CÁC CHÒM SAO ỨNG VỚI LÁ SỐ TỬ VI

Thảo luận trong 'Trao đổi kiến thức về Tử Vi' bắt đầu bởi Mickey, 22 Tháng một 2008.

  1. Mickey

    Mickey New Member

    Tham gia ngày:
    25 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Bạn hãy thử quan sát vị trí của Mặt Trời khi nó vừa “chạy” vừa quét lên bầu trời một vòng “hoàn hảo”. Ở mỗi một “phách nhấn” nó lại in “dấu chân” mình lên bởi một chùm sao quy ước. Có thể coi đó là quy luật, một trò chơi tự nhiên hoặc cơ sở cho môn tử vi đều đúng…

    Đồng hồ sinh học của tự nhiên

    Hàng ngày, Mặt Trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây. Người ta tính rằng: phải mất 24h để từ giữa trưa ngày hôm nay cho đến giữa trưa ngày hôm sau. Bạn sẽ thấy Mặt Trời “thức dậy” và “buông rèm” bao giờ cũng lệch đi một chút so với ngày hôm trước. Nhưng cho dù như thế nào thì chu kỳ và vị trí chính xác của nó lúc mọc, lặn so với chân trời cũng tuần hoàn trong đúng một năm.
    Điều đó có ý nghĩa gì? Tức là, để hoàn thành chu kỳ một năm trên nền trời, Mặt Trời sẽ mọc - lặn chính xác là 365,24 ngày, hay là Mặt Trời sẽ hoàn thành một vòng 360o để bạn được thấy nó vị trí tương ứng với một số ngôi sao (một chòm sao) như thời điểm 1 năm trước đó.
    Chính điều này đã khiến cho một thời gian dài trước đây, cả nhân loại đều nhầm tưởng rằng: Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, cả Mặt Trời và “bầy sao” đêm đều chuyển động tròn quanh Trái Đất với những chu kì khác nhau tạo nên sự biến đổi về vị trí tương đối của Mặt Trời trên nền trời sao. Giờ đây, chúng ta đã biết rõ những gì chúng ta thấy dưới góc nhìn chính xác của khoa học.
    Như chúng ta đã biết, đường biểu kiến của Mặt Trời trên nền trời sao được coi là Hoàng Đạo. Do trục chính của Trái Đất nghiêng một góc là 23,5o so với mặt phẳng quỹ đạo nên vòng tròn Hoàng Đạo này cũng lệch góc so với xích đạo một góc 23,5o. Hơn thế, để “chu du” hết một vòng tròn Hoàng Đạo (1 năm), Mặt Trời sẽ lần lượt lướt qua 12 chòm sao và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cũng chuyển động như vậy.
    Điều đó đồng nghĩa với việc chúng chuyển động cùng “một đường ray” chăng? Hoàn toàn không phải vậy. Mặt phẳng quỹ đạo của chúng hoàn toàn khác với Trái Đất nên khi “đi” trên bầu trời chúng không “nhầm” với đường Hoàng Đạo và dao động dưới “con đường” ấy khoảng 8o thành một vành đai gọi tên là Hoàng Đới.
    Chính những “hình hài” ngộ nghĩnh, ríc rắc này đã làm “cơ sở” cho các nhà thiên văn, chiêm tinh Phương Đông, phương Tây chia Hoàng Đới thành 12 cung tương ứng với tên 12 con vật cách điệu của các chòm sao. Thuật bói toán, tử vi bắt đầu có “cớ” xem xét sự vật dưới “con mắt” riêng của mình…

    Tử vi - cuộc đời – quy luật chẵn lẻ

    Từ xa xưa, các nhà thiên văn đã nhận ra rằng: vào mỗi buổi sáng khi chúng ta thức dậy, vị trí Mặt Trời có sự thay đổi. Tại chỗ Mặt Trời sắp mọc lên tháng này có chòm sao này nhưng tháng sau lại được thay thế bởi một chòm sao khác Trong mỗi năm, mỗi tháng, Mặt trời lần lượt “phiêu lưu” tới một vị trí mới, tương ứng với vị trí của một trong 12 chòm sao khác nhau, gọi là 12 chòm Hoàng Đới. Đó là cơ sở để xuất hiện tử vi.

    Tử vi phương Tây

    Chia Hoàng Đạo ra thành 12 cung bằng nhau tương ứng với 12 vị trí của Mặt Trời tại 12 tháng trong năm, người Hy Lạp cổ là những người đầu tiên đặt tên các chòm sao Hoàng Đạo này. Vòng tròn Hoàng Đạo bao gồm 12 chòm sao phân định 12 vùng trời thuộc dải Hoàng Đới. Theo quan niệm của họ, tử vi coi 12 cung Hoàng Đạo bằng nhau, dựa vào nó để biết 12 khoảng thời gian bằng nhau Mặt Trời xuất hiện tương ứng là:
    1. 21/03 – 19/04 : Aries (Bạch Dương, Dương Cưu)
    2. 21/04 - 20/05 : Taurus (Kim Ngưu)
    3. 21/05 – 21/06 : Gemini (Song Tử, Song Nam)
    4. 22/06 – 22/07 : Cancer (Cự Giải)
    5. 23/08 – 22/09 : Leo (Sư Tử)
    6. 23/07 – 22/08 : Virgo (Xử Nữ)
    7. 24/09 – 23/10 : Libra (Thiên Bình)
    8. 24/10 – 22/11 : Scorpius (Thiên Yết, Bọ Cạp)
    9. 23/11 – 21/12 : Sagittarius (Nhân Mã)
    10. 22/12 – 19/01 : Capriconus (Ma Kết)
    11. 20/01 – 18/02 : Aquarius (Bảo Bình)
    12. 19/02 – 20/03 : Pisces (Song Ngư)
    Điều khác biệt nhất mà người ta không lường trước được là, trục Trái Đất tuy “nghẹo” sang một bên nhưng hiện tượng tuế sai khiến cho nó liên tục đảo đi đảo lại. Điều này dẫn đến việc hướng trục Trái Đất sẽ khác đi đôi chút so với cách đây khoảng 2000 năm và góc nhìn của các chòm sao Hoàng đạo cũng khác đi một khoảng nhất định. Bạn hãy thử tưởng tượng xem: một ngày nào đó ở một kiếp khác trong tương lai, khoảng 2000 – 3000 năm chẳng hạn, góc nhìn các chòm sao này sẽ còn thay đổi đi rất nhiều…

    Tử vi phương Đông

    Tử Vi phương Đông có “gốc gác” từ Trung Quốc. Khi các nhà thiên văn luận từ các hành tinh ra thuật âm dương ngũ hành. Người ta đặt tên 5 hành tinh là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ theo màu sắc của chúng (Hoả màu đỏ, Mộc màu nâu sáng…) – 5 nguyên tố cấu thành nên vạn vật.
    Ngay sau 3 hành tinh mới ra đời, văn minh phương Tây ăn mòn vào văn minh phương Đông khiến cho tử vi phương Đông thêm 3 nguyên tố nữa: Uranus - Thiên vương tinh (thần cai quản bầu trời), Neptune (Poseidon) - Hải vương tinh (vị thần cai quản đại dương), Pluto (Hades) – Diêm Vương Tinh (Vị thần cai quản âm phủ).
    Phương Đông cũng có vòng Hoàng Đạo với những ngôi sao như Hoàng Đạo của phương Tây. Có điều sự phân chia các chòm sao thì khác. Phương Đông chia Hoàng Đạo thành 28 chòm sao Nhị Thập Bát Tú. 28 chòm sao này gồm 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 7 chòm như sau:

    1. Hướng Đông: nhóm Thanh Long: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ , Cơ
    2. Hướng Tây: nhóm Bạch Hổ: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chuỷ, Sâm
    3. Hướng Bắc: nhóm Huyền Vũ :Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích
    4. Hướng Nam: nhóm Chu Tước: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn

    Trong khi các nhà chiêm tinh phương Tây chia Hoàng Đới thành 12 cung và đặt tên nó cách điệu theo hình dạng của các chòm sao tương ứng với từng con vật: vòng ZODIAC (do chữ ZOO nghĩa là động vật), thì các nhà thiên văn phương Đông (Trung Quốc) lại chia vong tròn đó thành 12 cung, đặt tên là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và gọi là 12 con giáp.
    Nhiều người cho rằng, 12 Con Giáp xuất phát từ 12 tháng tính theo âm-lịch, tức theo chuyển động mặt trăng. Người xưa, sau vài ngàn năm sinh sống trên trái đất bắt đầu phát hiện cứ thấy 12 lần trăng tròn thì thấy khí hậu trở lại giống như chu kỳ: Ấm áp (xuân), nắng chói (hạ), mát mẻ/lá rơi (thu), và băng giá/lạnh lẽo (đông). Từ đó sinh ra 12 tháng.
    Âm lịch này giống như âm lịch của Trung quốc nghĩa là dựa trên chu kỳ của mặt trăng và phối hợp với sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Mỗi năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu, 29 ngày. Cứ 19 năm thì nhuận 7 lần, mỗi lần nhuận một tháng. Tháng đầu năm là tháng giêng và tháng cuối năm là tháng chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận.
    Năm âm lịch không tính theo số mà dùng tên ghép gồm hai chữ. Chữ đầu là một trong 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý). Chữ thứ nhì là một trong 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão hay Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi). Mười hai địa chi là tên 12 con vật.
    Tuy nhiên, theo nguyên lý âm dương - cơ ngẫu, người xưa xếp sắp các năm theo cách: Tý (dương), Sửu (âm), Dần (dương), Mão (âm),…Do đó, để chọn các con vật, người ta đã chọn chúng có số ngón chẵn, lẻ xen kẽ nhau theo quy tắc số lẻ là dương, số chẵn là âm.
    Những nhịp phách, những hình hài khác lạ của các chòm sao in dấu trên bầu trời đều được “vận” vào các lá số tử vi. Ngày nay, khi xem xét các yếu tố khoa học ứng với cung hoàng đạo, các nhà nghiên cứu Khoa tâm lý học thuộc Đại học Aarhus (Đan Mạch) thấy rằng: ảnh hưởng của các cung hoàng đạo đối với tính cách con người chưa xác đáng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cả thuật chiêm tinh, tử vi đều phi lý…

    Tạ Vân Hà (Theo Discovery)
     
  2. hay_roi_day

    hay_roi_day New Member

    Tham gia ngày:
    18 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    82
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: CÁC CHÒM SAO ỨNG VỚI LÁ SỐ TỬ VI

    Hay rồi đây :D
     

Chia sẻ trang này