36 kế nhân hòa - Kế 27. Kế bán khôn mà ăn

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi dcba, 18 Tháng tư 2007.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Làm sao khiến cho người ta xúc động?
    Thuật khôn ngoan là một chiêu tinh tế trong giao tế. Người
    khôn ngoan linh lợi làm việc gì cũng được người ta yêu thích. Người
    tinh tế, giỏi đầu cơ khéo léo thậm chí tạo ra ảo giác sai lầm giống như
    nhà ảo thuật. Rõ ràng cầu xin người ta mà lại làm ra vẻ ban ân cho
    người, bản thân không có công kích mà lại làm như cũng có công với
    người khác. Trong giao tế tồn tại thủ pháp có thể hạ thấp vốn hay
    không đầu tư vốn mà vẫn đạt được nhân tâm, làm ra vẻ đáng thương
    khiến cho người ta đồng tình, dùng lời tán tụng rẻ mà đoạt được cái
    quí giá, ban một hư vinh mà khiến người ta phải dốc sức vì mình. Đối
    với kẻ mạnh thì ra vẻ đánh giá thấp mà thực tế lại là đề cao. Tất cả
    đều là phép bán khôn.
    Trong lĩnh vực thương nghiệp khôn ngoan thường đạt được
    thắng lợi bất ngờ bỏ con săn sắt bắt con cá sộp. Ví dụ như quyên góp
    cứu tế, khuyến mại... đều là những hoạt dộng công ích ngoài mặt là
    trợ giúp không lấy lãi, thậm chí chịu lỗ cho sự nghiệp xã hội, tỏ lòng
    từ thiện vô tư kỳ thực là quảng cáo có hiệu quả hơn so với bỏ vốn làm
    quảng cáo. Bỏ tiền làm quảng cáo gọi là "quảng cáo cứng" còn cứu tế
    xã hội là "quảng cáo mềm". "Quảng cáo cứng chí thông báo cho người
    ta biết hàng hóa của mình. "Quảng cáo mềm" vừa thông báo cho người
    ta biết hàng hóa của mình, nên công ty của mình, đồng thời đoạt được
    lòng mến mộ và sự ủng hộ của người ta tức đắc nhân tâm. Đó là kế
    bán khôn.

    1 . Vừa chiếm được lợi dễ dàng vừa được lòng người
    Cuối thời Nguyên Mông, nông dân khởi nghĩa bùng nổ khắp nơi,
    quần lùng cát cứ mỗi người một phương. Trong số đó Chu Nguyên
    Chương, Trần Hữu Lượng và Trương Lộng Thành tương đối mạnh. Họ
    đều tìm cách nuốt chửng đối phương, xưng vương xưng bá, vì vậy
    đánh nhau.
    Tháng 5 năm 1366, Chu Nguyên Chương bị Trần Hữu Lượng và
    Trương động Thành hên thủ tấn công đất ứng Thiên của Chu Nguyên
    Chương. Trong khi hai bên còn đang kịch chiến bất phân thắng bại
    thì tình hình Giang Bắc đột biến. Tiểu Minh Vương Hàn Lâm Nhi và
    Lưu Phúc Thông dẫn ba cánh quân bắc phạt bị quân Nguyên đánh
    cho thảm bại. Sau khi Tiểu Minh Vương rút quân về An Phong thì
    Trương Sĩ Thành sai đại tướng Lã Trân vây đánh An Phong, tình thế
    hết sức nguy hiểm. Tiểu Minh Vương nhiều lần sai người cầu cứu Chu
    Nguyên Chương. Hôm đó, Chu Nguyên Chương triệu tập hội nghị
    quân sự thảo luận việc đem quân giải vây An Phong. Mọi người thảo
    luận rất náo nhiệt, chúng tướng phản đối phái quân giải vây, cả quân
    sư Lưu Cơ cũng kiên quyết phản đối. Lần này Chu Nguyên Chương
    gạt bỏ kiến nghị của chúng tướng nói rằng: "Ta tự quyết định", rồi sai
    quân giải vây An Phong cứu Tiểu Minh Vương.
    Vì sao Chu Nguyên Chương dám mạo hiểm như thế Chu
    Nguyên Chương xảo quyệt đã gảy bản tính ma của ông. Ông nhận
    định An Phong là bình phong của ứng Thiên, An Phong thất thủ thì
    ứng Thiên của ông sẽ trống trải dễ bị tấn công, cứu An Phong là giữ
    ứng Thiên. Còn Tiểu Minh Vương có ảnh hưởng rất lớn trong quần
    chúng lao khổ cũng như trong quân khăn đỏ, là một ngọn cờ có sức
    hiệu triệu lớn. Chu Nguyên Chương tôn Tiểu Minh Vương làm chúa,
    nấp dưới lá cờ long phượng của ông ta, lợi dụng được ảnh hưởng của
    ông ta, tranh Thủ được nhân tâm và hơn nữa là quân thù sẽ chĩa mũi
    nhọn trước tiên vào Tiêu Minh Vương. Giải vây An Phong là vì mưu
    đồ lớn về sau của Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương bèn
    thân hành dẫn quân đánh lui Lã Trân cứu được An Phong. Tiểu Minh
    Vương rơi lệ cảm ơn Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương thừa
    thắng hồi sư kịch chiến với Trần Hữu Lượng ở hồ Thiện vương. Trần
    Hữu hương thua trận mà chết.
    Sau khi đại thắng. Chu Nguyên Chương được phong làm Ngô
    Quốc công dưới cờ Tiêu Minh Vương. Sau cuộc thiên An Phong, Chu
    Nguyên Chương quyết tâm khống chế Tiểu Minh Vương trong tay
    mình. Ông liên tiếp bán khôn, rước Tiểu Minh Vương đến Trừ Châu,
    xây dựng cung điện nguy nga cho Tiểu Minh Vương ở đó, sắp đặt xa
    giá nghi trượng rồng chầu phượng múa uy nghi, y phục và thực phẩm
    sung túc hoa lệ, ngầm sai thân tín bao vây cách ly Tiểu Minh Vương,
    đối toàn bộ thị vệ hầu hạ trong cung thành bộ hạ của mình. Từ đó,
    mọi cái của Tiểu Minh Vương đều nằm trong tay Chu Nguyên
    Chương. Về sau Chu Nguyên Chương dùng kế mượn đao giết người
    sát hại Tiểu Minh Vương trở thành vô dụng. Khi sắp chết, Tiểu Minh
    Vương vẫn khăng khăng nhớ ơn Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên
    Chương nhờ vào bán khôn mà được giang sơn và nhân tâm.
    Công phu bán khôn không gì bằng rõ ràng phiếm được lợi dễ
    dàng, thậm chí khiến người ta phải chết mà vẫn có cảm giác là được
    ban ơn. Không lộ rõ mục đích mưu lợi của mình cho thiên hạ biết, mà
    lại tô điểm thành lợi ích của người khác, khiến cho người đó cảm thấy
    tựa hồ được ban ân, được giúp đỡ.
    Camary, vua hùng biện Mỹ đã có một việc mẫu mực cho kế bán
    khôn. Ông yêu cầu giám đốc một khách sạn bỏ ý định tăng giá thuê
    phòng. Ông kể lại: Mỗi quý tôi đều thuê 20 tối một hội trường của
    khách sạn nọ ở New York để giảng dạy về phương thức xã giao. Có
    một quý khi tôi vừa bắt đầu lớp dạy thì đột nhiên được thông báo tăng
    giá thuê hội trường lên 3 lần. Trước khi có thông báo này thì giấy vào
    cửa đã in xong và đã phân phát rồi, các công tác chuẩn bị khai giảng
    cũng đã chuẩn bị xong. Làm sao để thương thảo đây? Cái họ quan tâm
    là cái họ muốn được. Hai ngày sau, tôi đến tìm giám đốc khách sạn và
    nói rằng: “khi tôi nhận được thông báo tăng giá của ông thì có một
    chút xao xuyến. Nhưng cũng không thể trách các ông, nếu là tôi tôi
    cũng sẽ ra một thông báo như thế. Ông là giám đốc khách sạn này,
    trách nhiệm cửa ông là làm sao cho khách sạn thu được lợi lớn nhất.
    Nếu ông không làm như thế thì không giữ được chức giám đốc và cũng
    không nên giữ chứng giám đốc. Nếu như ông kiên quyết tăng tiền
    thuê hội trường vậy thì chúng ta hãy cùng nhau tính toán một chút
    xem làm như vậy ông có lợi hay bất lợi." Tôi nói tiếp: "Trước tiên hãy
    nói y mặt có lợi, nếu hội trường không cho thuê làm chỗ giảng bài mà
    lại cho thuê làm sàn nhảy, làm dạ hội chắc chắn ông lãi to hơn bởi vì
    các hoạt động đó không dài lâu, bọn họ mỗi lần có thể trả cho ông một
    món tiền thuê lớn tất nhiên là lớn hơn cho tôi thuê. Cho tôi thuê rõ
    ràng ông thiệt lớn. Bây giờ chúng ta hãy nghĩ một chút về mặt bất lợi.
    Trước tiên ông tăng giá cho tôi thuê thì ông giảm thu nhập bởi vì như
    vậy thực tế là ông đuổi tôi đi. Tôi không đủ tiền thuê hội trường của
    ông tất phải tìm chỗ khác tổ chức lớp học. Lại còn một bất lợi thực tế
    cho ông nữa. Lớp học của tôi hai vẫn hấp dẫn hàng ngàn nhà quản lý
    có trình độ văn hóa đến khách sạn của ông nghe giảng, như vậy đối
    với ông đó chẳng phải là quảng cáo không mất tiền hay sao? Thực tế
    nếu ông chi 5000 đô la đăng quảng cáo trên báo thì ông vẫn không thể
    mời hàng ngàn người đến
    tham quan khách sạn của ông, thế mà lớp học của tôi lại mời được họ
    đến. Đấy tính toán chi li là như vậy." Sau khi nói xong tôi cáo từ nói
    rằng: "Xin ông hãy suy nghĩ kỹ rồi trả lời cho tôi”. Đương nhiên cuối
    cùng ông giám đốc nhượng bộ.
    Xin chú ý xong việc này tôi không hề nói một câu nào về điều tôi
    muốn nói mà chỉ đứng trên vị trí của ông giám đốc mà suy nghĩ đặt
    vấn đề.
    Đưa lợi ích người khác ra chỗ sáng, giấu lợi ích thật của mình
    vào chỗ tối nhưng sẽ đạt đến mục đích của mình mà lại còn được lòng
    đối phương. Bán khôn quả là thuật thao túng nhân tâm tinh tế nhất.

    2. Mía ngọt cả hai đầu
    Thời kỳ Minh Thanh, tỉnh Hồ Nam có một đạo đài tên là Thiền
    Chu Tuyền. Ông giỏi quan sát nên làm việc gì cũng trôi chảy, vì thế
    quan lại lớn nhỏ đều khâm phục.
    Có một năm, một khách du lịch ngoại quốc ra phố mua hàng.
    Một nhóm trẻ con chưa từng thấy người ngoại quốc nên cứ bám theo
    ông Tây. Ông Tây tức giận vung gậy đánh bọn trẻ. Có một chú bé
    không tránh kịp bị đánh vào thái dương, chẳng bao lâu sau thì chết.
    Cha mẹ cậu bé tất nhiên không chịu bỏ qua bèn xông đến kéo áo Ông
    Tây giữ lại. Ông Tây vung gậy đánh loạn xạ, đánh trúng cả những
    người xung quanh, đến nỗi có mấy người bị thương. Thế là mọi người
    công phẫn xông lên bắt trói ông Tây dẫn đến nha môn.
    Sự việc này rất khó xử vì là án mạng mà lại có quan hệ người
    ngoại quốc. Việc đến tay Thiền Đạo Đài. Ông không hổ danh lão luyện
    chốn quan trường có kinh nghiệm xử án phong phú. Ông vận dụng
    tuyệt chiêu bán khôn. Một mặt ông nhận định ở Hồ Nam có nhiều
    người ưa quấy rối. Dân tình dễ xúc động, nếu như giải quyết không
    tốt thì họ sẽ nổi lên tụ tập, làm khó dễ ngươi ngoại quốc. Đến lúc đó
    muốn trị người ngoại quốc thì cũng không được, không trị người ngoại
    quốc cũng không xong. Chi bằng đem tình thế khó xử của quan bảo
    cho họ biết, yêu cầu họ giúp quan. Chỉ cần các nhân hào bá tính công
    phẫn dửng lên tranh chấp với lãnh sự ngoại quốc, hình thành cục diện
    hai bên đôi co thì lãnh sự quán ngoại quốc thấy bá tính nổi dậy sẽ sợ
    hãi, bởi vì các ông Tây rất sợ nhân dân nổi dậy. Đến lúc đó, quan mới
    ra mặt bảo dân không được náo loạn. Bá tính sợ quan nên nghe theo
    quan. Lãnh sự ngoại quốc thấy quan dẹp được dân thì rất cảm ơn
    quan. Tính toán sách hoạch như thế xong rồi, Thiền Chu Tuyền bèn
    đi thăm mấy vị thân hào có thế lực, xin họ hợp tác đứng ra tranh chấp
    với lãnh sự quán. Nếu thắng cuộc thì minh oan được cho bá tính và
    lấy được thể diện quốc gia. Thế là mọi người cho Thiền Đạo Đài là vị
    quan tốt, biết bảo vệ quyền lợi bá tính.
    Thiền Đạo Đài lại đến lãnh sự quán ngoại quốc nói với họ nếu xử nhẹ
    e bá tính bất phục. Lãnh sự quán nghe nói như thế lại thấy dân
    chúng tụ tập bên ngoài quả thật sự lo sợ Thiền Đạo Đài bèn nói: ngài
    lãnh sự cũng không cần phải quá lo sợ, chỉ cần xử thích đáng, tôi sẽ
    dốc sức thuyết phục bá tính không để cho họ càn quấy.” án xử tất
    nhiên đầu voi đuôi chuột nhưng Thiền Đạo Đài được cả đôi bên. Quan
    trên khen ông giỏi, xử lí tốt. Lãnh sự cam tạ ông đã trấn áp không cho
    bá tính quấy nhiễu thành chuyện lớn nên ca tụng ông. Thân hào khen
    ông biết bảo vệ lợi ích bá tính.
    Phương pháp bán khôn mua được nhân tâm cả đôi bên giỏi ở chỗ
    nắm được tâm lí con người, vận dụng một cách khéo léo, hai bên đều
    tốt. Chỉ cần chủ động lấy được lòng đôi bên thì mía ngọt cả hai đầu.

    3. Diễn vai người bị hại
    Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, việc bọn quan chuyên quyền
    thời đại nào cũng có, thế mà hoàng đế các triều đại tựa hồ không rút
    ra được bài học. Thời Hán Nguyên Đế sủng ái hoạn quan Thạch Hiển,
    phong cho làm Trung thư lệnh quyết định tất cả các việc lớn nhỏ
    trong triều đình. Thạch Hiển là người nham hiểm, lúc nào cũng lo có
    người nói xấu ông với hoàng đế, làm bất lợi cho ông. Ông bèn tính
    cách tỏ ra trung thành với hoàng đế, tăng cường lòng tín nhiệm của
    hoàng đế đối với ông. Có một lần, hoàng đế sai ông đến các cung làm
    một chút việc. Ông cho rằng đây là thời cơ để ông kiêm nghiệm xem
    xung quanh hoàng đế có những ai có thái độ không tốt đối với ông.
    Ông bèn tâu với hoàng đế e rằng làm xong việc này thì quá muộn, cửa
    cung Vị ương đã đóng không vào được, xin hoàng đế hạ chiếu quan
    gác cửa cung để cửa chờ ông. Hoàng đế lập tức hạ chỉ dụ xuống các
    quan giữ cửa cung. Thạch Hiển cố ý kéo dài thời gian đi vòng khắp
    các cung, đến nửa đêm mới đến bảo quan giữ cửa mở cửa cho ông vào
    hậu cung. Về sau quả nhiên có người dâng sớ hạch tội Thạch Hiển cậy
    quyền lộng hành, tự ý bắt mở cửa cung. Hoàng đế xem xong cười rồi
    đưa bản tấu đó cho Thạch Hiển xem. Thạch Hiển rơi nước mắt làm bộ
    hàm oan tâu rằng: "Xin bệ hạ minh xét, bệ hạ vô cùng tin tưởng thần
    thường sai thần đi các cung làm việc này việc nọ cho nên có nhiều
    người sinh lòng đố ky, tìm thời cơ hãm hại thần. Loại bản tấu tố cáo
    như thế này chắc không phải chỉ có một bản, về
    sau ă't sẽ còn có nữa. Đối với những lời nói bóng nói gió như thế, chỉ
    còn trông chờ vào sự anh minh của bệ hạ. Vi thần xuất thân hèn mọn,
    quả không dám một mình làm cho bá quan bất mãn khiến cho mọi
    người oán hận. Thần xin từ chức quan hiện nay chỉ làm người quét
    dọn trong hậu cung dể tỏ lòng trung thành với bệ hạ, chết cũng
    không oán hận. Chỉ cầu xin bệ hạ tin tưởng thần mà thôi". Nguyên Đế
    cho lời nói của ông chân tình nên rất cảm động bèn tin tưởng ông,
    không những không cho từ chức mà còn nhiều phen ủng hộ, khen
    thưởng, khích lệ ông bảo ông cứ cố gắng làm tốt công việc. Thạch Hiển
    càng vinh hiển hơn.
    Đóng vai bán khôn chiếm được đồng tình của người ta thì đạt
    đến mục đích. Trẻ con thường khóc lóc đau khổ khiến cho người lớn
    đáp ứng yêu cầu. Kẻ ăn xin áo quần lam lũ thì dễ được người ta bố thí.
    Ông chủ đuổi nhân viên cũng làm ra bộ nhăn nhó đau khổ thì mới
    giảm thiểu lòng bất mãn của người bị cho thôi việc.
    Trẻ con là cao thủ bán khôn, người già cũng giỏi bán khôn không
    kém trẻ con. Có một câu chuyện nhỏ sau đây: Trước khi ăn cơm trưa
    A Kiều thấy một người già áo quần lam lũ đang câu cá ở chỗ nước chỉ
    sâu 5mm trước tửu quán. A Kiều hiếu kỳ đứng lại xem với nhiều
    người khác: ai cũng cho ông già là người ngu. A Kiều động lòng trắc
    ẩn dịu dàng nói với ông già rằng: "Cụ có vui lòng vào tửu quán uống
    với tôi một cốc rượu chăng?" Ông già câu cá vui lòng nhận lời. A Kiều
    mua rượu cho cụ uống rồi ân cần hỏi rằng: "Cụ câu cá phải không?
    Sáng nay cụ câu được bao nhiêu con cá rồi?” ông cụ đáp

    4. Thuật mua nhân tâm không mất tiền
    Không khéo bất thành khôn. Có một số người tinh khôn tuy
    không đầu tư bao nhiêu công sức vẫn có thể mua được nhân tâm. Họ
    đã làm như thế nào?
    1. Ban cho một tước hiệu rất kêu
    Con người bò lên cao, nước chảy xuống thấp. Truy cầu địa vị cao
    hơn, tước hiệu hiển hách hơn, đó là thường tình. Phấn đấu công tác
    không quay đầu lại, tích cực hướng thượng phấn đấu không ngừng là
    để bò lên đỉnh kim tự tháp. Bất kể ngành nghề nào, công tác nào nếu
    như không có địa vị cao làm miếng mồi câu mọi người thì không thể
    nào cổ vũ được mọi người hăng hái tiến lên. Những nhân viên tiếp thị
    được các ông chủ thông minh đổi thành các danh hiệu như đại biểu
    nghiệp vụ, chuyên gia nghiệp vụ, đôi khi phong cho làm quản lý, chủ
    nhiệm... Thực ra nội dung công tác của họ không mảy may thay đổi
    mà lại có tác dụng nâng cao địa vị xã hội của họ, khiến cho họ coi
    trọng công tác của họ, phát huy càng cao tiềm năng công tác của họ.
    Hình như người Nhật Bản biết cánh sử dụng chiêu này nhất. Họ
    phong các danh hiệu tổng giám đốc, ủy viên, cố vấn cho cán bộ nhân
    viên của họ để cổ vũ tinh thần hăng hái của nhân viên khiến cho
    nhiều sản phẩm Nhật Bản tràn lan thế giới, bá chiếm toàn cầu. Đủ
    thấy trong dục vọng của con người thì khát vọng địa vị cực kỳ bức tiến
    tới chừng nào!
    2. Ban thể diện cho thuộc hạ.
    Ngày xưa Triệu Vương được một hòn ngọc đẹp sai người tạc
    thành chén ngọc và tuyên bố rằng: "Sau này dùng chén ngọc này rót
    rượu ban cho ai lập công cao". Về sau quân Tần đem quân đánh nước
    Triệu, vây thành Hàm Đan, Tín Lăng Quân nước Triệu lãnh quân đi
    đánh giải vây Hàm Đan. Sau đó Triệu Vương ban rượu chén ngọc đó
    chúc sức khỏe Tín Lăng Quân. Ngụy công tủ Tín đăng Quân đáp lễ và
    tán thưởng chiếc chén ngọc này là bảo vật. Về sau nước Yên đem quân
    đánh Triệu. Tướng Triệu là Liêm Pha đánh tan quân Yên ở Nam
    Thái. Triệu Hiếu Thành Vương không có gì khác để ban thưởng, lại
    dùng chén ngọc này ban rượu cho tướng sĩ Tướng sĩ được dùng chén
    ngọc này uống rượu đều rất sung sướng. Về sau người nước Triệu ai
    được uống rượu bằng chén ngọc này đều cảm thấy cao quí hơn được
    ban bổng lộc.
    3. Nói ngược nói xuôi mà vẫn thế.
    Nước Tống có một người thích khỉ nên đã nuôi một đàn khỉ.
    Nuôi lâu ông ta hiểu tâm lý của khỉ, khỉ cũng hiểu được ý nghĩ của
    ông. Để nuôi được đàn khỉ này ông dã giảm bớt cả chi tiêu gia đình.
    Sau một thời gian, gia đình ông ngày càng túng thiếu, không thể
    không giảm bớt khẩu phần của khỉ nhưng lại sợ khỉ sẽ không vâng
    lời ông nữa. Ông bèn lừa bọn khỉ rằng: "Từ hôm nay bắt đầu mỗi ngày
    cho mỗi con ăn buổi sáng 3 quả ngô, buổi chiều 4 quả ngô thế là đủ ăn
    rồi". Bọn khỉ nghe thấy thế bèn nổi giận nhảy nhót lung tung. Ông
    bèn bảo chúng: "Vậy thì đổi lại buổi sáng 4 quả chiều 3 quả có được
    không?”. Bọn khỉ vui lòng bèn nằm im trở lại.
    4. Làm bộ mẹ hiền
    Đến quán án cơm trưa thoáng nghe bà chủ quán bảo chớ có uống
    nữa chiều còn làm việc. Nghe qua tựa hồ không đúng khẩu khí chủ
    quán nhưng bà cứ trách móc mà khách hàng cứ say xỉn.
    Tôi đã từng bị một người bạn kéo đến một cửa hàng miến ăn
    miến. Miến cũng không có gì đặc biệt ngon đến nỗi phải chạy ba
    quãng đồng như thế. Đang bực mình thì bạn đã lau mồm ra vẻ hài
    lòng lắm bảo rằng, đây là chỗ ba năm đầu bước vào xã hôị mình ngày
    có phải ba lần đến. Quán nhỏ này có gì đán giá đến thế duy chỉ bà chủ
    quán thật thân thiết khó quên. Có lẽ cô bạn lưu luyến chính là vì thái
    độ “ mẹ hiền” của bà chủ quán.
    Những quán nhỏ như thế thường có ba chủ quán có quan hệ rất
    thân thiết với khách hàng. Thái độ trách móc dịu dàng của bà chủ bổ
    sung cho lòng nhớ quê hương của những đứa con lưu lạc ra thành phố.
    Đó chính là nguyên nhân hưng thịnh của các quán nhỏ này. Các bà
    chủ quán này bề ngoài ra vẻ bộc trực, kỳ thực đã biết
    lợi dụng tâm lý tính nũng nịu của khách hàng và cũng được khách
    hàng đáp ứng lại thái độ mẹ hiền của họ.

    5. Việc nhỏ được nhân lớn
    Phùng Viện là một môn khách của Mạnh Thường Quân ban đầu
    không được trọng dụng, trong lòng ấm ức về sau lại được hậu đãi vì
    giúp ích Mạnh Thường Quân. Một lần Mạnh Thường Quân sai người
    đi ấp Tiết đòi nợ, Phùng Viện xung phong nhận nhiệm vụ này. Ông
    hỏi Mạnh Thường Quân đòi được nợ thì mua cái gì. Mạnh Thường
    Quân đáp mua cái gì trong nhà ta không có. Phùng Viện bèn ra đi đến
    ấp Tiết đốt tất cả các giấy nợ không thu một đồng tiền nào. Bá tính
    nghèo khổ ở ấp Tiết không ngờ Mạnh thường Quân nhân đức như thế,
    ai ai cũng đều cảm kích rơi lệ. Phùng Viện trở về, Mạnh Thường Quân
    hỏi có đòi được tiền hay không. Phùng viện đáp không những không
    thu tiền lãi mà tiền gốc cũng không thu. đã đốt tất cả giấy nợ rồi.
    Mạnh Thường quân rất không vui. Phùng Viện nói: chẳng phải công
    tử đã bảo tôi mua cái gì trong nhà không có hay sao. Tôi đã mua cho
    công tử cái đó đem về đây. Cái đó là "Nghĩa". Đốt giấy nợ ảnh hưởng
    gì đâu, mà được nhân nghĩa thì công tử được nhân tâm ích lợi xiết
    bao? Mấy năm sau. Mạnh Thường Quân bị dèm pha mất chức thừa
    tướng, quay về đất phong là ấp Tiết. Bá tính nghe Mạnh Thường
    Quân về bèn đổ hết ra đường đón tiếp biểu thị hoàn toàn ủng hộ
    Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân vô cùng cảm động, bây giờ
    mới hiểu lòng Phùng Viện mua "nhân nghĩa” cho ông.
    Muốn bán khôn không thể một xu không bỏ ra mà phải đem vốn
    liếng mua nhân tâm. Đó là phương pháp tốt nhất tranh thủ thời cơ
    cho sự nghiệp mai sau
    Một công ty khi chiêu đãi khách hàng đều mời cả vợ lẫn chồng.
    Nếu chỉ chiêu đãi chồng là khách hàng thì chỉ là trao đổi lợi ích như
    mọi quan hệ thương trường khác, nhưng nếu chiêu đãi cả các bà vợ
    khách hàng thì biến tính quan hệ không chính thức là quan hệ mua
    bán mà có tính chất quan hệ thân tình. Các bà vợ được mời chiêu đãi
    rất cảm kích, tình cảm của các bà sẽ ảnh hưởng đến các ông chồng.
    Các ông chồng sẽ hết sức cảm ơn công ty. Việc buôn bán của công ty
    càng phát đạt.
    Ngoài ra quyên góp từ thiện, khuyến mại, trợ giúp thiên tai... là
    những hoạt động của công ty xem ra tưởng chừng tốn tiền vô ích, thực
    ra lại thu lãi rất lớn nhờ bán khôn. Đó là quảng cáo mềm. Đương
    nhiên chúng ta hoan nghênh cách bán khôn có lợi cho xã hội này.
    Về phương diện này có hiện tượng Sophia đáng chú ý Tháng 8
    năm ngoái trong báo cáo học thuật của đại học Nam Kinh đề xuất
    tuần lễ diễn giảng Sophia, diễn giả là Hà Dương nổi tiếng. Các đài
    truyền hình truyền thanh Nam Kinh quảng cáo chương trình này.
    Mọi người đổ dồn đến đại học Nam Kinh để xem Sophia là ai? Vậy
    Sophia là ai? Đó là một công ty bột giặt? Trong hội trường trường đại
    học Nam Kinh mấy chục cô gái xinh đẹp khoác băng chéo mang chữ
    Sophia đi đi lại lại phân phát quảng cáo, hóa ra là diễn giảng do công
    ty sản xuất bột giặt giấy vệ sinh phụ nữ, mỹ phẩm tài trợ chứ không
    phải diễn giảng) về ông Sophia nào đó. Như vậy nhờ phương tiện
    truyền thông mà Sophia nổi tiếng. Chi phí chỉ có bốn năm ngàn nhân
    dân tệ để tài trợ cho một hoạt động phi kinh doanh mà lợi ích nhiều
    hơn quảng cáo mấy phút trên ti vi.
    Dùng phương thúc quảng cáo mềm còn có thể được quảng cáo
    vào cả những nơi cấm quảng cáo. Ai cũng biết quảng trường Thiên An
    Môn và thành lầu Thiên An Môn là thánh địa cấm quảng cáo. Danh
    tiếng Thiên An Min nức lòng từng người, giới doanh nghiệp nhỏ nước
    dãi thèm muốn được dùng làm nơi quảng cáo. Tuy nhiên
    cũng có người khôn ranh đã lợi dụng được cơ hội. Thành lầu Thiên An
    Môn mỗi năm quét vôi một lần, xem ra không quan hệ gì người khác,
    thế nhưng lại khiến cho một người khôn ngoan chú ý đến. Trước ngày
    quốc khánh lần thứ 44, tổng giám đốc công ty tập đoàn Hoa Kỳ ở
    Thiên An Môn lên Bắc Kinh mang theo một chi phiếu 50 vạn nhân
    dân tệ trao cho Ban quản lý quảng trường Thiên An Môn. Lễ tiếp
    nhận quyên góp này có mời các quan chức phụ trách các bộ môn ở
    trung ương Bắc Kinh và Thiên Tân đến dự. Hoạt động này được mệnh
    danh là “Tôi yêu Thiên An Môn".' Tân Hoa Xã phát tin khắp nước cho
    mọi người biết tiền quyên góp này dùng để quét vôi mới trang trí lầu
    và làm một phòng nghỉ cho qúy khách trên lầu. Nhân dân toàn quốc
    và nước ngoài thấy ngọn cờ đỏ nước Trung Hoa phất phới bay trên
    Thiên An Môn đều biết tin này. Tập đoàn Hoa Kỳ thâm nhập vào trái
    tim họ!
    Trường hợp bán khôn khác cũng đáng chú ý. Ngày 14 nháng 11
    năm 1994, công ty bách hóa Nam Nguyên ở Hàng Châu bắt đầu khai
    trương, đưa ra ba biện pháp. Thứ nhất, về phương diện thúc đẩy tiêu
    thụ không cố lấy lãi nhiều, mỗi ngày bán ra một loại hàng hóa với lãi
    suất hấp làm cho khách hàng thấy tân kỳ. Hai là, về phương diện
    giám sát thì thành lập ban phục vụ khách hàng kiểm tra cân đo đong
    đếm cho khách hàng, bảo đảm đúng số lượng mua, chống cân đo đong
    đếm thiếu, treo một cuốn sổ khách hàng góp ý. Thứ ba, là về phương
    diện phục vụ thì yêu cầu nhân viên bán hàng lễ phép, đưa hàng đến
    nhà khách hàng, mở rộng phạm vi phục vụ Mỗi ngày từ 6h30' đến
    7h30' tổ chức xe đưa khách hàng về nhà. Ba biện pháp này đều được
    khách hàng hoan nghênh, khiến cho thanh thế công ty nổi như cồn.
    Khách hàng cảm thấp mình là thượng đế về mặt giá cả, an toàn phục
    vụ...thế là mọi người đổ xô về công ty Nam
    Nguyên mua hàng.
    Xí nghiệp khai trương cần phải có danh tiếng nên phải làm sao
    gây được ấn tượng tốt trong công chúng. Đó là tiền đề đầu tiên cho xí
    nghiệp phát triển.
    Nói tóm lại, trong giao tế biết bán khôn mà ăn quan trọng hơn
    cả dùng tiền bạc, thế lực lớn. Khôn ngoan động não tìm cách mua
    chuộc nhân tâm khiến cho họ hưởng ứng hoạt động của mình là một
    bí quyết trong giao tế giữa người và người về mọi phương diện.

    (sưu tầm)

    Chữa thẹn giấu xấu là bản năng của con người, cho nên chủ
    động lộ xấu thì cần phải có ý chí và dũng khí cực mạnh. Cố gắng che
    đậy khuyết điểm, sai sót của mình thì có khi càng che đậy càng lộ
    liễu, che chỗ này hở chỗ kia. Chi bằng chủ động lộ xấu trước là tăng
    cường lòng tự tin và dũng khí, sau là biểu hiện bản sắc nhân tính thì
    người ta sẽ phê bình ít đi. Hơn nữa biểu hiện nhược điểm mà biết cách
    phát huy thì có thể làm người ta yêu mến hơn. Lộ xấu có công dụng
    chủ động tấn công.
    1 Lộ một xấu che trăm xấu: Lợi dụng khu vực mà trong tư duy
    người ta lộ ra một chỗ xấu có thể khiến người ta không thấy các chỗ
    xấu khác.
    2. Cô ý lộ xấu để đặt bẫy: Giả vờ vô ý làm sai khiến cho đối
    phương tưởng đó là cái chuôi hoặc là thông tin thật, do đó mà sa vào
    bẫy đã giương sẵn.
    3. Ra sức quảng cáo cái xấu, lợi dụng lòng hiếu kỳ của mọi
    người, cố ý phô trương cái xấu, sở đoản sai lầm ra sẽ đạt đến hiệu qủa
    quảng cáo xuất kỳ bất ý.
    Tóm lại, cái vậy xấu xí cũng có thể làm người ta thích cũng nói
    tiếng như minh tinh. Chủ động lộ xấu có thể khiến sở đoan thành sở
    trường, thậm chí có thể dụ địch mắc lùa dùng "xấu" đạt thắng lợi.

    1. Lộ một xấu che trăm xấu
    Thời Đường quy định chặt chẽ trình tự tuyển dụng quan lại, dù
    cho thi đỗ cũng còn phải qua khảo sát của bộ Lại mới được bổ dụng.
    Lý Lam Phủ làm thị lang bộ Lại nắm quyền khảo tuyển quan lại.
    Không bao lâu, ông đã lôi kéo được bộ hạ làm vốn chính trị, ngoài mặt
    làm ra vẻ không xu nịnh mà ngầm làm nhiều việc khác. Mỗi năm bộ
    Lại đều khảo tuyển quan lại đăng bảng công bố.
    Một lần nọ, trước khi treo bảng, Ninh Vương em của hoàng đế
    Huyền Tông ngầm đưa cho Lý Lâm Phủ một danh sách 10 người yêu
    cầu ông xếp lên đầu bảng. Đương thời nghiêm cấm chạy cửa sau. Lý
    âm Phủ thấy thời cơ câu kết với Ninh Vương đã xuất hiện. Ông nhận
    danh sách trong lòng rất vui mừng nhưng trên mặt lại ra vẻ khó xử
    nói rằng: "Vương gia chắc chắn biết việc này rất khó làm dù cho 1
    người huống hồ đến 10 người". Và không đợi Ninh Vương đáp, Lý Lâm
    Phủ nói tiếp: “Vương gia giao việc này cho tôi chứng tỏ Vương gia tín
    nhiệm tôi, cất nhắc tôi. Vương gia là hoàng tộc, làm việc cho hoàng
    gia há còn sợ trách nhiệm hay sao?" Lời nói này đương nhiên làm cho
    Ninh Vương vui lòng, tránh mặt lộ ra thần sắc úy lạo. Lý Lâm Phủ từ
    trong thần sắc này tính ra một việc khác. ông nói: "Vương gia, vậy thì
    như thế này. Để bảo vệ kỷ cương triều đình và đề phòng người khác
    thừa cơ nói xấu, xin Vương gia cho tôi tự ý chọn ra 1 trong 10 người
    này, bác bỏ trước mặt mọi người để lần sau sẽ xét vào đầu bảng bổ
    nhiệm cho một chức vụ cao Lý Lâm Phủ che giấu toàn bộ âm mưu
    gian trá trong lòng tỏ ra vẻ trung chính cung kính vâng lời. Trong
    lòng đương nhiên Ninh Vương rất vui mừng, coi Lý Lâm Phu thật sự
    vì triều đình phục vụ và năng nổ bèn tán thưởng. Ngày treo bảng, Lý
    Lâm Phủ nói trước mọi người rằng: "ông này nhờ Ninh Vương nói hộ,
    như vậy là bại hoại không thể nhẫn nhịn được. Không thể tuyển ông
    này." ông vừa dứt lời, mọi người thè lưỡi bảo nhau rằng: “Lý lại bộ
    dám chống lại cả Ninh Vương thật là một vi quan chính trực quang
    minh." Có người lại còn nói "ông ta làm quan rất cứng rắn, tất được
    hoàng thượng sủng ái nếu không sao lại dám cả gan như thế." chuyện
    này đến tai Huyền Tông, Huyền Tông rất vui lòng nghĩ rằng: "Trong
    triều có vị quan đại thần như thế thì phải trọng dụng".
    Lý Lâm Phủ vị tình làm trái pháp luật mà lại khiến cho trong
    ngoài triều đều cho là trung. Đó là vì ông đã dùng kế lộ một xấu che
    trăm xấu. Kế này lợi dụng tâm lý suy luận sai lầm của con người. Nếu
    như 10 người đều không có vấn dề gì thì người ta sẽ nghi ngờ thực tế
    đúng như vậy sao? Nếu như trong 10 người có 1 người có vấn
    đề thì mọi nhời nghĩ bụng rằng, quả ta nghĩ không sai và tập trung
    ánh mắt vào một người có vấn đề đó. Còn 9 người khác thì không ai
    quan tâm dò xét.
    Thầy tướng số đoán số mệnh người ta cũng như thế không bao
    giờ thầy nói anh trăm sự như ý mà nói có một việe không như ý
    nhưng chẳng qua là có cách vượt qua được. Nói như vậy anh mới cho
    là đáng tin vì nghĩ rằng đúng vậy đời người làm sao không có hoạn
    nạn nhỏ. Và tin vậy 99 điều hay được anh chấp nhận cả.
    Thời Ngũ Đại có một ông tên là Vương Trạc có con làm quan lớn,
    có tiền. Có quyền nên dâm dật kiêu sa, ăn chơi nhậu nhẹt từ nhỏ phải
    hưởng hết lạc thú trên đời. Duy ông thì có một điều lo lắng là không
    biết sống đến bao nhiêu tuổi. Một hôm ông ta nghe nói có một thầy bói
    đi qua, bèn sai một người lính già gác cửa gọi thầy bói đến. Thầy bói
    là một người mù. Lén hỏi người lính già ai gọi ông ta bói. Người lính
    già đáp người đó là cha của quan tôi có tiếng có quyền nhưng không
    biết có thể sống bao lâu. Thầy bói vào Thày hỏi ngày giờ năm sinh của
    Vương Trác xong bèn gieo quẻ. Thầy bói kêu to: "Mệnh này thọ lắm
    Vương Trác rất vui vội vàng hỏi”. Sống đến 70 tuổi không? Thầy bói
    bảo : "Còn hơn nhiều? Còn hơn nhiều”. Vương Trác lại hỏi: "Sống đến
    80 tuổi không?" Thầy bói nói: "Còn hơn nữa". Vương Trác hỏi: "Có đến
    được 100 không?" ông mù nói: “ít ra phải đến 130, 140 tuổi" Vương
    Trác rất vui sướng hỏi tiếp: "Sống như vậy
    liệu có ốm đau gì không?!' ông mù đáp: 'không". Tiếp theo ông mù tỏ
    ra thận trọng bèn lại sờ soạng vào que lẩm nhẩm một hồi như tính
    toán rồi khẳng định: !'Quả thực trong quẻ không có bệnh gì, chỉ năm
    đủ 120 tuổi khi mà xuân mùa hạ ông hơi đau bụng rồi sẽ hết thôi".
    Vương Trác cực kỳ đắc ý, quay đầu lại bảo con cháu đang đứng sau
    lưng rằng: "Chúng mày nhớ kỹ đến năm đó không được để tao uống
    rượu lạnh sinh đau bụng nghe chưa".
    Ông thầy mù đã lộ một xấu nói là Vương Trác có bệnh đau bụng
    thì mới che giấu được 99 xấu khiến cho Vương Trác tin sống đến 140
    tuổi.

    2. Dám lộ bộ mặt thật Lư Sơn
    Tô Đông Pha có câu thơ:
    Bất thức Lư Sơn chân diện lục
    Chỉ duyên thân tài thử sơn trung
    (Không biết bộ mặt thật của tư Sơn mà chỉ giam mình trong núi đó)
    Theo ý thơ này mà suy luận, một con người rất khó thấy bộ mặt
    thật của mình tức không thấy khuyết điểm và chỗ chưa đủ của bản
    chân. Tôi nghĩ ngược lại rằng, tại sao con người lại không chủ động lộ
    bộ mặt thật Lư Sơn của mình để cho thiên hạ hiệu cái tôi của mình?
    Gần đây tôi đọc một cuốn sách về tâm lý giao tiếp của một tác
    giả Nhật Bản cảm thấy có nhiều ý hay. Trong sánh này viết: Để cho
    thiên hạ thấp khuyết điểm hoặc nhược điểm cửa mình thì thiên hạ
    mới cho anh thật đáng tin cậy không giả dối, từ đó họ thân cận anh.
    Trái lại nếu người ba không hiểu cá lính chân thật của anh tức không
    thấy con người có mang khuyết điểm hay nhược điêm của anh thì họ
    lại không thể nào yên tâm sinh ra cảnh giác đề phòng anh không dám
    tiếp cận anh. Quả thật đó là danh ngôn chí lý, thấu tiểu
    nhân tâm. Tôi ngờ rằng trong cuộc sống thì những người bộc trực.
    không ruột ngựa không câu lệ thường được người ta thân cận và yêu
    thích, bạn bè khách khứa đông đảo sở dĩ như thế là vì đạo lý đó. Cho
    nên tôi khuyên những bạn trẻ lo lắng khi bộc lộ khuyết điểm hay
    nhược điểm hãy an tâm chớ sầu não.
    Nhưng lộ nhược điểm hay không lộ nhược điểm lại là một
    chuyện khác. Lộ nhược điểm một cách thích đáng thì tốt, làm cho bộ
    mặt thật của mình thêm hoàn thiện, thêm đẹp. Lộ nhược điểm không
    thỏa đáng thì biến thành lộ cái xấu xa, sẽ không lợi cho giao tế. Cho
    nên "lộ bộ mặt thật Lư Sơn" phai có nghệ thuật.
    1. Đối với khuyết điểm ngẫu nhiên phát sinh phải lập tức thừa
    nhận và sủa sai.
    Khuyết điểm ngẫu nhiên là do nhất thời không thận trọng và
    hàng ngày tu dưỡng không đủ mà xảy ra. Khi gặp trường hợp đó chớ
    có hoang mang, phải lập tức chân thành nhận khuyết điểm không nên
    chối quanh. Ví dụ có một tiểu thư chủ trì một cuộc thi văn học, bất
    cẩn đã đem câu thơ "Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng" (trời sinh ra ta
    tất phải có chỗ dùng) của Lý Bạch nói thành của Đỗ Phủ, mọi
    người)cười ầm. Nhưng cô tiểu thư này không hoang mang, khấn
    trương lập tức mỉm cười và sửa lại, nói rằng: “Do trình độ văn hóa tôi
    kém cho nên vừa rồi đã nhầm thơ Lý Bạch ra thơ Đỗ Phủ. Mọi người
    cười là có lòng trách phê bình nhắc nhở tôi, yêu mến tôi. Xin đa tạ".
    Mọi người lại vỗ tay ào ào để khuyến khích cổ vũ cô ta.
    2. Đối với khuyết điểm lâu dài thì không nên che giấu
    Có một số sai lầm khuyết điểm, nhược điểm không phải một lúc
    có thể sữa chữa ngay. Có cái do khiếm khuyết sinh lý mà có. Trong
    trường hợp này chớ có xử sự như AQ lúc nào cũng sợ người ta chê là
    "quang trọc" (đầu trọc), thậm chí có người nói "đăng quang" (ánh sáng
    đèn) cũng cảm thấy khó chịu. Kỳ thực thừa nhận khiếm
    khuyết cửa mình mà không tự ti thì đó là đánh giá đúng bản thân.
    Còn nếu cố ý che giấu hay kiêng ky khuyết điểm của mình thì sẽ sinh
    ra phản tác dụng, khiến cho mình hư trương thanh thế và thô bạo,
    ngạo mạn. Một khi giải phóng khỏi mắc mớ đó thì trong lòng thanh
    thản phát huy được sở trường và người khác sẽ yêu mến. Trong phim
    Vòng hoa dưới chân núi có một nhân vật là "hổ tướng” là một hình
    tượng bộc trực, khảng khái, đáng yêu. Nhưng ông ta có một cái miệng
    giống như nòng pháo, nếu ông ta nhận định đó là sai thì dù người làm
    sai có là thiên vương hay là cấp trên cũng đều nhả đạn không biết sợ
    chút nào. Riêng tính nóng nảy và cái miệng nòng pháo này thì không
    thể sửa chữa nhanh chóng được nhưng ông rất thẳng thắn tự xưng là
    "nòng pháo lớn nhất sư đoàn". Khuyết điểm của ông hiện ra lồ lộ trước
    mặt mọi người, chưa bao giờ ông che giấu. Chính vì vậy toàn bộ cán bộ
    chiến sĩ trong sư đoàn đều hiểu, tín nhiệm và yêu mến ông ta trừ cấp
    trên trực tiếp của ông ta. Đủ thấy khuyết điểm đã thành cố tật lâu
    ngày thì tự nhiên bộc lộ không có gì đáng sợ, vấn đề là không nên che
    giấu. Che giấu thì trở thành giả dối, khiến cho người ta càng chán
    ghét.
    Ngoài ra khi người ta đã chỉ ra khuyết điểm thì cần khi nhận
    thấy động cơ tốt của người ta, không nên tranh cãi hay nổi nóng.
    Tóm lại, ngọc không thể không có vết, người không thể hoàn mỹ.
    dám bộc lộ "bộ mặt thật Lư Sơn" là thượng sách . Nếu cố che giấu sai
    lầm thì sẽ thành cố chấp không hướng thiện. Đó chính là một khuyết
    điểm lớn.
    Tổng thống Mỹ Nixon trong vụ Water gate đã biểu hiện cố chấp
    không hướng thiện. Ông ra sức che giấu vụ Water gate. kết quả càng
    vỡ lở ra to, toàn bộ nhân dân Mỹ cho ông lừa dối họ. Cuối cùng Nixon
    phải từ chức một cách nhục nhã. Nếu ngay từ đầu ông biết nhận lỗi
    thì chưa chắc đã phải tù chúc.

    3. Giỏi phát huy sở đoản của mình
    Đây là một vụ việc xảy ra ở Nhật Bản: một vị giọng vịt đực lại
    được người ta hoan nghênh vì ca hát. Mỗi khi hội họp mọi người đều
    vỗ tay mời ông lên hát. Ông không thể nào cứ nhiệt nhiệt tình của mọi
    người cho nên cứ mỗi lần như thế ông cũng chỉ hát lại mỗi một bài
    hát. Bạn bè gọi ông là “Ông A Tân vượt biển".
    A Tân rất thông minh, mỗi lần yêu cầu hát thì đều dùng giọng
    vịt đực của mình hát bài Bầu trời tháng năm. Mỗi khi ông cất tiếng
    hát thì không còn âm luật, giai điệu gì cả. Ông cất cao giọng rồi đột
    nhiên hạ giọng không kể gì nhạc khiến cho mọi người cười ngặt
    nghẽo. Nhưng trong tiếng cười tuyệt nhiên không chút khinh miệt mà
    trái lại chi làm cho không khí căng thẳng trong hội trường tan biến.
    Ông không cần che giấu nhược điểm trời sinh giọng vịt đực của ông
    khi cần ông còn bắt chước các danh ca thế mà đem lại sảng khoái cho
    mọi người.

    4. Lộ sơ hở mời ông vào quan tài
    Thời Đường Huyền Tông có hai vị tể tướng là Lý Quát và Lý
    Lâm Phủ cùng phụ chính. Hai ông bằng mặt không bằng lòng, đấu đá
    nhau nhưng ngoài mặt vẫn rất khách khí. Đường Huyền Tông say
    đắm tửu sắc, cực kỳ xa hoa dâm dục khiến cho quốc khố trống rỗng.
    Các quan trong triều đều rất lo lắng, ngày đêm mưu tính kế. Cuối
    cùng hoàng đế cũng cảm thấy tài chính bức bách ra lệnh cho hai vị tể
    tướng tìm ra giải pháp. Tình thế khẩn cấp hai vị tể tướng đã rất lo.
    Nhưng Lý Lâm Phủ lại chỉ lo làm sao hạ gục được địch thủ chính trị
    độc phiếm quyền lực ông thấy Lý Quát sáng mắt lên thì biết rằng ông
    này đã tìm ra giải pháp bèn lái câu chuyện sang hướng
    khác, không cho ông này tâu ngay lên hoàng đế. Quả nhiên Lý Quát
    trúng kế, vội vàng về nhà viết tấu sớ để dâng lên đề nghị khai mỏ
    vàng Hoa Sơn để bổ sung quốc khố. Đường Huyền Tông tiếp được tấu
    sớ rất mừng bèn triệu tập Lý Lâm Phủ đến bàn bạc. Lý Lâm Phủ giả
    vờ ngập ngừng không dám nói. Huyền Tông sốt ruột thúc giục: "Có ý
    kiến gì cứ nói đi." Lý Lâm Phủ hạ giọng nói nhỏ rằng: "Hoa Sơn có
    vàng, ai chẳng biết. Nhưng Hoa Sơn là long mạch hoàng gia, nếu khai
    mỏ sẽ phá hoại phong thủy, quốc nạn khôn lường. Huyền Tông gật
    đầu suy nghĩ. Thời này thuyết phong thủy đang thịnh, long mạch đem
    phước lợi cho con cháu, bao vệ vận nước. Nay
    Lý Quát đưa ra chừ trương này, Huyền Tông đương nhiên không vui
    lòng. Lý Lâm Phủ thấy thời cơ đã đến bèn tâu tiếp: "Nghe nói Lý Quát
    thường nói sau lưng hoàng thượng là hoàng thượng phung phí, không
    biết chừng việc khai mỏ phá long mạch này có ý gì đó...".
    Huyền Tông bực dọc phất tay áo trở về hậu cung. Lý Lâm Phủ than
    đã đạt mục đích, trong lòng phấn khởi. Từ đó mỗi khi thấu Lý Quát là
    Đường Huyền Tông khó chịu, cuối cùng tìm ra một cái cớ cách chức
    ông ta. Thực quyền triều chính rơi vào tay Lý lâm Phủ. Lý Quát đã sơ
    hở nên phải vào quan tài.
    Nói năng không kín đáo bị người ta lợi dụng sơ hở làm hại mình.
    Lợi dụng sơ hở của người khác thì có thể đạt mục đích của mình.


    (sưu tầm)
     

Chia sẻ trang này