Bạn biết gì về hiếm muộn?

Thảo luận trong 'Tâm sinh lý' bắt đầu bởi cabachlong, 8 Tháng mười một 2007.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Bạn biết gì về hiếm muộn?
    BS. Phạm Văn Thân
    (Cập nhật: 7/11/2007)


    Theo kết quả những lần điều tra dân số, ở Việt Nam ước tính tỷ lệ hiếm muộn chiếm từ 7-10% tổng số các cặp vợ chồng trong tuổi sinh đẻ. Điều đó có nghĩa là hàng triệu người đang chịu sức ép từ gia đình và xã hội về việc phải kiếm đứa con để “nối dõi tông đường”. Vậy giải pháp nào cho những người hiếm muộn có thể sinh con?
    Thế nào là hiếm muộn?
    [​IMG]Ung thư cổ tử cung- một nguyên nhân gây vô sinh
    Một cặp vợ chồng không sử dụng biện pháp tránh thai nào, sau một năm mà vẫn không thể có thai và sinh con được thì coi là hiếm muộn. Cặp vợ chồng từ một năm trở lên chưa có thai lần nào gọi là hiếm muộn tiên phát. Cặp vợ chồng mà người vợ đã từng có thai nhưng vì hư thai hay phá bỏ, chưa đẻ lần nào nay không thể có thai thì gọi là hiếm muộn thứ phát.
    Nguyên nhân gây hiếm muộn là gì?
    Có 3 nhóm nguyên nhân gây hiếm muộn: do nam, do nữ và không rõ nguyên nhân.
    Hiếm muộn nam, do các nguyên nhân như: ít tinh, ít tinh kèm theo tinh trùng yếu, có kháng thể kháng tinh trùng, tinh hoàn ẩn, giãn thừng tinh, nhiệt độ bìu cao, chấn thương tinh hoàn, bất thường nhiễm sắc thể giới tính không có tinh trùng, tắc nghẽn ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn do: virut quai bị, chlamydia, lậu cầu, viêm tuyến tiền liệt , rối loạn nội tiết... Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm tăng tỷ lệ hiếm muộn nam là: môi trường sống bị ô nhiễm, môi trường cơ thể có các chất độc hại: nồng độ nicotin trong máu cao do nghiện thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng ma túy, dùng nội tiết tố nam sai chỉ định và hàm lượng.
    Hiếm muộn nữ do các nguyên nhân:
    - Vòi trứng, viêm vòi trứng: do lậu cầu, chlamydia... làm tổn thương niêm mạc vòi trứng, lớp biểu mô có lông tơ của vòi trứng bị phá hủy nên trứng và tinh trùng khó hoặc không di chuyển được trong vòi trứng; Dính vòi trứng: do phẫu thuật vòi trứng hay vùng hạ vị, lạc nội mạc tử cung.
    - Sự rụng trứng bất thường: không rụng trứng hoặc rụng trứng không đều, thường kèm theo dấu hiệu kinh ít, kinh thưa, vô kinh. Không rụng trứng là do rối loạn chức năng của trục dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng gặp ở người quá gầy hay quá béo; suy buồng trứng sớm là một hội chứng hay gặp ở những phụ nữ có “kháng thể kháng buồng trứng” hoặc do buồng trứng bị kích thích quá mức, gây cạn nguồn nang noãn. Rụng trứng không đều khi: thiếu sự phối hợp giữa buồng trứng và tuyến yên mặc dù nồng độ estrogen và gonadotrophin bình thường; buồng trứng đa nang, do nồng độ LH cao nên nang noãn phát triển bất thường...
    - Lạc nội mạc tử cung, sẽ gây dính tử cung, buồng trứng, vòi trứng vào ruột hay các cơ quan lân cận làm cho trứng không di chuyển được vào vòi trứng.
    - Cổ tử cung, chất nhầy cổ tử cung có kháng thể kháng tinh trùng làm tinh trùng bị kết dính hay không hoạt động được và bị thải ra ngoài.
    Hiếm muộn không rõ nguyên nhân, khi không tìm thấy được nguyên nhân nào gây hiếm muộn thì coi như hiếm muộn không rõ nguyên nhân.
    Những yếu tố ảnh hưởng đến hiếm muộn
    Theo số liệu của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ hiếm muộn do nam chiếm 30-40%; do nữ gồm: vòi trứng tắc nghẽn khoảng 30-40%, không rụng trứng 20-30%, lạc nội mạc tử cung 10-20%, do cổ tử cung khoảng 5%; hiếm muộn không rõ nguyên nhân khoảng 10%.
    Tuổi của người phụ nữ, tuổi càng cao tỷ lệ có thai tự nhiên càng giảm. Phụ nữ dưới 35 tuổi tỷ lệ có thai tự nhiên trung bình cao gấp đôi phụ nữ trên 35 tuổi. Ở phụ nữ trên 35 tuổi, tỷ lệ sai lạc nhiễm sắc thể cao hơn nhiều so với phụ nữ trẻ, dẫn đến tỷ lệ thụ thai được cũng thấp. Đối với tỷ lệ thụ thai của người vợ, tuổi của người chồng ít có ảnh hưởng.
    Tình trạng nạo phá thai có xu hướng tăng qua các năm, nhất là ở giới trẻ làm tăng đáng kể tỷ lệ hiếm muộn. Những trường hợp phá thai không an toàn dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn càng làm tăng tỷ lệ hiếm muộn.
    Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà, chlamydia cùng với tình trạng suy dinh dưỡng cũng làm giảm tỷ lệ có thai tự nhiên rất nhiều.
    Tần suất giao hợp giữa hai vợ chồng liên quan đến tỷ lệ có thai tự nhiên. Một số nghiên cứu thấy rằng giao hợp hơn 3 lần một tuần cho tỷ lệ có thai cao nhất (có lẽ vì tần suất này bao gồm được 3 ngày trước, trong và sau khi rụng trứng). Nếu giao hợp hằng ngày thì số lượng tinh trùng và thể tích tinh dịch đều giảm, khả năng thụ thai sẽ kém đi.
    Chữa hiếm muộn như thế nào?
    Phẫu thuật nối ống dẫn tinh đã bị thắt, dùng vi phẫu thuật giải quyết nghẽn ống dẫn tinh, tắc nghẽn vòi trứng hoặc polyp vòi trứng ở đoạn kẽ hay đoạn eo vòi cho kết quả khá cao.
    Dùng thuốc để điều trị: ít tinh, có thể dùng gonadotrophin androgen, clomiphen, nếu ít tinh do nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh, thiểu năng sinh dục do tuyến yên có thể dùng HCG tiêm bắp trong 6 tháng. Điều trị không rụng trứng hay rụng trứng không đều có thể dùng một trong các thuốc sau để tạo ra sự rụng trứng: clomiphen citrat, gonadotrophin, GnRH, dopamin đồng vận (như bromocriptin).
    Dùng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung đối với trường hợp có kháng thể kháng tinh trùng trong chất nhầy cổ tử cung của người vợ, nếu tinh trùng ít và yếu dùng phương pháp ICSI: bơm một tinh trùng vào trứng để thụ thai.
    Thụ tinh nhân tạo cho vợ nếu người chồng không có tinh trùng, tinh hoàn teo nhỏ; dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm trong trường hợp tắc vòi trứng.
    Những người chồng khó có con nên bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, mặc quần rộng, không nên tắm nước nóng quá; phụ nữ béo cần phải giảm cân để dễ thụ thai là lời khuyên hữu ích để cải thiện khả năng sinh con.
    (SKDS)
     

Chia sẻ trang này