽ quang vinh.

    (Sưu tầm)
     

Chia sẻ trang này