1. Pisces

    Pisces Hội Viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    24
    Điểm thành tích:
    0
    Thật kỳ lạ, trong đời sống mỗi người đều có ít nhất một lần được linh tính mách bảo. Linh cảm hay linh tính ấy thường được gọi là "giác quan thứ 6" và hiện nay vấn đề này còn được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.


    Lịch sử đã có nhiều minh chứng cho điều ấy. Nhà bác học Nga Mendeleev (1834-1907), người đã phát minh ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đã nằm mơ thấy hiện rõ ra trước mắt toàn bộ bảng tuần hoàn. Điều này có thể giải thích được vì có lẽ ông đã nghiên cứu hàng chục năm vấn đề này và đến khi chín mùi thì kết quả đã hiện ra trong giấc mơ, ông chỉ việc ngồi bật dậy và chép lại.

    Nhà thơ Nag Lermontov (1814-1841) đã kể lại câu chuyện khi ông còn là sĩ quan biên phòng ở Kabkaz. Có một hôm ông đang ngồi đánh bài với lính của mình và nhìn thấy một người có vẻ mặt khác lạ so với ngày thường, ông bèn nói với người ấy: "Anh phải đề phòng, có lẽ anh sắp bị chết bất đắc kỳ tử. Đêm nay, anh nên ngủ lại ở đồn biên phòng và sáng mai hãy về". Người lính ấy không tin, ra về và dọc đường đã bị một người say rượu đâm chết.

    Về những khoa học còn mang đầy tính chất tiên đoán như kiến tạo học cũng đã có nhiều nhà bác học phát minh ra mỏ nhờ linh cảm. Viện sĩ Xobolev của Nga tìm ra kim cương ở vùng Iakutsk, viện sĩ Muratov (1908-1983) tìm ra dầu mỏ ở vùng Tây Xibêri đều do linh tính mách bảo. Điều này cũng có thể được giải thích bằng kinh nghiệm và sự so sánh kiến tạo với các miền khác trên thế giới của họ, nhưng mặt khác, linh tính cũng đóng vai trò rất quan trọng.

    Nhiều lúc linh tính hoàn toàn trái ngược với logic, tư duy nhưng lại thích hợp. Napoleon (1769-1821) khi đánh vào nước Nga năm 1812 đã linh cảm là sẽ thất bại nhưng ông vẫn cứ tiến hành, vì theo ông, cái vĩ đại chỉ cách cái lố bịch có một bước.

    Rõ ràng là từ lâu, nhiều học giả đã phải đau đầu vì cái thế giới cảm tính bao giờ cũng lẩn quất quanh ta, ngay trong ý nghĩ của ta nhưng lại cực kỳ bí ẩn.

    Vừa rồi, tờ Zarubejom (tháng 11/1995) đã đăng lại bài của tờ Time (tháng 8/1995): "Linh cảm là một cảm giác hay một quy luật?". Sau đây xin trích một đoạn của bài báo ấy: "Vấn đề linh cảm rõ ràng là một bí mật lớn. Có một tư duy rất biện chứng của các nhà khoa học mà nhiều khi chúng ta quên đi: Trước một vấn đề mà ta không hiểu thì ta đừng giải thích bừa, vì làm như thế là ta tự dẫn ta vào ngõ cụt. Trong những trường hợp ấy, tốt nhất là ta tự thừa nhận cái chưa biết của mình và cũng đừng cho đó là một sự thật hiển nhiên. Bởi vì, vũ trụ là vô tận, đầy bí mật và mỗi ngày chúng ta chỉ biết thêm một chút trong cái ta chưa biết vô cùng lớn ấy. Nhưng như con kiến tha lâu đầy tổ, chúng ta cứ chịu khó tìm tòi và biết đâu sẽ tìm ra một quy luật chi phối toàn vũ trụ".

    Điều khó hiểu hơn cả là tín hiệu mà ta cảm nhận được, cái mà ta gọi là "giác quan thứ 6" là lời mách bảo của một sức mạnh siêu nhiên nào đó hay là thuộc tính tự nhiên của loài người? Vì rõ ràng, linh tính không phải là kết quả quá trình tư duy, nó nằm ngoài phạm trù logic và biện chứng. Nhưng thật ngược đời, sự logic mà linh tính mách bảo, trong nhiều trường hợp dường như lại hợp lý và lại là điều cần phải làm.

    Xưa nay, quan niệm thông thường cho rằng phụ nữ có linh cảm cao hơn nam giới. Người đàn bà giải quyết nhiều vấn đề xuất phát từ cảm tính. Ngược lại, người đàn ông bao giờ cũng đi từ logic của vấn đề. Nhưng cũng có nhiều phát minh nổi tiếng của các nhà bác học nam giới lại bắt đầu từ cảm tính. Nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo là Mozart (1756-1791) khẳng định rằng, mỗi tác phẩm âm nhạc của ông là sự kết tinh của nguồn cảm hứng, tư duy sáng tạo và do linh tính mách bảo. Nhà vật lý, toán học và thiên văn học người Anh là Newton (1642-1727) đã phải công nhận linh tính đã đưa ông đến những phát minh vĩ đại.

    Trong lịch sử, không những các nhà khoa học, các nhà quân sự mà cả những nhà chính trị cũng có khả năng linh cảm trước một số vấn đề. Một số người nổi tiếng cũng nhờ "giác quan thứ 6" mà thoát chết. Nhà chính trị người Anh Churchchill (1874-1965), được giải thưởng Nobel văn học năm 1953, hai lần làm Thủ tướng nước Anh (1940-1945) và (1951-1955), một lần thoát chết trong trận oanh tạc của không quân phát xít Đức là do linh tính mách bảo. Năm 1944, ông Churchchill vừa chuẩn bị rời trận địa tên lửa thì máy bay oanh tạc của Đức ập đến. Người tài xế vội vàng nổ máy cho xe đi. Không hiểu sao, Churchchill không chịu vào xe mà vòng chạy ra phía sau. Đúng lúc ấy, một quả bom nổ ngay cạnh cửa xe, làm thành một hố bom lớn, ngay chỗ Churchchill vừa đứng. Trong tập hồi ký của ông, Churchchill viết: "Dường như có một sức mạnh nội tâm đã mách bảo tôi phải rời ngay chỗ đứng".

    Đến đây một câu hỏi đặt ra: "Những người bình thường có khả năng linh cảm không?" Như trên đã nói, ai cũng có ít nhiều khả năng này.

    Tờ báo Scandal ở Mỹ năm 1994 có đăng một câu chuyện về giấc mơ kỳ lạ của một người mẹ: "Chuyện kể rằng, 1865, một chú bé bên là Maks Hoffman 5 tuổi bang Wisconsin bị mắc chứng bệnh tả. Bác sĩ nói rằng không còn tia hy vọng nào cứu sống được chú. Ba ngày sau đó, chú bé trút hơi thở cuối cùng và mọi người đem chôn chú trong nghĩa địa của làng. Đêm hôm đó, trong giấc mơ, bà mẹ nghe thấy tiếng con trai trở mình trong quan tài. Bà kêu lên rồi chạy đến bên chồng, xin ông hãy ra mộ để cứu con. Ông chồng tất nhiên đã từ chối. Ông giải thích cho vợ mình rằng bà đã quá thương con nên đã thấy như vậy.

    Nhưng đêm hôm sau, bà mẹ lại mơ thấy y như thế. Lần này, bà đã quyết tâm cùng người nhà ra cứu con. Lúc ấy đã gần nửa đêm. Mọi người treo đèn lên trên cành cây bên cạnh mộ và cặm cụi đào. Khi nắp quan tài vừa mở, ai cũng sửng sốt, vì thấy cậu bé nằm đúng tư thế mà người mẹ nhìn thấy trong mơ: "Cậu nằm nghiêng về phía bên phải, 2 tay xếp dưới má phải". Cậu bé không có biểu hiện gì của sự sống. Nhưng người cha vẫn bế con lên rồi bằng mọi cách hô hấp nhân tạo. Sau một giờ, điều kỳ diệu đã xảy ra: Cậu bé dần dần tỉnh lại. Rồi mọi người đã tìm các biện pháp giúp cậu phục hồi sức khỏe và chữa khỏi bệnh tả cho cậu. Về sau, Maks Hoffman đã sống tới 80 tuổi (1860-1940) tại thành phố Lincoln (bang Iowa, Mỹ). Vật kỷ niệm quý giá nhất đời ông là cái núm sắt nhỏ ở nắp quan tài mà từ trong đó, ông đã được cứu sống nhờ giấc mơ của người mẹ.



    Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp​
     
  2. One_rose

    One_rose Hội Viên Hoa Mai

    Tham gia ngày:
    21 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    30
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bí ẩn của linh cảm

    Khả năng linh cảm đặc biệt của con người

    Trên thế giới không ít người có thể cảm nhận được tương lai của mình. Khả năng đặc biệt này theo các nhà khoa học, là do họ thừa hưởng được một phần di truyền từ cha ông. Nếu để ý sẽ không quá khó để nhận biết những người có khả năng như vậy.

    Ví dụ như có những người thường xuyên chơi xổ số và luôn trúng. Họ được xếp vào loại may mắn thường xuyên nhờ linh cảm đặc biệt của mình

    Cố Thủ tướng Anh Winston Churchill là một trong những người nổi tiếng may mắn kiểu vậy. Năm 1941, sau khi đi kiểm tra một khẩu đội pháo cao xạ, Churchill quay trở về xe của mình, nhưng bất ngờ lại từ chối ngồi vào chỗ viên sĩ quan tùy tùng đề nghị. Ông bỏ qua chiếc cửa trước đã mở và chui xuống hàng ghế sau. Chẳng bao lâu, một quả bom đã nổ ngay phía trước xe, khiến viên sĩ quan tùy tùng ngồi hàng ghế trước bị tử vong. Về sau, Churchill quả quyết là trước khi vào xe, ông đã nghe thấy một giọng nói cảnh báo nguy hiểm nào đó. Lần khác, trong thời gian một trận ném bom của quân Đức, Churchill còn cứu mạng sống của cả đội ngũ nhân viên nhà bếp của mình. Ông đã ra lệnh cho tất cả phải xuống hầm trú ẩn, trước khi nhà bếp bị bom đánh trúng.

    Nhà nghiên cứu các hiện tượng dị thường Vadim Chernobrov đã thu thập được một số lượng lớn những trường hợp may mắn đến khó tin trên. Ví dụ điển hình nhất là trường hợp của thầy tu Monmoren. Ông đang cầu nguyện trong một ngôi đền, bỗng nhiên cảm thấy có một sự thôi thúc đổi chỗ đến mức không thể cưỡng lại. Ngay khi vừa chuyển chỗ, một viên đá to từ trên nóc nhà rơi đúng vào vị trí ông vừa ngồi.

    Có không ít những câu chuyện liên quan đến linh cảm trước những tai nạn hàng không. Như vận động viên quần vợt người Thụy Sĩ Mark Rosse cần phải bay từ New York về Genève vào ngày 3-9-1998. Nhưng anh ta đã trả lại vé vì dường như có một giọng nói vô hình nào đó từ bên trong ngăn cản không cho đi. Kết quả là chuyến bay đó của chiếc Boeing-747 đã bị vỡ tung khi rơi xuống Halifacs, khiến toàn bộ hành khách tử nạn.

    Ngày 24/8 năm ngoái, đã có hai chuyến bay của Nga cất cánh từ sân bay Domodedovo bị nổ tung vì khủng bố. Một điều đặc biệt khiến mọi người chú ý là số hành khách của hai chuyến bay này thấp đến mức khác thường: trên chiếc Tu-134 tới Volgograd chỉ có 35 hành khách (tức là 50% chỗ ngồi), còn chiếc Tu-154 tới Sochi chỉ có 46 người trên tổng số 180 ghế. Trong khi thời điểm đó đang là mùa đi nghỉ mát nên các chuyến bay thường kín chỗ. Các nhà nghiên cứu thường chú ý tới một chi tiết: trên các chuyến tàu hay gặp tai nạn, số hành khách thường ít hơn hẳn những chuyến bay thông thường. Chuyên gia xã hội học James Staunton của Mỹ đã phân tích tổng cộng 250 trường hợp tai nạn và đi đến kết luận: số hành khách trên những chuyến đi bất hạnh này chỉ chiếm trung bình 61%, trong khi những chuyến thông thường là 76% - sự khác biệt 15% này là một con số khổng lồ đối với lĩnh vực thống kê. Như vậy có nghĩa là một yếu tố gì đó đã giúp không ít người tránh khỏi những tai nạn đáng sợ. Nhưng vấn đề là yếu tố này thực chất là gì? Đó có thể coi là linh cảm hay không?

    Khoa học đã có thuật ngữ gọi là "proscopia" dùng để chỉ một hiện tượng bí ẩn, hay khả năng cảm nhận về sự kiện chưa diễn ra, mà đôi khi còn nhìn thấy trước được chúng. Mọi người hẳn vẫn còn nhớ Công nương Diana từng nói rằng bà sẽ chết trong một tai nạn giao thông. Về khả năng đặc biệt này phải kể đến đạo diễn nổi tiếng Andrey Tarkovski của Nga. Ông đã từng tới Stockholm để tìm địa điểm cho một cảnh quay trong bộ phim Lễ Hiến Sinh. Tarkovski đã dừng xe tại một khu vực của thành phố này nói: "Đây chính là địa điểm xảy ra thảm họa”. Chỉ vài tháng sau, Thủ tướng Thụy Điển Olof Palmer bị ám sát ngay chính nơi đây. Còn khi quay bộ phim Stalker, ông đã chỉ thị cho người quay phải ghi hình tờ lịch bị rơi xuống nước có đề ngày 28/12. Về sau, chính đạo diễn này đã chết vào đúng ngày này. Vậy đó có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên?

    “Nhà văn Steven King đã giải thích khả năng linh cảm này như là một giác quan mà cha ông ta từng có. Đối với chúng ta, nó gần như đã biến mất, do nền văn minh đã gần như tác động trực tiếp lên hết các giác quan", Chernobrov cho biết. "Chỉ trong những trường hợp cực kỳ nguy cấp (tất nhiên là không phải ở tất cả mọi người) linh cảm này mới được khỏi động lại. Đó như là một dạng du hành theo thời gian: con người khi cảm thấy mối đe dọa chết người trong tương lai sẽ gửi lại cho mình một tín hiệu cảnh báo về quá khứ”.

    Nhưng nhà toán học Sergey Subanov lại lý giải hiện tượng này theo cách khác: "Tất nhiên là những trường hợp linh cảm như trên khiến mọi người phải mê hoặc. Nhưng ta cũng cần phải xem xét đến lý thuyết về xác suất. Trong cuộc sống của mỗi người, trung bình có tới vài chục ngàn ngày. Vì sao lại không thể có trong đó vài ngày "kỳ diệu" hay có những trùng hợp không thể tin nổi? Còn liên quan đến chuyện gặp may ư? Trên trái đất hiện đang có gần 6 tỉ người sinh sống. Trong số này, giả sử có khoảng 1 triệu người thường xuyên gặp may đi nữa, nhưng đó chỉ là một giọt nước trên biển (chiếm chưa đầy 0,2% dân số). Nhưng từng ấy trường hợp cũng khiến người ta phải nói và viết không bao giờ hết".

    (Theo vnexpress.net)
     
  3. One_rose

    One_rose Hội Viên Hoa Mai

    Tham gia ngày:
    21 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    30
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bí ẩn của linh cảm

    Lời giải cho 'linh cảm'

    Nhà toán học nổi tiếng người Pháp A. Poanhcarê nhớ lại, một lần ông không tài nào giải được một bài toán nên bỏ đi chơi. Lẽ dĩ nhiên là khi đi đường ông đã quên bẵng môn toán học. Đột nhiên, trong đầu ông xuất hiện ý nghĩ về cách giải bài toán làm ông phải lao tâm khổ trí...

    "Trực giác", hay như đôi lúc còn được gọi là giác quan thứ sáu, - các tác giả cuốn sách "Những bí mật của tiên đoán" A. Bêliapxki và V. Lixiekin viết - là một đặc tính kỳ lạ của con người. Cách đây không lâu, các nhà tâm lý học mới bắt đầu nghiên cứu một cách nghiêm túc hiện tượng này. Có thể đây là bậc cao nhất của tư duy con người, là hợp thể của tất cả các tri thức hoặc đã được lý giải, hoặc đã lặng lẽ thâm nhập vào tiềm thức của chúng ta mà chúng ta thu nhận được trong cuộc sống, hợp thể của toàn bộ thông tin di truyền của các thế hệ được truyền vào não, của toàn bộ những cảm giác của con người…".

    Nhiều bậc trí tuệ lỗi lạc của loài người đã nêu bật ý nghĩa to lớn của trực giác trong sáng tạo của họ. Gơt và Anhxtanh, Gaux và Poanhcarê, Sinle và Đôđê … đã từng viết về điều đó… Khi kể chuyện viết các bài thơ như thế nào, Gơt thừa nhận: "Tôi không hề có từ trước những khái niệm và dự cảm nào về những bài thơ ấy, nhưng lập tức chúng xâm chiếm trí não tôi và đòi hỏi thể hiện ngay lập tức, đến mức là tôi phải ghi lại những bài thơ ấy một cách không tự giác ngay tại chỗ như người mộng du".

    Còn nhà toán học nổi tiếng người Pháp A. Poanhcarê thì nhớ lại, một lần ông không tài nào giải được một bài toán. Vì không giải được nó, ông bỏ đi chơi. Lẽ dĩ nhiên là khi đi đường ông đã quên bẵng môn toán học. Đột nhiên, thật hoàn toàn bất ngờ, trong đó ông xuất hiện ý nghĩ về cách giải bài toán làm ông phải lao tâm khổ trí. Lời giải xuất hiện thật bất ngờ, mặc dù ông không nghĩ tới bài toán đó.

    Trong việc đánh giá trực giác, ta luôn dễ dàng nhận thấy con người đứng trên lập trường thế giới quan nào. Nếu trực giác được trình bày với ta như là "sự loé sáng từ trên cao", như một khả năng "đạt tới chân lý" không thể giải thích được bằng những quy luật tự nhiên, thì có thể không còn nghi ngờ gì nữa, từ đây đã bắt đầu con đường dẫn tới sự thần bí. Và cần phải nói rằng chính trong lĩnh vực này của tâm lý, trong những thành công và phát minh chói lọi, bất ngờ, trong sự sáng tạo bất ngờ của linh cảm, có những sự kiện mà suốt bao thế kỷ vẫn được coi là không giải thích được đối với những kẻ bảo vệ cho "những sức mạnh siêu nhiên". Bởi lẽ thế giới trong hộp sọ quả là rộng lớn và phức tạp khác thường.

    Chỉ có hiện nay mới bắt đầu việc phát triển những cơ sở khoa học tự nhiên trong toàn bộ tổng thể tư duy của chúng ta. Nhiều điều trong vấn đề rất lý thú này của nhận thức còn ẩn náu sâu xa; hầu như chúng ta còn chưa rõ, chưa hiểu được nhiều về cơ chế của những giải pháp do trực giác đưa ra. Nhưng bây giờ đã không còn thái độ bỏ mặc không nghiên cứu những gì liên quan đến trực giác và để cho những người sùng bái thần bí "tha hồ lộng hành" nữa.

    Việc chúng ta hiện nay đã bắt đầu biết về hoạt động của tiềm thức đã nói với ta một điều: những "linh cảm" không phải rơi từ trời xuống với con người. Trực giác gắn bó rất chặt chẽ với những tri thức và kỹ năng được tiếp nhận từ trước, với kinh nghiệm đã được tích luỹ và với lôgic của tư duy, tức là với những quá trình tâm lý hoàn toàn có ý thức. Chỉ có trên cơ sở như vậy, những "ý tưởng chói lọi" mới có thể nảy sinh ra trong trí óc, đôi khi hoàn toàn bất ngờ trong lúc nghỉ ngơi chứ không phải là khi nhà bác học, nhà văn hay nhà sáng chế đang suy nghĩ về vấn đề của mình bên bàn làm việc.

    Những "phát hiện trí tuệ" như thế chỉ nói lên một điều là những quá trình tư duy diễn ra trong tiềm thức có thể đôi khi giữ vai trò to lớn như thế nào trong đời sống của chúng ta. Kiến thức, kinh nghiệm của con người càng nhiều bao nhiêu thì những giải pháp đúng đắn theo trực giác càng có thể xuất hiện thường xuyên bấy nhiêu.

    Có thể minh hoạ ý tưởng đó bằng một ví dụ. Trước khi phi đội máy bay cất cánh, thợ máy đã kiểm tra hoạt động của các động cơ và cho phép bay. Nhưng khi các phi công vừa bay lên, bỗng một sự lo ngại mơ hồ nào đây đã choán hết ý nghĩ của người thợ máy đó. Và quả nhiên, chẳng bao lâu sau một chiếc máy bay phải hạ cánh bắt buộc vì động cơ trục trặc. Nếu như tin vào dự cảm thần bí thì có thể kết luận rằng ở đây, trên thực tế không thể nào lại không có sự nhắc nhở từ đâu đó trên trời. Thực ra, tất cả đã được giải thích thật đơn giản. Khi kiểm tra, người thợ máy đã phát hiện ra các trục trặc nào đó trong hoạt động của động cơ ở một chiếc máy bay. Nhưng những dấu hiệu của các trục trặc ấy nhỏ đến nỗi chúng không thể tới được ý thức của người thợ máy, anh ta chỉ linh cảm phát hiện ra chúng. Nhưng sau một khoảng thời gian ngắn ngủi, não đã đưa đến ý thức một ý nghĩ rằng mặc dầu máy bay đã bay lên không trung, nhưng động cơ có điều gì đó chưa ổn. Ý nghĩ đó "không có hình hài" rõ rệt nên đã sinh ra trong ý thức người chịu trách nhiệm kiểm tra các động cơ một nỗi lo âu khó giải thích, ấy là dự cảm về một sự tồi tệ nào đó và có thể là cả một tai họa.

    (Sưu tầm)
     
  4. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bí ẩn của linh cảm

    Điều kỳ lạ về giác quan thứ sáu


    Giác quan thứ 6 có thể báo trước chuyện gì sẽ xảy ra.
    Có một chuyện gì đó vừa xảy ra và bạn bỗng ngờ ngợ là đã biết chuyện này một lần nào đó trong quá khứ. Thực ra chuyện đó chỉ xảy ra một lần duy nhất trong thời điểm hiện tại. Còn cái mà bạn ngờ ngợ là một linh cảm kỳ lạ mà các nhà khoa học gọi là giác quan thứ 6.

    Các chuyên gia thống nhất nhận định rằng những linh cảm như vậy xuất hiện không ít trong cuộc sống và nhiều khi nằm ngoài kiểm soát của con người. Tiến sĩ tâm lý học Timothy D. Wilson, Đại học Virginia (Mỹ), cho rằng: "Linh cảm là sự gợi nhớ từ một miền vô thức. Đây không phải là những ký ức bị dồn nén hay những cảm xúc nguyên thủy mà là một cơ chế trong não có tác dụng điều hành các thông tin về cảm giác cùng với những hành động vượt ra ngoài tầm ý thức của con người.

    Còn tiến sĩ Gary Klein, tác giả cuốn sách "Trực giác hoạt động", thì cho rằng cái mà người ta thường gọi là khả năng nhìn thấy cái vô hình chính là những năng lực tiềm tàng của trực giác con người. Đặc biệt, đối với những người mà nghề nghiệp buộc họ phải đưa ra những quyết định sinh tử và tức thì như lính cứu hỏa, y tá cấp cứu hay lính trận là những người thường thấy xuất hiện giác quan thứ sáu. Họ thường thực hiện các hành động theo một linh tính nào đó trong những tình huống khẩn cấp khi họ không thể chọn lựa hay đưa ra một quyết định có ý thức.

    Klein đã kể lại câu chuyện về linh cảm của một viên trung úy cứu hỏa đã cứu anh ta cùng đồng đội. Khi cùng đồng đội cứu một căn nhà bị cháy, anh ta bỗng cảm giác có một mối nguy hiểm nghiêm trọng đang cận kề liền ra lệnh cho các đội viên rút ra khỏi ngôi nhà và ngay lúc họ vừa thoát khỏi chỗ đó thì toàn bộ căn nhà đổ sập xuống.

    Ông cho rằng linh cảm của viên trung úy thực chất là một sự hồi ức của tiềm thức. Căn phòng nóng khủng khiếp, ngọn lửa không thể dập tắt.... là những hồi chuông báo động trong tiềm thức của anh ta và lệnh rút lui cũng xuất phát từ một mệnh lệnh của tiềm thức

    Khả năng đọc tín hiệu

    John, nhân viên thuộc sở cảnh sát Los Angeles (Mỹ), trong một lần đối mặt với một gã tài xế khả nghi có vũ khí, anh có thể rút súng hạ gục đối tượng một cách hợp pháp nhưng anh không bắn. Chỉ vài giây sau đó, tên tài xế buông súng đầu hàng. Lúc đó, John không hiểu tại sao mình lại làm thế. Sau này các nhà nghiên cứu giải thích rằng trong cuộc đối đầu chớp nhoáng, linh cảm của anh đã tiến hành một thủ thuật gọi là "đọc gương mặt" đối phương. Khi nhìn mặt gã tài xế, linh cảm đã báo cho anh biết là hắn sẽ không bắn trước và chính linh cảm đó đã giúp cho anh quyết định không nổ súng.

    Các nhà khoa học cho rằng mỗi chúng ta đều có khả năng này, tất nhiên là với những mức độ khác nhau. Có thể đó là những cảm giác mạnh mẽ chỉ xuất hiện trong nháy mắt nhưng cũng đủ "bóc trần" suy nghĩ thực của đối phương ngay cả khi đối phương cố tình che giấu.

    Tự "đọc vị" chính mình

    Theo các nhà khoa học thì ngay cả khi không rơi vào các tình trạng. khẩn cấp, hệ thống "radar" trong con người vẫn hoạt động và sẵn sàng phát tín hiệu về mối đe dọa đối với bản thân hoặc người thân.

    George Soros, nhà tỷ phú Mỹ xếp hạng 38 trong số những người giàu nhất thế giới, là một ví dụ về khả năng tận dụng giác quan thứ 6. Phần lớn các cuộc đầu tư bạc tỷ của Soros đều dựa vào linh cảm. Ông cũng nói rằng mỗi khi lưng mình bắt đầu nhói đau là tín hiệu báo trước một điều gì đó không thuận lợi trong quyết định đầu tư chuẩn bị được đưa ra. Những trường hợp đó, ông ta đã nghiên cứu kỹ các điều kiện hoặc rút lui đúng lúc và nhờ vậy đã nhiều lần tránh được thất bại.

    Theo Sức Khỏe Gia Đình
    ( Vnexpress)
     
  5. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bí ẩn của linh cảm

    Con người có thể linh cảm trước cái chết?


    Ảnh: Fotosearch.com.
    Một chiều, vợ Grigority Doroni, mới 20 tuổi, bất chợt nói: Em mệt quá, chắc là em sắp rời bỏ thế gian này. Ngày hôm sau, cô ấy bị tai nạn ôtô và chết. Một số người có thể nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần? Liệu việc tiên đoán hay linh cảm về cái chết là sự thật?

    Không ai biết trước được khi nào mình sẽ tới số và cái gì sẽ khiến cho mình phải vĩnh biệt thế gian mà bước vào một thế giới vô cùng xa lạ nào đó. Tuy nhiên, một số người có thể thấy được cái chết của bản thân mình đang đến gần. Trực giác kỳ lạ là cái giúp cho con người có thể giải thích bí ẩn không thể hiểu thấu này.

    Inna P kể lại: Một mùa hè, vợ chồng chị về quê. Rồi một hôm khi đang đứng trên ban công ngó ra con sông Volga, anh ấy đột nhiên lên tiếng: "Em có nghĩ là anh sẽ chết ở đây không?". Dĩ nhiên là người vợ rất sốc trước câu hỏi ấy, vì chồng chị đang là người đàn ông khoẻ mạnh. Nhưng rồi vài tuần sau, bất ngờ anh ấy từ giã cõi đời vì cơn đau tim.

    Có rất nhiều ví dụ như vậy. Các bác sĩ người Mỹ, William Green, Stefan Goldstein và Alex Moss, chuyên nghiên cứu hiện tượng chết, đã tìm hiểu hàng nghìn câu chuyện ẩn đằng sau các bệnh nhân ra đi "bất đắc kỳ tử". Các kết quả cho thấy, đa số họ đoán trước được cái chết của mình.

    Thật tình "linh cảm" của họ không xảy đến như là lời nói tiên tri hay sự chuẩn bị đúng lúc cho việc chôn cất, mà từ một trạng thái tâm lý đặc biệt và thường nằm trong ước muốn sắp xếp các vấn đề đâu vào đấy. Vấn đề là thời gian ngắn ngủi trước khi cái chết bước đến, nhiều người thường trải qua một trạng thái trầm uất có thể kéo dài từ một tuần cho đến nửa năm. Y học cho rằng, sự sầu muộn lạ lùng này xảy đến do những thay đổi hoóc môn trong cơ thể gây ra. Đặc điểm tâm lý của hiện tượng mà bề ngoài như là sự chán nản vô cớ này là sự chuẩn bị của hệ thần kinh trung ương cho sự rời khỏi cõi đời không tránh khỏi. Nhận định này tương ứng với ý kiến được nhiều nhà nghiên cứu chia sẻ, đó là cái chết đơn thuần chỉ là sự "quá độ" của ý thức sang một dạng sống khác, một trình độ năng lượng của sự tồn tại. Tuy vậy, tại sao cơ thể cần đến "sự chuẩn bị về tâm lý" này? Chắc chắn không thể để chuẩn bị cho mọi thứ đâu vào đấy.

    Khả năng đoán trước cái chết của con người có thể được giải thích như thế nào? Cuốn Tử thư Tây Tạng có câu trả lời cho vấn đề này. Theo niềm tin của người phương Đông, con người là một sinh vật có hai thể mạnh và yếu. Thể mạnh làm nên thể xác con người. Còn thể yếu cấu thành tinh thần, vô hình, bao bọc linh hồn. Cái chết chính là sự tách biệt thể yếu khỏi thể mạnh. Thể yếu có vầng hào quang mà chỉ có những nhà ngoại cảm mới thấy được. Sự phát xạ từ hào quang này cho phép nhà ngoại cảm chẩn đoán được tình trạng sức khoẻ của một người, và do đó, cũng có thể nhìn thấy trước được cái chết.

    Nhưng tại sao con người lại phải trải qua thứ linh tính khủng khiếp đó? Tự nhiên có sự can thiệp nào không? Có một giả thuyết đáng quan tâm về mặt này. Từ lâu, các nhà khoa học đã biết vấn đề này trong phòng thí nghiệm: Trước khi chết, các tế bào của cơ thể đang sống phát ra một loạt mạnh các tia phóng xạ bất ngờ. Nhà vật lý học người Ba Lan, Janusz Slawinsky cho rằng, luồng sóng khá mạnh này có thể chứa đựng thông tin về sinh mạng của một cơ thể sắp chết và cũng có thể bảo lưu các mẩu ý thức và ký ức. Có phải đây là mục đích chính của tín hiệu cuối cùng do các tế bào sắp chết phát ra?

    Tôn giáo thường nói về sự tiếp tục của cuộc sống sau cái chết. Hào quang sẽ biến mất trước khi chết, giống như bất kỳ loại vật chất vũ trụ nào cũng để lại dấu vết trong không gian trước khi bị phân huỷ. Cùng với một phức hệ năng lượng của người (thể yếu), hào quang sẽ mang sang thế giới khác toàn bộ thông tin về một người chết, nói khác đi là ý thức. Do đó, chỉ có thể là thể xác chết, còn ý thức vẫn tiếp tục tồn tại như là một đám mây năng lượng. Sự phát ra luồng phóng xạ từ các mô sinh vật vào lúc chết dường như đem lại cho "thể yếu" cái xóc nảy cuối cùng, gửi linh hồn bất tử của một người vào vũ trụ.

    (Theo Khoa học & Đời sống)
    ( Vnexpress)
     

Chia sẻ trang này