Bài thuốc cai nghiện ma túy của người Dao

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Tử Vi, 18 Tháng năm 2007.

  1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Về phương thuốc cai nghiện ma tuý của người Dao

    Anh Tuệ - SK&ĐS

    (Cập nhật: 18/5/2007)


    Nhìn trên bản đồ, tỉnh Thanh Hóa giống như một chú ngựa ô đang sải vó. Đầu ngựa quay về hướng Tây. Nơi nhìn như đầu ngựa - đó chính là huyện Mường Lát. Từ thành phố Thanh Hóa lên đến thị trấn huyện dài 350km. Xa xôi và cách trở như vậy, nên có thời Mường Lát được coi là thủ phủ cây thuốc phiện của xứ Thanh. Ngày đó, đứa trẻ khi sinh ra đã quen với mùi ngai ngái của thuốc phiện trong ngôi nhà của chúng.



    Thuốc hỗ trợ cai nghiện ma túy được đóng thành túi nhỏ để sắc uống.



    Chuyện xưa...
    Đối với người Mông, người Dao trước kia, hút thuốc phiện là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, thuốc phiện cũng trở thành một thứ “tài sản” của mỗi gia đình trong bản làng. Mặc dù cây thuốc phiện ở Mường Lát đã được xóa bỏ nhưng vẫn còn những con người đêm ngày quấn quýt với “nàng tiên nâu” như một sự trói buộc. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các loại ma túy tổng hợp, hêrôin đã kéo theo hàng loạt con người sa vào vòng xoáy của nó. Theo thống kê mới nhất của ngành y tế, thời gian này, trên địa bàn Mường Lát có tới 800 người nghiện ma túy có hồ sơ theo dõi, các năm trước đó trong số các đối tượng này có cả những cán bộ, giáo viên. Lang thang phố huyện, tôi nghe nhiều người “thì thào” về phương thuốc bí truyền của người Dao chống lại sự cám dỗ của thuốc phiện. Tôi liền lên xe ôm về bản Hạ Sơn, thuộc xã Pù Nhi. Bản này là bản của người Dao nằm dọc tỉnh lộ 20 với 33 hộ, 212 nhân khẩu, thuộc xã Pù Nhi, huyện Mường Lát. Đây là bản mới được thành lập từ khi chia tách huyện năm 1997 trên cơ sở di chuyển dân cư từ bản người Dao trên đỉnh Pù Quăn. Đến nơi, tôi không thấy rõ những dấu hiệu đặc trưng nơi cư trú của người Dao. Nhà cửa hoàn toàn giống người Kinh, không thấy những căn nhà nửa sàn, nửa trệt truyền thống. Từ khi “hạ sơn”, cộng đồng người Dao trong bản đã có những thay đổi trong sản xuất, sinh hoạt. Tuy vậy, tập tục hút thuốc phiện vẫn chưa thể dứt khỏi đời sống của những người Dao bản này. Nằm trong xã Pù Nhi, vùng đất được mệnh danh là “cái rốn” của ma túy với 110 con nghiện, đồng thời là địa điểm thường tái trồng cây anh túc, người Dao bản Hạ Sơn ít nhiều đã chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Năm 2005, trên địa bàn xã Pù Nhi đã có 17.000m2 cây anh túc bị xóa. Trò chuyện với chúng tôi, anh Tặng Ngọc Pắn, người Dao, sinh ra và lớn lên trên đỉnh Pù Quăn, cho biết: “Trước đây, người Dao quê mình hút thuốc phiện nhiều lắm, bao nhiêu của cải đi theo làn khói trắng cả. Có người hút nhiều đến nỗi khi chết, đem đi hỏa táng xong vẫn còn đọng lại “cục thuốc” đen sì không cháy nổi”.

    Chuyện ngày nay

    BS. Trần Quang Trung, Trưởng tiểu ban phòng, chống tệ nạn ma túy - Bộ Y tế

    Bộ Y tế luôn ủng hộ các bài thuốc hỗ trợ cắt cơn

    Hiện nay, ngoài bài thuốc cedemex, bài thuốc Bông Sen, phương pháp điện châm để hỗ trợ cắt cơn... đã được Bộ Y tế chính thức cho phép đưa vào lưu hành, còn chưa có phương thuốc nào được phép của Bộ Y tế điều trị cai nghiện. Về mặt y học, các thuốc điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy trên chỉ có tác dụng cắt cơn giải độc (mà cắt cơn chỉ là giai đoạn đầu của quá trình cai nghiện ma túy). Bài thuốc của người Dao ở huyện Mường Lát, theo quan điểm của cá nhân tôi cũng là loại thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện, còn để người nghiện thực sự đoạn tuyệt khỏi ma túy đòi hỏi sự nỗ lực cao của bản thân người nghiện, sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng. Nếu thực sự bài thuốc của người Dao có tác dụng điều trị nghiện ma túy, thiết nghĩ ngành y tế Thanh Hóa cần chỉ đạo, nghiên cứu, đánh giá và trình Bộ Y tế xem xét theo đúng quy định hiện hành về việc cấp phép cho sử dụng loại thuốc mới. Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng cũng đã chỉ đạo Bộ Y tế đẩy mạnh việc chỉ đạo nghiên cứu các thuốc và phương pháp hỗ trợ cai nghiện ma túy, do đó Bộ Y tế luôn ủng hộ việc nghiên cứu, thẩm định và đưa vào sử dụng rộng rãi.

    Mọi chuyện bắt đầu khi đa số thanh niên ở bản Pù Quăn, rồi sau này cả ở bản Hạ Sơn lao vào “cơm đen, bàn đèn” như một cách để khẳng định mình, Trong bản mỗi khi có việc gì đó họ đều ngả bàn đèn ra cùng nhau “thưởng thức” cái cảm giác lâng lâng khó tả do á phiện đem lại. Rồi mọi tiêu cực nảy sinh từ đấy. Sau khi được các cấp chính quyền và cơ quan chức năng trên địa bàn tuyên truyền, vận động cai nghiện và xóa bỏ cây thuốc phiện, cái bụng của người Dao đồng ý lắm nhưng chẳng biết dùng cái gì để cai cả. Trong bản đã có người lặn lội vào rừng sâu tìm kiếm cây thuốc nam về để cai nghiện, đó là ông Tặng Ngọc San, ông tìm trước hết là để cai cho chính mình, bởi 27 năm làm bạn với nàng tiên nâu, đến nửa cuối cuộc đời ông đã thấm thía lắm sự đeo bám dai dẳng của chất gây nghiện này. Rồi ông cai thành công sau nhiều ngày đêm vật vã, cai xong ông khỏe hẳn ra, hơn 50 tuổi mà làm việc cứ như thanh niên mười tám, đôi mươi. Sau thành công của ông, bà con người Dao đã tìm đến mua bài thuốc này để cai cho những người nghiện trong gia đình với giá 100.000đ/ấm. Từ đó đến nay đã có khoảng gần 20 người cai nghiện thành công. Khi tôi đến bản Hạ Sơn, ông Tặng Ngọc San vừa đi vào núi tìm thuốc, chỉ có anh Tặng Ngọc Pết, em của ông San ở nhà. Vào buồng, anh Pết lôi ra một bao tải, trong đó là những túi ni lông đựng những cành cây đã sấy khô . Rồi anh kể cho chúng tôi nghe về trường hợp của Triệu Văn Chày. Năm nay đã 40 tuổi, Triệu Văn Chày nghiện thuốc phiện trên 10 năm sau khi được “thừa hưởng” hơn 0,5kg thuốc phiện từ người bố khi qua đời. Hơn 10 năm làm bạn với á phiện, Triệu Văn Chày như cái xác không hồn, của nả trong nhà bay theo làn khói hết cả, vợ con thì nheo nhóc, cái đói, cái khổ đeo bám triền miên. Sau khi nghe tên bài thuốc của ông San, gia đình đã vận động Chày cai nghiện. Thời điểm đó, tác dụng của bài thuốc chưa được mọi người hiểu hết nên gia đình yêu cầu Chày viết giấy cam đoan trước khi cai để nếu có “bề gì” thì trách nhiệm sẽ thuộc về Chày vì sau khi uống thuốc, người uống sẽ chìm vào vô thức. Suy nghĩ mãi rồi Chày cũng đồng ý. Sau khi uống ấm thuốc đầu tiên, Chày ngủ ly bì cả ngày cả đêm, không ăn không uống, gọi không dậy. Gia đình bắt đầu lo lắng thì sáng sớm hôm sau Chày tỉnh dậy với cảm giác thèm ăn, ăn xong thì thấy khỏe mạnh và sợ mùi khói thuốc phiện. Kiên trì uống hết ấm thuốc, Chày đã đoạn tuyệt hẳn được với nàng tiên nâu. Nhận thấy hiệu quả rõ rệt của bài thuốc trên, hiện nay mọi gia đình người Dao có người nghiện đều sử dụng và đã thành công trong việc cai nghiện thuốc phiện. Hơn thế nữa, bài thuốc trên đã được phổ biến cho một số người trong bản và đến nay đã có rất nhiều người từ Sơn La, các huyện miền núi Thanh Hóa và cả ở nước bạn Lào tìm đến bài thuốc này để hỗ trợ cai nghiện.

    Về bài thuốc chữa cai nghiện ma túy của người Dao, ông Cao Quyết Tiến, Trưởng phòng y tế huyện Mường Lát cho rằng bài thuốc trên là bài thuốc bổ, có tác dụng cắt cơn, hỗ trợ cho quá trình cai nghiện rất tốt. Để người nghiện thực sự thoát khỏi bóng ma của ma túy còn tùy thuộc vào ý chí của người nghiện và sự hỗ trợ của cộng đồng và gia đình. Còn ông Lê Quốc Đạt, Trưởng công an huyện Mường Lát, cũng xác nhận với tôi, bài thuốc hỗ trợ cai nghiện của người Dao thực sự có tác dụng rất tốt trong điều trị cai nghiện. Được biết, không chỉ người Dao ở Thanh Hóa, mà người Dao ở các tỉnh khác như Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang... cũng đang có bài thuốc này, nhờ vậy hiện nay tỷ lệ người nghiện thuốc phiện trong cộng đồng người Dao là rất thấp. Thêm nữa, người Dao bản Hạ Sơn vừa mới xây dựng hương ước của mình. Nó như là “luật bản” của người Dao, triệt để và nghiêm khắc. Hương ước quy định người Dao không được giao du với người xấu, không để các tệ nạn xâm nhập bản làng, chính vì vậy cuộc sống ở các bản người Dao hiện nay tuy vất vả nhưng trong lành và thuần khiết
    -suckhoedoisong.vn-
     
  2. Ðề: Bài thuốc cai nghiện ma túy của người Dao

    Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đang xin phép sản xuất và lưu hành chế phẩm CAMAT, một chế phẩm hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy bằng Đông y.



    Sản phẩm ra đời từ một nghiên cứu đáng giá về tính an toàn và hiệu lực hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy trên cơ sở bài thuốc y học cổ truyền CAMAT đã qua ba giai đoạn nghiên cứu, được Bộ Y tế nghiệm thu từ tháng 12/2005.

    PGS.TS Chu Quốc Trường, Giám đốc Bệnh viện cho biết, bên cạnh sản phẩm thuốc CAMAT, Bệnh viện Y học cổ truyền cũng đang hoàn thiện công nghệ bào chế và ứng dụng chế phẩm HTA trong điều trị và hỗ trợ bệnh nhân HIV/AIDS bên cạnh các nghiên cứu về một số căn bệnh thời đại khác như ung thư, lao phổi, tiểu đường


    ( CAND.com.vn)
     

Chia sẻ trang này