Bệnh hiểm thuốc hay

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi dcba, 6 Tháng mười một 2006.

  1. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðất nước ta có nhiều hoa thơm cỏ lạ, có những cây thuốc quí ngàn năm trên núi cao, dưới vực thẳm, mà chúng ta không quan tâm để ý là một điều rất đáng tiếc.

    Nếu có dịp đi tham quan, chúng ta sẽ thấy được hàng ngàn cây thuốc để chữa bệnh trong dân gian có giá trị. Trên 40 năm qua chúng tôi đã từng đặt chân khắp vạn nẻo đường đất nước, sưu tầm khảo cứu lịch sử nước non nhà, tìm kiếm các loại cây cỏ từ đồng bằng châu thổ sông Cửu Long đến dãy Trường Sơn hùng vĩ của núi rừng, tận miền duyên hải xa xôi, sưu tập những cây thuốc quí để trị bệnh và các bài thuốc gia truyền của người xưa để lại trong dân gian, đem về thí nghiệm để chữa bệnh.

    Nghiên cứu trong các loại cây thuốc, chúng ta phải giật mình, không ngờ những loại cây cỏ nước ta đã giúp cho một số bệnh nhân chóng khỏi một trong những chứng nan y. Các bài thuốc hay này mong được đóng góp cho bà con sử dụng, nhất là ở nơi thôn quê hẻo lánh, xa thầy, xa chợ, coi theo đó để tự kiếm thuốc chữa trị trong gia đình mà không tốn kém gì cả. Mong bạn đọc góp sức phổ biến nó sâu rộng trong dân gian để cứu đời.

    Huỳnh Minh
    Biên khảo Y học dân tộc cổ truyền.
     
  2. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bệnh hiểm thuốc hay

    BỆNH TRẺ EM​


    1.
    TRẺ SƠ SINH KHÔNG DA:

    Ðó là do người me thường ở luôn trên lâu, thai nhi không được hơi đất hoặc bị di truyền độc Giang mai. Lấy chăn dầy bọc trẻ đặt trên đất sét vàng 1 đêm là khỏi. Một cách nữa là lấy gạo lúa sớm (Tảo đạo mễ) xay ra bột mà thoa cho trẻ, khi nào ra da thì ngừng. Cả 2 cách đều hiệu nghiệm.

    (Toàn ấu tâm kính)

    Phương 2: Trẻ mới sinh không da, đỏ hỏn, lộ gân đỏ. Ðó là do thụ thai chưa đủ ngày tháng. Ðào hố đặt trẻ xuống hố là sinh da.

    (Thánh tế tổng lục)

    Phương 3: Trộn Phục Long can (đất lòng bếp) với lòng trắng trứng mà thoa. (Tam nhân phương)

    2.

    TRẺ SƠ SINH MÌNH MỌC VẨY NHƯ DA RẮN:

    Ðó là Xà phong thai. Lấy Bạch cương tàm (con tằm chết gió cấu bỏ đầu) tán nhỏ, sắc với nước, tắm cho trẻ, da trẻ sẽ lột như da rắn rồi khỏi.

    (Toàn ấu tâm kinh)

    3.

    TRẺ HAI CHÂN LỞ LOÉT LỘT DA:

    Ðó là chứng thai bác. Không trị mau để lan đến bụng dưới là hết cứu. Ðốt Hoàng bá cháy xém, để cho tan hoả tính rồi tán nhỏ, trộn với nước mật heo, đắp lên.

    Phương 2: Lấy Phục long can (đất lòng bếp - bếp đốt than đá có độc chớ dùng) trộn với nước bọt đắp cũng khỏi.

    4.

    TRẺ BÌU DÁI CHẢY XỆ:

    Bìu dái bóng lưỡng mà cứng, sắc 1 lạng thiền thoái (xác ve sầu) với nước, rửa luôn. Lại giã lá tía tô nát nhừ mà bọc là khỏi. Nếu không có tía tô tươi dùng lá khô tán ra bột cũng được. Nếu bìu dái ẩm ướt thì đắp bột khô. Bìu dái khô thì trộn vơí dầu mè mà đắp. Dùng thuốc này dù bìu dái lở rách, hòn dái muốn lọt ra ngoài, cũng chữa được.

    Phương 2: Bìu dái sưng mọng như bọc nước, giã nhừ 1 con giun đất lớn trộn với đường cát trắng, bôi lên.

    5.

    TRẺ BÌU DÁI QUÁ LỚN:

    Không chữa ngay em lớn lên sẽ thành sa bìu dái, khó chữa. Trong vòng 1 tuổi, vào giờ Tí, ngày Ðoan dương (mồng 5 tháng 5) lấy thau đựng nước nóng đặt giữa nhà. Cho trẻ ngồi ngâm bìu dái vào nước ấm rồi bồng trẻ đặt ngồi lên ngưỡng cửa. Nước ở bìu dái sẽ in ngấn (vết) trên ngưỡng cửa. Ðốt lửa ngãi 3 lần trên vết nước ấy. Lúc đốt hơ bìu dái trên khói ngãi. Bìu dái liền rút nhỏ lại.

    (Diệu phương)

    3.

    TRẺSAU CƠN BỆNH CÂM KHÔNG NÓI:

    Lấy 1 củ Thiên nam tinh, ngâm nước sôi, bỏ vỏ cuống rồi tán nhỏ. Lượng tuổi trẻ lớn nhỏ, chia làm 2,3,4,5,6,7,8 phần; trộn nước mật heo. Nấu nước gừng loãng cùng uống. Chỉ uống vài lần là nói lại được.

    4.

    TRẺ BỊ QUAI BỊ:

    Hai hàm sưng cứng kết hạch là do tiên thiên nhiệt độc. Mau lấy Ðương môn tử (tức Xạ hương - 1 đồng), Châu sa (5 phân), 7 con ốc lớn. Giã nhừ tất cả đắp lên hàm. Khi khô thuốc tự rơi, chớ bóc. Chỉ trong ngày trẻ sẽ khỏi. Nếu bệnh nặng, rửa sạch kim bạc khẽ chích chỗ đau cho chảy máu, mài mục tàu (thứ lâu năm) bôi lên.

    5.

    TRẺ BỎ BÚ:

    Trẻ nhỏ bị bệnh ở lưỡi không bú. Hoà bột Thiên nam tinh với dấm đắp vào gan bàn chân trẻ, rồi dán giấy lên buộc lại cho thuốc khỏi bong là trẻ bú lại, song khi trẻ bú rồi phải mau gỡ bỏ thuốc, chớ chậm trễ.

    6.

    TRẺ CHẬM MỌC RĂNG:

    Trẻ đến tuổi mà chưa mọc răng. Bắt 1 con chuột đực sống mổ bụng, lấy xương sống chuột đốt tồn tính rồi tán nhỏ xát lên nướu là răng mọc.

    7.

    TRẺ THỰC TÍCH - THỰC TRỆ (Ăn không tiêu):

    Trẻ nhỏ sình bụng đau nhức (bụng trên đau mà không quặn) cho uống 1 chút bột Cam thảo là khỏi. Nếu không sẵn Cam thảo, đốt vật trẻ đã ăn ra tro (kỵ đốt bằng than đá hay dầu hoả) hoà với đường cát cho uống.

    Phương 2: Một ly nhỏ sữa người và 1 đồng tiền cổ. Ðặt tiên trên lửa nung đỏ rồi bỏ vào sữa, hễ nguội lại vớt ra nung nữa, chừng 4-5 lần rồi cho uống.

    8.

    TRẺ PHÁT SỐT CAO:

    Giã nhừ củ hành, buộc vào mạch cổ tay trẻ, cho ngủ 2-3 giờ sẽ khỏi.

    9.

    TRẺ BỊ ÐƠN ÐỘC (Mề đay):

    Tán nhỏ Phục long can (Ðất lòng bếp) trộn với lòng trắng trứng gà đắp lên. Hễ khô, thay lượt khác. (Thiên kim phương)

    Phương 2: Trộn bột gừng khô với mật, đắp lên.

    Phương 3: Thái miếng mỡ heo đắp lên. (Bản thảo cương mục)

    Phương 4: Nấu 1 cân lá liễu với 1 đấu nước, còn 3 thăng rửa chỗ vết đỏ lúc nước ấm, ngày 7-8 lần. (Quảng lợi phương)

    Phương 5: Tán đậu đỏ ra bột rắc lên. Nếu chưa mọc nhọt thì hoà với lòng trắng trứng gà mà đắp. (Chứng trị chuẩn thằng)

    10.

    NGỪA TRẺ LÊN ÐẬU:

    Hoà Hùng Hoàng với dầu mè, đổ lên lỗ mũi và miệng trẻ. (Toàn anh phương)

    Phương 2: Giã nát quả trám (cà na) tán nhỏ như bột, trộn lẫn với bột làm bánh, cho trẻ ăn tuỳ thích. Ăn chừng 1 cân thì vĩnh viễn không lên đậu. (Kỳ Thiên sư truyền)

    11.

    TRẺ LÊN LẸO MẮT:

    Lấy lớp da vàng ở phao câu gà chà xát lên, lẹo sẽ rụng. (Tập yếu phương)

    12.

    TRẺ CHẢY MÁU CAM:

    Giã lá Xa tiền lấy nước cho trẻ uống. (Ấu ấu cận biên)

    13.

    TRẺ CHỢT CHẾT THÌNH LÌNH:

    Sắc nước muối thật mặn, cạy miệng đổ cho uống. (Cục phương)

    14.

    GIUN LÃI:

    Người lớn dùng 1 lạng rưỡi hột cau, trẻ 6 tuổi trở lên dùng 1 lạng, trẻ dưới 6 tuổi dùng 8 đồng. Sắc với nước uống vào sáng sớm, lúc bụng trống. Hạt cau có tác dụng làm ỉa chảy, giỏi trị giun lãi, tống ra đường đại tiện. Khi uống xong, kiểm tra thấy phân có trứng giun thì cách tuần sau uống thêm liều nữa.

    15.

    TRẺ NHỎ BỊ UỐN VÁN RỐN:

    Lấy đất vách tường hướng đông đắp lên rốn. (Thiên kim phương)

    Phương 2: Ðốt lá ngãi ra tro nhét vào rốn, lấy bông băng chặt. (Bảo anh kim kính)

    Phương 3: Trẻ nhỏ uốn ván rốn, sưng lầy lâu không khỏi. Ðốt tổ ong lấy bột mà bôi sẽ khỏi. (Bảo ấu đại toàn)

    Phương 4: Tán Ðào nhân (hột đào - bỏ vỏ) đắp lên. (Dục anh gia bí)

    Phương 5: Rốn phong loét lở, lấy 5 con Oa ngưu (ốc sên) bỏ vỏ giã ra nước mà bôi. (Vạn bệnh hồi xuân)

    16.

    TRẺ RỐN LỒI:

    Rốn lồi sưng mọng, lấy Ðại hoang, Mẫu lệ (mỗi vị 5 tiền), Phác tiêu (2 tiền) tán nhỏ. Mỗi lần dùng 1-2 tiền. Rửa sạch con ốc, tẩm vào bột 1 ngày cho tan ra, lấy nước mà bôi. (Kinh nghiêm phương)

    17.

    TRẺ RỐN ƯỚT:

    Sao cháy xém Xa tiền tử, tán nhuyễn đắp lên.

    Phương 2: Tán nhỏ Phục long can mà đắp. (Cục phương)

    18.

    TRẺ NHỎ SƯNG RỐN:

    Sắc Kinh giới lấy nước mà rửa, lại nướng hành ấp lên rốn. Nên thường lưu ý, chớ để trẻ đái ướt rốn.

    19.

    TRẺ NHỎ SƯNG THÓP (Mỏ ác):

    Bột Hoàng bá nhào với nước đắp dán vào 2 gan bàn chân. (Ðàm thị tiểu nhi phương)

    20.

    TRẺ ÐẦU NHỌT:

    Cơm nấu sắp sôi, nước bọt cơm dâng lên vung nồi. Lấy nước ấy mà xát lên. Rất hay. (Ấu khoa phát huy)

    Phương 2: Sao đậu đen tồn tính, n ghiền trong nước rồi trộn đắp lên. (Từ mẫu bí lục)

    Phương 3: Ðốt vỏ trứng gà trộn mỡ heo đắp lên. (Thiên kim phương)

    21.

    TRẺ BỊ NHỌT TAI:

    Lấy tròng trắng trứng bôi lên. (Bản thảo cương mục)

    22.

    TRẺ NHỎ TÓC LƠ THƠ:

    Trẻ nhỏ tóc thưa thớt, sắc lá đào, lá liễu với nước, giã gan heo vắt lấy nước, hoà với nước ấy mà bôi lên đầu tóc, tóc sẽ mọc. (Vệ sinh tổng vị)

    23.

    TRẺ BỊ NHỌT LƯỠI:

    Trẻ bú không được. Lấy phèn chua trộn với trứng gà, với dấm, đắp lên gan bàn chân trẻ.

    24.

    TRẺ SƯNG MÔI:

    Giã thân cây dâu tằm lấy nước bôi là xẹp. (Cục phương)

    25.

    TRẺ MỌC NHỌT MIỆNG:

    Ðốt tóc ra tro trộn mỡ heo bôi lên. (Thiên kim phương)

    26.

    TRẺ Ù TAI:

    Lấy 2-3 thăng muối ăn, chưng nóng lên rồi góo lại, nằm áo tai lên làm gối, lạnh thì thay mồi khác. Cách nầy trị cả bệnh tai nghe tiếng o - o. (Vệ sinh tổng vị)

    Phương 2: Lùi hành vào tro nóng để cho hành nóng lên thì nhét vào lỗ tai, 1 ngày thay 3 lần. (Vệ sinh tổng vị)

    Phương 3: Giã nát hột cải tươi trộn với sữa người, bọc bông nhét vào tai. Mỗi ngày thay 1 lần. (Vệ sinh tổng vị)

    27.

    TIỂU NHI KIỆN TÌ TÁN:

    Phục linh, Liên nhục, Khiếm thức, Dĩ nhân, gạo trắng sao vàng, vùng tán ra bột. Lấy 2 đồng bột nầy pha nước cho thêm chút đường, khuấy đều, bỏ vào nồi cơm hấp chưng chừng 1 - 2 giờ rồi lấy cho uống; hoặc dùng nước nấu chín pha uống cũng được song hiệu lực không bằng cách trên. Chủ trị trẻ nhỏ mặt vàng còm cỏi, tóc vàng xơ xác, biếng ăn, ỉa chảy mà không đau bệnh, đi cầu ra nước nhờn sắc vàng lợt, hôi thối. Unng thuốc nầy sắc mặt tươi hồng, hết đi tả. Uống lâu sẽ mập mạp khoẻ mạnh.
     
  3. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bệnh hiểm thuốc hay

    BỆNH THANH NIÊN​


    1.
    DI TINH:

    Thường gọi là tẩu dương, tán nhỏ lá sen uống 3 đồng cân bột ấy với rượu.

    Phương 2: Da quả cật gà trống, sắc uống nóng.

    Phương 3: Dùi lỗ nhỏ 1 quả trứng gà, bỏ vào 1 chút Hồ tiêu (tiêu sọ) bít lỗ. Bỏ vào nồi cơm hấp chín ăn, mỗi ngày 1 quả. Ăn liền 7 quả là đoạn căn. (Dị giản phương)

    Phương 4: Lá dâu sau tiết sương giáng 3-5 đồng, tán nhỏ uống với nước cơm.

    Phương 5: Ðốt 3 cái kén tằm đốt từ tính uống hết 1 lần với nước.

    Phương 6: Khiếm thực, Liên tử, Dĩ nhân. Nấu cả 3 vị ăn trong 1 tháng.

    2.

    HOẠT TINH:

    Sao 2 đồng cân Phỉ tử, hạch đào nhân (1 quả) sắc với nước pha thêm rượu ngang uống liên tục 3 ngày.

    3.

    MỘNG TINH:

    Sao 1 thăng hạt Tía tô, tán nhỏ, uống 1 đồng với rượu. Ngày uống 2 lần sẽ khỏi. (Ngoại đài bí yếu)

    Phương 2: Lấy 3 phân Ðại hoàng (bột) đục lỗ đầu trứng gà nhét bột thuốc vào, bít lỗ, hấp cơm chín mà ăn lúc đói bụng 4-5 lần là khỏi.

    4.

    MỘNG TINH:

    Một cân Xuyên hoàng bá, nửa cân Mẫu lệ, sao trên lửa nhỏ đến khi biến thành sắc đen nhưng đừng để cháy. Dùng rây, rây bỏ Mẫu lệ, chỉ dùng Hoàng bá tán nhỏ, luyện mật làm hoàn cỡ hạt ngô đồng, uống lúc bụng trống với nước sôi pha muối cỡ 3 đồng. Uống xong chà xát ngực, ức. Ði bộ chậm rãi vài trăm bước rồi ăn cơm để dằn thuốc. Khi uống thuốc kỵ việc hành phòng, cần ngừa giận dữ, ít làm việc mệt nhọc, kỵ ăn tiêu tỏi và các thức ăn cay nhiệt. Uống xong, nước tiểu vàng, vài ngày sau sẽ trong. Ấy là thuốc có kết quả. Nếu tâm suy nghĩ, vọng tưởng, bức rức thì dùng Châu sa làm áo.

    5.

    HẠ CAM:

    Ðốt Hạnh nhân cháy đen, nghiền thành cao, đắp luôn. (Vĩnh loại căn phương)

    Phương 2: Dùng bột Khinh phấn rắc lên là vết thương khép miệng rồi khỏi. (Tích thiện đường phương)

    Phương 3: Nuôi 1 con ngỗng trắng cho ăn gạo trắng trong 3-4 ngày, lấy phân ngỗng để trên miếng ngói sạch, sấy khô, tán nhỏ. Hoà 1 đồng phân ấy với Ðơn sa mà uống.

    6.

    DƯƠNG MAI ÐỘC:

    Ðục lỗ 1 quả trứng gà, rút bỏ lòng đỏ, chỉ dùng lòng trắng. Bỏ 1 đồng Khinh phấn vào khuấy đều, đắp kín lỗ rồi chưng, hấp chín trong nồi cơm mà ăn. (Dương thành kinh nghiệm phương)

    Phương 2: Lúc mới trị ngay, dùng sừng dê, vỏ quả Hạnh đào (phân lượng bằng nhau) đốt tồn tính rồi tán nhuyễn. Mỗi lần hoà 1 đồng cân rưỡi bột thuốc với rượu mà uống. Sớm chiều 2 lần, 4 ngày thì độc bị tống ra ngoài theo đường đại tiện như mủ máu. Ðỡ rồi, mỗi ngày chỉ uống 1 lần, nửa tháng sau hết chất độc. Sau đó dùng Thục địa, Bạch thược, Ðương quy, Nhân sâm, Bạch truật, Bạch phục linh, chích cam thảo sắc uống để bỏ. Nếu hư nhược uống vài thang. (Tế sinh bí lãm)

    Phương 3: Sao sơ 4 lạng hoè hoa, đổ 2 tách rượu vào, sắc sôi 10 dạo uống nóng. (Y học tập thành)

    Phương 4: Tán nhỏ Mộc qua, trộn nước vê thành hoàn. Mỗi ngày uống 3 đồng cân với nước nấu thổ phục linh. (Phổ tế phương)

    Phương 5: Dương mai lở loét, tán vỏ ốc với thần sa mà bôi. (Cục phương)

    7.

    BÌU DÁI LỞ LOÉT (Nang ung):

    Còn có tên là nang thoát, bìu dái lở loét, hòn dái lọt ra ngoài. Nấu lá tía tô với nước mà rửa, đồng thời giã nát thân lá cành Tiá tô mà đắp. Lấy lá sen tươi bọc (bao) chắc lại. Trong dùng Hoàng liên (6 phân), Quy vĩ, Liên kiều, Vân linh (mỗi vị 1 đồng rưỡi), Cam thảo, Mộc thông (mỗi vị 1 đồng), sắc uống.

    Phương 2: Hột hoa móng tay, Cam thảo (mỗi vị 2 đồng) tán nhỏ trộn dầu mè đắp, liền sinh da non. (Vĩnh loại căn phương)

    8.

    HÒN DÁI SƯNG:

    Hòn dái sưng cứng, tinh chảy không ngừng, nhói đau như kim châm, sờ vào nhức buốc. Sắc cam thảo với đậu đen cho uống luôn luôn.

    9.

    XUẤT TINH QUÁ SỚM (Tảo tiết):

    Hột hẹ trị dương vật mềm rũ, xuất tinh quá sớm, công hiệu vô cùng. Sắc thật đặc 4 - 5 đồng hạt hẹ uống 1 lần, ngày uống 3 lần, uống liền mấy ngày.

    10.

    DƯƠNG VẬT MỀM RŨ KHÔNG CON:

    Dương vật mềm không cương lên được, tinh ít không con, uống thang này bảo dưỡng 1 tháng là công hiệu:

    Bong bóng cá sao, hạt hẹ (2 lạng), Liên tu (2 lạng), Thục địa (2 lạng), Ðổ trọng (2 lạng), Xuyên ngưu tất (ngâm rượu), Câu kỷ tử, Ðồng tật lê, Hải cẩu thận, Thố tư tử, Thiên môn đông, Chính quy bản, Chích lộc nhung, Phá cố chỉ (tửu sao), Bạch phục linh, Viễn chí, Tửu đương quy, Nhân sâm (mỗi vị 2 lạng), Thanh diêm (5 đồng). Nhào mật viên như hạt ngô đồng, uống 3 đồng lúc bụng trống, nếu cảm thấy ngang bụng ức bế tắc, uống nước nấu Chỉ xác.

    Phương 2: Ngâm 1 cân Dâm dương hoắc vào 3 cân rượu, 3 ngay sau chia uống dần. Phương này trị dương vật mềm rủ.

    11.

    DƯƠNG THẬN TỬU SINH CON:

    Một đôi hòn dái dê, Sa uyển tật lê (4 lạng), Dâm dương hoắc (4 lạng), Tiên mao (4 lạng), Quế nhục (4 lạng), Dĩ nhân (4 lạng), Thiên tửu (20 cân) ngâm 41 ngày. Tuỳ tửu lượng, uống đều đều. Người dương vật mềm rủ, khó có con, uống vào sẽ có.

    12.

    CAI THUỐC LÁ:

    Muốn cai thuốc lá, ngậm quả trám (cà na) muối, hồi lâu cơn ghiền sẽ hết. Nếu nghiện nặng nên nấu nước sôi, ngâm quả trám muối mà uống. Xong nằm nghỉ vài giờ. Sau đó, mỗi khi cơn ghiền nổi lên lại ngậm 1 quả trám muối là giải được.

    13.

    CAI RƯỢU:

    Người ghiền rượu muốn cai, nên lấy Cát hoa (hoa sắn dây) sắc uống. Nếu sợ bất tiện, hàng ngày pha 3 đồng Cát hoa, 3 đồng cân kỷ tử uống thay trà.

    Phương 2: Nấu 3 đồng Hợp hoan hoa, 3 đồng Cát hoa với 3 bát nước, còn 1 bát. Lọc bỏ bã, uổng nước thuốc. (Băng ngọc đường nghiệm phương)

    14.

    CAI THUỐC PHIỆN:

    Dây Bí rợ giữa rỗng, có nước. Cắt bỏ 1 đầu cọng cầm dốc xuống sẽ chảy ra 3-4 giọt nước trong. Gặp khi trời mưa thì nhiều nước hơn. Hãy giã cọng dây này lấy nước để dành. Khi cơn ghiền nổi lên, cho nước nầy vào nồi chưng cách thuỷ cho ấm lên, uống 2-3 muỗng. Số lần uống tuỳ theo số lần hút ít hay nhiều, như ngày hút 3 cử thì uống 3 lần. Uống nước cốt này không quá 10 ngày thì dù nghiện nhiều năm cũng khỏi mà lại không khổ sở vật vã chút nào. Cai xong, thân thể càng mập mạnh.

    Phương 2: Mỗi khi hút thuốc phiện xong, ăn liền 1-2 quả trứng gà, uống với nước nấu sôi. Phải nhớ lần nào hút xong cũng phải làm như thế. Chỉ nửa tháng sau là chán thuốc phiện.

    Phương 3: Mỗi ngày trích máu 1-2 con lươn hoà rượu uống. Bị nhẹ, uống máu 4-5 con, bị nặng phải dùng hơn 100 con. Uống rượu này đại bổ huyết, giải hết được độc thuốc phiện... Thịt lươn dùng để ăn. Cứ uống thế cơn nghiện tự nhiên hết, thấy thuốc phiện tự động tránh xa.

    Phương 4: Nấu Cam thảo thành cao, trộn với thuốc phiện mà hút. Chỉ một, hai ngày sau là không muốn hút nữa. Phương này rất dễ mà lại không tốn tiền, lại không thương tổn. Người nghiện nặng trị theo cách này, chỉ 1 tháng là khỏi.

    Phương 5: Lá chè xanh (1 lạng), con trai (Ðạm thái) (1 lạng), muối (4 đồng), Yên hôi (4 đồng). Nấu các thứ trên với 3 bát nước, còn 1 bát, bỏ bã cất để dành trong hũ, bịt kín miệng hũ (Trời nóng thuốc dễ hư nên thỉnh thoảng nấu lại). Khi cơn ghiền đến uống 1-2 muỗng là hết bị cơn ghiền hành, và tinh thần gia tăng trăm lần, không khổ sở gì cả. Thật là kỳ phương. Như uống hết 1 liều, đến liều thứ 2, các vị thuốc vẫn như cũ, duy Yên hổi giảm bớt 5 phần còn 3 đồng rưỡi. Ðến liều thứ 3 giảm bớt Yên hôi 5 phân, còn 3 đồng. Cứ thế giảm dần đến hết.
     
  4. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bệnh hiểm thuốc hay

    BỆNH PHỤ NỮ​


    1.
    RONG KINH:

    Lấy Nấm mèo mọc trên thân cây dâu tán nhỏ. Mỗi lần uống 2 đồng với rượu, trước bữa ăn, ngày uống 3 lần. Bị lâu uống thuốc nầy cũng khỏi. (Phổ tế phương)

    Phương 2: Ðốt Trắc bá diệp, Bạch thược (hai vị phân lượng bằng nhau) mỗi lần sắc 2 đồng với nước và rượu (mỗi thứ phân nữa) mà uống. (Bản thảo cương mục)

    Phương 3: Phơi khô bông mồng gà đỏ rồi tán nhỏ, ngày uống 2 đồng hoà rượu uống lúc bụng trống. Kỵ ăn cá tanh và thịt. (Tập hiệu phương)

    2.

    BẶT KINH LÂU NGÀY:

    Ðốt tua dây mướp tán uống 3 đồng với rượu.

    Phương 2: Sắc 2 đồng Hồng hoa; Tô mộc, Ðương qui (mỗi vị 5 đồng) với nước và rượu mà uống.

    3.

    KINH NGƯỢC - ÐẢO KINH:

    Giã rau hẹ vắt lấy 1 tách đổ vào nửa tách nước tiểu trẻ, chưng nóng uống. Nếu không có nước tiểu trẻ, công hiệu chậm hơn.

    Phương 2: Kinh ra đằng mũi, sắc 2 đồng Xuyên ngưu tất, 1 đồng rưỡi Ðương qui vĩ với nước, uống rất hiệu nghiệm.

    4.

    THỐNG KINH (Hành kinh đau bụng):

    Sắc 3 đồng Chế hương phụ với nước, uống ngày 2 lần.

    Phương 2: Ngâm ngãi cứu khô vào nước sôi để thôi ra nước đặt, hoà với đường cát mỡ gà. Ðổ dầu mè vào nồi nấu lên rồi đổ nước ngãi vào, cho thêm đường cát đến khi chảy hoà tan là vừa. Uống vào là hành kinh thông lợi, hết đau bụng.

    5.

    THÔNG KINH THẤT TIẾU TÁN:

    Ngủ linh chi (3 đồng), Bồ hoàng (2 đồng), sao 2 thứ rồi tán nhỏ, nấu với dấm loại tốt, thêm nước. Sau đó uống và ăn cả bả thuốc. Phàm nam, phụ, lão, ấu khi tim, bụng, sườn bị ứ huyết đau, bụng dưới đau tức và phụ nữ sinh xong huyết băng, huyết vựng, cùng tất cả các khí thống, dùng thuốc này đều hiệu nghiệm.

    6.

    NHŨ NHAM - CANCER VÚ:

    Mới đầu, vú nổi 1 hạt nhỏ như hạt đậu, dần lớn thành cục u, không đau không ngứa đến cả năm hoặc 2-3 năm mới dần sưng nhức, lở loét, hôi thôi, ăn lõm vào. Có khi mới phát nổi cục màu trắng, cứng rắn đau nhức dị thường. Lúc mới mọc uống Tô hoàng (3 đồng với rượu), uống 10 lần thì khỏi. Nếu dán lá thuốc cao thì càng sưng lớn, trong phát nhức nhối, lúc ấy chữa thì đã muộn. Nếu da đổi màu thì khó cứu. (Thắng kim phương)

    Phương 2: Nhủ nham đã vỡ loét, mau tìm vỏ cua đã luộc chín đốt tồn tính, tán nhuyễn trộn đều dầu mè mà bôi. (Vệ sinh gia bảo phương)

    Phương 3: Giã nát Bồ công anh đắp lên chỗ đau. Rất hay. (Tụ trân phương)

    Phương 4: Nhủ nham đã vỡ miệng, mau lấy 10 vỏ cua sống bỏ vào nồi đất sấy cháy tán nhỏ. Mỗi lần uống 2 đồng hoà với rượu, uống luôn chớ để gián đoạn. (Danh y biệt lục)

    Phương 5: Tất cả các bệnh vú sưng đau nhức, lấy 1 trái quít cả vỏ hột để trên mảnh ngói mà đốt cháy sém rồi tán nhuyễn uống với rượu ngang. Uống vài quả là khỏi. Nếu vú sưng, thối lở có mủ, nặng quá thì cứ uống thật nhiều sẽ kiến hiệu. Mỗi lần có th ể đốt 1 lượt 3-4 quả, nhưng chỉ được tán từng quả một, không được tán chung. Nhớ kỹ điều này.

    7.

    NHỦ UNG:

    Phụ nữ tuyến sữa bế tắc, sữa ngưng cố, khiến vú sưng nhức, có khi vì vậy mà thành mủ vỡ loét. Lúc bắt đầu sưng đau, lấy lá quít sắc nước uống, có thể làm tan vết sưng.

    Phương 2: Vú sưng đỏ, đau nhức, giã nát cây Bồ công anh tươi, vắt lấy nước cốt, hoà rượu uống, lấy bả đắp vú rồi đi nằm.

    Phương 3: Thạch cao nung đỏ để cho tan hoả độc rồi tán nhuyễn, mỗi lần uống 3 đồng với rượu hâm nóng. Uống hết rồi đi nằm, uống thêm lần nữa là xẹp. (Thiên kim phương)

    Phương 4: Sắc tía tô với nước uống luôn luôn, đồng thời giã lá tiá tô đắp lên. (Hải thượng danh phương)

    Phương 5: Giã nát cây gai đắp là xẹp. (Mai sư phương)

    Phương 6: Sao hành rồi giã nát đắp, bỏ than vào hủ bằng sứ, áp lên rất hay.

    Phương 7: Giã nát hành đắp lên, lại vắt nước cốt uống. (Tụ trân phương)

    Phương 8: Mè tươi không kể ít nhiều, nhai nát đắp lên. (Mai sư phương)

    8.

    VÚ SƯNG TRƯỚNG:

    Vú trướng lên, trong nổi cục hạch, sắc 1 lạng lá quít xanh tươi với nước mà uống.

    9.

    ÐẦU VÚ NỨC TOÉT:

    Sao lòng trắng trứng rồi tán ra, mỗi lần uống 1 đồng với rượu, uống 3 lần là khỏi. (Nhiếp sinh diệu dụng phương)

    Phương2: Ðốt quả cà vàng ra tro đắp lên.

    Phương 3: Nhào đều yên chi với Cáp phấn, trộn nước lạnh bôi lên.

    10.

    BĂNG HUYẾT:

    Một bát nước cốt đậu hủ sống, nửa bát nước cốt hẹ, hoà chung, uống lúc bụng trống 1-2 lần. (Bất dược lương phương)

    Phương 2: Cây kinh giới, dùng lửa dầu mè sao đen, tán nhỏ. Mỗi lần uống 1-2 đồng, hòa với nước tiểu trẻ mà uống. (Thánh huệ phương)

    Phương 3: Sao đen gương sen với kinh giới rồi tán nhỏ uống. (Ngoại đài bí yếu)

    Phương 4: Ðốt Ô mai, tán nhỏ, uống 2 đồng với nước cơm.

    Phương 5: Hoa đậu ván trắng sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần uống 2 đồng nấu với gạo rang, cho thêm chút muối, uống lúc bụng trống. (Toả toái lục)

    Phương 6: Củ năng, cứ mỗi tuổi 1 củ, đốt, tán nhỏ, uống với rượu. (Thanh nang bí yếu)

    Phương 7: Ðốt hột đào, tán nhỏ, uống với nước cơm, ngày 3 lần.

    Phương 8: Phụ nữ băng huyết nguy cấp, mau lấy 1 chi nhân sâm sắc đặc đổ cho uống. Nếu thảng thốt, gấp quá không kịp đợi sắc thì nhau rồi nuốt.

    11.

    CỬA MÌNH SƯNG NGỨA:

    Giã nát cây Cam cúc sắc với nước, trước xông, sau rửa. (Ứng nghiệm lương phương)

    Phương 2: Cửa mình sưng lớn và ngứa ghê gớm, nấu tỏi với nước mà rửa, vừa tiêu vết sưng, vừa hết ngứa.

    Phương 3: Cửa mình ngứa, nướng nóng gan gà hoặc gan heo, xắt 1 miếng dài nhét vào cửa mình, để qua đêm, sáng hôm sau lấy ra. Làm vài lần là bớt ngứa. (Thực liệu bản thảo)

    Phương 4: Nấu lá tiá tô rửa ngày 3 lần (Ðồ kinh bản thảo)

    12.

    CỬA MÌNH MỌC NHỌT:

    Trong cửa mình mọc nhọt ngứa ngáy, lấy 1 con trai còn sống mở ra, bóc lấy thịt trai nhét vào cửa mình để qua đêm. Hôm sau thay lượt khác. (Dưỡng sinh chủ luận)

    Phương 2: Nhọt trong cửa mình vỡ loét đau nhức, đốt Hạnh nhân cháy đen, nghiền thành cao đắp. (Y học cương mục)

    Phương 3: Giã nát lá đào, bọc lông nhét vào cửa mình. (Thánh tế tổng cục)

    13.

    CÓ THAI HÀNH KINH:

    Uống 1 muỗng bột đậu đỏ với rượu, ngày 2 lần. (Thiên kim phương)

    14.

    QUỈ THAI

    Phụ nữ bụng lớn như có thai, mặt gầy vỏ, xám đen, hình dung tiều tuỵ, tóc xác xơ, có khi mấy năm không sanh. Dùng: Xuyên hồng hoa (nửa cân), Ðại hoàng (5 đồng), Lôi hoàn (3 đồng) sắc với nước uống có thể ra cả chậu máu hòn như mấy trăm miếng gan gà. Xong rồi khỏi. Lại sắc Lục quân tử mà uống được mấy thang gồm: Nhân sâm, Bạch truật (Thổ sao), Vân phục linh (mỗi vị 3 đồng), Chích cam thảo (1 đồng 5 phân), Pháp bán hạ (1 đồng 5 phân), Quảng trần bì (1 đồng 5 phân) sắc với nước uống.

    15.

    SANH XONG ÐÁI SÓN:

    Lông đuôi gà trống đốt ra tro, uống 1 đồng với rượu, ngày 3 lần.

    16.

    TĂNG SỮA:

    Sắc đậu hủ với đường cát mỡ gà, không nên dùng dầu. Ăn vài lần thì sữa ra rất nhiều.

    Phương 2: Sanh xong sữa ít ra, nấu đậu đỏ cho ăn, sữa sẽ ra nhiều.

    Phương 3: Sao mè, tán ra, trộn chút muối mà ăn.

    17.

    TĂNG SỮA:

    Nếu sữa quá nhiều, dùng 3 đồng Mạch nha (sao) sắc đặc uống, ngày 1 lần là sữa giảm, chỉ ra vừa đủ. Khi trẻ cai sữa rồi, có thể dùng phương này.

    Nên nhớ: Hễ uống nhiều thì hết sữa, phải cẩn thận (Cục phương)

    18.

    SỮA KHÔNG THÔNG:

    Ðốt xơ quả mướp cả hột (đốt tồn tính) rồi tán nhuyễn uống 1-2 đồng với rượu. Ðắp chăn nằm cho ra mồ hôi là sữa thông. (Giản dị đơn phương)

    Phương 2: Nấu đậu đỏ lấy nước uống. (Cửu âm sản bảo)

    Phương 3: Ðốt đầu 1 con cá chép, tán nhỏ, uống 3 dúm bột với rượu. (Thiên kim phương)

    Phương 4: Nấu canh cá chép mà ăn. Rất tốt. (Phổ cứu phương)

    Phương 5: Sản phụ sữa quá ít hoặc vì tuyến sữa bế tắt hoặc vì thân thể hư nhược. Giã nhuyễn thịt tôm tươi trộn với rượu ngang mà uống, sữa sẽ chảy ròng ròng.

    19.

    PHỤ NỮ SUY NHƯỢC KHÔNG CON:

    Hoàng kỳ (4 lạng), Ðương quy (2 lạng), Ðại hồng tảo (4 lạng), Long nhãn nhục (4 lạng), Lộc nhung (4 lạng) ngâm trong 6 bát rượu ngon trong 1 tuần lễ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 1 ly hâm nóng cách thủy, uống lúc ấm lúc bụng trống. Uống liền nửa tháng, nguyệt kinh biến thành sắc đỏ, tinh thần sảng khoái, chân tay linh động. Sau khi sạch kinh có thể có con.

    20.

    PHỤ NỮ MẬP PHÌ MUỐN CÓ CON:

    Phụ nữ quá mập không thụ thai được, dùng thuốc hoàn này là sẽ có thai được: Xuyên khung (1 lạng), Bạch truật (Sao thổ - 1 lạng), Vân phục linh (5 đồng), Chế hương phụ (1 lạng), Bán hạ (1 lạng), Thần khúc (5 đồng), Quất hồng (2 đồng), Cam thảo (2 đồng) cùng tán nhỏ trộn với nước cơm vê thành hoàn bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 4-5 đồng chia uống 2 buổi sớm tối.
     
  5. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bệnh hiểm thuốc hay

    KỲ BỆNH

    1.
    ÐỈNH ÐẦU SƯNG NHỌT NGŨ SẮC:

    Ðỉnh đầu sinh nhọt ngũ sắc như trái anh đào. Khi nhọt vỡ loét, da lột dần tới chân. Người bị chứng này gọi là nhục nhân, đây là quái chứng. Uống nhiều sữa bò, nhọt sẽ tiêu.

    2.

    LÔNG MÀY RẦN RẬT, MẮT KHÔNG NHÁY:

    Lông mày chợt máy động, mắt trợn trừng, gọi không thưa nhưng vẫn ăn uống được như thường. Ðó là kỳ chứng. Giã 3 củ tỏi vắt lấy nước, hoà rượu uống là khỏi.

    3.

    TRÒNG MẮT LÒI RA, CHẢY XUỐNG ÐAU NHỨC:

    Tròng mắt tự nhiên lòi ra chảy xệ xuống đến mũi, đen xịt như sừng, đau nhức không thể chịu nổi hoặc đi cầu ra máu luôn. Ðó là can trướng, sắc Khương hoạt uống vài tách là khỏi.

    4.

    THỊT TRONG MẮT LÒI RA NGOÀI:

    Thịt trong mắt lòi ra sợi dài gần 3 phân, thô như nén nhang. Ðó là do hoả ở can đởm ngưng kết mà nên. Dùng Băng phiến (1 phân), Hoàng liên (1 phân), Bằng sa (nửa phân), Cam thảo (1 phân). Tán nhuyễn tất cả đến khi không còn nghe thấy tiếng rồi trộn 1 chút sữa người với thuốc, điểm vào sợi thịt ấy. Liền thấy hơi nóng trong mắt hừng hực phát ra, thịt rút vào là khỏi. Lại dùng Bạch thượt (5 đồng), Sài hồ (1 đồng), Chi tử (2 đồng - sao), Cam thảo (1 đồng), Bạch giới tử (3 đồng), Phục linh (3 đồng), Trần bì (1 đồng), Bạch truật (3 đồng), sắc với nước uống. Phương này hay ở chỗ làm thư khí ở can đởm lại thanh hoả, hoá đờm.

    5.

    MŨI CHỢT THỤT VÀO:

    Mũi chợt thụt vào, dùng Minh hùng hoàng, Châu sa (mỗi vị 3 đồng), sắc Thương truật hoà với 2 vị trên uống, đồng thời giã nát Thương truật đắp lên mũi, qua đêm là khỏi.

    6.

    MŨI TO NHƯ NẮM TAY, ÐAU NHỨC MUỐN CHẾT:

    Dùng Hoàng cầm, Sinh cam thảo, Mạch đông, Hoa phấn (mỗi vị 3 đồng), Cát cánh, Thiên đông (mỗi vị 5 đồng), Tử uyển (3 đồng), Bách bộ, Tử tô (mỗi vị 1 đồng), sắc với nước uống, hết 4 thang là xẹp.

    7.

    MŨI THÒ RA SỢI ÐỎ, ÐAU NHỨC MUỐN CHẾT:

    Mũi thò ra sợi đỏ dài cả 30 phân, đau nhức muốn chết. Ðó là do uống rượu quá nhiều, tích nhiệt mà nên. Dùng Bằng sa, Băng phiến thứ tốt (mỗi vị 1 phân), tán nhuyễn trộn với sữa người, nhè nhẹ điểm vào giữa sợi dây hồng, lập tức đau như trời giáng, nhưng tiêu ngay tức khắc.

    8.

    LÔNG MŨI MỌC THÒ DÀI RA, THÔ NHỨC KHÔNG CHỊU NỔI:

    Lông mũi thò ra trong 1 ngày đêm dài 3-6 phân dần dần to tròn thô nhức không thể tả, hễ nhổ lại mọc ra. Ðó là do ăn quá nhiều tiết heo, tiết dê. Dùng Nhũ hương (trộn sao với Ðăng thảo), Bằng sa (mỗi vị 1 lạng), tán nhỏ nhào cơm, trộn như hạt ngô đồng. Uống lúc bụng trống, khi đi ngủ, mỗi lần 10 viên, uống với nước nấu chín, tự nhiên lông sẽ rụng.

    9.

    LỖ TAI NGỨA MUỐN LẤY DÙI ÐÂM NẠO NGOÁY:

    Ðó là do thận hoả kết thành ráy sắt trong lỗ tai. Dùng Long cốt (1 đồng), Tạo giác thích (2 cái) đốt tồn tính, Băng phiến (3 phân), phân chuột đực - 1 hòn. Trước hết, tán các thuốc trên ra bột, rồi trộn đều với nước mật chuột. Sau hết, hòa sữa người trộn quánh như hồ. Nhét hết thuốc này vào lỗ tai tất ngứa không chịu nổi phải có người giữ chặt lấy hai tay. Hết ngứa là khỏi. Khỏi rồi, lại uống 3 lạng Lục vị hoàn thì sẽ không tái phát.

    10.

    MIỆNG, MŨI CHẢY NHỚT NHỜN HÔI TANH

    Miệng mũi chảy nước tanh hôi, lấy bát hứng đựng, màu như sắt, nhờn như nhớt cá tôm, vớt xúc lên thì lại hoá thành nước, gọi là nhục hoài. Cũng là quái chứng. Ăn nhiều thịt gà là khỏi.

    11.

    NHỌT MỌC TRÊN MÔI, MỌC RĂNG LÒI RA:

    Nhọt mọc trên môi, lâu ngày từ miệng nhọt mọc răng đâm xuyên qua môi. Ðó là do thất tình ưu uất, hoả động nên mới phát chứng lạ lùng như thế. Dùng Sài hồ (3 đồng), Bạch thược (3 đồng), Hoàng liên (1 đồng), Ðương quy (3 đồng), Xuyên khung (1 đồng), Sinh địa (3 đồng), Hoàng linh (1 đồng), Hoa phấn (3 đồng), Bạch quả (10 quả), sắc với nước uống. Ngoài dùng Băng phiến (1 phân), bột Cương tàm (1 đồng), Hoàng bá (3 đồng - sao tán) rắc lên. Răng sẽ tiêu mà vết nhọt khỏi.

    12.

    LƯỠI LE RA KHÔNG RÚT VÀO ÐƯỢC:

    Lưỡi le dài hơn 3 phân không rút vào được (lộng nhiệt) trên kết màng không bong, khó lòng ăn uống. Ðó là do dương hoả quá thịnh, lấy 1 chút Băng phiến điểm vào là lưỡi thụt vào ngay. Sau đó dùng Hoàng liên (3 đồng), Nhân sâm (3 đồng), Xương bồ, sài hồ (mỗi vị 1 đồng), Bạch thược (3 đồng). Sắc với nước uống 2 thang là khỏi.

    Phương 2: Bỏ vào miệng con trai 1 phân Băng phiến, lập tức chảy tan ra nước. Lấy lông ngỗng chấm nước nầy phết lên lưỡi, lập tức lưỡi rụt vào, ăn uống lại như thường. Vì lại trai là vật rất ấm, giỏi trục âm tà, huống lại có thêm Băng phiến để tiêu độc ắt phải thành công.

    13.

    BÀN TAY HIỆN HÌNH RẮN, NHỨC NHỐI:

    Bàn tay hiện hình như con rắn, nhức nhối, lấy dao chích chảy máu đen như mực, rồi lấy bột Bạch chỉ rắc vào thì tạm đỡ, sáng hôm sau lại chích máu ra, lại rắc bột Bạch chỉ. Chỉ cần 2 lần là lặn hẳn. Lúc chích nên chích đầu trước đuôi sau, không được chích ngược.

    14.

    KẼ NGÓN TAY XUẤT HUYẾT, RA TRÙNG BAY:

    Kẽ ngón tay xuất huyết không ngừng, có trùng nhỏ như con phù du, một loáng là bay được. Ðó là chứng thấp nhiệt sinh trùng, thêm nhiễm phong tà. Dùng Phục linh (3 đồng), Hoàng kỳ (5 đồng), Ðương qui, Bạch thược, Sinh Cam thảo (mỗi vị 3 đồng), Nhân sâm, Sài hồ, Kinh giới (mỗi vị 1 đồng), Thục địa (5 đồng), Xuyên khung (1 đồng), Bạch truật (3 đồng), Ý dĩ (5 đồng) sắc với nước uống.

    Phương này hay ở chỗ vừa sát trùng mà còn bổ khí, khử thấp, khử phong, làm khí huyết điều hoà trong người thì trùng không sinh ra được nữa. Bổ khí huyết khiến trùng không chỗ dung thân. Bởi vậy phương này bình ổn mà hay. Uống 4 tháng tất không chảy máu, không sinh trùng. Uống thêm 4 thang nữa ngón tay lành lặn như cũ.

    15.

    BÀN TAY, BÀN CHÂN MỌC CỤC THỊT ÐAU NHÓI:

    Ðâm vào đau nhói không thể chịu nổi, chỉ ăn nhiều rau mồng tơi là khỏi.

    16.

    MÓNG TAY RỤNG KHÔNG ÐAU NGỨA:

    Bị rụng hết móng tay, không đau, không ngứa là do thận kinh hư hoả và sau khi hành phòng rửa tay bằng nước lạnh nên bị bệnh nầy. Dùng Lục vị thang: Thục địa, Sơn thù du, Phục linh, Trạch tả, Sơn dược, Ðơn bì (mỗi vị 3 đồng), thêm Sài hồ (1 đồng), Bạch thược (3 đồng), Cốt toái bổ (3 đồng), uống vào là khỏi.

    17.

    NGÓN TAY, NGÓN CHÂN RỤNG:

    Người bị rụng hết ngón tay ngón chân mà không chết là do lúc bị thương hàn khát nước, uống quá nhiều nước mát nên bị kết. Hễ khỏi bệnh thương hàn, nếu thấy ngón tay ngón chân chảy nước thì phải mau phòng bị rụng. Mau dùng: Ý dĩ nhân (3 lạng), Phục linh (2 lạng), Nhục quế (1 đồng), Bạch truật (1 lạng), Xa tiền tử (1 đồng) sắc với nước uống liền 10 tháng sẽ đi tiêu, tiểu ra sạch mà ngón chân, ngón tay không chảy nước nữa. Nước ngừng chảy rồi thì không cần uống thêm thuốc nữa.

    18.

    MƯỜI NGÓN TAY ÐỐT XƯƠNG GÃY RỜI:

    Mười ngón tay đốt xương gãy rời, gân hư hỏng, trùng bò ra. Ðó là quái chứng, gọi là Huyết hư. Dùng Xích phục linh, Sài hồ, Hoàng liên sắc với nước uống.

    19.

    BÀN CHÂN CHỢT MỌC THÊM NGÓN:

    Chân chợt mọc thêm ngón, đau không thể tả. Ðó là do khí thấp nhiệt kết thành. Dùng Bằng sa (1 phân), Ngoã thông (1 lạng), Băng phiến (3 phân), Nhân sâm (1 đồng) tán nhỏ. Lấy dao khơi nhẹ cho chảy máu ngay nơi gốc ngón chân mới mọc, tức thì thấy chảy ra nước. Ðắp thuốc vào chỗ máu chảy. Hễ thấy chảy máu thì lại rắc thêm thuốc, đến khi nào hết chảy máu mới thôi. Trong 3 ngày, không chảy nước nữa cơn đau cũng dịu dần rồi hết. Lại dùng Nhân sâm (3 đồng), Bạch truật (5 đồng), Sinh cam thảo, Ngưu tất, Tỳ giải (mỗi thứ 3 đồng), Ý nhân (1 lạng), Bán hạ (1 đồng), Bạch giới tử (3 đồng) sắc với nước uống. Chỉ uống 4 thang là khỏi hẳn, ngón chân ấy cũng tiêu ra nước hết.

    Ngoài dùng thuốc cao Sinh cơ tán dán thêm là khỏi.

    20.

    MU BÀN CHÂN VỌT RA TIA MÁU:

    Trên chân chợt có lỗ, máu vọt lên thành tia. Ðó là do tửu sắc tràn lan, dục vọng buông thả vô độ mà nên. Ðể chảy máu không ngừng ắt chết. Dùng: Mễ thố (Dấm - 3 thăng - nấu sôi) ngâm 2 bàn chân vào là ngừng chảy máu. Sau đó dùng Nhân sâm (1 lạng), Ðương quy (3 lạng) sao tán nhỏ rồi sắc nước, trộn với bột Xuyên sơn giáp mà uống sẽ không bị tái phát nữa.

    21.

    MÌNH MẨY MỌC BỌC NƯỚC:

    Khắp mình mọc bọc nước như quả lê, khi vỡ chảy nước, trong có 1 miếng đá như móng tay, bọc nước lại mọc nữa. Chứng này một khi rút hết da thịt thì không sống được. Dùng: Kinh tam lăng, Nga truật (mỗi vị 5 lạng) tán nhỏ, chia uống 3 lần, hoà với rượu uống đều đều là khỏi.

    22.

    TỨ CHI GẦY GUỘC, KHÔ CỨNG, GÕ KÊU NHƯ CHUÔNG KHÁNH:

    Ðó là quái chứng. Dùng: Thù du, Mộc hương (phân lượng bằng nhau) sắc thành thang uống sẽ khỏi.

    23.

    MÌNH MẨY NGỨA ÐIÊN CUỒNG:

    Mới đầu, mình mẩy phát ngứa ngáy, càng lúc càng ngứa như điên cuồng. Ðó là chứng huyết hư sinh phong. Dùng: Nhân sâm (1 lạng), Ðương quy (2 lạng), Kinh giới (3 đồng) sắc với nước uống, 3 tể là hết ngứa ngáy, đau nhức. Nghèo không mua được sâm thì có thể thay bằng 2 đồng cân Hoàng kỳ.

    24.

    MÌNH MỌC NHỌT MẶT NGƯỜI:

    Trên mình chợt mọc nhọt lở tựa mặt người, có đủ mặt mũi miệng. Tán nhuyễn Tượng bối mẫu (5 đồng), Lôi hoàn (3 đồng), thêm 1 đồng Khinh phấn, 1 đồng bột Bạch phục linh. Hoà đều với nước mà bôi sẽ tiêu, hoặc chỉ rắc bột Bối mẫu hay hoà bột nầy với nước bôi, da sẽ dần se mặt, vết thương sẽ liền miệng mà khỏi.

    25.

    CHỨNG SẮT LỰU (Nhọt rận):

    Bị chứng này mình mẩy ngứa thấu xương tủy, cục nhọt vỡ ra, máu thịt đều hỏng, đau ngứa không chịu nổi, suốt ngày gào khóc, đầu lưỡi xuất huyết, mình mẩy và răng bầm đen lại, môi giật, mũi phồng. Chứng nầy là máu rữa (hủ) phong động. Phải nấu dấm với muối, uống liền liền thì khỏi.

    26.

    DA THỊT PHÁT RA TIẾNG, NGỨA GHÊ GỚM:

    Trong da thịt phát ra tiếng như sóng vỗ, ngứa ghê gớm, gãi đến tươm máu. Chứng này gọi là khí bôn. Dùng Khổ đê, Nhân sâm, Thanh diêm (mỗi vị 2 đồng), Tế tân (7 phân) sắc với nước, uống từ từ, uống hêt' là khỏi.

    27.

    DƯỚI DA NỔI HÌNH CON CUA DI ÐỘNG, PHÁT RA TIẾNG:

    Ðó là bệnh trùng lao do gân thịt hoá ra. Dùng Lôi hoàn, Hùng hoàng (mỗi vị 1 lạng) tán nhỏ, rắc lên thịt heo, nướng chín mà ăn.

    28.

    TRONG BỤNG SINH RẮN:

    Ðó là do khí độc hoá ra. Hoặc bị cảm nhiễm hơi sơn lam thuỷ thấp, hoặc cảm tà khí tứ thời, hoặc nhiễm hơi xác chết, hơi bệnh mà thành. Người bệnh thân hình gây nhom như que củi, da như mọc vẩy, trong bụng động nổi cuộn lên, đó là xà độc vậy. Dùng Hùng hoàng (1 lạng), Bạch chỉ (5 đồng), Sinh cam thảo (2 lạng). Tán nhuyễn các vị trên, vào ngày Ðoan ngọ (mồng 5 tháng 5) viên thành hoàn trộn với cám, cỡ hạt ngô đồng, uống trước bữa ăn. Dùng thuốc xong tất đau bụng, nên gắng chịu, chớ uống nước, uống nước sẽ không công hiệu.

    29.

    BỤNG CỨNG, RỐN CHẢY NƯỚC, HOÁ THÀNH TRÙNG:

    Bụng cứng như đá như thép, rốn chảy nước liền hoá thành trùng, bò quanh khắp mình, ngứa không thể chịu nổi. Sắc Thương truật (bao nhiêu cũng được) thật đặc lấy nước ấy mà tắm. Lại lấy bột Thương truật trộn với 1 chút Xạ hương mà uống.

    30.

    RỐN CHỢT LỒI RA DÀI NHƯ ÐUÔI RẮN:

    Rốn chợt lòi ra như đuôi rắn, không đau, không ngứa. Ấy là do mạch Nhâm mạch Ðới có đàm khí ủng trệ mà ra. Dùng Bằng sa (1 phân), Bạch chỉ (1 đồng), Hùng hoàng (1 đồng), Băng phiến (1 phân), Xạ hương (1 phân), Nhị trà (2 đồng). Mỗi thứ tán nhỏ, chích chảy máu đuôi rốn, tất nhiên đau ngất muốn chết, mau điểm thuốc vào thì lập tức chảy ra nước đen. Lại mau dùng Bạch chỉ (3 đồng) sắc nóng lên uống là khỏi.

    31.

    GIUN LÃI TỪ RUỘT BÒ RA LIÊN TỤC:

    Giun lãi từ hậu môn chui ra không ngừng, hết rồi lại sinh, đi lại, đứng, ngồi đều không được. Ðó là chứng đại trường thấp nhiệt. Dùng: Thiên danh tinh (5 đồng) tán nhỏ, hoà nước uống sẽ khỏi.

    32.

    CHỨNG ÐẠI TIỂU TIỆN NGHỊCH ÐƯỜNG:

    Người đi cầu, phân ra theo đường tiểu. Ði tiểu, nước tiểu ra lối hậu môn. Ðó là chứng thử nhiệt mùa hè. Dùng Ngũ linh tán mà trị. Phương khác: Xa tiền tử (3 lạng) sắc nước lấy 3 bát uống liền 1 hơi là khỏi.

    33.

    ÐI TIỂU RA ÐÁ NGŨ SẮC (Ðái ra sỏi sạn):

    Trước khi đi tiểu nhức buốt vô cùng, tiểu xong cảm thấy khoan khoái. Ðó là chứng Thạch lâm (đái ra sỏi sạn). Dùng Thục điạ (3 lạng), Phục linh, Dĩ nhân, Xa tiền tử (mỗi thứ 5 lạng), Sơn thù du (3 lạng), Thanh diêm (1 lạng), Cốt toái bổ (2 lạng), Trạch tả (3 lạng), Mạch đông (5 lạng), Hoàng thực (8 lạng), Nhục quế (3 đồng), tán nhỏ mỗi vị, hoà mật thành hoàn. Sớm tối uống vơí nước nấu chín, mỗi thứ 1 lạng. Trong vòng 10 ngày tất sẽ không bị khổ vì nạn đái ra sỏi sạn nữa. Chứng ngày rất khổ, muốn đái không được, mà không đái không xong, đường tiểu đau buốt như dao cắt, dùng hết sức bình sinh chỉ đái ra được 1 cục, tiếng kêu vang ròn, rơi vào nước không tan. Ðó là do hoả ở bàng quang uất kết mà nên. Phương này hay ở chỗ không chỉ trị bệnh mà còn bổ chỗ bất túc của Thận thủy. Thủy đủa thì hoả tự tiêu, hoả tiêu thì nước đục tự tan. Nếu chỉ trị bàng quang thì khí không tan, nước làm sao mà tự hoá được.

    34.

    HAI BÓNG CÙNG NẰM, NGỒI:

    Người bệnh cảm thấy lúc nào bên mình cũng có cái bóng, nằm cùng nằm, ngồi cùng ngồi. Ðó là Ly hồn bệnh. Dùng Thần sa, Nhân sâm, Phục linh (mỗi vị phân lượng bằng nhau) sắc đặc uống hằng ngày. Nếu bệnh thật thì sẽ thấy khí sảng khoái, nếu giả thì bóng sẽ tự biến mất.

    35.

    PHỤ NỮ VÚ RÚT VÀO NGỰC:

    Ðó là chứng thậm nguy, cũng hết như đàn ông dương vật thụt vào trong vậy. Phải mau hai tay nắm chặt hai vú kéo lại. Bắt con gà trống khoảng 10 lạng để nguyên lông, mổ bỏ lòng ruột, xát 1 đồng Xạ hương vào bụng gà rồi úp lên rốn.

    36.

    PHỤ NỮ CÓ KINH NGUYỆT, DỮ DỘI NHƯ THÚ DỮ:

    Phụ nữ có kinh nguyệt, dữ dội như thú dữ, luôn muốn đả thương người khác. Trước hết lấy bông gòn nhét kín âm hộ. Xong, tán 1 lạng Một dược cho uống với nước chín là khỏi.

    37.

    TRỊ CỔ TRƯỚNG:

    Bị thuỷ cổ trướng (bụng phù nước to như cái trống). Muốn rút nước mà không phải mổ hoặc không muốn dùng kim chích rút nước thì dùng cách sau: Chân Khinh phấn (2 lạng), Ba đậu sương (4 lạng), Sinh lưu hoàng (1 đồng) (thêm chút Xạ hương thì càng hay), cùng tán nhỏ nhào thành bánh. Trước hết, lấy 1 miếng bông đặt trên rốn rồi ấp bánh thuốc lên trên, ngoài lấy vải buộc một thời gian khoảng người đi bộ 5-6 dặm thì đi cầu chảy ra nước vàng, đi cầu chừng 2-5 lần thì cởi bỏ thuốc cho ăn cháo ấm để bồi bổ. Bị lâu thì cách ngày 1 lần. Một bánh thuốc như thế có thể trị được hai ba chục người. Khi khỏi bệnh, kỵ uống nước lạnh.

    Cách khác: Bị thủy thủng, thủng độc, phù trướng, dùng thuốc mà chưa thấy tiêu thì lấy bột Cam toại thoa lên bụng, thoa dầy quanh rốn, rồi sắc Cam thảo với nước cho uống thì chỗ thủng sẽ từ từ xẹp.
     
  6. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bệnh hiểm thuốc hay

    CẤP CỨU​


    1.
    TRÚNG NẮNG:

    Hoà 1 nắm bột mì với nước giếng cho uống. (Thiên kim phương)

    Phương 2: Nhỏ nước giếng vào lỗ mũi, lấy quạt quạt. Nặng thì đổ cho uống nước mới xáo (địa tương) thì tỉnh. Nếu cho uống nước lạnh thì chết. (Cổ kim y thống)

    Phương 3: Sắc vỏ đậu xanh thật đặc cho uống.

    Phương 4: Mau giã tỏi lấy nước đổ vào lỗ mũi, nghe giọng phát ra tiếng là tỉnh lại. Lại hoà nước lạnh với nước tỏi cho uống là khỏi hẳn.

    Phương 5: Lấy 1 đồng cân phèn chua hoà nước cho uống là tỉnh.

    2.

    TRÚNG PHONG BẤT TỈNH:

    Chợt xây xẩm, ngã lăn quay bất tỉnh nhân sự. Trước phải làm thuận khí, sau mới trị phong. Nhai nát gừng tươi bất kể nhiều ít chà xát lên Thiên đình (chỗ trán giữa gần chân tóc) nạn nhân. Lại nhỏ nước gừng vào khoé mắt nạn nhân (nam tả nữ hữu) là tỉnh lại. (Y môn pháp luật)

    Phương 2: Nấu hoa cúc khô với nước mà uống, hoặc ngâm rượu, hoặc ủ rượu uống đều tốt. (Thiên kim phương)

    3.

    TRÚNG PHONG CẤM KHẨU:

    Tán kinh giới ra bột, uống 2 đồng cân với rượu. Dùng trước và sau cơn bệnh rất hiệu nghiệm.

    Phương 2: Cho uống 1 thăng Trúc lịch (nước tre non), uống liền liền rất hay. (Bản thảo cương mục)

    Phương 3: Thổi bột bồ kết vào lỗ mũi nạn nhân.

    4.

    TRÚNG PHONG KHÔNG NÓI ÐƯỢC:

    Làm sạch 1 con gà mái, nấu được 5 thăng rượu, còn lại 2 thăng, bỏ bã (gà), chia uống 3 lần. Uống liên tục và ăn cháo nấu với hành, gừng. Ðắp chăn cho rịn mồ hôi là khỏi. (Ẩm thiện chính yếu)

    Phương 2: Rượu 5 chén hoà với 1 chung rưỡi sữa người, chia uống 2 lần là nói được. (Thực liệu bản thảo)

    5.

    TRÚNG PHONG MÉO MIỆNG:

    Giã Kinh giới, vắt lấy nước uống. (Bản thảo cương mục)

    Phương 2: Bắt con lươn lớn, chích đầu lươn lấy máu. Méo bên trái bôi bên phải, méo bên phải bôi bên trái. Miệng ngay rồi, rửa liền.

    Phương 3: Bồ kết bỏ vỏ, tán nhỏ, trộn dấm. Lệch bên trái bôi bên phải, lệch bên phải bôi bên trái.

    Phương 4: Một cân lá thông giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 thăng rượu, ngâm 2 ngày, để gần lửa 1 ngày. Ban đầu uống nửa thăng, dần dần uống hết 1 thăng. Ðầu, mặt tươm mồ hôi là khỏi. (Thiên kim phương)

    6.

    TRÚNG PHONG, LƯỠI CỨNG ÐỎ:

    Nấu 1 con gà ác (gà trống) với 1 nắm hành, xắt ra lấy nước trấp uống lúc bụng trống. (Phụng thân dưỡng lão thư)

    7.

    CỨU NGƯỜI CHẾT VÌ KINH PHONG:

    Mau lấy 1-2 ly rượu cồn hâm nóng, đổ cho uống sẽ sống lại. (Tiền thị khớp trung phương)

    8.

    ÐỨT LƯỠI:

    Máu ra xối xả không ngừng, lấy lông cánh gà nhúng dấm phết lên luôn ngay chỗ đứt là máu ngừng chảy. Sau đó dùng Bồ hoàng, Hạnh nhân 1 chút Bằng sa (tán ra bột) trộn mật, nhào thành cao, ngậm cho tan là khỏi. (Y học nhập môn)

    9.

    LƯỜI CHỢT RÚT VÀO:

    Giã lá ngãi tươi đắp lên. Nếu có lá ngãi khô thì tẩm nước đắp cũng được. (Thánh tế tổng lục)

    Phương 2: Tán hột cải ra bột, trộn dấm đắp quanh cổ họng, lưỡi lập tức như cũ, lại nói năng được.

    10.

    VÔI VĂNG VÀO MẮT:

    Sắc đặc quả dành dành (Chi tử) tươi, rửa mắt luôn. (Phổ tế phương)

    11.

    TẠP VẬT VÀO MẮT:

    Bất kỳ vật gì vào mắt, lấy móng ta gãi gầu trên đầu tóc, điểm vào trong mắt là vật sẽ ra. (Vật loại tương cảm chí)

    Phương 2: Nếu là bụi bay vào mắt, nhìn xuống phía dưới, nhổ 1 cái là khỏi hoặc gọt móng tay bàn tay trái lấy bột, lấy cỏ bấc chấm bột ấy điểm vào mắt là bụi trào ra. (Trực chỉ phương)

    12.

    VẬT LẠ VÀO TAI:

    - Nước vào tai, nhỏ nước bạc hà vào khỏi ngay.

    - Thằn lằn vào tai, lấy máu mào gà rỏ vào, ra ngay.

    - Rết vào tai, chiên thịt để bên tai, rết ngửi thấy mùi là bò ra, chiên thịt gà thì càng hay.

    - Ðỉa vào tai: lấy ngón tay day động vành tay là đỉa ra ngay hoặc đốt Xuyên sơn giáp tán nhỏ trộn nước đổ vào, hoặc lấy 1 thau bùn ruộng để kề bên tai. Ðỉa ngửi thấy mùi sẽ chui ra.

    - Thủy ngân lọt vào tai: nằm gối tai trên vàng hoặc đồ trang sức bằng vàng, thủy ngân sẽ ra.

    13.

    ĂN NHẰM ÐỈA:

    Hòa mật ong với nước, uống. Ðỉa sẽ tan ra nước, vô hại. (Ngục chúc bảo điển)

    14.

    MẮC XƯƠNG:

    Hóc xương cá lấy tỏi nhét vào lỗ mũi là xương sẽ ra. (Ứng nghiệm lương phương)

    Hóc xương gà: sắc Uy linh tiên với đường cát và rượu mà uống (Dị vật chí)

    15.

    CẦM MÁU:

    Bị vết đao chém hoặc té ngã vỡ đầu chảy máu ròng ròng, xối xả, tán 1 đồng Bạch phàn, 1 đồng Ngũ bội tử đắp vào vết thương, máu cầm ngay.

    Phương 2: Gọt, cạo Bạch lạp ra bột đắp dịt vết thương, chẳng những cầm máu mà còn hết đau.

    Phương 3: Thái thịt heo nạc thành lát mỏng dán lên vết thương, thay đổi 2 lần thì cầm máu.

    16.

    TRỊ TRẬT ÐẢ TỔN THƯƠNG:

    Trật đả tổn thương, bất kể nặng nhẹ, uống nước đường cát trắng thì miễn được máu ứ công vào tim, rất an toàn, rất linh nghiệm. Hoà 2-3 lạng đường cát trắng với rượu uống nóng, không uống rượu được thì hoà với nước chín uống. Nếu răng nghiến chặt, trước hày lấy Bán hạ xát vào 2 quai hàm là miệng há ra ngay.

    17.

    CẤP CỨU THOÁT DƯƠNG:

    Nam nữ giao hợp, nam bị tinh chảy không ngừng. Nữ mau cắn vào nhân trung (nơi hõm nối liền mũi và môi) nam thật đau là tinh ngừng chảy.

    18.

    CẤP CỨU PHẠM PHÒNG:

    Vợ chồng giao hợp, trúng lạnh đau bụng. Khoét bụng con chim bồ câu 1 lỗ nhỏ, nhét 1 phân Xạ hương vào, buộc chặt vào rốn. Nằm ngủ vài khắc thì hàn khí sẽ rút hết vào bụng chim câu.

    19.

    HẠ MÃ PHONG hay THƯỢNG MÃ PHONG:

    Củ hành chữa chứng thoát dương nguy kịch. Sau khi thổ tả nhiều, chân tay lạnh, bất tỉnh nhân sự, hoặc vừa ăn uống no say, vội vàng giao hoan, sanh chứng bụng nhỏ đau, lưng đau, dái co lại, ra mồ hồi, lạnh cả người.

    Lấy ngay 1 mới hành giã nát, xào thiệt nóng, đắp vào rún (rốn). Sau đó, lấy năm bẩy cọng hành giã nát, nấu với rượu, độ 1 chập, sôi đều, nhắc xuống, rót ra ly, cậy miệng bịnh nhơn, đổ cho uống, tức khắc Dương Khí trở lại. (Phương của Hoa Ðà đời Hán. Tuyệt hảo!)

    20.

    BÁN THÂN BẤT TOẠI (Liệt nửa người):

    Chưng chín Tàm sa (kén tằm) bỏ vào 3 cái túi vải sao nóng 1 túi ấp vào chỗ đau, nguội thì thay đổi luân lưu.

    21.

    MỘNG DU:

    Dưới mặt đất ngay bên giường đóng 1 tấm Bạch thiếc (nhôm thiếc) thì khi người bệnh đứng xuống chân vừa đạp vào tấm thiếc này thấy lạnh liền tỉnh lại. (Vật loại tương cảm chí)

    22.

    CẤP CỨU TRÚNG ÐỘC NHA PHIẾN:

    Trúng độc nha phiến ắt hôn mê, ngực tim nóng nẩy bứt rứt. Mau lấy 5 đồng cân hàn the bỏ vao nước sôi để nguội, đổ cho uống sẽ mửa ra sạch rồi khỏi.

    23.

    CỨU NGƯỜI UỐNG THUỐC ÐỘC:

    Trước hãy lấy 2 muỗng muối (muỗng canh) hoà với 1 tô nước cho uống khiến nôn mửa ra thì chất độc cũng ói ra già nửa, rồi lại cho uống lòng trắng 4-5 quả trứng gà thì chất độc còn lại sẽ hoá hợp thành chất không thể tiêu hoá trong ruột và bao tử, rồi sẽ đi cầu ra ngoài. (Ðông quan bí ký)

    Phương 2: Nghiền đậu ván trắng tươi vắt lấy nước cốt cho uống. (Vĩnh loại căn phương)

    Phương 3: Trúng độc toàn thân bầm tím, mau làm địa tương (chọn chỗ đất sạch, đào 1 lỗ sâu cỡ 50 phân, đổ nước xuống, dùng gậy khuấy đục ngầu lên, nước ấy gọi là địa tương, có công dụng giải độc như thần, đổ cho uống luôn. Ðợi khi vết bầm tan hết, mửa ra là khỏi. Mùa đông cũng nên làm cách này.

    Phương 4: Phơi khô Hồ la bặc (Cà rốt) để trên nóc nhà trải qua sương nắng. Khi dùng, nấu với nước sôi lên mà uống, càng nhiều càng tốt, sẽ khỏi.

    24.

    CỨU CÁC LOẠI NHỌT:

    - Nhọt chảy nước vàng: Chảy nước vàng mãi không khỏi, nấu dây bí đao mà rửa sẽ khỏi. (Cục phương)

    - Nhọt có lỗ: Hấp cơm 1 quả trứng gà, lấy lòng đỏ nấu cháy đen, lau khô bột rồi nhét bột thuốc (tán tròng đỏ trứng ra bột) vào lỗ nhọt, 3 lần là khỏi. (Thiên kim phương)

    - Nhọt mọc trong nách: Ðốt tồn tính cuống quả bầu dài tán nhỏ bôi lên đến khi nhọt xẹp mới thôi, hoặc trộn bột ấy với dầu mè, bôi càng hay. (Tập giản phương)

    - Nhọt mặt người: Gọi là Nhân diện sang, loại này mọc ở 2 đầu gối, cũng có khi mọc ở hai cùi chỏ. Dùng 3 tiền lôi hoàn, Khinh phấn, Chân bạch phục linh (mỗi vị 1 đồng) cùng tán nhuyễn bôi lên là khỏi. (Kỳ bá phương)

    Hoặc lấy bột Bối mẫu đắp lên cũng khỏi. (Bản thảo cương mục)

    25.

    CHÓ ÐIÊN

    Chó điên cắn lên cơn. Ðây là môn bí truyền độc nhất (Thân phương gia truyền), xin ghi nhớ để cứu nhân, độ thế: Người thợ lò rèn thường nung sắt đỏ rồi nhúng vào chậu nước. Hãy lấy một chén nước đó, cho bệnh nhân uống. Uống một lần là khỏi.
     
  7. buitredaulang

    buitredaulang New Member

    Tham gia ngày:
    3 Tháng tư 2007
    Bài viết:
    12
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bệnh hiểm thuốc hay

    CẢM ƠN BÁC DCBA VỀ LOẠT BÀI BỆNH HIỂM THUỐC HAY, TÔI TẢI VỀ , SẼ IN RA PHÁT CHO BÀ CON NGHÈO
     
  8. drkhanhb

    drkhanhb New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng sáu 2007
    Bài viết:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Bệnh hiểm thuốc hay

    Cám ơn bác nhiều nha !
     

Chia sẻ trang này