Bệnh tim mạch và chuyện phòng the

Thảo luận trong 'Tâm sinh lý' bắt đầu bởi Tử Vi, 2 Tháng một 2008.

  1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Bệnh tim mạch làm cho thể chất và tinh thần của bệnh nhân có những suy giảm nặng nề như: tình trạng thiếu máu cơ tim với những cơn đau thắt ngực, hẹp hở van tim, loạn nhịp tim, thiếu ôxy tế bào trường diễn, căng thẳng do tăng huyết áp, mệt mỏi về thể lực, lo lắng về bệnh tật... Mọi tổn thương đó đều ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và đời sống tình dục nói riêng. Vậy những người bệnh tim mạch nên hoạt động tình dục như thế nào?
    Liệu giao hợp có an toàn với bệnh nhân tim mạch không?
    [​IMG]Những thay đổi về thể chất có thể làm bệnh nhân tim mạch cảm thấy ít ham muốn, trong khi những loại thuốc chữa huyết áp cũng có thể gây ảnh hưởng suy giảm khả năng hoạt động tình dục. Bệnh nhân và vợ hay chồng họ lo lắng rằng giao hợp có thể làm cho bệnh nhân chết hoặc ảnh hưởng làm bệnh nặng lên. Tuy nhiên, không có những hạn chế về tình dục áp đặt cho bệnh nhân tim mạch. Nếu như sinh hoạt tình dục không phải là tình trạng gắng sức nặng nề thì sẽ không gây nguy hại gì. Đôi khi, chính sự sợ hãi làm cản trở đời sống tình dục. Bệnh tim mạch không phải là lý do để cấm tuyệt đối quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục chỉ là một gắng sức nhẹ. Với người có cân nặng trung bình 50kg, mức tiêu thụ ôxy cho hoạt động tình dục chỉ bằng 3-4 Met. Ở người suy tim độ II vẫn có thể thực hiện những hoạt động tiêu thụ ôxy tới 5 Met mà chưa thấy khó thở. Ở thời điểm cực khoái, mức tiêu thụ ôxy có cao hơn nhưng giai đoạn này chỉ diễn ra trong khoảng 30 giây. Vì vậy sự gắng sức khi hoạt động tình dục không nguy hiểm gì cho đa số người có bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, người bị bệnh tim mạch không mất ham muốn tình dục, vì vậy vợ chồng vẫn nên duy trì hoạt động này nếu vẫn cảm thấy vừa sức. Chỉ nên tránh quan hệ khi có ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa tim mạch trong khoảng thời gian nào đó. Ngoài ra, những hành động như động chạm, ôm chặt hay hôn vẫn đưa lại những cảm xúc ấm áp, gần gũi ngay cả khi không cần giao hợp.
    Tuy nhiên, nếu sinh hoạt tình dục không tốt thì lại bất lợi cho sức khỏe, vì vậy người mắc bệnh tim mạch mạn tính phải đặc biệt coi trọng vấn đề sức khỏe tình dục.
    Tình trạng bệnh tim mạch thế nào thì phải tránh hoạt động tình dục?
    Bệnh nhân nhồi máu cơ tim: Những trường hợp đã bị nhồi máu cơ tim, nếu trong vòng 2 tháng mà lại bị nhồi máu cơ tim thì cấm sinh hoạt tình dục. Động tác và tư thế khi giao hợp cần thực hiện nhẹ nhàng vừa sức. Có thể chọn lựa tư thế của vợ chồng cho phù hợp với sức khỏe và tương đối thoải mái như tư thế nằm nghiêng, tư thế ngồi. Không sinh hoạt khi mới ăn no, uống rượu, tắm hay khi bụng đói. Trường hợp bệnh nhân không thể giao hợp được có thể thực hiện các hành vi tình dục khác để tiêu tan sự căng thẳng của tình dục như âu yếm, xoa nắn... Nếu trong quá trình giao hợp cảm thấy tức ngực và không có cảm giác sảng khoái thì nên ngừng giao hợp, tốt nhất là luôn chuẩn bị một số thuốc như nitroglycerine uống trước khi giao hợp 30 phút.
    Bệnh nhân có cơn đau thắt ngực, bệnh động mạch vành: Trước khi giao hợp nên ngậm nitroglycerine để đề phòng cơn đau thắt ngực tái phát, nên áp dụng tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng giao hợp để giảm tiêu hao sức lực, tránh những cử động gắng sức nhiều.
    Bệnh nhân bị tăng huyết áp: Chỉ nên quan hệ tình dục theo một chế độ vừa phải, điều độ về số lần trong một tuần và thời gian mỗi lần giao hợp, tránh sinh hoạt tình dục quá độ. Không giao hợp khi hút thuốc, uống rượu và ăn no hay có những vấn đề phải suy nghĩ căng thẳng. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu cao hơn 120mmHg) hoặc huyết áp không ổn định khi có xu thế lên cao cũng phải tránh giao hợp. Không nên giao hợp khi có triệu chứng đau đầu, hoa mắt. Bệnh nhân tăng huyết áp tốt nhất nên giao hợp vào lúc sáng sớm nhưng cần đề phòng tình trạng bụng đói thì không nên giao hợp.
    Bệnh nhân suy tim loại sung huyết chưa qua điều trị cần tránh giao hợp. Sau khi điều trị nếu có thể chịu đựng được hoạt động thể lực ở mức độ trung bình như đi lại tầng cao, làm việc vừa phải mà không cảm thấy khó chịu thì có thể giao hợp, nhưng nên áp dụng tư thế ngồi giao hợp và dự phòng bằng uống thuốc digoxin.
    Bệnh nhân bị hẹp van 2 lá kèm theo khó thở phải tránh giao hợp vì nếu giao hợp có thể gây ra rung nhĩ, ảnh hưởng nặng đến tim.
    (SKDS)
     

Chia sẻ trang này