Bí quyết của các phụ nữ thành đạt

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Vanhoaphuongdong, 22 Tháng chín 2007.

  1. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Trần Kiên

    Bí quyết của những phụ nữ thành đạt

    Phần 1: Bí quyết của các nhà doanh nghiệp và những phụ nữ thành đạt

    Chương 1

    Phái đẹp trong cuộc sống chúng ta



    Có biết bao nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị... đã ca ngợi phái đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hàng ngàn cuốn sách, hàng vạn bài báo đã, đang và sẽ mãi viết về họ như là hiện thân sản phẩm tuyệt mỹ mà tạo hóa đem lại cho nhân loại.
    Ca ngợi, ngưỡng mộ vẻ đẹp của tạo hóa ban cho phái đẹp thật xứng đáng với họ, bởi họ không những rất đẹp mà còn luôn đóng vai trò quan trọng trong mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp và quốc gia. Hàng triệu gia đình yên ấm và hạnh phúc, con cái học hành tiến bộ là nhờ bàn tay chăm sóc của người mẹ. Hàng ngàn, hàng vạn người chồng thành đạt lớn lao nhờ ở sự động viên, khích lệ, chăm lo của người vợ. Vai trò của người mẹ, người vợ, người chị, người em trong mỗi gia đình thật quan trọng biết bao. Có thể nói thẳng thắn rằng ước vọng muôn đời của người đàn ông là muốn làm vừa lòng người đàn bà. Chính vì thế, họ có thể vượt qua mọi thách đố để giành lấy những thành công trên đường đời nếu bên cạnh họ luôn có được sự khuyến khích của người vợ hiền thảo. Một khi hiểu rõ vai trò vô cùng quan trọng của người vợ, thì hạnh phúc gia đình sẽ tránh được những lục đục, đời sống vợ chồng sẽ thuận hòa và từ đó tình yêu sẽ là nguồn cảm hứng cho người chồng đạt tới mọi thành công trên đường sự nghiệp mà họ đã dấn thân.
    Đã có rất nhiều nhà văn, nhà toán học, họa sĩ, nhà thơ, nhà doanh nghiệp, nhà chính trị tài ba đã lập nên những kỳ tích lớn lao trong nền văn minh nhân loại cũng một phần nhờ sự khuyến khích, ngưỡng mộ của phái đẹp. Henri Ford, nhà tỷ phú chế tạo xe hơi lừng danh nước Mỹ và thế giới đã có đủ dũng khí và can đảm dấn bước trên thương trường cũng nhờ một phần lớn ở sự động viên, giúp đỡ của người vợ. Mỗi khi làm việc gì hệ trọng, ông đều được vợ ủng hộ một cách hào hứng. Bà nắm tay chồng, đáp dịu dàng: “Em xin theo anh”. Chính nhờ vậy mà sau nhiều năm miệt mài kinh doanh chế tạo xe hơi, Henri Ford đã trở thành một trong những người nổi danh nhất, giàu có nhất nước Mỹ.
    Còn Disrachi, một nhà chính trị tài danh số 1 của Anh quốc cũng nhờ có một mái ấm gia đình khích lệ ông. Trên chính trường ông luôn được người vợ hiền thảo khuyến khích, nâng đỡ. Bà không bao giờ tranh khôn với chồng. Mỗi khi ông về là sau cả một ngày mệt mỏi và ứng đối xã giao, nhờ được bà chuyện trò vui nhộn mà ông được nghỉ ngơi. Càng ngày gia đình ông càng trở thành nơi thuận tiện, vì nơi đó là ông thảnh thơi giữ sức trong sự chiều chuộng, âu yếm của vợ. Những giờ sống bên cạnh bà là những giờ êm đềm nhất của đời ông; vừa là bạn đồng tâm, là nguồn an ủi vừa là quân sư của ông nữa, để đáp lại tình yêu đó, ông cũng tìm mọi cách làm đẹp lòng bà.
    Thế đó, những người phụ nữ thành công trong lịch sử chính là những người biết chăm sóc chồng, khích lệ chồng, thỏa hiệp với chồng mình, với những người thân trong gia đình và với con cái của mình.
    Để duy trì được sự đam mê trong công việc, quyết tâm dấn bước trên đường đời, người đàn ông nào cũng cần có một người vợ biết luôn nhắc mình có thể thành công lớn trên đường đời, mình là người có giá trị lớn lao. Vì thế, người phụ nữ nào muốn cuộc đời mình sung sướng thì cách tốt nhất là hãy biết chăm sóc và khích lệ những đức ông chồng quý giá của mình.
    ( vnthuquan.net)
     
  2. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bí quyết của các phụ nữ thành đạt

    Bí quyết của những phụ nữ thành đạt

    Phần 2:Gương những người phụ nữ thành đạt trong kinh doanh và các lĩnh vực khác

    Chương 4

    Nữ hoàng Hoa Hồng California 98 là người Mỹ gốc Việt



    Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu Nữ hoàng Hoa Hồng California năm 98 vừa qua là một cô gái người Mỹ. Nhưng điều thu hút sự chú ý của nhiều người ở đây chính là Nữ hoàng lại mang trong mình hai dòng máu Việt - Mỹ.
    Câu chuyện về cô Purdy Trần chính là sự hội tụ những đặc điểm của hai đất nước Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhưng điều này cũng chẳng có gì đặc biệt nếu Mỹ và Việt Nam chưa từng trải qua một cuộc chiến tranh kéo dài suốt nhiều chục năm. Bố Purdy Trần là người Việt, mẹ là người Mỹ và đây cũng chính là điều không bình thường, bởi phần lớn những đôi vợ chồng kiểu này thì vợ là người Việt Nam còn chồng gốc Mỹ (đa số là lính Mỹ đã từng chinh chiến ở Việt Nam). Sinh ra ở Mỹ thời kỳ sau chiến tranh, Purdy Trần cũng lớn lên và đi học như bao cô gái khác. Nhưng việc cô được chọn làm Nữ hoàng của một trong những cuộc diễu hành lớn nhất nước Mỹ mang tên Cuộc diễu hành Hoa Hồng năm mới (New year’s Rose Parade) ở Pasadena, California đã trở thành một sự kiện thật đáng chú ý. Với một nửa nguồn gốc Việt Nam, Purdy Trần thật không dễ dàng gì khi được chọn làm người dẫn đầu cho một sự kiện văn hóa quan trọng của nước Mỹ như Cuộc diễu hành Hoa Hồng. Những người tổ chức cuộc diễu hành đã chọn lựa Nữ hoàng với những điều kiện thật nghiêm ngặt về trí tuệ, tài năng, lòng vị tha và tính tự tin... Nhưng vẻ đẹp ngoại hình cũng là một trong những điều kiện quyết định nhất. Hơn 700 cô gái đã tranh tài để đoạt danh hiệu này. Và Purdy Trần là người chiến thắng.
    Sau 23 năm kể từ khi Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam, việc cô Purdy Trần trở thành trung tâm nổi bật của con thuyền Hoa Hồng năm 98 trở thành sự kiện đặc biệt có ý nghĩa tượng trưng rất lớn.
    Purdy Trần sinh năm 1981 ở Arcadia (California), cách xa nơi tập trung phần lớn cộng đồng người Việt. Vậy nguồn gốc văn hóa Việt của cô thừa hưởng chủ yếu từ cha, bà cô và bà nội chứ không phải từ môi trường sống xung quanh. Cô cũng có một số người bạn Việt Nam ở trường phổ thông. Cha cô gốc Hà Nội, do không muốn con gái mình bị phân biệt đối xử nên chỉ dùng tiếng Anh khi nói chuyện với cô. Ông lo ngại rằng nếu con gái ông nói tiếng Anh không chuẩn thì cô sẽ không có quyền bình đẳng trong xã hội Mỹ. Purdy Trần đã đôi lúc cảm thấy thất vọng rằng cha cô đã phải cố gắng nhiều để cô có thể quên tiếng Việt và trở thành một “người Mỹ thực sự”. Tuy nhiên cô vẫn luôn lắng nghe những cuộc đối thoại của người cha và bà nội, mặc dù cô hứa sẽ không nói tiếng Việt, nhưng cô hiểu được khá nhiều thứ tiếng của cha mình.
    Hiện nay, Purdy Trần đang học tại trường Đại học Colombia ở New York City và chỉ tập trung cho việc học tập. Sau một năm bận rộn, vừa đi học, vừa lãnh trách nhiệm của một Nữ hoàng, cô đã làm tròn cả hai bổn phận. Giờ đây cô đang lựa chọn ngành nghề, có thể là nghề nghiên cứu khoa học chính trị. Cô kể lại rằng, trong vai trò Nữ hoàng, cô đã tham gia trên 100 hoạt động khác nhau ở trường học, trong lĩnh vực thương mại và trong các bệnh viện. Cô đã trả lời phỏng vấn và xuất hiện trên truyền hình. Những cơ hội đã đến với cô và cô cũng đã tích lũy được không ít kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực.
    Sống gần gũi với bà nội, cô đã được nghe kể nhiều về Việt Nam và những câu chuyện của bà đã nhen lên trong cô ước muốn về thăm quê cha đất tổ. Mặc dù phần lớn họ hàng đã rời xứ ra đi, nhưng ở Việt Nam vẫn còn một số thành viên của gia đình mà cô chưa hề gặp mặt. Và cô đặc biệt tìm hiểu vùng đất Bắc Việt Nam, bởi đa phần những câu chuyện bà kể đều gắn với vùng đất này. Và cô thật vui khi thấy quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã bình thường hóa và điều đó sẽ giúp cô dễ dàng về thăm quê cha.
    Với mỗi người Việt Nam di cư sang Mỹ đều có quá khứ của riêng mình. Những cuộc hành trình ấy của họ đều liên quan tới sự phát triển của từng cá nhân. Vào năm đầu tiên họ sang Mỹ, khả năng kinh tế của từng cá nhân, trình độ học vấn, trình độ tiếng Anh, nguồn sinh sống của gia đình... tất cả những yếu tố ấy có thể giúp xác định tại sao họ lại quyết định ra đi. Lứa tuổi của từng cá nhân chỉ có ý nghĩa trong việc xác định mức độ hòa nhập của họ trong xã hội Mỹ. Nói chung những người lớn tuổi khó khăn hơn trong việc học tiếng Anh và khó chấp nhận kiểu sống mới. Còn người trẻ tuổi thường mềm dẻo hơn, dễ thích nghi hơn.
    Khó mà phân biệt được đặc điểm của Mỹ hay Việt nhiều hơn trong con người cô Purdy Trần. Riêng cô có suy nghĩ rằng nền móng Việt Nam chính là yếu tố quyết định mọi suy nghĩ của cô và hình thành con người cô ngày hôm nay (1).
    ======================================
    ( vnthuquan.net)
     
  3. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bí quyết của các phụ nữ thành đạt

    Phần 2:Gương những người phụ nữ thành đạt trong kinh doanh và các lĩnh vực khác

    Chương 5

    Madonna: Các chuyến lưu diễn và những bài hát tủ



    Trong chuyến lưu diễn ở một số nước trên thế giới, tối 29-8 nữ ca sĩ nhạc Rock Mỹ - Madonna nổi tiếng đã biểu diễn trước 120.000 khán giả tại công viên Sceaux gần Paris.
    ở Pháp, Madonna đã được Thủ tướng Jacques Chirac tiếp. Nữ ca sĩ đã tặng một ngân phiếu trị giá 500.000 franc cho tổ chức chống bệnh SIDA mang tên nữ nghệ sĩ tạp kỹ Pháp Lina Renaud.
    Ban tổ chức đã chi 600.000 franc để thuê sân bãi, 3 triệu franc để xây dựng khu biểu diễn, 750 nghìn đô la tiền thù lao cho đoàn Madonna. Ngoài ra còn phải thuê 500 người làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự, phục vụ nhân viên kỹ thuật của đoàn.
    Trước hôm biểu diễn, tại sân vận động thành phố Nice ở miền Nam nước Pháp, 50.000 người đã mua vé chờ để xem.
    Ngày 18, 19 và 20 tháng 8 vừa qua, đoàn nhạc Rock Mỹ đã biểu diễn tại sân vận động Wembley (gần Luân Đôn), thu hút 240 nghìn khán giả. Mỗi lần biểu diễn, Madonna thường trình bày trong 1 giờ 35 phút những bài được thanh niên Mỹ và châu Âu ưa thích là: “Open your heart”, “La isa bonita”, “True blue”, “Papa don’t preach”, “Material girl”, “Like a virgin”, “In to the Groove”, “Who’s that girl”... (tạm dịch: “Mở rộng cõi lòng”, “Hòn đảo đẹp đẽ”, “Xanh thật là xanh”, “Bố không cầu nguyện đâu”, “Cô gái chạy theo vật chất”, “Như một trinh nữ”, “Vào lối mòn”, “Người con gái ấy là ai”...).
    Các Album nhạc Madona đã bán ra tới 25 triệu bản trong bốn năm qua. Bài hát “True Blue” được thanh niên ưa chuộng bán ra tới 800 nghìn bản tại Pháp. Madonna còn là một diễn viên chính trong một số phim: “A Certain Sacrifice”, “Recherche Susan Désespèrement”, “Shanghai Surprise”, “Who’s that girl” (Tạm dịch là: “Một sự hy sinh nào đó”, “Tuyệt vọng đi tìm Susan”, “Sự bất ngờ của Thượng Hải”, “Người con gái ấy là ai”).
    Năm nay 28 tuổi - Madonna tên thật là Louise Vernocia Ciccone, người con gái duy nhất trong một gia đình đông con ở ngoại ô thành phố Detroit, bang Michigan (Mỹ). Cha cô gốc ý, làm nhân viên trong một nhà máy ôtô. Mồ côi mẹ khi mới 6 tuổi, Madonna đã phải chăm sóc bố và 6 đứa em trai.
    Vì Madonna có tính hiếu động và thích tự do phóng túng, ông bố đưa cô vào ở nội trú trong trường. Cô bé không ham mê học chữ mà chỉ say mê học múa. Được một giáo sư tận tình giúp đỡ, cô khám phá dần bí quyết của nghệ thuật múa. Năm 16 tuổi, Madonna kết bạn với Stevebray, một thanh niên da đen đánh trống cho một ban nhạc “Rhythm and Blue”. Hai người biểu diễn trong một số hộp đêm.
    Năm 17 tuổi, Madonna từ giã Michigan lên New York, trong túi chỉ có 35 đô la. Bắt đầu cuộc sống lang thang, cô biểu diễn trong một số tiệm nhảy và tiếp tục học múa. Để trả tiền học, Madonna phải làm hầu bàn cho quán ăn và có thời kỳ phải làm người “mẫu” cho một số nhà nhiếp ảnh.
    Năm 1970, Madonna gặp Petrick Hernandez, một ca sĩ Pháp hồi đó đã nổi tiếng thế giới với bài hát “Born to be Alive” (tạm dịch là: Sinh ra để vùng vẫy). Patrick đến New York tuyển một số diễn viên biết hát và biết múa. Trong số hàng trăm cô gái được sát hạch chỉ có Madonna được Hernandez chọn đưa về Paris, Madonna phải tập những bài hát do Hernandez chọn, nhưng cô vẫn tiếp tục nhảy 8 giờ và chạy 8 km một ngày. Tham vọng duy nhất của Madonna lúc đó là mau chóng trở thành ngôi sao múa và không nghĩ rằng mình có thể trở thành ca sĩ.
    Trở về New York, Madonna thấy rằng mình có thể hát được và muốn phát triển khả năng này. Cô sáng tác ca khúc và học thêm nhạc. Cùng một người bạn trai, cô thành lập Câu lạc bộ Âm nhạc và làm người đánh trống. Sau đó, cùng với người bạn trai cũ Steve Bray, cô đi biểu diễn ở một số câu lạc bộ trong thành phố. Chẳng bao lâu, Madonna có bài hát được thu đĩa, và ký hợp đồng với một hãng sản xuất đĩa. Năm 1983, Madonna lại có thêm bài hát được thu đĩa, và bài hát bắt đầu có tiếng vang. Mùa xuân năm 1984 Madonna nổi tiếng khắp nước Mỹ với bộ sưu tập bài hát nhan đề “Like A Virgin”. Từ một ca sỹ bình thường, Madonna trở thành “nhân vật” mới trong xã hội. Nhiều tờ báo đăng bài nêu bật lối sống, trang phục và phong cách biểu diễn của Madonna; bắt đầu xuất hiện ở Mỹ những Câu lạc bộ nữ thanh niên để tóc và ăn mặc theo kiểu Madonna.
    Ngày 16-8-1985, Madonna kết hôn với diễn viên điện ảnh Sean Pann.
    Madonna là người đã đưa vào nghệ thuật tạp kỹ cổ điển những yếu tố hiện đại, vào trào lưu mới (New Wave) của nhạc disco và đặc biệt chọn lựa những người đồng diện với mình để làm nổi bật vai chính của mình trong mọi buổi trình diễn.
    Dư luận chung cho rằng Madonna là một nghệ sĩ trẻ tài năng, có nghị lực và nhiều triển vọng (1).
    ( nguon:nt)
     
  4. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bí quyết của các phụ nữ thành đạt

    Bí quyết của những phụ nữ thành đạt

    Phần 2:Gương những người phụ nữ thành đạt trong kinh doanh và các lĩnh vực khác

    Chương 6

    Di sản giàu có của John Huston



    Ngày 28-8-1987 thần chết đã cướp đi một tài năng đa dạng: nhà đạo diễn, diễn viên và nhà viết kịch bản phim tài năng người Mỹ: John Huston.
    Huston đã duyên nợ với điện ảnh 50 năm trời và đã hoàn thành 40 bộ phim. Ông là người chỉ đạo nhiều bộ phim đã trở thành kinh điển như: “Con chim ưng xứ Malte”, “Kho báu ở Sierra Madre” hay “Bà Hoàng Phi châu”.
    Ông là con của đạo diễn Walter Huston, người đóng vai chính trong bộ phim “Kho báu ở núi Mẹ” cùng với Humphrey Bogart - John Huston đã nhận được 13 giải thưởng Hàn lâm trong nghề làm phim. Ông định đóng vai chính trong bộ phim đang quay “Ngài North” nhưng vì ốm, đành phải giao vai đó cho diễn viên Robert Michum. Về nghề nghiệp diễn viên, ông đã xuất hiện trong các bộ phim cổ điển như: “Làn gió và con sư tử” hay “Thị trấn người Hoa”.
    Sinh năm 1906, ông đã trải qua nhiều nghề: Võ sĩ quyền anh, sĩ quan kỵ binh Mêhicô, rồi viết văn. Ông bắt đầu viết kịch bản điện ảnh năm 1929. Những kịch bản thành công của ông có “Tên chỉ điểm” với Victor Mc Laglen, “Jesebel” với BeHe Davis và Trung sĩ (hay Viên đội) York” với Gary Cooper. Ông bắt đầu cộng tác với Bogart trong các phim “Bác sĩ Clitterhouse ghê gớm” và “Núi cao”, “Con chim ưng xứ Malte” cũng do Bogart đóng, và được thừa nhận rộng rãi là cuốn phim hay nhất về huyền thoại từng có đến nay.
    Huston cũng đã làm nhiều phim tài liệu cho các binh chủng Mỹ trong Đại chiến II. Trong những năm 50, ông sản xuất và đạo diễn các phim “Huy chương trái tim đỏ của lòng dũng cảm”, “Máy xay đỏ”, “Thằng quỷ sứ” và “Bà Hoàng châu Phi”... qua đó Bogard đã nhận được giải thưởng Hàn lâm. Trong thập kỷ 60 và 70, ông làm phim: “Những kẻ lỡ thời”, “Danh sách của sứ giả Adrian”, “Đêm của người Iguana”, “Kinh thánh”, “Con người sẽ trở thành Vua”, và “Những gì nói lên trong cặp mắt vàng”.
    Vừa mới đây, ông đạo diễn phim “Chiến thắng”, “Annie” và “Vinh dự của Prizzi” trong đó con gái ông là Angelica đóng vai chính.
    Tài năng, sự cống hiến và nghị lực của ông dành cho điện ảnh quả khó ai bằng và đối với mỗi bộ phim, ông đã đưa vào đấy dấu ấn của tài năng đặc biệt của mình.(1)
    ============================
    (1) K.C sưu tầm theo Báo Thể thao văn hóa số 37 - Thứ bẩy 12-9-1987.
    (vnthuquan.net)
     
  5. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bí quyết của các phụ nữ thành đạt

    Bí quyết của những phụ nữ thành đạt

    Phần 2:Gương những người phụ nữ thành đạt trong kinh doanh và các lĩnh vực khác

    Chương 7

    Nhạc trẻ: Céline Dion và sự giàu có



    Ngày 30-3-1968, Céline Dion chào đời ở Charlermagne, một khu ngoại ô của thành phố Montréal (Québec - Canada), trong một gia đình đông con. Bố mẹ cô - Adhémar (46 tuổi) và Thérèse (41 tuổi) lúc đó đã có 13 đứa con: chị cả 22 tuổi, còn cặp sinh đôi nhỏ tuổi nhất vừa mới ăn sinh nhật 6 tuổi. Gia đình nhà Dion không dư giả gì. Adhémar làm đủ nghề: thợ đốn cây, thợ mộc, nhân viên kiểm tra thịt, bảo vệ... với đồng lương chẳng đáng là bao. Còn Thésère ở nhà chăm sóc lũ trẻ. Nhưng họ không bao giờ xin trợ cấp xã hội, bởi vì nhà Dion vốn rất kiêu hãnh. “Đơn giản” là khẩu hiệu trong cuộc sống của họ. Không phải ngày nào họ cũng có thịt ăn, nhưng không sao hết. Thésère rất biết cách thay đổi các món ăn. Chỉ riêng khoai tây mà bà biết làm tới 12 món khác nhau. ở chợ Quital của khu phố, mọi người thường mỉm cười khi nhìn họ đi chợ mua hàng chục cân khoai tây và thịt bò. Một số người nói: “Họ sẽ không thể nuôi thêm một miệng ăn thứ 14 đâu”. Chính nhà Dion cũng lo như vậy. Khi cặp sinh đôi ra đời, Thésère đã nói: “Lần này sẽ là lần cuối cùng”. Tuy nhiên, việc bé gái Céline ra đời vẫn được mọi người vui mừng đón nhận. Bà đã chọn cái tên này vì khi mang thai bà thường hát bài có mang tên “Céline”.
    Nhà Dion là một gia đình rất ấm cúng. Nhà họ nằm bên bờ một dòng sông. Chính bố của Céline đã tự mình xây dựng căn nhà bằng những vật liệu mua chịu. Tuy thế, ngôi nhà vẫn bé xíu cho 16 nhân khẩu. Mọi người sống chen chúc trong các phòng, 3-4 người ngủ trên một giường. Chính trong môi trường đó, Céline đã học những bước đi đầu tiên, học hát những câu đầu tiên. Cô là cô bé búp bê trong tay các anh chị mình, họ cãi nhau để tranh dành ru cô ngủ. Không khí trong gia đình Céline lúc nào cũng đầy ắp những nốt nhạc. Bữa tối đến, Thésère bắt nhịp bằng cách gõ nhịp trên chiếc bát trộn salad. Bọn trẻ biến các xoong, nồi thành chũm chọe. Họ cùng nhau hát những bài hát thịnh hành thời đó và cả những bài hát dân gian. Adhémar biết chơi accordeon từ bé, còn Thésère cũng tự nhủ sẽ chơi lại violon như hồi còn trẻ.
    Khi Céline mới vài tháng tuổi, mẹ cô đã hiểu ra rằng cô bé không chịu được những âm thanh chói tai. Chỉ cần hai người anh sinh đôi của cô la hét là cô bắt đầu òa lên khóc. Thế là Thésère ra lệnh rằng từ nay mọi người trong nhà phải ăn nói nhẹ nhàng. Năm lên 2, Céline vẫn ghét những âm thanh chói tai, nhưng cô bé đã rất yêu thích âm nhạc. Đến giờ rửa bát, cô cũng thích gõ lên xoong, nồi như các anh chị của mình.
    Năm 1970, bố cô lập ra ban nhạc “A.Dion và gia đình”. Thésère chơi violon, các con trai chơi ghi ta, trống, đàn ooc và bộ gõ. Họ chơi các bài hát của Janis Joplin, Barbara Streisand và những điệu nhạc chachacha, blu, rock. Cô bé Céline rất thích xem các buổi tập. Cô vừa xem vừa vỗ tay, cười mà đung đưa theo điệu nhạc.
    Buổi tối ở nhà, cô cầm một chiếc bút chì làm micro bắt chước các anh chị mình. Cô nhảy lên bàn ăn và hát cho cả nhà nghe. Mọi người vỗ tay và cùng hát điệp khúc với cô. Nhưng chỉ cần có một người ngoài đến là lập tức cô bé nhút nhát im bặt. Thế giới bên ngoài làm cô sợ hãi, cô không thích tiếp xúc với những người bên ngoài “bộ lạc” của mình. Đây là một nét cá tính mà Céline sẽ giữ trong suốt cuộc đời cô.
    Thế nhưng mùa hè năm 1973, cô bé nhút nhát Céline đã chuẩn bị một món quà bất ngờ cho ngày cưới của anh trai Michel. Bữa tiệc hôm đó là lần đầu tiên cô hát trước “khán giả” là toàn bộ khách dự đám cưới. Xúng xính trong bộ váy mới, cô bé chậm rãi tiến về phía chiếc piano do anh trai cô đàn, và cô hát “Du fil, des aiguilles et du coton”. Mọi người nín thở, Céline hát thật thoải mái, cổ họng cô mở ra. Thésère thì thầm: “Con gái tôi sẽ trở thành ca sĩ”. Ngày hôm đó, số phận cô đã được định đoạt. Một tài năng đã ra đời. Năm đó cô 5 tuổi.
    Hết năm 1973, Thésère bắt đầu đi tìm việc làm vì bọn trẻ đã lớn và đi học. Bà trở thành người bán hàng trong một cửa hàng chuyên bán quần áo mưa. Thésère hay về rất muộn vì bận việc ở cửa hàng. Nhiều lần Céline phải đi ngủ cùng các chị gái. Cô bé bị khủng hoảng và rất hay khóc vì phải xa rời mẹ. Vì rất thương yêu con nên vợ chồng Dion sau khi bàn luận đã quyết định mở một quán hàng cho riêng mình, trở thành chủ cửa hàng để luôn được ở nhà cùng con cái.
    Đầu năm 1974, với chút ít vốn liếng tiết kiệm được, Adhémar và Thésère mua Le Vieux Baril, một cửa hàng ăn kèm sân khấu biểu diễn. Cả hai bỏ việc để chăm lo quán nhà mình. Céline vui sướng được gặp lại bố mẹ sau giờ học ở trường. Cứ mỗi tối, vợ chồng Dion lại đón khách hàng của mình là những người yêu âm nhạc và những món ăn đặc trưng của Québec. Thésère là chủ nhà bếp. Bia hâm nóng không khí quán ăn, còn trên sâu khấu “D si D” (tên mới của nhóm Dion) biểu diễn. Adhémar chơi accordéon, các con trai chơi đàn và hát. Nhiều lần Céline ngủ thiếp trên ghế băng trong khi chờ đợi cả nhà biểu diễn. Le Vieux Baril nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Khách hàng đặt biểu diễn trước một năm cho những buổi lễ hay đám cưới. Adhémar được trả thù lao 100 đôla cho mỗi lần biểu diễn.(1)
    ==============================
    (1) Vũ Thủy tổng hợp từ Femme Actuelle và Paris Match và Báo Tiền phong Chủ nhật số 21 - ngày 23-3-1999.
    (vnthuquan)
     
  6. Vanhoaphuongdong

    Vanhoaphuongdong Humantoday Headhunting- Effective HR Service

    Tham gia ngày:
    18 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    139
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bí quyết của các phụ nữ thành đạt

    Bí quyết của những phụ nữ thành đạt

    Phần 2:Gương những người phụ nữ thành đạt trong kinh doanh và các lĩnh vực khác

    Chương 8

    Một phụ nữ đẹp và nhà máy cho con em những người nông dân



    Lời dẫn: Chưa bao giờ chúng ta lại có nhiều Công ty TNHH như bây giờ. Chân dung của nhiều vị giám đốc các công ty này na ná giống nhau: to béo, oai vệ, giỏi hùng biện, uống rượu như thụi, hát karaoke như ca sĩ, trả lời phỏng vấn rất thạo, quảng cáo tung ra như xổ số, và nợ ngân hàng Nhà nước như chúa Chổm. Rồi sau đó không ít các vị chạy nợ, phá sản, vào tù... Bởi thế mà người đời thường gọi một cách mỉa mai là Công ty vô trách nhiệm vô hạn.
    Trong tình hình như vậy, tôi được biết có một công ty không vay vốn của Nhà nước, không có đầu tư của nước ngoài, đó là Công ty TNHH Vinh Hạnh, và chi nhánh sáng giá nhất của Công ty là nhà máy nhựa Vinh Hạnh, đóng ở thị xã Hà Đông - Hà Tây.
    Nhà máy nhựa Vinh Hạnh có 1.800 công nhân. Mục tiêu của nhà máy sẽ là 3.000 công nhân vào năm 2000. Và giám đốc của nhà máy là một phụ nữ xinh đẹp, tài ba. Năm 1986, vợ chồng bà giám đốc này còn ở trong một căn hộ 16m2, còn bây giờ công ty của họ là một trong rất ít các công ty TNHH sáng giá.
    Lời dặn của người cha
    Nhà máy nhựa Vinh Hạnh là chi nhánh của Công ty Vinh Hạnh. Tổng giám đốc Công ty là một người gầy, nhỏ, quê ở huyện ứng Hòa - Hà Tây.
    Cuộc đời tỉ mỉ của Tổng giám đốc Đỗ Công Sơn nếu kể ra thì giống như một nhân vật tiểu thuyết. Suốt cả tuổi ấu thơ, anh ngụp lặn trên cánh đồng vùng chiêm trũng Hà Tây; móc cua nát cả mười đầu ngón tay, nhổ mạ đập đến mòn cả mắt cá chân, và món ăn mà Đỗ Công Sơn nhớ mãi là món rau muống khô kho tương. Thường là đến mùa rau muống, bà anh cắt rau muống về phơi khô kho tương ăn với khoai luộc. Rồi Đỗ Công Sơn vào đại học, rồi làm kinh doanh và tư vấn, rồi trở nên giàu có.
    Trước khi mất, ông Đỗ Công Uyển, bố đẻ của Đỗ Công Sơn đã gọi anh đến và dặn: “Con là người giàu có, đó là một phần lớn nhờ phúc đức của đất nhà. Con hãy về quê hương làm một chút gì đó để giúp đỡ những người dân quê hương mình”.
    Đỗ Công Sơn và vợ đã ghi nhớ lời dặn của người cha. Họ đã dựng lên nhà máy nhựa Vinh Hạnh bây giờ trên quê hương họ, và người giám đốc nhà máy này chính là vợ anh. Vốn đầu tư ban đầu cho nhà máy là ba triệu đôla và đến nay là gần năm triệu đôla. Số tiền này là của vợ chồng Đỗ Công Sơn và anh em trong nhà. Có nhiều nơi thuận tiện về cả tài chính và hành chính cho việc xây dựng và phát triển nhà máy, nhưng vợ chồng Đỗ Công Sơn chọn Hà Tây - quê hương của họ. Sự lựa chọn này đã làm họ xúc động và cả tự hào. Sự lựa chọn này cũng là một phẩm chất quan trọng của các nhà doanh nghiệp.
    Nhà máy cho những người nông dân
    Nhà máy nhựa Vinh Hạnh có 1.800 công nhân, 80% công nhân là người Hà Tây... trong số 1800 công nhân, nữ chiếm 90%, con em nông dân chiếm gần 100%...
    Lương của công nhân từ 400.000đ/tháng đến 1.000.000đ/tháng (ngoài ra còn có thưởng). Tính trung bình theo số người được hưởng hai mức lương trên thì mỗi tháng mỗi công nhân thu nhập khoảng 500.000đ/người. Số công nhân con em nông dân khoảng 1.600. Như vậy là họ đại diện cho 1.800 công nhân.
    Mỗi tháng, mỗi công nhân tiết kiệm được chừng 300.000 - 500.000đ. Số tiền này đóng góp hết sức quan trọng cho một gia đình nông dân ở nông thôn hiện nay trong việc chống đói và phát triển kinh tế gia đình. Mỗi một công nhân, như số công nhân người làng tôi, trở thành một tiểu ngân hàng cho gia đình họ.
    Một thực tế cho thấy, đất canh tác cho mỗi đầu người ở nông thôn ngày một ít đi. Số thanh niên nông thôn đổ xô về thành phố kiếm việc làm ngày càng đông. Nếu kiểm tra các nhà hàng và quán karaoke, ta sẽ thấy khoảng 70% nhân viên phục vụ ở đó là các thôn nữ. Những gì sẽ đến với các cô thôn nữ ở loại công việc kia? Có lẽ chúng ta đều hình dung được.
    Bởi thế, một nhà máy như Vinh Hạnh mọc lên quả là một giải đáp đầy hiệu quả, đóng góp vào chương trình xóa đói giảm nghèo của Đảng và Chính phủ.
    Các công nhân tuyển vào nhà máy nhựa Vinh Hạnh có tuổi từ 18 đến 28. Tháng đầu tiên họ được học nghề. Nhà máy giành một khoản tiền phụ cấp cho các công nhân học nghề là 100.000đ/tháng. Từ tháng thứ hai, công nhân bắt đầu hưởng lương theo sản phẩm. Công việc của các công nhân nữ là lắp ráp, sơn vẽ các đồ chơi trẻ em. Số đồ chơi nhỏ này được phủ kẹo chocolate. Bởi thế, đòi hỏi đầu tiên với sản phẩm của Vinh Hạnh là phải vệ sinh. Vệ sinh từ công nhân sản xuất và từ nguyên liệu để sản xuất, đó là nhựa và sơn. Nếu những chỉ tiêu này không đạt chất lượng của Đức và Italia, sản phẩm sẽ bị trả lại, hợp đồng sẽ bị xóa bỏ, và nguy cơ phá sản là hiển nhiên với bà chủ nhà máy. Bởi thế, kỷ luật của nhà máy được đặt lên hàng đầu. Tôi lang thang trong khu vực nhà máy sạch bong không một mẩu rác. Cây xanh trong sân nhà máy tươi tốt như rau. Tổng giám đốc Đỗ Công Sơn trồng một cây hồng xiêm lớn, cây trĩu quả. Thi thoảng, lái xe lại lấy một giỏ quả về cho anh. Anh chỉ ăn hồng xiêm do anh trồng trong nhà máy. Vì anh thích thưởng thức sản phẩm tự tay anh làm ra.
    Tôi có một băn khoăn về các công nhân nhà máy: khi già yếu thì họ sẽ sống như thế nào? Sự băn khoăn đã được giải tỏa khi biết những công nhân khi hết tuổi lao động sẽ có lương hưu. ở nhà máy nhựa Vinh Hạnh, các quyền lợi của người lao động được bảo đảm đầy đủ theo quy định của Nhà nước, trong đó có việc nhà máy đóng BHXH và BHYT cho công nhân. Nhà máy cũng đã lập ra công đoàn để bảo vệ quyền lợi của công nhân. Công nhân được hưởng các chế độ Nhà nước quy định như ốm đau, thai sản, nghỉ mát... Tháng 6/97 nhà máy đã xây dựng nhà ở cho công nhân theo hình thức căn hộ khép kín. Hiện nay nhà máy đã giải quyết được nhà ở cho hơn 500 công nhân. Số còn lại thuê nhà dân xung quanh nhà máy.
    Tháng 7/1998, nhà máy lại tuyển một đợt công nhân nữa. Dự tính của nhà máy cần có 3.000 công nhân. Chủ trương của nhà máy vẫn là tuyển trước tiên con em nông dân, những người đang gặp khó khăn trong đời sống kinh tế.
    Chân dung bà giám đốc
    Phần cuối bài viết này, tôi muốn phác thảo đôi nét về bà giám đốc nhà máy nhựa Vinh Hạnh. Gọi là bà nhưng thực tế giám đốc Trần Thị Lan Hương mới chỉ 37 tuổi. Chị là vợ của anh Đỗ Công Sơn. Trần Thị Lan Hương quê gốc Bình Lục - Nam Hà. Chị là người ủng hộ, thúc đẩy mạnh mẽ nhất trong việc xây dựng nhà máy nhựa Vinh Hạnh trên quê hương chồng. Và khi nhà máy ra đời, người phụ nữ đẹp này đã thay chồng quản lý, điều hành toàn bộ nhà máy. Cái đói nghèo của những người nông dân và của chính bản thân họ trong một thời luôn ám ảnh họ nay không còn nữa. Với số vốn tự có, họ có thể mở kinh doanh ở hướng khác có lợi nhuận cao hơn và nhanh hơn, nhưng họ đã làm điều mà họ luôn bị day dứt. Trong khi không ít kẻ đã dùng tên gọi “Công ty” để phá hoại Nhà nước và móc túi của những người dân khốn khổ như Nguyễn Văn Mười Hai, Tăng Minh Phụng.
    Hàng ngày, sau khi lo xong phần việc của một người vợ, người mẹ trong gia đình, giám đốc Trần Thị Lan Hương tự lái xe hơi vào nhà máy để điều hành công việc. Chị vừa điều hành các dây chuyền sản xuất qua camera từ phòng giám đốc, vừa trực tiếp kiểm tra tận mắt công nhân làm việc, kiểm tra công nhân ăn, kiểm tra công nhân mặc. Chị tự tay vặn một vòi nước công nhân sơ ý để nước còn chảy. Đến nhà máy nhựa Vinh Hạnh, nhìn công nhân làm việc với tính kỷ luật cao, tôi lại thấy buồn cho nhiều công sở của chúng ta hiện nay làm việc lười nhác, kém kỷ luật.
    Một công việc nữa mà Trần Thị Lan Hương đặt ra như là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà máy. Đó là công tác từ thiện. Tuy chị không nói ra nhưng tôi được biết chị thường đến Hội bảo trợ Trẻ em Mồ côi ở Hà Tây và một số tỉnh khác, chị đi thăm các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các vợ Liệt sĩ tiêu biểu. Chị đến những nơi đó như một đứa con, một người em, người bạn gái, người chị, người mẹ với tình cảm và sự trợ giúp vật chất.
    Khi được hỏi: “Chị mong ước gì trong tương lai?”. Chị khẽ khàng trả lời:
    “Tôi mong muốn tạo được càng nhiều việc làm cho con em nông dân càng tốt. Muốn đi tiên phong trong các nhà doanh nghiệp hiện nay. Tôi muốn chứng minh rằng: Có những doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thành công trên con đường của họ và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Và tôi muốn tìm cách sản xuất đồ chơi cao cấp cho trẻ em Việt Nam”.
    Với tài năng và những đóng góp của chị, Trần Thị Lan Hương được bầu vào Ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tây lần thứ VII trong đại hội đại biểu phụ nữ toàn tỉnh tháng 3/97 và tháng 5/97 chị được chọn là đại biểu chính thức của tỉnh Hà Tây trong Đại hội Phụ nữ Toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 1997-2002.
    Và nếu bạn nhìn thấy một phụ nữ rất đẹp, lái một chiếc xe hơi trên đường Hà Nội - Hà Đông hàng ngày, thì đấy là giám đốc Trần Thị Lan Hương(1).
    ============================
    (1) Quang Thiều (Tiền phong chủ nhật) 1999.
    ( còn tiếp)
    (vnthuquan)
     
  7. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bí quyết của các phụ nữ thành đạt

    Bí quyết của những phụ nữ thành đạt

    Phần 2:Gương những người phụ nữ thành đạt trong kinh doanh và các lĩnh vực khác

    Chương 9

    Claudia Cardinale - Ngôi sao điện ảnh Ý



    Nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng của ý - Claudia Cardinale đã từ Liên Xô trở về, sau khi cùng với một nhóm nghệ sĩ, những người làm công tác khoa học và giới trí thức tham dự cuộc tọa đàm về đề tài hòa bình và giải trừ quân bị tại thủ đô Matxcơva.
    “Đây chính là những vấn đề mà tôi hết sức quan tâm, Claudia nói: Người phụ nữ sinh ra là để tạo nên cuộc sống, lẽ nào họ lại có thể chấp nhận tư tưởng bạo lực và sự chết chóc?”.
    Chị dừng chân ở thủ đô Roma để thăm những người thân trong gia đình, rồi đáp máy bay trở lại Paris để thực hiện chương trình lồng tiếng cho bộ phim “La Storia” của Luigi Comencini.
    Suốt thời gian 5 tháng trời, ngôi sao điện ảnh ý này, cùng với các đồng nghiệp của mình, tham gia quay bộ phim “La Storia”, rồi tiếp tục bộ phim “Người đàn ông đa tình” của Diane Kurya, “Chiếc mũ chó” của Pasquale Squitieri. Đối với Claudia Cardinale, năm 1986 là một năm lao động cật lực. Thế nhưng, sau 85 bộ phim, chị không hề biểu hiện dấu hiệu mệt mỏi nào đối với nghề nghiệp của mình. “Tôi sẽ tiếp tục làm phim khi bản thân còn cảm thấy hứng khởi”.
    - Khi làm việc, tôi có cảm giác như mình đang nghỉ mát. ở nhà, mọi công việc đều đến tay, và những việc vặt vãnh ấy lại vất vả hơn nhiều, tôi không có thời gian để nghỉ ngơi nữa.
    Rồi chị cười nói tiếp:
    Pasquale rất muốn tôi ở hẳn nhà. Điều đó buộc tôi phải hứa với anh ấy trong mỗi lần đóng phim rằng đây là bộ phim cuối cùng.
    Nhưng rồi, chị vẫn tiếp tục, bởi vì chị là người phụ nữ dịu dàng, hiền lành, nhưng cũng rất bền bỉ trong việc theo đuổi sự nghiệp của mình.
    Có một thời gian dài, Claudia Cardinale từng là một cô gái thụ động. Chị kể lại, lòng đầy chua chát:
    - Suốt mười lăm năm trời tôi đeo đuổi một hợp đồng đặc biệt. Khi ấy tôi phải chấp nhận tất cả những gì mà người ta bắt tôi làm. Như một biện pháp đối phó, tôi có một đội ngũ thư ký và lái xe bảo vệ mình. Tôi đã trải qua một cuộc sống hoang tưởng, được bao bọc trong nhung lụa. Bản thân tôi lúc đó có đầy đủ tất cả, nhưng tôi nghĩ rằng mỗi người cần phải sống theo điều mình cảm nhận.
    Rồi âm thầm, lặng lẽ, cô “người yêu bé nhỏ” của mảnh đất ý ấy đã hủy bỏ hợp đồng và xuống đường hòa mình vào dân chúng để biểu thị sự ủng hộ đối với vấn đề ly hôn và được quyền phá thai của phụ nữ thời đó bị cấm ngặt ở ý, một nước theo Thiên chúa giáo.
    Cũng vào thời điểm đó, Claudia Cardinale gặp nhà đạo diễn Pasquale Squitieri: “Hai chúng tôi gần như nước với lửa ấy - chị thổ lộ. Tôi là một phụ nữ trầm lặng, còn anh ấy thì tính tình luôn luôn thay đổi. Đó là một người dễ xúc động nhưng cũng đầy nhiệt huyết. Chúng tôi tranh luận với nhau cũng nhiều, nhưng thường không đồng nhất với nhau trên một số lĩnh vực. Song, giữa hai người vẫn giữ được một quan hệ khá chặt chẽ và bền vững”.
    Họ có một cháu bé gái - tên là Claudia, lên tám tuổi.
    Mới gặp Claudia Cardinale người ta không thể tin là chị đã bước vào tuổi 48 dù cho chính bản thân chị khẳng định điều ấy. “Không phải vì tôi thích mình trẻ hơn - Claudia lý giải, mà ngược lại chấp nhận tuổi tác chính là bí quyết của sự trẻ lâu, và điều này tôi đã học được qua năm tháng”.
    Với tính hiếu kỳ, Claudia đã chu du khắp thế giới để được tận mắt nhìn thấy những gì chị hằng ước mơ khám phá. Song, gia đình vẫn là nơi chị cảm thấy hạnh phúc nhất. Claudia sống trong một trang trại cũ đã được tu sửa lại thuộc vùng ngoại ô Rôma. - Sống ở đó có Pasquale, tôi và đứa em gái của tôi; cô ấy mười năm qua sống ở Nantes, nay chuyển về một biệt thự nhỏ nằm sâu trong trang trại thuộc quyền sở hữu của tôi. Các em tôi cũng ở gần đấy, còn mẹ tôi thì sống trong một căn nhà kiểu nông thôn ngay cạnh chúng tôi. Bất cứ ở đâu, hàng ngày tôi đều gọi điện thoại cho mẹ tôi. Nếu tôi không gọi về, bà sẽ nổi giận ngay. Tôi vốn là một người luôn sống độc lập, nhưng với tôi, gia đình là điều vô cùng quan trọng. Gia đình tạo cho người ta sự cân bằng, nghị lực và chỗ đứng chắc chắn trong cuộc đời(1).
    =======================
    (1) H.T.H sưu tầm theo Báo Thể thao và Văn hóa số 28 - Thứ bẩy 19-9-1987
    ( Vnthuquan)
     
  8. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bí quyết của các phụ nữ thành đạt

    Phần 2:Gương những người phụ nữ thành đạt trong kinh doanh và các lĩnh vực khác

    Chương 10

    Một số phụ nữ nổi bật trên chính trường thế giới



    Ngày nay, trên chính trường thế giới có nhiều phụ nữ đảm trách những nhiệm vụ quan trọng. Họ là những chính trị gia nổi tiếng, hoạt động của họ không những có ảnh hưởng mạnh mẽ trong nước mà còn tác động mạnh mẽ đến chính trường trong khu vực và trên thế giới.
    Khu vực Nam á có rất nhiều phụ nữ giữ trọng trách cao trong Chính phủ. Chính họ đã làm thay đổi rất nhiều bộ mặt chính trị của khu vực này. Trước hết, phải kể đến nữ thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto người đã đấu tranh không ngừng vì hòa bình và ổn định của đất nước Pakistan, đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ và chăm sóc trẻ em trên thế giới. Nữ tổng thống Sri Lanca Chandrika Kumaratunga đã lãnh đạo đất nước thoát khỏi máu lửa của khủng bố của tổ chức Những Con hổ Giải phóng Tamil. Bà rất có công trong việc đánh bại quân phiến loạn để thiết lập một nhà nước thống nhất. Bà Begum Khaleda cũng là một nữ chính trị gia nổi bật trên chính trường Nam á. Hoạt động chính trị của bà có ảnh hưởng rất lớn trong việc thúc đẩy hòa bình trong khu vực. Nữ thủ tướng Khaleda còn là một người đấu tranh không biết mệt mỏi cho quyền lợi của phụ nữ trên khắp thế giới. Hai nữ chính trị gia cũng được nhiều người biết đến là bà Tansu Ciller, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ và bà Gro Harlem Brundtland, thủ tướng Na Uy. Hai bà này có công rất nhiều trong việc đưa đất nước phát triển kịp với các nước trong khu vực. Nữ Thủ tướng Tansu Ciller có công rất lớn trong việc làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ.
    Bà Violeta Chamorro, tổng thống Nicaragua, là nữ chính trị gia nổi bật. Bà đóng một vai trò quan trọng trong khôi phục và phát triển kinh tế của đất nước. Bà là người đi đầu trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và vì sự bình đẳng đối với phụ nữ. Bà Mary Charles, thủ tướng Dominica, đã góp một tiếng nói rất quan trọng trên chính trường ở Mỹ La tinh. Tất cả mọi việc làm của bà đều đem lại quyền lợi cho đất nước và dân tộc của bà. Gần 4 năm qua, bà Hyllary đã góp một tiếng nói quan trọng của mình trên chính trường nước Mỹ và thế giới. Đệ nhất phu nhân Hillary được coi là một cố vấn chính trị quan trọng của tổng thống Bill Clinton. Bà rất nhạy cảm trong các vấn đề chính trị. Do đó, bà có cái nhìn rất sắc bén đối với những diễn biến trên thế giới. Bà Hillary như là một tấm gương sáng trong hoạt động xã hội. Bà luôn đấu tranh để đem lại quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em trên thế giới. Vương phi Diana cũng được coi là một nhà hoạt động xã hội xuất sắc. Nhiều năm qua, người phụ nữ xinh đẹp và lắm tai tiếng này đã mang tấm lòng bao dung của mình đến với nhiều trẻ em bất hạnh, khổ đau trên thế giới. Bà đi đầu trong công tác từ thiện, vận động mọi người quyên góp để giúp đỡ cho những đứa trẻ nghèo khó.
    Và còn hàng trăm nghìn phụ nữ khác trên thế giới ngày đêm hoạt động tích cực trong công tác xã hội không ngoài mục đích đem lại hòa bình và hạnh phúc cho nhân loại. Ngày nay, phụ nữ đã góp được một tiếng nói quan trọng trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, ổn định và hạnh phúc trên toàn thế giới (1).
    ===========================
    (1) Vương Quang Vinh sưu tầm theo Báo Công an nhân dân số 388 - Thứ bẩy 9-3-1996
     
  9. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bí quyết của các phụ nữ thành đạt

    Khởi đầu từ năm 1958, đến nay nền Đệ ngũ Cộng hòa của nước Pháp đã kéo dài được 49 năm với 6 đời tổng thống, mà vị Tổng thống mới nhất là Nicolas Sarkozy. Ở đỉnh cao quyền lực, bên cạnh họ đều có sự hiện diện của người bạn đời luôn gắn bó và hy sinh vì sự nghiệp chính trị của chồng. Từ Đệ nhất phu nhân Yvonne de Gaulle cho đến tân Đệ nhất phu nhân Cécilia Sarkozy, mỗi người đều cố thể hiện vai trò và nhiệm vụ qua tính cách của họ.
    1/ Yvonne de Gaulle (22/5/1900 - 8/11/1979)
    Được người dân Pháp gọi là “Dì Yvonne”, bà Yvonne de Gaulle, phu nhân của Tổng thống Charles de Gaulle (nhiệm kỳ 1958-1969), được xem là biểu tượng của một phụ nữ Pháp truyền thống luôn quán xuyến công việc gia đình để chồng hết lòng lo toan việc nước.
    [​IMG]Vợ chồng Tổng thống Charles de Gaulle.
    Yvonne luôn có mặt bên cạnh De Gaulle từ khi ông bôn ba ở Anh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống phát xít Đức đến khi ông thoát khỏi vụ ám sát vào ngày 22/8/1962 tại thị trấn Petit-Clamart.
    Khi đã trở thành đệ nhất phu nhân của nước Pháp, bà Yvonne luôn tìm cách tiết giảm chi tiêu cho ngân sách quốc gia qua việc hạn chế các khoản mua sắm, trang trí cho Điện Élysées, không tổ chức các chuyến đi chơi xa sử dụng xe công, tự tay kiểm tra các tiệc chiêu đãi để tránh gây lãng phí.
    2/ Claude Pompidou (13/11/1912 – 3/7/2007)
    Là một luật sư, bà lập gia đình với ông George Pompidou vào năm 1935 khi cả hai cùng làm việc tại thủ đô Paris. Do cả hai vợ chồng đều có đam mê nghệ thuật và văn hóa nên căn hộ của họ tại Béthune trên đảo Saint-Louis, gần Paris, giống như một viện bảo tàng với vô số tranh và sách quý.
    [​IMG]Claude Pompidou.
    Khi bước vào Điện Élysées, bà đã làm một cuộc cải tổ khi cho sửa sang, sơn phết và trang trí thêm nhiều vật dụng cho xứng đáng với tầm cỡ dinh thự số một của quốc gia.
    Năm 1970, bà Claude còn thành lập một tổ chức xã hội gây quỹ để chữa trị và chăm sóc cho người bị khuyết tật và người lớn tuổi vô gia cư có tên gọi Tổ chức Claude Pompidou. Bà là đệ nhất phu nhân đầu tiên sáng lập ra một tổ chức xã hội.
    Ngoài ra, bà còn có vai trò quyết định trong việc xây dựng trung tâm văn hóa mang tên George Pompidou.
    Ông qua đời đột ngột khi còn 2 năm nữa mới hết nhiệm kỳ, bà đau khổ, tuyên bố: “Chính sự nghiệp chính trị đã "cướp đi" sinh mạng của ông ấy. Điện Élysées đối với tôi là niềm hạnh phúc và cả sự bất hạnh. Tôi sẽ không bao giờ đặt chân đến đó nữa”.
    Quả thật, từ đó cho đến khi qua đời, bà Claude không một lần đến Điện Élysées.
    3/ Anne-Aymone Giscard d'Estaing (10/4/1933)
    Bà Anne-Aymone là đệ nhất phu nhân duy nhất không sinh sống tại Điện Élysées như theo thông lệ mà sống cùng các con tại một căn hộ hạng trung ở quận 11, thủ đô Paris trong suốt nhiệm kỳ 7 năm làm tổng thống của ông Valéry Giscard d'Estaing (1974-1981).
    [​IMG]Anne-Aymone Giscard d'Estaing.
    Bà Anne-Aymone có vai trò quan trọng trong việc tạo ảnh hưởng đối với chồng trong quyết định những vấn đề liên quan đến xã hội, y tế.
    Vì vậy, bằng tác động của bà mà trong nhiệm kỳ làm tổng thống của mình, ông Giscard d'Estaing đã ký ban hành nhiều quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến đời sống xã hội Pháp như tăng tiền trợ cấp cho người thất nghiệp, người lớn tuổi, phụ nữ độc thân phải nuôi con...
    Tổ chức mang tên Anne-Aymone Giscard d'Estaing chuyên giúp đỡ, bảo trợ cho trẻ em bị ngược đãi, bỏ rơi, được xem là tổ chức xã hội hoạt động hiệu quả nhất nước Pháp từ lúc được thành lập vào năm 1977 đến nay.
    ( An Ninh Thế Giới)
    4/ Danielle Mitterrand (29/10/1924)
    [​IMG]Danielle Mitterrand.
    Là cựu chỉ huy kháng chiến trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhà hoạt động dân chủ xã hội trung kiên, người luôn dấn thân đấu tranh đòi quyền lợi cho thế giới thứ ba, Đệ nhất phu nhân Danielle Mitterrand, người bạn đời của Tổng thống François Mitterrand (nhiệm kỳ 1981-1995) là một người nhiệt huyết, độc lập, tự tin và năng động.
    Khác với Đệ nhất phu nhân tiền nhiệm Anne-Aymone luôn xa lánh Điện Élysées, bà Danielle không những sinh sống mà còn tận dụng những điều kiện tốt nhất của dinh thự số một ở nước Pháp để phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của mình. Vì vậy, Điện Élysées đã được phân chia rành rọt về không gian để trở thành nơi làm việc của vợ chồng Tổng thống Mitterrand.
    Thông qua hoạt động của Tổ chức Nước Pháp tự do do mình thành lập vào năm 1986, bà Danielle đã dành nhiều ủng hộ cho Chủ tịch Fidel Castro của Cuba, bênh vực quyền đòi tự trị của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ trích chế độ Aparatheid ở Nam Phi...
    5/ Bernadette Chirac (18/5/1933)
    [​IMG]Bernadette Chirac.
    Bà là chỗ dựa vững chắc cho chồng trong suốt 12 năm thực thi nhiệm vụ làm người đứng đầu nước Pháp.
    Năm 2002, trong sự giảm sút uy tín của đảng RPR, đảng cầm quyền của Tổng thống Chirac, trước sự lấn át của đảng Xã hội và đảng Quốc gia cực hữu và nguy cơ thất bại của Tổng thống Chirac tại kỳ bầu cử tổng thống vào năm này, việc bà Bernadette cho xuất bản cuốn sách có tựa đề "Tọa đàm" viết về những tâm tư, tình cảm và cả nỗi lo âu của một đệ nhất phu nhân trước vận mệnh của đất nước, ngay trước thềm vòng bỏ phiếu thứ hai để bầu chọn tổng thống, đã khiến uy tín của Tổng thống Chirac tăng cao và là một trong những nguyên nhân khiến ông giành thắng lợi trước đối thủ Le Pen.
    Bà Bernadette còn là hạt nhân tạo ra sự đoàn kết trong nội bộ đảng RPR qua việc hàn gắn mối quan hệ vốn có nhiều bất đồng giữa Tổng thống Chirac và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nicolas Sarkozy, ứng cử viên của đảng RPR trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2007.
    Nhiều người cho rằng, trong số các đệ nhất phu nhân của nền Đệ ngũ Cộng hòa, bà Bernadette đã thực thi vai trò một đệ nhất phu nhân nước Pháp một cách hoàn hảo nhất.
    6/ Cécilia Sarkozy (12/11/1957)
    [​IMG]Cécilia Sarkozy.
    Trở thành tân đệ nhất phu nhân nước Pháp từ tháng 5/2007, bà Cécilia được dự đoán thuộc thuộc týp đệ nhất phu nhân “tự do”, do không muốn cánh cửa của Điện Élysées đóng sập xuống cuộc sống của mình như trường hợp của nhiều đệ nhất phu nhân trước đó.
    Nguyên do của việc phát sinh dự đoán này chính là việc bà Cécilia chỉ hiện diện bên cạnh Tổng thống Sarkozy cho có lệ tại Hội nghị Thượng đỉnh các quốc gia G8 tổ chức tại Đức vào tháng 6/2007 rồi vội quay ngay về Paris để tham dự sinh nhật của cô con gái Jeanne mà không ở lại Helligendamm để tham gia các hoạt động mang tính cách xã giao với đệ nhất phu nhân các quốc gia khác.
    Ngoài ra, việc bà Cécilia từ chối quyền sử dụng thẻ Xanh (loại thẻ ngân hàng đặc biệt sử dụng trong việc chi tiêu của phu nhân Tổng thống và do ngân sách quốc gia chi trả) do không muốn lạm dụng chi tiêu ngân sách nhà nước vào việc riêng đã nói lên tính cách phân minh, rạch ròi của bà[​IMG]


    Văn Hòa (theo Point de Vue)[​IMG]
     

Chia sẻ trang này