1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Bài 1. Tử Bình- Khái niệm và cấu trúc

    Môn tử bình xây dựng trên cơ sở năm sinh, tháng sinh, ngày sinh và giờ sinh.

    Trong tử bình có 4 trụ tất cả, là trụ năm, trụ tháng, trụ ngày và trụ giờ.

    Ví dụ, một người sinh ngày 4-2-1983 giờ Mão ( Hội viên ^) sẽ có lá số tử bình như sau:

    Tỉ Thương Nhật / Kiếp Thực
    Quý Hợi Giáp Dần Quý Hợi Ất Mão
    --------------------------------------------------------------------------------

    Đế vượng Mộc dục Đế vượng Trường sinh
    Lá số tử bình


    Ở đây chúng ta thấy cấu trúc lá số tử bình có 3 phần chính.
    Phần thứ nhất, dòng trên cùng, là Lục thân.
    Phần thứ hai, dòng ở giữa là phần Can chi.
    Phần thứ 3, dòng cuối, là Thần Sát.

    Đó là phân chia theo chiều dọc. Còn theo chiều ngang thì lá số tử bình gồm 4 cột: năm, tháng, ngaỳ giờ, gọi là Trụ năm, trụ tháng, trụ ngày, trụ giờ.

    Cấu trúc cả ngang và dọc này của lá số tử bình đều cần được xem xét, để có thể giải đoán cho bất cứ điều gì, bất cứ câu hỏi nào.

    Post sau tôi sẽ lý giải về 3 hàng ( lục thân, can chi và thần sát), và 4 trụ ( năm tháng ngày giờ).



    Mục 1.

    Về 4 trụ:
    - Trụ năm đại diện cho ông bà cha mẹ. Có khi đại diện cho người cha. Biểu hiện giai đoạn trước 20 tuổi, giai đoạn đầu đời.
    - Trụ tháng đại diện cho anh chị em, có khi đại diện người mẹ. Giai đoạn từ 20 đến 30 hoặc 15-35. Thời thanh niên.
    - Trụ ngày biểu trưng cho mình và vợ/ chồng. Giai đoạn trung niên hay từ 30 đến 45.
    - Trụ giờ biểu trưng cho con cái và thời kỳ cuối đời.



    Mục 2
    Lục thân
    --------

    Lục thân là các ngôi biểu thị cho các yếu tố trong cuộc đời của chúng ta. Nó chỉ về các yếu tố, các cá nhân sau:
    - Tiền tài, công việc, sức khoẻ....
    - Người thân: ông bà cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái, bạn bè...

    Lục thân gồm có các ngôi sau:
    - Can ngày: Ví dụ sinh ngày Kỷ dậu, thì can ngày là Kỷ.
    - Tỷ, Kiếp: Cùng hành với can ngày. Biểu tượng của anh em bạn bè.
    - Chính Ấn, Thiên Ấn ( Kiêu): Sinh ra can ngày.Biểu tượng cha mẹ, học vấn, bằng sắc.
    - Chính Quan, Thiên Quan ( Sát): Khắc chế can ngày: Biểu tượng của chồng, cấp trên, công việc.
    - Chính tài, Thiên Tài: Bị can ngày khắc: biểu tượng cho vợ, tỳ thiếp bồ bịch và tiền tài, tài hoa.
    - Thương quan, thực thần ( Thương, Thực): Biểu tượng cho con cái.

    Mục 3: can chi
    Can chi là từ ghép gồm từ Can và từ chi. Về can chi ngũ hành xin đọc thêm bài Lý thuyết cơ bản của Phanthaianh tại mục Lý thuyết cơ bản.
    Thông thường, can đại diện cho nam giới và nửa giai đoạn đầu, chi đại diện cho nữ giới và nửa giai đoạn sau.
    Can chi với quan hệ xung hợp, sinh khắc có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thế cục của tứ trụ, đặc trưng của lá số.
    Chi quan trọng hơn Can.Chi và can có quan hệ mật thiết nhất khi ở cùng trụ ( ví dụ cùng trụ năm hay cùng trụ tháng) và khi ở các trụ gần nhau, ví dụ trụ ngày và trụ giờ.



    Mục 4.
    Thần sát.
    Thần sát là các ngôi sao an theo 4 trụ. Có thể là vòng trường sinh, như các bạn thấy ở ví dụ phía trên, có thể là các sao khác như Hoa cái, trạch mã, v.v....
    Thần sát cũng có ý nghĩa quan trọng trong giải đoán, đặc biệt là vòng tràng sinh,vì vòng này cho biết sinh vượng của Lục thân và can chi trong tứ trụ.


    ---------

    Mời tham khảo:
    Mục Lý thuyết cơ bản tại Nghiên cứu lý số.
    - Sách của Thiệu Vĩ Hoa các phần mở đầu, nói về âm dương ngũ hành và can chi.

    - Trình của Thương Việt: http://thuongviet.com/entertainment/phongthuy/tubinh

    -------
    Các bạn có thể đặt câu hỏi về các phần phía trên.Hoặc bạn nào có tài liệu minh hoạ, diễn giải thêm xin đóng góp.

    Chúc các bạn vui!


    -------------
    -----------------
    Trả lời câu hỏi của Học viên

    Chào các anh chị,

    Phan Thái Anh:
    1, Vòng trường sinh có 2 ý nghĩa:
    - Ý nghĩa thứ nhất là nói lên 1 phần, về xác định vuợng hay suy của từng ngôi can chi, ngôi lục thân trong trụ. Ví dụ can ngày ở cùng trường sinh thì được thêm vượng, ở cùng tử thì bị suy giảm đi.
    - Ý nghĩa thứ 2, minh hoạ cho cung mà nó đóng cùng. Ví dụ trường sinh ở trụ giờ, thông thường là con cái dễ nuôi khoẻ mạnh, về già an nhàn. Mộc dục ở cung Tháng thì anh chị em hơi điệu đà đa tình.

    Ý nghĩa của vòng Tràng sinh bên tử bình tương đương vòng tràng sinh trong tử vi.
    Từ tràng sinh đến dưỡng, là giai đoạn phát triển của bất cứ sinh vật hay sự vật hiện tượng nào.

    Vòng tràng sinh có thứ tự như sau:
    Tràng sinh, mộc dục, quan đới, lâm quan, đế vượng, suy, bệnh, tử, tuyệt, mộ, thai, dưỡng.
    Như một đứa trẻ sinh ra, biết đi, biết mặc quần áo nghiêm trang, lớn đi học, trưởng thành, yếu dần, bệnh tật, chết, rồi lại hình thành một cái Thai, một cơ thể sống mới nằm trong bụng mẹ ( dưỡng).
    2, Chi quan trọng hơn can vì các lý do sau:
    - Chi là yếu tố căn bản xác định vượng suy của mọi ngôi trong tứ trụ.
    - Trong chi có tàng chứa thêm các can. Khi trụ thiếu một thứ can nào đó, ví dụ thiếu Ất ( kiếp của can ngày Giáp) mà các can lộ ra ko có Ất, thì tìm ất tàng trong chi.
    Chi có tính nền tảng, nặng, nằm bên dưới. Do đó chỉ có chi quyết định thế đứng vững hay không vững của tứ trụ.
    Chi là gốc của can, can lấy dưỡng khí từ chi mà sống, giống như can là cây chi là đất, do đó mà chi quan trọng hơn.

    Không phải vì thể hiện cho giai đoạn sau mà chi quan trọng hơn. Chi quan trọng hơn vì nó là cái gốc, còn can là thân, là ngọn.
    Trong quá trình dự đoán mọi người sẽ thấy phải xem xét chi trước, và bất cứ biến đổi nào trong quan hệ giữa các chi phải để ý. Tất nhiên cũng có những lúc chỉ có dấu hiệu ở can là quan trọng, thì chỉ dùng nó đưa vào luận giải.
    Nhưng không có nghĩa là can quan trọng hơn chi.


    ------
    Chào chị Giáp Dần
    1, Thần sát trong trụ có khá nhiều.

    Vòng tràng sinh chỉ là một trong số khoảng hơn 10 loại thần sát khác nhau. Thần sát có vai trò tương tự các sao phụ tinh bên Tử Vi, còn can chi và lục thân có thể so sánh vớí các cung và các chính tinh.

    Trong một bảng tử bình, phía dưới phần can chi và can tàng ẩn dưới chi là toàn bộ các thần sát. Thần sát khác nhau ở các tứ trụ khác nhau, vì thần sát sinh ra theo những quy luật an sao dựa vào tương quan giữa ngày giờ, can chi, phối hợp trong tứ trụ.

    Phía dưới thần sát là đại vận.
    2, Các thần sát khác cũng rất quan trọng.
    Vì nếu chỉ đơn giản có 4 trụ thì không dễ gì giải đoán được chi tiết cuộc đời. Các thần sát khiến cho hình ảnh và ý nghĩa của 4 trụ trở nên đa dạng hơn. Ví dụ trạch mã chủ con ngựa, di chuyển, nếu đóng ở trụ nào có nghĩa là trụ ấy di chuyển, di động nhiều, hoặc có tính động, kinh doanh thương mại.
    Cô thần quả tú đóng đâu thì trụ đó có ý nghĩa cô độc.


    --------------------------------------------------------------------------------



    Chào chị Tấu Thư,
    1, Can ngày là chủ thể để xác định lục thân dựa vào quan hệ sinh khắc.
    Đối với can chi, thứ nhất can chi chính là lục thân của can ngày, thứ hai, can chi quyết định độ vượng suy của can ngày.
     
  2. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bài giảng về tử bình

    Bài 2. Ngũ hành và can chi, PP nhận xét lá số.


    Đối với ngũ hành và can chi, các bạn có các điều sau cần lưu ý và nắm bắt.
    - Sinh khắc của ngũ hành.
    - Thứ tự của can chi
    - Tính âm dương của can chi
    - Quy can chi về ngũ hành.
    - Sinh khắc của can chi từ tính chất ngũ hành: ví dụ dậu và dần, thì dậu khắc dần ( do kim khắc mộc).
    - Lục xung, lục hợp, tam hợp, lục hại của ngũ hành.
    -------------------
    -------------------

    Tất cả các điều trên bắt buộc phải thuộc lòng hay nằm lòng, đó là những kỹ năng tối thiểu để hiểu được lá số. Như một bảng cửu chương hay bảng chữ cái vậy.

    ================
    Để nhận xét một lá số:
    - Nhìn nhận được về âm dương ngũ hành can chi của lá số: Liệt kê, đánh giá sơ bộ.
    - Nhìn nhận về lục thân và thần sát: liệt kê, đánh giá sơ bộ.
    - Coi xem đâu là đặc trưng nổi bật của lá số: theo ấn tượng cá nhân,hay do so sánh với nhiều lá số khác.
    - Nhận xét về phân bổ, lực lượng và tính chất của từng trụ.
    - Đưa ra 1 vài luận đoán mà mình nhận thấy rõ ràng nhất.
    - Lập đại vận, nhận xét đại vận tương tự 4 trụ ( phẩn này học thêm sau).
    - Hoàn thiện giải đoán.

    Mời các học viên đọc thêm phần của Phan Thái Anh trong Lý thuyết cơ bản, và sách của Thiệu Vĩ Hoa.


    -----------------
    1. Ngũ hành
    Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ

    Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim
    Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
    2. Thứ tự can chi

    Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
    Tí Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi


    Nhờ chị Láte viết thêm về âm dương ngũ hành của can chi, để các bạn mới học đựoc biết.
    Cám ơn chị.

    -------------

    Độ vượng suy của can ngày xác định đồng thời bằng các yếu tố sau:
    - Vòng trường sinh: Toạ tại các chi trong 4 trụ, thì vòng trường sinh ra sao. Từ trường sinh đến đế vượng là tốt, từ suy đến tử là xấu, thai dưỡng thì yếu nhưng không đến nỗi xấu.
    - Sinh khắc với các can chi khác trong trụ.

    Được sinh nhiều thì vượng, bị khắc nhiều thì xấu.
    - Có hợp với can khác hoá ra hành khác không? Nếu hopự hoá phải xét cả hành hoá ra.
    - Độ vượng của hành bản thể của can đó, hành sinh ra nó và hành khắc lại nó trong trụ.



    --------------
    -----------------
    Chào anh VHVD,

    Về ngũ hành theo nạp âm, mệnh nạp âm này trong thực tế PC hoàn toàn không sử dụng.
    PC chỉ sử dụng nó trong luận giải tính cách số phận nói chung của 1 tuổi so với các tuổi khác, ví dụ tuổi Canh thân so với tuổi Ất dậu, và sử dụng trong tử vi.

    Còn trong khuôn khổ 1 lá số thì kinh nghiệm của PC là không tính tới.




    3. Âm dương ngũ hành của can, chi

    Can dương: Giáp Bính Mậu Canh Nhâm

    Can âm: Ất Đinh Kỉ Tân Quý

    Chi dương: Tí Dần Thìn Ngọ Thân Tuất

    Chi âm: Sửu Mão Tị Mùi Dậu Hợi

    Ngũ hành của thiên can: Giáp Ất thuộc hành Mộc, Bính Đinh thuộc hành Hỏa, Mậu Kỉ thuộc hành Thổ, Canh Tân thuộc hành Kim, Nhâm Qúy thuộc hành Thủy

    Ngũ hành của địa chi: Dần Mão thuộc hành Mộc, Tị Ngọ thuộc hành Hỏa, Thân Dậu thuộc hành Kim, Tí Hợi thuộc hành Thủy, Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc hành Thổ




    ------------
    Câu hỏi của Latte'
    Câu hỏi về vòng Trường sinh:

    Vòng Trường Sinh theo Latte' được biết là dựa trên can ngày sinh để xác định địa chi của 4 trụ xem vượng suy ra sao.

    Tuy nhiên Latte' quan sát thấy trình www.thuongviet.com có liệt kê ra 2 vòng tràng sinh.

    Vòng thứ nhất được xem như là thần sát (ghi thẳng trên từng trụ), cách tính vòng tràng sinh dựa trên can ngày sinh giống như trên

    Vòng thứ hai được bên thương việt liệt kê ra thành bảng bên dưới. Vậy vòng tràng sinh thứ hai này dựa trên đâu? có được áp dụng trong luận đoán hay không?


    Ví dụ:

    http://www.thuongviet.com/entertainment/..._4_12_40_A

    vòng tràng sinh thứ nhất (thần sát) là Mộc dục, Tử, Tử, Bệnh

    Vòng tràng sinh thứ hai liệt kê ở bảng dưới là Tí - Thai, Sửu - Dưỡng....

    ------------------
    ---------------
    Ngũ hành Hóa, Lục Hợp và Tam Hợp - Lục xung và Lục Hại.

    1/ Ngũ Hành Hợp Hóa
    Giáp với Kỷ hợp hóa Thổ, Ất với Canh hợp hóa Kim, Bính với Tân hợp hóa Thủy, Đinh với Nhâm hợp hóa Mộc, Mậu với Quý hợp hóa Hỏa.

    2/ Lục Hợp Ngũ Hành
    Dần hợp Hợi thuộc Mộc, Mão hợp Tuất thuộc Hỏa, Thìn hợp Dậu thuộc Kim, Tí hợp Sửu, Ngọ hợp Mùi thuộc Thổ,
    3/Tam Hợp Ngũ Hành.
    Thân Tí Thìn hợp Thủy cục, Hợi Mão Mùi hợp Mộc cục, Dần Ngọ Tuất hợp Hỏa cục, Tỵ Dậu Sửu hợp Kim cục.
    Gốc từ Sinh Vượng Mộ vòng Tràng sanh mà ra.

    4/ Ngũ Hành Lục Xung (sát)
    Can và Chi thứ tự 7 vị xung nhau. Từ Giáp đến Canh là 7, từ Tí đến Ngọ cũng là 7 nên lấy 7 vị làm xung.
    5/ Lục Hại.
    Lục Hại sinh ra từ Lục Hợp nghĩa là không hòa thuận.
    Tý hợp với Sửu mà Mùi lại xung Sửu, nên Tý Mùi Hại nhau.
    Sửu hợp với Tí mà Ngọ lại xung Tí, nên Sửu Ngọ hại nhau.

    Dần hợp với Hợi mà Tỵ lại xung Hợi, nên Dần Tỵ Hại nhau.
    Mão hợp Tuất mà Thìn lại xung Tuất, nên Mão Thìn hại nhau.

    Thìn hợp với Dậu mà Mão lại xung Dậu, nên Mão Thìn hại nhau
    Tỵ hợp với Thân mà Dần lại xung Thân, nên Tỵ Dần hại nhau.

    Ngọ hợp với Mùi mà Sửu lại xung Mùi, nên Ngọ Sửu hại nhau.
    Mùi hợp với Ngọ mà Tí lại xung Ngọ, nên Mùi Tí hại nhau.

    Thân hợp với Tỵ mà Hợi lại xung Tỵ, nên Thân Hợi hại nhau.
    Dậu hợp với Thìn mà Tuất lại xung Thìn, nên Dậu Tuất hại nhau.

    Tuất hợp với Mão mà Dậu lại xung Mão, nên Tuất Dậu hại nhau.
    Hợi hợp với Dần mà Thân lại xung Dần, nên Thân Dần hại nhau.


    Can chi
    Xung phá hàng can:
    - Giáp xung canh,
    - Ất xung tân,
    - Bính xung nhâm,
    - Đinh xung quí.
    (mậu kỷ không xung).

    Do thuộc tính âm dương khác nhau, khi phối thiên can với ngũ hành, hàm nghĩa được biểu thị cũng khác nhau: giáp mộc thuộc dương tính , là gỗ lớn; ất mộc thuộc âm tính, là cỏ hoa; Bính hỏa thuộc dương, là mặt trời; đinh hỏa thuộc âm, là lửa đèn; mậu thổ thuộc dương, là đất lớn; kỷ thổ thuộc âm là ruộng vườn; canh kim thuộc dương, là sắt; tân kim thuộc âm, là châu ngọc; nhâm thủy thuộc dương, là nước biển; quý thủy thuộc âm, là hạt sương, mưa móc.


    Giáp và ất đại biểu cho mùa xuân, bính và đinh đại biểu cho mùa hạ, canh và tân đại biểu cho mùa thu, nhâm và quý đại biểu cho mùa đông, mậu và kỷ đại biểu cho bốn mùa. Địa chi dần, mão, thìn đại biểu cho mùa xuân; tỵ, ngọ, mùi đại biểu cho mùa hạ; thân, dậu, tuất, đại biểu cho mùa thu; hợi, tý, sửu đại biểu cho mùa đông; thìn, tuất, sửu, mùi đều tàng thổ, đại biểu cho bốn mùa.



    ------------------------
    ------------
    Trả lời của chị PC với câu hỏi của chị Latté


    Chào chị Latte'

    Vòng trường sinh phía trên chỗ an Thần sát mới kể tới, vòng trường sinh bên dưới chắc là một lỗi của trình tử bình, nó chẳng dùng gì trong luận đoán.

    -----------------
    -------------
    Phương vị của Thiên Can:
    Giáp, Ất thuộc phương Đông
    Bính, Đinh thuộc phương Nam
    Mậu, Kỷ thuộc Trung ương
    Canh, Tân thuộc phương Tây Bắc
    Nhâm, Quý thuộc phương Bắc
    -------------------------------
    Phương vị của Địa chi:
    Mão - Đông
    Ngọ - Nam
    Dậu - Tây
    Tý - Bắc
    Thìn, Tỵ - Đông Nam
    Mùi, Thân - Tây Nam
    Tuất, Hợi - Tây Bắc
    Sửu, Dần - Đông Bắc
     
  3. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bài giảng về tử bình

    Bài 4. Lục thân và thần sát tử bìnhLục thân và thần sát trong tử bình là những yếu tố quan trọng ngang tầm với can chi ngũ hành. Lục thân và thần sát về bản chất vẫn là can chi ngũ hành, nhưng với các tên gọi của Lục thân và thần sát thì ta dễ dàng đưa ra luận giải về mọi mặt trong cuộc đời đương số.

    Hãy nhìn vào một lá số tử bình bất kỳ được lấy từ Thương Việt.
    Như ở bài 1 mà các bạn đã trải qua 1 số bài tập, khâu xác định được lục thân, can chi và thần sát là hết sức quan trọng. Khi lướt qua lá số lần đầu tiên, bạn chưa cần nắm về ngũ hành mà chỉ cần định dạng được đâu là lục thân, đâu là can chi, đâu là thần sát.
    Tuy nhiên, để có thể xác định độ vượng suy và quan hệ tương tác giữa các yếu tố, bộ phận trong trụ thì bạn buộc phải biết:
    - Nguồn gốc của lục thân ( căn cứ định lục thân),
    - Tính chất của lục thân và thần sát.

    Rất tiếc Phượng Các không còn cuốn Can chi thông luận, ở đó có nói khá rõ về tính chất của 10 thần.

    Anh chị nào có phần này xin giúp đưa lên giùm PC, PC cám ơn nhiều.
    ---------------

    Về lục thân, hễ thân nào hiện lên trong trụ dù là ở can hay chi thì đều quan trọng cần xem xét kỹ càng.
    Thần nào lộ ra ở thiên can, phía trên cùng lá số, sẽ cho thấy những đặc trưng nổi bật của đương số.
    Do đó có những trụ chỉ cần xét thương quan, thất sát, có trụ chỉ xét tài quan ấn,...đó là vì chỉ khi thần hiện ở can chi trong trụ thì ý nghĩa mới quan trọng.

    Ngoài ra mỗi một thần trong 10 thần có các cặp đối ứng và tương tác gắn kết, ví dụ khi xem quan tinh thì cần xem thêm ấn tinh, khi xem tài tinh gắn liền tỉ kiếp, khi xem thương quan phải để ý quan tinh và thất sát, khi xem thực thần để ý kiêu thần và thất sát....
    Đó là vì từ bản chất ngũ hành, 10 thần này sinh khắc với nhau tạo ra kết quả ảnh hưởng lên số phận, bản mệnh.

    Các thần tàng ở địa chi, chỉ có thần cùng hành với địa chi mới đủ lực đáng kể, và mới được xem xét. Các thần tàng mà không cùng hành thì chỉ khi xem kỹ mới cần xét tới, vì khí lực yếu.
    ------------
    Về thần sát cần phải để ý:
    - Vòng tràng sinh: để xem số phận và tính cách.
    - Đào Hoa: tài hoa, sự đa tình, nét đẹp.
    - Trạch mã: di động, của cải.
    - Bạch Hổ ( tai sát): tai nạn, tang chế.
    - Cô thần, quả tú, cô loan: tính cô độc, nhân duyên con cái chậm muộn.
    - Hoa cái, Kim thần, Tướng tinh: giỏi giang tài ba, có tính lãnh đạo.
    - Khôi canh, hoa cái, không vong: giỏi nhưng khắc người khác.
    - Không vong xấu, tứ phế: có thể là người thất bại, vô dụng nếu không có cách cứu.


    Các thần sát khác không quan trọng lắm.


    ------------------

    Cách an lục thân và thần sát.

    An lục thân dựa trên ngũ hành, an thần sát dựa trên can chi.

    1. Lục thân
    Lục thân trong tứ trụ đều căn cứ vào can ngày để an. Can ngày chủ về bản thân đương số.Can ngày có âm có dương.
    Năm can dương: Giáp Bính Mậu Canh Nhâm
    Năm can âm: Ất Đinh Kỷ Tân Quý
    - Sinh ra can ngày là ấn
    + Sinh ra can ngày tức là hành của lục thân đó sinh ra hành của can ngày. Ví dụ, nếu bính là can ngày, giáp mộc sinh bính hoả, thì giáp là ấn tinh hay còn gọi là ấn, của bính.
    + Ấn có hai loại: thiên ấn và chính ấn. Chính ấn là khác âm dương với can ngày, thiên ấn là cùng âm dương. Ví dụ bính là can ngày thì giáp là thiên ấn còn ất là chính ấn.
    + Ấn chủ về mẹ, học vấn, khoa bảng, người trên, người lớn tuổi hơn.
    Chính Ấn được đánh giá là tốt ( thiện tinh) hơn so với Thiên Ấn. Thiên Ấn còn có tên khác là Kiêu hay Kiêu thần, nhất là khi trụ hay đại vận xuất hiện Thực thần, thì thiên ấn chỉ còn 1 tên là Kiêu ( kiêu thần)
    - Khắc lại can ngày là Quan.
    + Tương tự, khắc lại can ngày tức là hành của can chi đó khắc hành của can ngày. Ví dụ bính là can ngày thì nhâm quý thuỷ là quan tinh của can ngày.
    + Quan tinh có 2 loại: Chính quan, tức khác âm dương với can ngày, và thiên quan, tức cùng âm dương với can ngày.
    Ví dụ bính là can ngày thì quý là chính quan, nhâm là thiên quan.
    + Chính quan chủ về công danh, công việc, cấp trên, với nữ giới còn chủ về chồng, với nam giới còn chủ về con. Chính quan được xếp vào sao thiện.
    Thiên quan có tên thường gọi là Sát hay Thất Sát, cũng tượng trưng cho các yếu tố như của Chính Quan. Tuy nhiên Sát còn chủ về sát phạt, chết chóc, tai nạn, đè nén... cho nên có lúc tốt, có lúc xấu, không được coi là thiện tinh như Chính Quan. Chỉ khi hợp cách và thân vượng thì sát mới tốt được.

    - Can ngày sinh ra là tử tôn: tử tôn gồm 2 ngôi là thương quan và thực thần, gọi tắt là thương và thực.
    + Thương quan là khác âm dương, thực thần là cùng âm dương với can ngày.
    + Thương còn chủ về bị thương, làm hại, kho tàng, khóc thương.
    + Thực còn chủ về ăn uống, ca hát,tiền của.
    + Thương thực đều chủ về con cháu.
    - Bị can ngày khắc là tài tinh ( tài)
    + Chính tài khác âm dương với can ngày, thiên tài cùng âm dương với can ngày. Ví dụ Bính là can ngày, có thiên tài là canh, chính tài là Tân.
    + Tài tinh chủ về tài năng, tài hoa, của caỉ. Ngoài ra còn chủ về cha, về vợ, về người dưới quyền.
    - Cùng hành ( ngang hoà) với can ngày là Tỉ Kiếp: Tỉ kiếp chủ về anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp.
    Tỉ thì cùng âm dương, kiếp thì khác âm dương. Kiếp còn có ý cướp đoạt. Tỉ có ý nghĩa so sánh, hỗ trợ, tương ứng.

    ----------------
    Trong một trụ không nhất thiết xuất hiện tất cả các ngôi lục thân nói trên. Có trụ chỉ có thương quan thất sát, có trụ có cả thực và quan, có trụ toàn là quan,.....
    Can là căn cứ chính để xét lục thân, tuy nhiên ta cũng quán xét cả chi như là lục thân, dựa theo hành, để luận giải được chính xác.
    Trong các trình tử bình thì chi không được đặt tên theo lục thân như là can, người giải số phải tự xác định theo căn cứ sinh khắc của ngũ hành như đã nói ở trên.

    2. Cách an và ý nghĩa của thần sát.
    a, Vòng trường sinh.
    Vòng này cách an dài dòng nên xin phép không giới thiệu tại đây, độc giả có thể tham khảo trong các sách về tứ trụ hoặc sử dụng trực tiếp theo trình của Thương Việt.
    Vòng trươngf sinh chủ yếu bổ sung cho việc xác định thân vượng hay suy, ngoài ra có thêm một vài ý nghĩa nhỏ trong luận giải.

    Sao quan trọng thuộc vòng này là: trường sinh, đế vượng, thai, mộc dục, tử, tuyệt, mộ, bệnh. Ý nghĩa tương tự tên gọi.
    b, Khôi canh
    Khi trụ ngày là một trong 4 tổ hợp can chi sau:
    Nhâm thìn, Canh Tuất, Canh Thìn và Mậu Tuất.

    Khôi canh thông minh cứng cỏi, khắc cha.
    c, Hoa cái:
    Là ngôi cuối cùng trong mỗi tam hợp. Vậy là hoa cái chỉ nằm ở 4 chi: thìn tuất sửu mùi.
    Lấy chi ngày và chi năm làm chủ, quy vào trong tam hợp, thì :
    - dần ngọ tuất hoa cái ở tuất
    - Thân tí thìn hoa cái ở thìn
    - Tỵ dậu sửu hoa cái ở sửu
    - Hợi mão mùi hoa cái ở mùi

    Hoa cái chủ khả năng về nghệ thuật tôn giáo, tình tình thông minh nhưng cô độc.

    .....
    Có việc bận rùi. Anh chị nào rảnh bổ sung giùm PC cách an của Trạch mã, Cô Quả, Không vong, cách tính tháng theo năm và tính ngày theo giờ với.
    Không thì khi khác PC lại viết tiếp.
    Thân.
     
  4. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bài giảng về tử bình

    Bài 6. Vận hạn theo tử bình


    Sau khi các bạn đã nắm vững về âm dương, ngũ hành, can chi, thần sát.
    Để xác định được vận hạn theo tử bình, điều đầu tiên cần phải biết đó là:
    - đặc trưng về âm dương ngũ hành, can chi, thần sát trong trụ.

    Ví dụ hành nào là mạnh hành nào yếu, can chi xung hợp hoá hợp ra sao, thần sát và lục thân lộ ra là gì .
    - Định rõ vượng suy của từng hành, từng ngôi trong trụ.
    Ví dụ can ngày vượng khi:
    +Vượng nhờ chi tháng, chi ngày: đựơc sinh hay cùng hành.
    + Toạ vòng trường sinh tốt là đa số, trong số 4 trụ.
    + Được các can chi trong trụ sinh cho, đặc biệt là chi tháng chi giờ và lục thân lộ ra ở thiên can.
    + Cùng hành với khí đựoc hoá ra trong trụ, ví dụ trong trụ có Đinh nhâm giáp thì mộc khí rất vượng, nếu can ngày là giáp ất là lúc đó can ngày rất vượng.
    + Ít bị khắc.

    -----------------
    Những vận hạn thường thấy được quán xét như sau:
    - Han gặp hỉ dụng thần luôn luôn tốt.
    Hỉ dụng thần thường là làm cho thân trung hoà, hay trợ cho thân thêm vượng, hay điều hoà ngũ hành can chi trong trụ.
    - Khi chi ngày và tài tinh lâm can chi của năm, hay được sinh hợp tại năm, là lúc kết hôn.
    Có một số trường hợp thân nhược quá thì buộc phải đợi khi thân vượng mới cưới nổi.
    - Sinh con được khi trụ ngày trụ giờ lâm vào năm hạn hay được hỉ nhờ năm hạn( vượng, hợp)
    - Phát tài là nhờ tài, thực, lộc.
    - Phát quan nhờ chính ấn, chính quan, thất sát, thực thần, xung đúng cách.


    Trên đây đều là các bí quyết cả đó. Mọi người từ từ đọc rồi hỏi.

    PP xác định của TVH về dụng thần và can ngày hoàn toàn sai, đó chính là chỗ ông ấy giấu.

    -----------------------
    Thái anh xin hỏi 1 điều
    1. phương pháp xác định dụng thần và can ngày của TVH sai, vậy xác định từ đâu?



    -----------
    Trả lời:

    Sở dĩ nói PP của Thiệu Vĩ Hoa sai là vì, ông chỉ kiếm dụng thần và xác định vượng suy của can ngày theo mùa và theo tháng sinh.
    Tất nhiên nếu tinh ý để ý các ví dụ ông chọn dụng thần thì ông không làm như lý thuyết chính ông đã nói.

    Điều này đã khiến cho nhiều người đọc sách Thiệu Vĩ Hoa xong không thể áp dụng được.
    Cách xác định vượng suy của can ngày hay bất cứ hành nào, như có lần PC đã nói, được căn cứ như sau:
    - Hành này chủ yếu là quan hệ tương sinh trong trụ, ít bị khắc hoặc ít tổn lực do đi khắc hành khác.
    - Khí của hành trong tổ hợp 4 trụ gồm 4 can và 4 chi, thịnh vượng.
    Nó thịnh vượng khi tương sinh hỗ trợ cho nhau và có nhiều can chi cùng hành.
    - Can hay chi, toạ vòng trường sinh ở đất vượng, cụ thể là từ trường sinh đến đế vượng. Ngôi mộ có thể là vượng có thể là suy, thường hành Kim Thổ Hoả thì dù toạ mộ cũng chưa chắc đã là suy, còn Mộc và Thuỷ mà toạ mộ thì suy.
    Kim suy còn nhập mộ thì thêm suy.
    - Một khi can chi có hợp hoá, thì nó có đồng bọn và chỉ huy, cho nên sự sinh vượng của nó không được xét đơn lẻ nữa mà buộc phải xét theo từng cặp hợp nhau, hoặc xét theo hành hoá ra, hoặc can chi bị hợp đó mất đi vai trò trong trụ, tạm coi là trung hoà hay thậm chí không tính tới luôn.
    Chỉ khi trong hạn có can chi của đại tiểu hạn xung hợp hoá khác, làm tan hợp ban đầu, thì lại xét sinh vượng như bình thường.
    - Trụ tháng hay mùa sinh không phải là tiêu chuẩn duy nhất để xác định vượng suy. Một can ngày nếu suy ở cả trụ ngày và trụ giờ thì tháng có vượng lắm cũng chỉ là can ngày trung bình.
    Can ngày vượng ở trụ tháng chỉ được vài cái tích sự đó là thứ nhất hợp cho quý nhân làm việc lớn, thứ 2 tuổi trẻ sức khoẻ hơn người.

    - Phải xét cả 4 can, 4 chi tại 4 trụ, và quan hệ sinh hợp xung khắc của can chi ngũ hành trong trụ.


    -------------
    Chào chị Latté,
    Theo em thì không có quy tắc chặt chẽ về độ vượng suy, chính vì vậy mà mấy môn này đòi hỏi cần có cơ duyên. Cứ như em thấy thì có 2 căn cứ chính:
    - Được nhiều chi sinh hay cùng hành thì là vượng.
    Bị xì hơi tức sinh ra quá nhiều, hay bị khắc quá nhiều là suy.
    - Các can lộ ra sinh hay cùng hành nhiều thì là vượng. Can được can ngày sinh hay can khắc can ngày nhiều thì là suy.

    Mặc dầu vậy vượng chưa hẳn là tốt mà suy chưa hẳn là xấu.
    Nữ thân nên suy, nếu vượng thì ngôi quan, tử phải vượng theo và không được phép có Kiêu hay Tỉ Kiếp quá vượng.
    Nam thân quá vượng thì khắc thê.
    Can ngày vượng quá mà trụ bị lệch lạc do ngũ hành quá mất quân bình, xung hợp rối loạn, thì chỉ tổ khắc sát thân nhân, có khi tàn tật. Đơì lên voi xuống chó.
     
  5. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bài giảng về tử bình

    Bài 7. Hỉ dụng thần

    Phần hỉ dụng thần này trước hết xin trích lại 1 bài viết trước đây của PC.


    "8. Hỉ dụng thần và những điều quan yếu

    Phép xem tử bình việc mấu chốt là phải tìm ra được dụng thần cho đương số.
    Vậy dụng thần là gì?
    Dụng trong chữ Sử dụng, dụng thần có nghĩa nôm na là: yếu tố được sử dụng để số mệnh được tốt hơn. Yếu tố này thể hiện dưới dạng ngũ hành và can chi, trong khoa tử bình.
    Như vậy, dụng thần có thể là một trong các hành Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ, có thể là một trong các can từ Giáp đến Quý, hay là một trong các chi từ Tí đến Hợi.

    Dụng thần là cái có tác dụng lớn nhất, cần thiết nhất trong tứ trụ. Khác với vệ thần, kỵ thần, hỉ thần, dụng thần có sức cứu giải và ảnh hưởng đặc biệt. Nếu không tìm nổi dụng thần, thì một là số xấu, buộc phải chấp nhận thiệt thòi, hai là rất khó dự đoán đúng vận hạn cuộc đời .
    Dụng thần không nhất thiết là hành yếu nhất trong tứ trụ, không nhất thiết là hành sinh cho thân, nói tóm lại không có dụng thần theo kiểu sản xuất công nghiệp, mà đòi hỏi sự tinh tế và chắc chắn trong tay nghề của người giải số.
    Nguyên tắc của dụng thần thông thường là :
    - Phát huy cách cục tốt trong trụ
    - Chế giải cách cục xấu
    - Điều hoà âm dương ngũ hành của trụ.

    Một lá số gặp được dụng thần, thì mức cao nhất là phú quý, mức thấp hơn thì cuộc đời được thuận lợi vui vẻ, ít nhất thì cũng có thể giảm đi nhiều tai hoạ.
    Dụng thần có thể nằm ngay trong tứ trụ, có thể không có trong tứ trụ. Khi không có trong trụ thì ta tìm dụng thần trong tên goị, trong đại vận, trong nghề nghiệp, trong tuổi của người thân, trong môi trường và phong thuỷ. Cuối cùng thì trong tuổi của bạn bè, đối tác.
    Dụng thần biến hoá tuỳ theo cách cục của từng trụ. Ví như điểm xấu của trụ là thân nhược, thì dụng thần phải là can chi hay hành làm cho thân vượng.
    Nếu thân đang quá vượng, thì dụng thần là can chi hay hành làm cho thân nhược bớt đi.
    Tuy nhiên dụng thần không nên phá mất quý khí, có những trường hợp hành vượng đang là quý khí, thì chọn dụng thần phải khéo léo để điều hoà mà không khiến cho thui chột.
    Dụng thần có phân định giữa ngũ hành và can chi, ví dụ nếu hành hoả là dụng thần thì không có nghĩa là Bính Đinh Tỵ Ngọ đều dùng được, bởi lẽ can chi còn có quan hệ xung hợp, hợp hoá làm cho ngũ hành bị thay đổi. Điều này hết sức quan trọng, không được phép lơ là khi chấm số.

    Hỉ thần đứng sau dụng thần, hoàn toàn không phải hành sinh cho dụng thần như một số người nói, mà là hành hay can chi có lợi cho tứ trụ, nhưng vai trò không lớn, không thực sự cần thiết như dụng thần. Cũng như trong đời, mình cần thức ăn nước uống, đó là dụng, còn đồ trang sức, cái nhà đẹp... là hỉ thần vậy.
    Vệ thần khá dễ hiểu, là thần bảo vệ: cái gì yếu quá trong trụ thì cần có bảo vệ, vì nếu quá yếu sẽ tượng trưng cho bệnh tật, hoặc trong thân nhân có người yếu kém, hoặc trong vận số có tiềm ẩn tai hoạ. Vệ thần dùng để bảo vệ trong trường hợp này. Khái niệm vệ thần PC nghe lần đầu từ Sư huynh HTM, thấy cũng có ý nghĩa rất nên xem xét.

    Kỵ thần ngược với dụng thần, là yếu tố mà đụng vào thì xui, đương số cần tránh. Chỉ cần hiểu sơ sơ vậy là được. Kỵ thần sử dụng để tránh các tuổi, các ngành nghề,phương vị, năm tháng... tương ứng nhằm giảm thiểu rủi ro. "


    Dụng thần thường sẽ là:
    - Can chi trợ cho thân, khi thân nhược.
    - Can chi hoá giải sự xung khắc giữa các can chi trong trụ.
    - Can chi có lực nhất trong trụ và thể hiện sự giàu sang phú quý.

    Hỉ thần thường là:
    - can chi đem lại giàu sang phú quý.
    - Can chi tương trợ dụng thần mà không ảnh hưởng hoá hợp hay sinh hoá ra kỵ thần.
     
  6. Guardian Angel

    Guardian Angel Hội Viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    19 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    25
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bài giảng về tử bình

    Viết tiếp đi Helen. Can you give us vài lá số thí dụ để học hỏi?
     
  7. nt2006

    nt2006 Hội Viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    15 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    47
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bài giảng về tử bình

    Xin Helen khi viết có nhiều ví dụ để minh họa thỉ dễ hiều hơn . Helen viết rất hay , cám ơn Helen nhiều lắm . NT2006 có cuốn Can chi thông luận , Helen cần đoạn nào thì NT2006 sẽ post lên.
     
  8. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bài giảng về tử bình

    Chào các bạn,

    Bài viết phía trên chị Helen chỉ bê từ trong phòng học của Lớp Nhân Trắc K1 ra. Lớp này hiện nay Phượng Các đã ngừng giảng, chỉ còn trao đổi với một vài học viên đặc biệt.
    Tuy vậy rất hoan nghênh các anh chị đóng góp ý kiến hay tài liệu bổ sung.

    Tại địa điểm của Khóa 1 này, chúng ta sẽ truyền lại cho nhau những kiến thức về tử bình, như là một lớp học. Rất tiếc hiện nay BDH chưa mời được giảng viên. Chúng tôi đang hi vọng và tìm kiếm .
     
  9. phac

    phac New Member

    Tham gia ngày:
    7 Tháng năm 2007
    Bài viết:
    16
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bài giảng về tử bình

    Khi nào Nhantrachoc mở lớp, tôi xin tham gia khóa học.
     
  10. manutd

    manutd New Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    162
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bài giảng về tử bình

    hay quá, manutd cũng xin chị Helen và châu anh một suất đăng ký nhé. mình thích tử bình lắm mà không học vào được vì khó quá.
     
  11. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bài giảng về tử bình

    Hiện tôi không còn ý định theo đuổi nghiên cứu lý số nữa nên cũng hi vọng có thể trao đổi lại toàn bộ kiến thức của mình cho người khác.
    Các anh chị muốn học tử bình, tử vi có thể đặt các câu hỏi tại đây, tôi sẽ trả lời theo hiểu biết và quan điểm của mình.

    Để đảm bảo tính chính xác của học thuật và hiệu quả quá trình trao đổi, đề nghị các anh chị khi đưa dữ liệu cố gắng đảm bảo khách quan. Thông thường nếu hỏi lá số của mình và nhờ giải đoán thì sẽ rất phức tạp và ngần ngại.
    Do vậy tôi đề xuất theo hướng sau:
    - Hướng 1: Lý giải hiện tại và quá khứ trên cơ sở lá số tử vi hay tử bình
    - Hướng 2: Chọn lựa hỉ dụng thần và chỉ ra kỵ thần. Có thể áp dụng cho cả quá khứ lẫn tương lai.

    Tiến trình thực hiện:
    - Người tham dự đưa lá số cùng dữ liệu liên quan lên.
    - Lá số: ngày tháng dương, giờ chính xác, link sẵn cả tử vi và tử bình
    - Quá trình nghề nghiệp và bệnh tật ( tai nạn... nếu có) đã trải qua: nghề gì, trong bao lâu, mức thành đạt trong nghề. Bệnh gì, trong bao lâu, quá trình khỏi bệnh, nguyên do mắc bệnh ( nếu biết), chi phí và thiệt hại do bệnh.

    Các anh chị thấy như vậy có được khôing ạ?
    Chúc mọi người một ngày vui!
     
    Last edited by a moderator: 9 Tháng năm 2007
  12. ngocngoc

    ngocngoc Guest

    Ðề: Bài giảng về tử bình

    Đối với tiến trình thực hiện, có nên bổ xung thêm phần nghề nghiệp không ? Nếu hướng đi này có lợi cho thống kê.
     
  13. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bài giảng về tử bình

    Cảm ơn chị Ngọc Ngọc, phần tiến trình thực hiện đã được sửa lại theo góp ý của chị.
    Hi vọng tập thể NTH sẽ được nghe thêm nhiều kinh nghiệm quý báu từ chị!
     

Chia sẻ trang này