Các bậc chân sư Yogi Ấn Độ

Thảo luận trong 'Thực hành Thiền hàng ngày - Pháp biến cải tâm thức và nghiệp chướng vi diệu' bắt đầu bởi Zodiac, 13 Tháng mười 2006.

  1. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ

    Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật


    Chương 01: Thuở Thiếu Thời

    Chương 02: Món Linh Vật Hộ Phù

    Chương 03: Người Đạo Sĩ Phân Thân

    Chương 04: Tôi Trốn Lên Dãy Hy Mã Lạp Sơn

    Chương 05: Người Tu Sĩ Đánh Cọp

    Chương 06: Vị Tu Sĩ Khinh Thân

    Chương 07: Người Con Yêu Của Phật Mẫu

    Chương 08: Tôi Gặp Sư Phụ Sri Yuteswar

    Chương 09: Một Chuyến Du Lịch Không Tốn Tiền

    Chương 10: Những Năm Sống Tại Đạo Viện

    Chương 11: Vị Tu Sĩ Không Ngủ

    Chương 12: Một Kinh Nghiệm Về Tâm Thức Siêu Đẳng

    Chương 13: Cây Bông Cải Bị Mất Trộm

    Chương 14: Để Đánh Lừa Các Tinh Tú

    Chương 15: Vài Kỷ Niệm Lạ Lùng

    Chương 16: Chuyến Du Hành Lên Tỉnh Kashmir

    Chương 17: Một Cuộc Hoán Cải Lạ Lùng

    Chương 18: Tôi Trở Thành Tu Sĩ Xuất Gia



    Quyển Hồi Ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ, không phải được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông diễn tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi.

    Dưới hình thức một truyện trường thuật của một nhân vật tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và những quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn. Quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn trong thời gian và ngoài không gian...



    --- o0o ---​
     
  2. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bậc chân sư Yogi Ấn Độ

    Thuở Thiếu Thời

    Từ nghìn xưa, những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ vẫn gồm có việc sưu tầm chân lý và tầm sư học Đạo. Định mệnh đã dẫn dắt tôi đến một vị minh sư thánh triết mà trong cuộc đời siêu việt sẽ tiêu biểu cho đời sống nhân loại trong những thế hệ tương lai. Đó là một trong những vị minh sư, di sản của thời đại cao cả huy hoàng của Ấn Độ, vẫn từng xuất hiện ở mỗi thế hệ loài người để giữ gìn cho xứ sở của các Ngài thoát khỏi cái số phận của Babylone và Ai Cập! Trong những ký ức thời thơ ấu của tôi, phảng phất có sự nhớ lại cái hình bóng xa xăm của một tiền kiếp với những cảnh băng giá trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, trong khi đó tôi đã từng là một tu sĩ. Những hình bóng của dĩ vãng đó cũng gợi cho tôi thấy trước, do một sợi dây liên lạc huyền bí, những hình ảnh của tương lai. Tôi sinh ra tại Gorakhpur, một thành phố miền đông bắc Ấn Độ, vào khoảng cuối thế kỷ trước và sống tại đó trong tám năm đầu tiên của đời tôi. Cha mẹ tôi có tám người con: bốn trai và bốn gái. Tôi tên là Mukunda Lal Ghosh, là người con thứ tư trong gia đình, trên tôi còng có một anh và hai chị.

    Cha mẹ đều là người tỉnh Bengale. Cả hai đều sống cuộc đời đạo đức gương mẫu, và một bầu không khí hoàn toàn hòa hợp trong gia đình giúp cho sự phát triển điều hòa của tám đứa con còn nhỏ.

    Cha tôi, Bhagabati Charan Ghosh, là một người tốt bụng nhưng nghiêm nghị và đôi khi có vẻ nghiêm khắc. Chúng tôi thương yêu và kính trọng người. Vốn là nhà toán học và lý luận, cha tôi sống thuần bằng lý trí. Mẹ tôi nuôi nấng chúng tôi trong tình thương. Khi mẹ tôi qua đời, cha tôi dồn hết cho chúng tôi tình phụ tử đậm đà mà từ trước người vẫn đè nén. Từ đó, tôi nhận thấy cái nhìn của người đôi khi phảng phất giống như cái nhìn trìu mến của mẹ tôi.

    Mẹ tôi biểu lộ lòng kính mến đối với cha tôi hàng ngày bằng cách mặc quần áo sạch sẽ tươm tất cho tất cả chúng tôi mỗi buổi chiều để đón cha tôi đi làm về. Chức vụ của cha tôi hồi đó là phó chủ tịch Công Ty Hỏa Xa Bengale Nagpur Railway, một trong những công ty lớn nhất ở Ấn Độ. Công việc của người đòi hỏi một sự xê dịch thường xuyên, bổi đó hồi niên thiếu tôi đã từng sống tại nhiều thành phố khác nhau .

    Mẹ tôi luôn luôn bố thí rất rộng rãi cho những kẻ nghèo. Cha tôi tuy tốt bụng nhưng thích sống có mực thước, trật tự và điều này cũng áp dụng cho cả việc quản lý ngân sách gia đình. Có lần chỉ trong nửa thánh, mẹ tôi tiêu xài về việc bố thí nhiều hơn số tiền cha tôi kiếm được trong trọn một tháng. Cha tôi bèn nói:

    -Tôi chỉ yêu cầu bà một việc, là hãy bố thí trong một giới hạn hợp lý!

    Mẹ tôi rất nhạy cảm đối với mọi điều chỉ trích của cha tôi. Người không nói gì, lẳng lặng ôm khăn gói bước ra cửa, gọi một chiếc xe ngựa và nói:

    -Vĩnh biệt! Tôi trở về nhà mẹ tôi đây!

    Đó là lời hăm dọa cổ điển của phụ nữa Ấn, mỗi khi có chuyện xích mích trong gia đình. Chúng tôi bèn khóc. Ông cậu tôi từ đâu thình lình bước vào rất đúng lúc, và nói nhỏ bên tai cha tôi một vài lời khuyên đầy minh triết đã từng được trắc nghiệm qua nhiều thế kỷ. Khi cha tôi đã xin lỗi, mẹ tôi bèn để khăn gói ở lại và cho xe ngựa về không. Như thế chấm dứt cuộc bất hòa duy nhất mà tôi được biết đã từng xảy ra giữa cha mẹ tôi. Một lần khác, tôi nghe mẹ tôi nói:

    -Ông hãy đưa tôi 10 rupees để cho một người đàn bà vô phước đang ngồi đợi tôi trước cửa .

    Mẹ tôi vừa nói vừa kèm theo một nụ cười rất hấp dẫ, không thể nào từ chối được.

    -Tại sao 10 rupees? Một rupee cũng được mà. Khi các cụ nhà tôi qua đời, (cha tôi nói tiếp để tự bào chữa) lần đầu tiên tôi đã biết cảnh nghèo. Bữa ăn trưa của tôi chỉ gồm có một trái chuối nhỏ, mà tôi phải đi học, trường học cách xa đến mấy dậm đường. Về sau vào đại học, tôi nghèo đến nỗi tôi xin tiền trợ cấp mỗi tháng chỉ có một rupee của một vị thẩm phán rất giàu có. Vậy mà ông ta từ chối, viện lẽ rằng tôi đòi hỏi quá nhiều!

    Mẹ tôi nói:

    -Ông thấy chưa? Ngày nay ông cay đắng biết bao nhiêu khi ông nhớ lại sự từ chối đó! Vậy ông có muốn cho người đàn bà kia cũng cảm thấy một sự cay đắng như vậy chăng khi ông từ chối 10 rupees mà bà ấy đang cần dùng cấp bách?

    Mẹ tôi kết luận một cách rất hợp lý.

    -À! Vậy bà đã thắng.

    Cha tôi nói, và đành chịu thua trước một lý luận chặt chẽ như thế.

    -Đây là 10 rupees. Bà hãy đưa cho bà ấy với tất cả mọi sự chúc lành của tôi.

    Cha tôi dạy dỗ con cái trong vòng kỷ luật chặt chẽ và chính cha tôi cũng là một người sống rất khắc khổ. Bởi đó, người không khi nào đi xem hát mà chỉ giải trí bằng sự tu dưỡng công phu và đọc sách thánh kinh Bhagavad Gita. Khinh thường mọi sự xa xỉ, người mang những đôi giày cho đến khi cũ mèm không dùng được nữa. Các anh em tôi mua xe hơi khi loại xe này trở thành thông dụng; còn cha tôi chỉđi xe buýt để đến sở làm. Lòng ham mê tài lợi là một điều hoàn toàn xa lạ đối với tính chất của người. Có một lần, sau khi đã góp công thành lập nhà ngân hàng thành phố Calcutta, cha tôi từ chối không nhận phần chia lời đặc biệt của mình và nói rằng người chỉ làm bổn phận trong khi nhàn rỗi, thế thôi.

    Sau khi cha tôi về hưu được vài năm, một chuyên viên kế toán người Anh đến xem xét sổ sách của công ty. Ông ta lấy làm vô cùng ngạc nhiên mà nhận thấy rằng cha tôi không hề đòi hỏi phần chia lời của mình. Người chuyên viên tuyên bố:

    -Ông ấy đã làm công việc của ba người! Công ty còn thiếu ông ta một số tiền lời chưa trả là 125,000 rupees!

    Các viên chức Hỏa Xa bèn gửi cho cha tôi một ngân phiếu trả đủ số tiền trên. Cha tôi không nghĩ gì đến vấn đề này, thậm chí cũng quên cả việc nhắc nhở gia đình về số tiền đó. Về sau, em trai tôi là Bishnu nhận thấy có một số tiền lớn gởi vào trương mục ngân hàng của cha tôi, mới hỏi người về vấn đề ấy. Cha tôi nói:

    -Cần gì phải hãnh diện vì một lợi lộc vật chất? Người theo con đường Minh Triết không hề vui mừng vì được lợi lộc cũng như y không buồn khi phải bị mất mát thua lỗ. Người biết rằng con người bước vào đời không có một xu và từ giã cuộc đời cũng vậy mà thôi .

    Ít lâu sau khi thành hôn, cha mẹ tôi trở nên đệ tử của vị Minh Sư Lahiri Mahasaya tại thành Banaras. Việc này càng tăng cường thêm tính chất khắc khổ vốn tự nhiên của cha tôi. Mẹ tôi có lần tâm sự với Uma, chị tôi:

    -Ba con với mẹ chỉ gần nhau một năm có một lần, mục đích duy nhất là để có con mà thôi.

    Chú Abinash Babu, nhân viên Công ty Hỏa xa trạm Gorakhpur đã giới thiệu cha tôi cho vị tôn sư Lahiri Mahasaya. Chú có thuật lại cho tôi nghe nhiều chuyện lạ lùng về đời sống của các vị Minh Sư Ấn Độ, và luôn luôn kết luận rằng Tôn Sư cao hơn tất cả các vịấy .

    - Cháu có bao giờ nghe nói về những trường hợp lạ lùng khiến cho ba cháu trở nên đệ tử của đức Lahiri Mahasaya chưa ?

    Chính trong buổi chiều mùa hạ đẹp trời, khi chúng tôi ngồi chơi trước thềm nhà, mà chú Abinash đã hỏi tôi câu hỏi đó, nó làm cho tôi rất tò mò. Tôi lắc đầu và ngồi lắng tay nghe. Chú bắt đầu nói:

    -Nhiều năm trước khi cháu ra đời, có lần tôi yêu cầu ba cháu, hồi đó là trưởng phòng sở Hỏa xa ở Gorakhpur, hãy cho tôi nghĩ phép một tuần để đến viếng thăm Sư Phụ ở Banaras. Ba cháu bèn chế diễu tôi: "Chú sắp trở thành cuồng tín chăng? Chú hãy siêng năng làm việc trong văn phòng, nếu chú muốn tiến thân trên đường công danh sự nghiệp." Ngày đó tôi buồn bã trở về nhà do một con đường nhỏ, và gặp ba cháu cũng đang đi kiệu về nhà khi tan giờ làm việc. Ba cháu cho những người phu khiêng kiệu trở về, rồi đi bộ để đàm đạo với tôi. Để an ủi tôi, ba cháu mới nêu cao những lợi ích làm việc để thành công trên đường đời. Tôi nghe một cách uể oải vì tâm trí tôi lúc ấy chỉ nghĩ đến Tôn Sư là đức Lahiri Mahasaya .

    Chúng tôi đi trên con đường mòn xuyên qua một cánh đồng yên tịnh, mặt trời chiều còn chiếu sáng ánh nắng vàng trên ngọn cỏ. Chúng tôi bèn dừng chân ngắm cảnh. Chính trong lúc ấy từ trong cánh đồng, cách chúng tôi vài bước, thình lình xuất hiện vị tôn sư của tôi:

    -Bhagabati, sao con quá khắc khe với thuộc hạ của con quá vậy?

    Giọng nói của tôn sư vang rền làm cho chúng tôi lặng người vì ngạc nhiên. Nói xong Ngài liền biến mất một cách đột nhiên cũng như khi Ngài xuất hiện. Tôi bèn quỳ suống giữa đường và thốt lên: "Lahiri Mahasaya, Sư Phụ của con!" Ba cháu cũng hoàn toàn lặng người như bị sét đánh, và khi người trở lại sắc thái bình thường, người nói:

    -Abinash, không những tôi cho chú nghĩ một tuần, mà chính tôi cũng nghĩ phép ngắn hạn để đi Banaras vào ngày mai. Tôi khát khao được chiêm ngưỡng đức Lahiri Mahasaya, người có quyền năng hiện hình tùy theo ý muốn chỉ vì mục đích duy nhất là để xin phép cho chú. Tôi muốn đem vợ tôi theo và yêu cầu tôn sư cho chúng tôi được làm lễ nhập môn để theo học đạo với Ngài. Chú sẵn lòng giới thiệu chúng tôi chứ?

    -Lẽ tức nhiên! Tôi đáp.

    Tôi rất vui mừng mà thấy rằng lời cầu nguyện của tôi đã linh ứng và mọi sự đã sẩy ra một cách tốt đẹp.
     
  3. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bậc chân sư Yogi Ấn Độ

    Chiều hôm sau, chúng tôi lên xe lửa đi Banaras. Qua ngày kế đó, chúng tôi đi lần lần, khi thì đi ngựa, khi thì đi bộ trên các đường mòn để đến nơi am thất v¡ng vẻ của tôn sư. Khi chúng tôi bước vào phòng khách, chúng tôi nghiêng mình kính cẩn chào tôn sư, còn Ngài thì ngồi trong tư thế liên hoa như thường lệ. Ngài bèn nhìn thẳng vào mắt ba cháu và nói:

    -Bhagabati, sao con quá khắc khe với thuộc hạ của con vậy?

    Những lời này chính Ngài đã thốt ra hôm nọ ở cánh đồng Gorakhpur.

    -Ta rất vui mà thấy con cho phép Abinash đến đây và cả hai vợ chồng con cùng đi!

    Kế đó, tôn sư bèn làm lễ nhập môn cho cha mẹ cháu theo đạo pháp Kriya Yoga (Pháp môn chế ngự sự loạn động của giác quan và giúp người hành giả lần lần đạt tới tâm thức vũ trụ, tức Chân Như Đại Thể.) Từ ngày đáng ghi nhớ, khi cái linh ảnh của tôn sư xuất hiện trên cánh đồng, ba cháu và tôi đều sát cánh nhau không rời, hai huynh đệ đồng môn. Đức Lahiri Mahasaya đã chú ý đặc biệt đến cháu ch¡c ch¡n sẽ có liên hệ với Ngài, vì ân huệ của tôn sư không bao giờ lầm lẫn...

    Đức Lahiri Mahasaya từ bỏ thế gian ít lâu sau khi tôi vừa bước vào cuộc đời. Bức di ảnh của Ngài, lồng trong một cái khuôn chạm trổ rất đẹp, luôn luôn được đặt trên một bàn thờ nhỏ của gia đình, bất cứ ở thành phố nào mà cha mẹ tôi di chuyển đến vì nhu cầu công vụ. Sáng và chiều, mẹ tôi và tôi đều suy ngẫm trước bàn thờ, và dâng hương hoa.

    Bức chân dung đó có một ảnh hưởng lạ lùng trong đời tôi. Tư tưởng về tôn sư không ngớt thấn nhuần vào người tôi một cách sâu xa khi tôi càng trưởng thành. Có nhiều khi trong cơn thiền định của tôi, hình ảnh của Ngài dường như bước ra khỏi cái khuôn và ngồi trước mặt tôi như là người sống. Khi tôi thử đưa tay lên sờ vào hai bàn chân của Ngài, thì hình ảnh ấy trở thành bức chân dung và lọt vào vái khuôn. Thời gian trôi qua, đức Lahiri Mahasaya không còn là bức ảnh trong khuôn mộc mạc tầm thường nữa, mà trong linh giác của tôi Ngài đã biến thành một sự hiện diện rực rỡ huy hoàng. Tôi luôn luôn gửi lời cầu nguyện đến với Ngài trong những khi buồn thảm cô đơn và tôi luôn luôn được một sự hỗ trợ tinh thần rất mạnh mẽ. Lúc đầu, tôi rất buồn vì tưởng rằng Ngài đã chết, nhưng về sau tôi nhận thức rõ rệt sự toàn thông (hiện diện khắp nơi) của Ngài, và tôi không buồn rầu nữa. Ngài thường viết thơ trả lời cho những đệ tử quá bồn chồn mong muốn gặp mặt Ngài, như sau: "Các con có được lợi ích gì mà nhìn thấy cái thể xác vật chất của ta trong khi ta luôn luôn hiện diện trước cái nhãn quang tâm linh của các con."

    Nhờ di ảnh của tôn sư mà tôi được khỏi bệnh một cách nhiệm mầu hồi tôi mới lên tám tuổi: Điều này càng tăng thêm lòng yêu quý của tôi đối với Ngài. Khi cha mẹ tôi còn ở Ichapur, tỉnh Bengale, tôi mắc phải bệnh thiên thời, một chứng bệnh hiểm nghèo rất khó chữa. Các y sĩ đã tuyệt vọng và tuyên bố không thể chữa khỏi bệnh ấy. Mẹ tôi ngồi bên giường bệnh và bảo tôi hãy nhìn bức chân dung của Đức Lahiri Mahasaya treo trên tường, ở đầu giường của tôi.

    "Con hãy quì trước mặt Ngài bằng tư tưởng!" Mẹ tôi nói, vì biết rằng tôi không còn đủ sức để cựa quậy một ngón tay. "Nếu con có thể chiêm bái Ngài với tất cả tâm hồn, thì con sẽ được cứu thoát."

    Tôi chiêm ngưỡng bức thánh dung và đột nhiên một ánh sáng rạng ngời bao phủ lấy mình tôi và lang rộng khắp phòng. Cơn buồn mửa và triệu chứng khác đều tiêu tan; tôi cảm thấy hết bệnh. Đồng thời, tôi có đủ sức nghiêng mình tới trước và n¡m lấy bàn tay của mẹ tôi, chứng tỏ cho mẹ tôi biết rằng đức tin vững chắc của mẹ tôi nơi đức tôn sư đã được ứng đáp mỹ mãn. Mẹ tôi bèn ôm lấy bức chân dung mầu nhiệm và áp mặt lên gò má của bà nhiều lần để tỏ lòng tôn kính.

    -Ôi! Tôn sư cao cả! Xin tạ ơn Ngài đã ban ân huệ để cứu mạng của con tôi.

    Khi đó tôi biết mẹ tôi cũng đã nhận thấy cái hào quang sáng rực nhờ đó mà tôi đã cứu chữa khỏi một chứng bệnh hiểm nghèo.

    Bức chân dung đó là một trong những tài sản quý nhất của tôi. Ngày xưa, chính đức tôn sư ban bức chân dung này cho cha tôi, hiện nay nó vẫn còn mang theo những từ điển và thần lực thiêng liêng. Kali Kumar Roy, bạn đồng mông của cha tôi, có thuật cho tôi nghe lịch sử huyền diệu của nó.

    Tôn sư vốn rất ghét chụp ảnh. Mặc dầu Ngài phản đối nhiều lần, nhưng người ta đã chụp được một loạt nhiều bức ảnh một nhóm đệ tử vây chung quanh đức Lahiri Mahasaya. Những người chụp ảnh lấy làm vô cùng ngạc nhiên mà thấy rằng trong các bức hình, không thấy có tôn sư đâu cả và chỗ ngồi của Ngài lại trống trơn, hiện tượng này đã gây nên nhiều lời bình luận sôi nổi.

    Khi đó, một đệ tử kiêm chuyên viên nhiếp ảnh đại tài là Ganga Dhar Baba mới nhất định chụp cho kỳ được hình ảnh của tôn sư mới nghe. Sáng ngày hôm sau, khi tôn sư ngồi tĩnh tọa công phu theo thế liên hoa trên một chiếc ghế dài với một tấm bình phong phía sau lưng, Ganga Dhar Babu bèn thình lình xuất hiện với cái máy ảnh. Y đã chuẩn bị mọi sự một cách vô cùng chu đáo và chụp liên tiếp mười hai tấm. Khi rửa hình xong, thì trong hình chỉ trơ trọi có cái ghế dài và tấm bình phong, mà không thấy tôn sư đâu cả!

    Xấu hổ và rưng rưng nước mắt, Ganga Dhar Babu đến tìm đức tôn sư. Nhiều giờ lặng lẽ trôi qua trước khi tôn sư phá tan im lặng và nói:

    -Ta là Tinh Thần. Máy ảnh của con có thể nào chụp được cái Tinh Thần vô hình vô ảnh?

    -Con thấy rõ không! Nhưng bạch tôn sư, con rất muốn có một tấm hình của cái linh điện bằng xương bằng thịt mà theo con biết, đang làm chỗ trú ngụ duy nhất cho cái Tinh Thần đó.

    -Như vậy, con hãy đến đây sáng ngày mai. Ta sẽ cho con chụp một tấm.

    Thế là người nhiếp ảnh viên lại có dịp trổ tài. Hình bóng đức tôn sư từ trước vẫn không ai chụp được, lần nầy hiện ra rõ rệt trên bức ảnh. Từ khi đó, tôn sư không bao giờ chịu cho bất cứ ai chụp ảnh Ngài nữa.

    Ít lâu sau khi đã phục hồi sức khỏe nhờ bức chân dung mầu nhiệm của tôn sư, tôi có một linh ảnh lạ lùng. Một buổi sáng khi tôi còn ngồi trên giường, bỗng nhiên tôi rơi vào một giấc mơ thâm sâu huyền diệu. Một ánh hào quang rạng ngời và rộng lớn vô biên đột nhiên xuất hiện trước nhãn quang của tôi. Những hình ảnh thiêng liêng của các đấng hiền minh thánh triết đắm chìm trong cơn thiền định trong các hang núi thâm u, diễn ra trước mắt tôi như một cuốn phim trên màn ảnh.

    - Quí vị là ai? Tôi cất tiếng hỏi .

    -Chúng tôi là các đạo sĩ Yogi trên dãy Hy Mã Lạp Sơn.

    Câu trả lời vọng đến tai tôi gây cho tôi một cảm giác say sưa, lâng lâng thoát tục.

    -A! Tôi cũng phải lên núi Hi Mã Lạp Sơn để trên nên như quí vị.

    Cái linh ảnh biến mất, nhưng những tia sáng như bạc vẫn còn nới rộng thành những vòng tròn trong không gian vô tận...

    -Ánh sáng huyền diệu ôi! Người là ai?

    -Ta là Thượng Đế (Ishwara). Ta là "Ánh Sáng." Giọng nói ấy nghe như xuôi rót và trong như tiếng suối bạc chảy trong khe núi.

    -Con chỉ muốn hợp nhất với Ngài!

    Niềm phúc lạc thiêng liêng ấy tan dần và biến mất còn tôi từ ấy luôn luôn khao khát muốn tìm sự hợp nhất với Thượng Đế là đấng trường tồn, nguồn gốc của mọi hạnh phúc và an vui bất tận. Cái kỷ niệm ấy vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi linh ảnh chấm dứt.

    Một kỷ niệm khác hồi thời thơ ấu của tôi cũng đáng ghi nhớ, vì nó còn ghi dấu trên mình tôi bằng một cái thẹo. Một buổi sáng Uma chị tôi, và tôi cùng ngồi chơi dưới một tàn cây to ở Gorakhpur. Trên cành cây, những con két đang mổ vào những trái sung chín đỏ, Uma kêu đau vì mụt nhọt dưới chân và lấy thuốc xoa bóp chỗ đau. Để giỡn chơi, tôi cũng lấy một chút thuốc và xoa trên cánh tay tôi.

    -Em không đau mà cũng thoa thuốc trên tay làm gì? Chị tôi hỏi.

    -Chị không biết, ngày mai em sẽ bị mụt nhọt. Em thoa thuốc ở chỗ mà nó sẽ xuất hiện.

    -Đồ nói láo!

    -Chịơi, chị không có quyền mắng em như thế trước sáng ngày mai, rồi chị sẽ thấy đúng như lời em nói. Tôi tức mình nên nói càn như vậy.

    Uma không tỏ vẻ hối hận mà còn lập lại câu mắng tôi lúc nãy. Tôi bèn đáp lại bằng một giọng đầy cương quyết:

    -Với tất cả sức mạnh ý chí trong mình tôi, tôi tuyên bố rằng không trễ hơn sáng ngày mai, tôi sẽ có một mục nhọt lớn hơn cánh tay này; còn cái mụt nhọt của chị sẽ sưng lên gấp đôi.

    Sáng ngày hôm sau, quả thật nơi cánh tay của tôi mọc lên một mụt nhọt khá lớn và đỏ tươi, còn mụt nhọt của Uma sưng vù lên trông thật dễ sợ. Chị tôi la hoảng lên và chạy kiếm mẹ tôi:

    -Mẹ ơi! Mukunda đã thành phù thủy!

    Mẹ tôi nghiêm nghị bảo tôi không bao giờ nên dùng quyền năng của lời nói để làm điều chẳng lành. Tôi vâng lời mẹ từ đó không hề quên lời dạy ấy...

    Những lời nói chất phác tầm thường, bề ngoài có vẻ vô tội, mà tôi đã thốt ra với một sự tập trung ý chí mãnh liệt, cũng đủ phát ra một sức mạnh vô hình ảnh hưởng phá hoại các tế bào trong da thịt. Về sau, tôi hiểu rằng những âm ba rung động của lời chú nguyện có một quyền năng mãnh liệt, nó còn có thể được sử dụng để giúp chúng ta thoát khỏi những sự khó khăn của cuộc đời .

    Gia đình chúng tôi đổi đến Lahore trong tỉnh Punjab. Nhà có đặt một cái trang thờ nhỏ ở ngoài bao lơn để thờ đức Phật Bà Quan Thế Âm. Không hiểu sao tôi có một đức tin chắc chắn rằng trước cái trang thờ thiêng liêng này mỗi lời cầu nguyện của tôi đều được đáp ứng. Một ngày nọ khi tôi đang đứng với chị Uma trước bao lơn tôi thấy có hai con diều giấy bay trên nóc nhà ở phía bên kia đường lộ. Uma thấy tôi suy tư, bèn nói đùa:

    - Hôm nay em có vẻ như một nhà Hiền Triết.

    -Em đang suy nghĩ rằng đức Phật Mẫu thật là quá tốt lành mà đáp ứng mọi điều em mong ước.

    -Chị chắc Ngài đã cho em một con diều giấy kia rồi đấy! Chị tôi vừa nói với một giọng diễu cợt.

    -Tại sao không?

    Tôi bèn âm thầm cầu nguyện đức Phật Mẫu làm cho một con diều giấy kia rơi vào tay tôi.

    Bên Ấn Độ, người ta thích chơi diều giấy, mỗi người chơi diều lại tìm cách cắt đứt sợi dây diều của một kẻ đối phương. Khi con diều bị cắt đứt dây, nó sẽ bay lượn trên không trước khi rơi xuống nóc nhà và một cuộc rượt bắt sôi nổi sẽ diễn ra xem ai bắt được con diều. Vì lẽ Uma và tôi đang đứng trên bao lơn, nên chúng tôi không thể nào rượt bắt kịp những người khác.

    Phía bên đường lộ cuộc chơi bắt đầu. Một con diều bị cắt đứt dây, nó liền bay tới gần chỗ tôi đứng. Tự nhiên gió im bặt làm cho con diều ngừng bay hết một lúc, sợi dây của nó vướng vào một cây sương rồng trên nóc nhà bên cạnh, rồi cuốn lại thành một cái gút to xòa xuống trước mặt tôi. Tôi bèn đưa tay ra nắm lấy sợi dây và đưa con diều cho Uma.

    -Đó chỉ là một sự ngẫu nhiên tình cờ, và không có dính dáng đến lời cầu nguyện của em. Em hãy bắt luôn con diều kia thì chị mới tin.

    Tuy chị tôi nói vậy, nhưng tôi thoáng thấy trong cặp mắt chị có một sự ngạc nhiên nó đính chánh lời của chị.

    Tôi bèn tiếp tục cầu nguyện Phật Bà Quan Âm với tất cả tâm hồn. Một người chơi diều bị cắt đứt dây, con diều bèn nhảy múa trên không theo chiều gió và hướng về phía tôi. Sợi dây lại quấn vòng quanh cây xương rồng như lúc nẫy rồi làm thành cái gút lớn hạ xuống trước mặt tôi. Tôi bèn nắm lấy và đưa con diều thứ hai cho Uma.

    -Lạ thật, đức Phật Mẫu quả thật đã nghe lời cầu nguyện của em. Chị chẳng hiểu gì cả. Chị tôi liền chạy đi như một con nai tơ bị đuổi.



    --- o0o ---​
     
  4. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bậc chân sư Yogi Ấn Độ

    CHƯƠNG II :Món Linh Vật Hộ Phù

    Điều mong ước lớn nhất của mẹ tôi là lập gia đình cho anh cả tôi. Á! Khi nào tôi nhìn thấy gương mặt vợ của Ananta, tôi sẽ có cảm giác như sồng trên thiên đàng ở hạ giới!” Đó là lời của mẹ tôi thốt ra để bày tỏ lòng mong ước điển hình của người Ấn Độ, là được bảo đảm sự nối tiếp giòng dõi của gia đình.

    Khi Ananta thành hôn, tôi mới lên bảy tuổi. Mẹ tôi lúc ấy ở Calcutta lo chuẩn bị mọi việc để cử hành hôn lễ. Chỉ còn có cha tôi và tôi ở nhà tại Bareilly, trên miền Bắc Ấn, cha tôi vừa đổi đến đây sau ba năm làm việc tại Lahore.

    Tôi đã từng dự các cuộc hôn lễ rực rỡ tưng bừng của hai chị tôi là Roma và Uma. Đối với Ananta là anh cả trong gia đình, thì những nghi lễ cưới hỏi lại càng đặc biệt và long trọng hơn nữa.

    Tại Calcutta, mẹ tôi tiếp đón nhiều quan khách đến từ các vùng xa và để họ tá túc ở một ngôi nhà rộng rãi, đầy đủ tiện nghi vừa mua được ở số 50 đường Amherst. Mọi việc đều đã chuẩn bị sẵn sàng: những món ăn cao lương mỹ vị, chiếc kiệu lót lụa thêu thên đó Ananta sẽ được đặt ngồi lên và khiêng đi một cách long trọng đến nhà tân giai nhân, những đèn lồng màu mè sặc sỡ, những con lạc đà và voi bằng giấy nhồi cứng, những dàn nhạc Ấn Độ và Tây Phương, những kẻ làm trò hề chuyên nghiệp, những tăng lữ hành lễ tôn giáo theo nghi lễ cổ truyền.

    Cha tôi và tôi cũng sắp sửa chọn ngày lên đường đẻ dự lễ cưới cùng với gia đình. Nhưng một đêm nọ tôi thấy một linh ảnh báo trước việc chẳng lành.

    Đêm đó vào lúc nửa đêm ở tại Bareilly. Tôi đang ngủ bên cạnh cha tôi trên giường thì thình lình tôi giật mình thức dậy vì một tiếng động khác thường làm rung rinh chiếc mùng. Cái mùng vén lên và tôi nhìn thấy mẹ tôi.

    -Đánh thức cha con dậy!

    Tiếng nói của mẹ tôi lúc ấy chỉ còn là một giọng nói nhỏ thì thầm.

    - Hai cha con hãy đáp chuyến xe lửa đầu tiên lúc bốn giờ sáng để đi Calcutta ngay lập tức nếu muốn còn nhìn thấy mẹ!

    Nói đến đó, mẹ tôi ngất xỉu và biến mất!

    -Cha ơi! Cha! Mẹ đang hấp hối!

    Giọng nói sợ hãi của tôi làm cha tôi thức giấc. Tôi càng khóc lớn hơn. Cha tôi dỗ dành:

    -Đó chỉ là một cơn ảo ảnh chứ không có gì lạ. Mẹ con đang mạnh khỏe không đau ốm chi. Nếu hôm nay có tin gì, chúng ta sẽ đi ngay vào ngày mai.

    -Cha sẽ hối hận suốt đời nếu cha không chịu đi ngay cho kịp ngày. Con cũng vậy, con cũng sẽ oán trách cha suốt đời nếu cha không đi cho con kịp nhìn thấy mẹ!

    Tôi nói lớn trong cơn thất vọng. Sáng hôm sau, tôi nhận được bức điện tín: “Mẹ đau nặng. Hôn lễ đình lại sau. Hãy đến ngay.”

    Chúng tôi hối hả lên đường. Một người cậu gặp chúng tôi, lúc xe lửa ngừng tại một nhà ga lớn ở dọc đường. Một chuyến xe lửa ở đầu kia đi lại ầm ầm như cơn giông, tiếng động mỗi lúc càng lớn khi chuyến xe đến càng gần. Trong cơn đau khổ, tôi cảm thấy muốn nhào xuống đường rầy. Tôi đã không con mẹ, như linh tính tôi đã báo trước, cuộc đời từ nay đối với tôi thật vô vị và không thể chịu nổi. Mẹ tôi là một người tri kỷ lớn nhất mà tôi có trên đời, đôi mắt đen của mẹ tôi là một nguồn an ủi duy nhất, tình thương của mẹ tôi là nơi trú ẩn chắc chắn nhất trong thời thơ ấu của tôi.

    -Chị còn sống chăng? Cậu tôi hỏi.

    -Tự nhiên là còn! Cha tôi đáp.

    Tuy nhiên, tôi không tin tưởng ở lời quả quyết này, và cậu tôi đã khám phá ra nét thất vọng hiện trên gương mặt của tôi.

    Chúng tôi đến Calcutta chỉ vừa kịp để chứng kiến cái chết của mẹ tôi. Tôi rơi vào một trạng thái buồn thảm và sự sống đối với tôi không còn ý nghĩa gì. Nhiều năm trôi qua trước khi tôi có thể hòa mình với sự thật đã rồi và không thể tránh khỏi. Những tiếng khóc than của tôi vang dội đến tận mây xanh, sau cùng đã động lòng đức Phật Mẫu thiêng liêng nên ngài đã xoa dịu vết thương lòng của tôi bằng những lời này:

    -Chính Ta đã săn sóc đến con, từ kiếp này sang kiếp khác, suyên qua tình thương của vô số những người mẹ đã sinh ra con ở thế gian! Con hãy thấy trong cái nhìn của Ta những tia sáng dịu hiền của những cặp mắt đẹp long lanh và đen huyền mà con đã mất!

    Cha tôi và tôi trở về Bareilly, sau khi lễ hỏa táng mẹ tôi đã hoàn tất. Mỗi buổi sớm mai, tôi thức sớm và đén chiêm ngưỡng dưới gốc cây sheoli che bóng mát xuống bãi cỏ xnah trước nhà. Những cánh hoa trắng tinh của chây sheoli tô điểm cho cảnh vật càng thêm xinh tươi. Đôi mắt đẫm lệ và sương, tôi thường nhìn thấy một ánh sáng lạ lùng huyền diệu đến với lúc bình minh. Một cơn khác vọng tìm chân lý xâm chiếm lấy tôi. Tôi cảm thấy một sức lôi cuốn mãnh liệt thúc đẩy tôi đến dãy Hy Mã Lạp Sơn.

    Một người anh họ của tôi vừa đi chơi trên dãy Hy Mã Lạp Sơn trở về có đén thăm chúng tôi tại Bareilly. Tôi chăm chú nghe một cách say sưa những chuyện của y tường thuật về những non cao động cả là nơi trú ẩn của các nhà đạo sĩ Yogi.

    -Chúng ta hãy đi lên núi Hy Mã Lạp Sơn.

    Tôi đề nghị với Dưarka Prasad, lúc ấy đang ở trọ nhà chúng tôi tại Bareilly. Y bèn tiết lộ điều đó cho anh cả tôi là Ananta đang đến thăm cha tôi lúc ấy. Ananta không những mỉm cười về chương trình táo bạo của một đứa em nhỏ mà còn diễu cợt tôi:

    - Cái áo cà sa vàng của em đâu? Cái đó mới là áo của tu sĩ!

    Những lời này gây cho tôi một ảnh hưởng bất ngờ. Trong tâm hồn tôi luôn lởn vỏn những linh ảnh trong đó tôi thấy tôi mặc áo cà sa vàng của nhà tu sĩ và đi hành hương ta bà khắp xứ Ấn Độ. Phải chăng câu nói đó đã làm thức động những ký ức về những tiền kiếp của tôi khi xưa? Dầu sao, tôi sẵn sàng khoát lấy một cách thoải mái và dễ dàng bộ áo vàng của người tu sĩ.

    Một buổi sáng nọ, trong khi tôi đang nói chuyện với Dwarka, lòng sùng kính Thiêng Liêng tự nhiên xâm chiếm hồn tôi một cách đột ngột. Bạn tôi nghe những lời thuyết pháp hùng hồn của tôi một cách uể oải trong khi tôi lấy làm sung sướng mà nghe giọng nói của chính mình!

    Trưa hôm ấy, tôi lén trốn đi Naini Tal, dưới chân núi Hi Mã Lạp Sơn. Ananta liền cương quyết đuổi theo bắt tôi trở lại, và tôi lấy làm buồn mà phải quay trở về Bareilly. Từ nay, cuộc hành hương duy nhất mà tôi được phép thực hiện là đi đến gốc sheoli mỗi buổi sớm mai. Tôi càng khóc thầm vì đã mất đi một người mẹ nhân từ và thánh thiện.

    Cái chết của mẹ tôi là một sự thiệt thòi lớn cho gia đình. Cha tôi không chịu tái giá, và sống góa vợ như thế trong gần bốn mươi năm. Sống cảnh gà trống nuôi con, cha tôi trở nên dịu dàng và mềm mỏng hơn và dễ thông cảm hơn. Bình tĩnh và lo xa người giải quyết êm thắm tất cả mọi vấn đề trong nội bộ gia đình. Sau giờ làm việc người sống cô độc như một ẩn sĩ trong phòng riêng, và thực hành pháp môn thiền định. Về sau, tôi có ý định thuê một cô người Anh coi sóc việc nhà và đem lại ít nhiều tiện nghi cho gia đình, thì cha tôi lắc đầu từ chối:

    -Đối với cha, con thấy không, đã dứt mọi sự săn sóc từ ngày mẹ con khuất núi. Cha sẽ không bao giờ chịu nhận sự săn sóc của một người đàn bà nào khác.

    Mười bốn tháng sau khi mẹ tôi mất, tôi mới biết rằng mẹ tôi có để lại cho tôi một thông điệp tối quan trọng. Ananta có mặt bên giường bệnh khi mẹ tôi hấp hối, đã nghe những lời trăn trối của mẹ tôi. Tuy mẹ tôi có dặn rằng phải cho tôi biết trong một năm sau, nhưng anh tôi đã đình hoãn lại ngày đó. Anh tôi sẽ rời khỏi Bareilly trong ngày gần đây để cưới người con gái mà mẹ tôi đã chọn lựa. Vì thế, một buổi chiều, anh tôi đến tìm tôi và nói:

    -Mukunda, từ lâu, anh đã do dự không muốn cho em biết một tin nó sẽ làm em ngạc nhiên.

    Ananta nói với một giọng an phận:

    -Anh sợ rằng nếu cho em biết sớm hơn, việc này càng làm cho em muốn bỏ gia đình để xuất gia. Tuy nhiên, em đã có nguồn cả hứng thiêng liêng; cho nên lúc rượt bắt em trở lại gia đình sau khi em muốn lên núi Hy Mã Lạp Sơn, anh đã quyết định cho em biết ngay lời trăn trối của mẹ.

    Anh tôi bèn đưa cho tôi một cái hộp nhỏ đụng bức thông điệp của mẹ tôi. Trong đó mẹ tôi viết như sau:

    Mukunda con hỡi! Những lời này là lời chúc lành cuối cùng của mẹ gửi đến con. Giờ phút này là lúc mà mẹ phải tiết lộ cho con biết vài sự lạ thường xảy ra sau khi con vừa mở mắt chào đời. Con chỉ là một hài nhi khi mà định mệnh của con được tiết lộ cho mẹ biết, lần đầu tiên vị tôn sư của mẹ ở Banaras. Hôm ấy, tôn sư đang tọa thiền và xuất thần nhập định, vác vịđệ tử lúc ấy đang ngồi tề tựu rất đông chung quanh Ngài đến nỗi mẹ ngồi ẩn khuất ở tận phía sau và không nhìn thấy mặt tôn sư.

    Mẹ bồng con trên tay và cầu nguyện cho tôn sư biết có mẹ con ta trong đám đông để ngài ban ân huệ cho chúng ta. Trong khi mẹ đang âm thầm cầu nguyện ráo riết thì tôn sư mở mắt ra và gọi mẹ lại gần. Đám đông để cho mẹ đi qua và mẹ quì xuống một bên ngài. Tôn sư mới bồng con đặt lên đầu gối ngài và đặt bàn tay tên trán con trong một cử chỉ ban ân huệ tâm linh. Ngài nói: “Này hiền mẫu, con của người sẽ trơ nên một tu sĩ xuất gia. Y sẽ đưa nhiều linh hồn đến cõi Phật.”

    Lòng mẹ tràn ngập niềm vui sướng vì tôn sư toàn thông đã nghe được lời cầu nguyện thầm kín của mẹ. Trước khi con lọt lòng mẹ thì tôn sư đã tiên đoán được rằng ngày sau con sẽ noi theo con đường của Ngài.

    Về sau, con hỡi, mẹ đã có dịp tin tưởng một cách chắc chắn rằng con đường của con sẽ đưa con đi xa khỏi cuộc đời thế tục. Một sự kiện độc đáo đã xác nhận sự tin tưởng đó và ngày nay mẹ để lại cho con lời di chúc tối hậu này, trên giường bệnh hấp hối của mẹ.

    Đó là về sự gặp gỡ một nhà hiền giả xứ Punjab. Trong khi gia đình ta đang cư ngụ tại Lahore. Một buổi sớm mai, người gia bộc chạy vào phòng mẹ và nói: “Thưa bà, một người tu sĩ dị kỳ vừa đến đây. Ông ta đòi yết kiến mẹ của Mukunda.”

    Những lời nói đó làm cho mẹ sửng sốt. Mẹ liền bước ra vái chào người khách lạ. Khi mẹ nghiêng mình kính cẩn chào người, thì mẹ cảm thấy vầng mẹ đang đứng trước một vị sứ giả của Thiêng Liêng. Người ấy nói: “Này hiền mẫu, tôn sư muốn cho bà biết rằng kiếp sống hiện tại bà ở thế gian này đã chấm dứt. Cơn bệnh sắp tới của bà cũng sẽ là cơn bệnh cuối cùng.”

    Nói xong, người im lặng trong một lúc, trong khi mẹ không hề cảm thấy sợ sệt mà tâm hồn mẹ tràn đầy một niềm an tịnh vô biên. Sau cùng người lại nói: “Bà sẽ gửi một món bảo vật hộ phù bằng bạc. Tôi sẽ không đưa cho bà ngày hôm nay, nhưng để chứng thực lời nói của tôi, vật ấy sẽ hiện ra ngày mai khi bà ngồi thiền. Đến giờ hấp hối, bà sẽ yêu cầu người con cả là Ananata hãy giữ lấy vật ấy trong một năm và sau đó hãy chuyển giao cho người con thứ. Người này sẽ nhận lấy vật ấy vào lúc mà y cảm thấy sẵn sàng từ bỏ thế gian để xuất gia tầm Đạo. Khi người này đã giữ món hộ phù ấy trong nhiều năm và vật ấy đã làm tròn sứ mệnh của nó, nó sẽ tự nhiên biến mất. Y không cần phải dấu nó ở một nơi kín đáo, vì nó sẽ trở về chỗ cũ!”

    Mẹ bèn cúng dường cho vị tu sĩ một món tiền đi đường nhưng vịấy từ chối và rút lui sau khi đã ban ân huệ cho mẹ. Chiều hôm sau, khi mẹ ngồi thiền, một vật hộ phù bằng bạc tự nhiên xuất hiện trong hai bàn tay của mẹ, đúng như lời vị tu sĩ đã nói trước. Vật ấy trước hết hiện ra làm cho mẹ có một cảm giác lành lạnh và trơn trơn trong bàn tay. Mẹ đã giữ gìn cẩn thận vật ấy trong hai năm và đã giao cho Ananta.

    Mukunda con hỡi, con đừng khóc mẹ nữa, vị tôn sư thiêng liêng sẽ hộ trì cho mẹ trong cõi Vô Cùng. Thôi, mẹ từ giã con, và cầu chúc đức Phật Mẫu che chở cho con.

    (Mẹ tôi đã biết trước một cách bí mật rằng bà sẽ không còn sống bao lâu nữa, do đó tôi mới biết vì sao mẹ tôi quyết định cưới vợ gấp cho anh tôi.)

    Một ánh sáng thần diệu xâm chiếm lấy tôi khi tôi sở hữu món bảo vật ấy; nhiều kỷ niệm đã lãng quên từ đâu nay đã thức động trở lại. Món bảo vật, hình tròn, có một dĩ vãng cổ xưa không biết từ đời nào, có khắc chữ cổ Phạn. Tôi đoán rằng đó là món quà tặng của những vị Minh Sư mà tôi đã biết trong những kiếp quá khứ, ngày nay đã đặt tôi dưới sự bảo vệ vô hình và bí ẩn của ngài. Nó còn có một ý nghĩa huyền diệu khác nữa mà tôi không được phép tiết lộ.

    Còn món bảo vật đã biến mất như thế nào vào những giờ phút đau khổ nhất của đời tôi, và sự biến mất ấy mở màng cho việc gặp gỡ với tôn sư tôi như thế nào, thì điều đó tôi không thể tường thuật lại trong chương này.

    Nhưng người thanh niên bị thất vọng trong chuyến du hành lên dãy Hy Mã Lạp Sơn, đã đi xa, dưới ảnh hưởng phò trợ vô hình của món bảo vật hộ phù.
     
  5. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bậc chân sư Yogi Ấn Độ

    CHƯƠNG 3:Người Đạo Sĩ Phân Thân -


    Thưa cha, nếu con hứa với cha rằng con sẽ trở về nhà mà không có sự gì rắc rối, cha cho phép con đi chơi thành Banaras một chuyến chăng?

    - Cha không bao giờ ngăn cản lòng ham thích đi du lịch của tôi. Dẫu trong lúc tôi còn thơ ấu, cha tôi từng cho phép tôi đi hành hương thăm viếng nhiều thành phố và danh lam thắng cảnh, thường là với một vài người bạn. Chúng tôi đi du lịch trên toa xe lửa hạng nhất, với những vé của cha tôi lấy cho, nhờ địa vị của cha tôi trong công ty hỏa xa nên chúng tôi có thể đi du lịch một cách thuận tiện và dễ dàng.

    Cha tôi đã hứa chấp thuận lời yêu cầu của tôi. Ngày hôm sau, người gọi tôi lại gần và đưa cho tôi một vé xe lửa đi Banaras, một số tiền rupees và hai bức thư.

    Cha có một việc kinh doanh mà cha định đề nghị với một người bạn ở Banaras là Kedar Nath tiên sinh. Rủi thay, cha đã đánh mất địa chỉ của ông ta. Nhưng con có thể chuyển giao bức thư của cha qua sự trung gian của một người bạn khác là đại đức Pranabananda. Vị tu sĩ này, một bạn đồng môn với cha, có một trình đọ tâm linh rất cao và sự tiếp xúc với người sẽ rất hữu ích cho con. Bức thư thứ hai là thư giới thiệu con với vị tu sĩ ấy.

    Tôi bước chân ra đi, với lòng nhiệt thành của tuổi thiếu niên. Khi vừa đén Banaras, tôi liền tìm đến nhà của vị tu sĩ. Một người thân hình lực lưỡng mình trần, vận chăn, đang ngồi kiết dà theo tư thế Liên Hoa trên một bậc thềm khá cao> người ấy râu tóc đều cạo sạch, với một nụ cười an lạc thoảng nhẹ trên môi. Để trấn tĩnh tâm hồn còn non dại của tôi, người tiếp đón tôi như một người bạn cố hữu, và nói với một giọng ân cần:

    -Bằng an đến với con!

    Tôi bèn quì xuống làm lễ và sờ nhẹ lên hai bàn chân người theo phong tục bổn xứ.

    -Thưa Đại Đức, có phải ngài là Đại Đức Swami Pranabananda không?

    Người gật đầu và nói: -Còn con là con của Bhagabati phải chăng?

    Người thốt ra những lời này trước khi tôi có thời giờ móc trong túi ra lấy bức thư của cha tôi. Ngạc nhiên, tôi bèn đưa cho người bức thư giới thiệu mà tôi thấy không cần thiết nữa. Chưa vội xem thư, người đã nói:

    -Lẽ tự nhiên, tôi sẽ tìm Kedar Nath tiên sinh để trao bức thư của cha con.

    Lại một lần nữa, thần nhãn của vị tu sĩ làm cho tôi ngạc nhiên. Khi ấy, người mới mở thư ra xem và nói vài lời ưu ái về cha tôi.

    -Con biết không, tôi hưởng thụ được hai phần hưu bổng, phần thứ nhất là nhờ cha con khi tôi còn làm việc dưới quyền của người ở sở Hỏa Xa; còn phần thứ hai nhờ ở Thượng Đế, nhờ Ngài mà tôi đã thực hiện được công việc của tôi trong kiếp này.

    Tôi nhận thấy câu nói ấy ý nghĩa rất mập mờ bí hiểm.

    -Đại Đức hưởng phần hưu bổng của Thượng Đế ra sao? Ngài cho Đại Đức tiền phải không?

    Vị tu sĩ bật cười:

    -Tôi muốn nói đó là sự bằng an tuyệt vời nó đến với tôi sau nhiều năm thiền định. Hiện nay tôi không cần tiền để làm gì; vì những nhu cầu ít oi của tôi được thỏa mãm một cách rộng rãi. Sau này con sẽ hiểu ý nghĩa những lời tôi nói.

    Kế đó, vị tu sĩ ngưng nói chuyện và thẳng mình ngồi yên bất động như pho tượng đá. Lúc đầu, đôi mắt tu sĩ còn như đắm chìm vào cõi hư không. Sự im lặng này làm tôi bâng khuâng, vả lại vị tu sĩ vẫn chưa nói cho tôi biết làm thế nào tôi có thể gặp người bạn của cha tôi. Tôi nhìn qua một lượt khắp gian phòng trống trơn và sau cùng tôi chú ý đến đôi guốc của vị tu sĩ đặt dưới chân thềm.

    -Con đừng băn khoăn gì nữa; người mà con muốn tìm sẽ đến đây trong nửa giờ.

    Vị tu sĩ đọc được tư tưởng của tôi, lần này không phải khó khăn gì lắm!

    Người lại ngồi yên và im như pho tượng. Tôi nhìn đồng hồ tay thì thấy nửa giờ đã trôi qua. Vị tu sĩ lại nói:

    -Tôi chắc là Kedar Nath Babu tiên sinh đã gần đến trước cửa.

    Tôi lắng nghe có tiếng chân người bước lên cầu thang. Tôi hoàn toàn ngạ nhiên và những tư tưởng huyên náo đòn dập trong trí tôi. Làm sao bạn của cha tôi có thể được mời đến đây mà không do sự trung gian của một người phát thư nào? Từ khi tôi đến đây, vị tu sĩ không có nói chuyện với ai cả, ngoài tôi ra. Tôi bèn bước ra khỏi phòng và đi xuống cầu thang. Giữa thang lầu, tôi gặp một người gầy ốm, vóc vạc trung bình, màu da tái nhợt và có vẻ vội vàng.

    -Có phải ông là Kedar Nath Babu tiên sinh? Tôi hỏi với một giọng xúc động.

    -Phải, còn em là con của Bhagabati đến đợi tôi ở đây? Người vừa nói vừa cười một cách thân tình.

    -Thưa ông, làm sao ông biết mà đến đây gặp cháu? Sự có mặt khó hiểu của ông ta làm cho tôi phân vân.

    - Hôm nay, thật là nhiều chuyện bí hiểm! Cách đay không đầy một giờ, khi tôi vừa tắm xong dưới sông Hằng thì Đại Đức Swami Pranabananda đã tìm tôi ở tận bờ sông. Tôi không hiểu tại sao đại đức lại biết tôi ở dưới sông vào giờ đó. Rồi đại đức nói: “Con của Bhagabati đợi anh ở nhà tôi. Anh hãy đi theo tôi về nhà.”

    -Tôi vui vẻ nhận lời, và cùng đi về với đại đức. Khi đi đường, đại đức chân đi guốc gỗ nhưng đi mau hơn tôi trong khi tôi mang giày bố, nhẹ và gọn, dùng để đi bộ đường xa. Bỗng nhiên, người dừng chân và hỏi:

    -Từ đây về nhà, anh đi mất bao lâu?

    -Độ chừng nửa giờ.

    -Bây giờ, tôi còn phải làm việc khác và tạm biệt anh ở đây. Anh sẽ gặp tôi tại nhà với người con của Bhagabati.

    -Trước khi tôi có thời giờ để mở miệng, người đã đi ngay và biến mất dạng trong đám đông. Tôi đã hối hả đến ngay cho kịp.

    Cách giải thích này càng làm cho tôi rối trí thêm và không hiểu gì cả. Tôi hỏi:

    -Đại Đức đã xuất hiện trong một linh ảnh hay là ông đã thấy người bằng xương bằng thịt, đã sờ vào mình người và nghe tiếng chân của người đi?

    Kedar Nath Babu tiên sinh đâm ra gắt gỏng:

    - Em nói cái gì vậy? Tôi không có nói láo! Làm sao tôi biết em đợi tôi ở đây nếu đại đức không nói cho tôi biết?

    -Ấy là vì đại đức Swami Pranabananda không hề bước ra khỏi phòng này từ khi tôi đến đây trước một giờ!

    Tôi đáp và thuật lại cho ông ta nghe những gì đã xảy ra. Kedar Nath Babu tiên sinh gương đôi mắt lớn:

    -Tôi mơ chăng? Tôi không thể tưởng tượng rừng một phép lạ như vậy có thể xảy ra! Tôi tưởng rằng đại đức cũng như mọi người, không ngờ người lại có quyền năng phân thân và xuất hiện ở hai nơi cùng một lúc!

    Chúng tôi bước vào phòng của nhà tu sĩ. Kedar tiên sinh khều tôi nói nhỏ:

    -Em hãy nhìn xem, đây chính là đôi guốc cây mà người đã mang dưới bờ sông. Và khi đó, người cũng chỉ vận có một cái chăn!

    Kedar tiên sinh vừa nghiêng mình chào, thì vị tu sĩ đã day mặt về phía tôi với nụ cười bí hiểm.

    -Tại sao con ngạc nhiên như vậy? Tính chất đồng thể của hiện tượng giới không phải là điều xa lạ đạo sĩ với các nhà đạo sĩ chân chính. Bất cứ lúc nào, tôi cũng nhìn thấy và trò chuyện với các đệ tử của tôi ở Calcatta, chính họ cũng có cái hả năng thắng đoạt mọi chướng ngại vật chất tùy ý muốn.

    Để gây sự nhiệt thành trong tâm hồn non nớt của tôi, vụ tu sĩ mới nói về những quyền năng của người, thuộc về loại giống như vô tuyến điện hay vô tuyến truyền hình, những quyền năng này hãy còn ẩn tàng trong con người. Nhưng thay vì cảm thấy hứng khởi, tôi chỉ cảm thấy một sự kinh hãi sợ sệt. Vì tôi phải bắt đầu học Đạo dưới sự chỉ dẫn của một vị tôn sư duy nhất là Sri Yukteswar, mà tôi chưa từng được yết kiến dung nhan, nên tôi không thấy có hứng thú muốn chấp nhận tu sĩ Pranabananda làm thầy. Tôi bèn do dự hỏi tu sĩ rằng không viết chính thật là người đang ở trước mặt tôi lúc đó, hay chỉ là cái hình bóng của người xuất hiện trước mắt tôi.

    Tu sĩ tìm cách giải tỏa nỗi băng khoăn của tôi bằng một cái nhìn đầy hảo ý nó đi sâu vào tận tâm hồn tôi và với những lời nói đầy cảm hứng về vị tôn sư của người.

    -Đức Lahiri Mahasaya là vị tôn sư cao cả nhất mà tôi được biết. Ngài chính là hiện thân của Đấng Thiêng Liêng, khoác lấy một thể xác bằng xương thịt!

    -
    Tôi nghĩ rằng nếu vịđệ tử có thể phân thân để hiện hình ở hai nơi cùng một lúc, thì có sự nhiệm mầu nào mà vị Tôn Sư không thể làm được!

    -
    Tôi muốn cho con hiểu rằng sự hướng dẫn của một vị tôn sư là một điều quí báu dường nào! Mỗi đêm, tôi tham thiền trong tám giờ, cùng với một bạn đồng môn khác. Ban ngày chúng tôi cùng làm việc ở sở Hỏa Xa. Tôi nhận thấy khổ tâm mà phải tiêu phí trong sở làm cái thời giờ ưúi báu mà tôi muốn dành cho việc hành đạo. Tuy nhiên, tôi đã kiên tâm trong tám năm để dành một vài giờ mỗi đêm cho sự thiền định và tôi đã đạt được những kết quả thật lạ lùng. Phần thưởng mà tôi gặt hái được là những cả hứng tâm linh siêu đẳng đã đến với tôi, nhưng luôn luôn vẫn còn một tấm màn, tuy rất mỏng manh tế nhị, nó ngăn cách giữa tôi với Thiêng Liêng. Mặc dầu những cố gắng siêu phàm, tôi vẫn không sao thực hiện được sự hợp nhất tuyệt đối với cõi Vô Cùng. Một hôm tôi đến viếng tôn sư và suốt đêm khẩn cầu người hãy trợ giúp tôi:

    -Hỡi Tôn Sư cao cả! Sự hấp hối tâm linh của tôi đã đến mức độ mà cuộc đời đối với tôi chỉ là một gánh nặng nếu tôi không đạt tới cõi Đạo diệu huyền.

    -Ta biết làm sao? Con hãy thiền định một cách kiên tâm hơn nữa!

    -Tôi lại khẩn cầu ráo riết. Đức Lahiri Mahasaya đưa một tay ra trong một cử chỉ ban ân huệ và nói:

    -Bây giờ con hãy về tham thiền trở lại. Ta đã xin Thượng Đế gia ơn cho con.

    - Tôi yên lòng như trút được một gánh nặng, và trở về nhà. Đêm đó, trong cơn thiền định, tôi đã đạt được cái mục đích tối cao của đời tôi. Tấm màn ảo ảnh không còn ngăn cách giữa tôi với đấng Tạo Hóa thiêng liêng, và kể từ đó tôi luôn luôn được thụ hưởng món “hưu bổng” tâm linh, không bao giờ dứt.

    Gương mặt tu sĩ Pranabananda phản chiếu một ánh hào quang siêu phàm. Lòng tôi cũng tràn ngập một niềm an tĩnh thiêng liêng, không còn sợ sệt băn khoăn như trước. Tu sĩ lại kể:

    Vài tháng sau, tôi trở lại thăm viếng đức Lahiri Mahasaya để tạ ơn ngài về cái ân huệ thiêng liêng mà ngài đã ban cho tôi. Xong rồi tôi yêu cầu:

    “Bạch sư phụ, con không thể tiếp tục làm việc ở công sở được nữa. Sư phụ hãy giúp cho con thôi việc, vì con cảm thấy say sưa mùi Đạo không thể nào dập tắt.”

    “Con hãy đòi tiền hưu bổng ở sở Hỏa Xa.”

    “Con phải đưa ra lý do vì bây giờ?

    “Con hãy nói theo ý con nghĩ.

    Qua ngày hôm sau, tôi đưa đơn xin nghĩ việc. Viên y sĩ của công ty hỏi lý do. Tôi nói:

    “Tôi cảm thấy khi ngồi nơi bàn giấy, một cảm giác ơn ớn dọc theo xương sống nó lan tràn khắp châu thân và khiến tôi không thể làm việc được.”

    Viên y sĩ không hỏi gì thêm, mà đề nghị với công ty cho tôi nghĩ việc và lãnh tiền hưu bổng sớm trước kỳ hạn. Tôi biết rằng đó là do ý chí thiêng liêng của đức Lahiri Mahasaya đã hành động qua sự trung gian của vị y sĩ và các chức viên cao cấp của công ty, gồm có cả cha của con. Họ đã đương nhiên tuân theo những chỉ thị tâm linh của tôn sủ cao cả và đã giải phóng cho tôi khỏi trách nhiệm hằng ngày để dành trọn cuộc đời mình cho sự công phu tu luyện.

    Sau cuộc nói chuyện đó, tu sĩ Pranabananda lại đắm chìm trong cơn im lặng thâm trầm. Kho tôi từ biệt tu sĩ và kính cẩn đặt nhẹ bàn tay lên hai chân người, thì người ban ân huệ và nói với tôi rằng:

    -Cuộc đời con sẽ dành cho sự tu luyện pháp môn Yoga, và sự thoát ly ra khỏi vòng thế tục. Tôi sẽ gặp lại con và cha con sau này.

    Lời tiên tri đó đã được thực hiện.

    Kedar Nath Babu tiên sinh cũng đi gần bên tôi khi trời đã sẫm tối. Tôi đưa cho ông bức thư của cha tôi, ông đọc thư dưới ánh đèn ở bên đường lộ.

    -Cha em mời tôi nhận một việc làm với Công Ty Hỏa Xa ở Calcutta. Thật là một điều tốt mà làm việc để có ít nhất là một trong hai món hưu bỗng của tu sĩ Pranabananda. Nhưng tha ôi! Không thể được, vì tôi không thể rời khỏi Banaras và tôi cũng không thể phân thân để cùng xuất hiện một lúc hai chỗ!





    --- o0o ---​
     
  6. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bậc chân sư Yogi Ấn Độ


    CHƯƠNG 4: Tôi Trốn Lên Dãy Hy Mã Lạp Sơn



    -Anh hãy bỏ lớp học đi ra với một lý do nào đó, anh gọi một chiếc xe ngựa rồi ngừng lại ở dọc đường tại một ngơi mà không ai nhìn thấy từ phía nhà tôi.

    Tới đó chấm dứt lời dặn dò của tôi với Amar Mitter, một người bạn cùng lớp ở trường đại học, sẵn sàng trốn theo tôi lên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Chúng tôi phải đề phòng cẩn mật, vì Ananta theo dõi chúng tôi với cặp mắt nghi ngờ, sẵn sang phá hỏng kế hoạch thoát ly ra khỏi nhà mà tôi đã ôm ấp từ lâu.

    Món linh vật gây cho tôi một ảnh hưởng thầm kín mà tôi không ngờ. Chính trên dãy Hi Mã Lạp Sơn đầy băng giá là nơi tôi định gặp vị tôn sư mà dung nhan thường xuất hiện trong những linh ảnh của tôi.

    Gia đình tôi lúc ấy đang ngụ tại Calcutta, cha tôi đã được thuyên chuyển đến đây một cách vĩnh viễn. Theo phong tục cổ truyền Ấn Độ, anh cả tôi Ananta đã đem vợ về ở chung với đại gia đình chúng tôi ở số 4 đường Gurpar Road. Trong nhà có một cái gác nhỏ trên đó tôi tham thiền hàng ngày và tự chuẩn bị để gặp gỡ tôn sư.

    Buổi sớm mai đáng ghi nhớ đó đến với một cơn mưa báo điềm không tốt. Khi tôi nghe tiếng bánh xe ngựa của Amar lăn trên đường lộ, tôi hối hả tom góp một cái mền, một quyển Bhagavad Gita, một xâu chuổi bồ đề và hai cái chăn vải. Tôi ném gói đồ qua khung cửa sổ. Kế đó tôi vội vàng chạy xuống cầu thang và gặp cậ tôi đứng trước cửa đang mua ra cải.

    -Mày làm gì mà vội vàng thế? Cậu tôi hỏi và nhìn tôi một cách nghi ngờ.

    Tôi mỉm cười một cách vô tư và bước ra đường cái. Với gói đồ trên tay, tôi đến chỗ hẹn với Amar, bước lên xe ngựa rồi cho xe chạy về khu thương mại Chandni Chauk. Từ nhiều tháng nay, chúng tôi đã đẻ dành tiền từng xu từng đồng để sắm đồ Âu Phục, với ý định mặc vào để đánh lạc hướng anh tôi, vì Ananta gặp khi hữu sự cũng có lúc biết hành động như một thám tử đại tài.

    Chúng tôi ngừng xe ở giữa đường đi đến nhà ga để đón người anh họ tôi tên là Jatinda, đã bị thuyết phục về đức tin nơi việc tầm sư học đạo. Y khoác vào bộ âu phục mới mà chúng tôi đã dành sẵn cho y. Với lối ngụy trang sang trọng này, chúng tôi cảm thấy trong lòng ngập một niềm vui sướng nhẹ nhàng.

    -Bây giờ chúng ta phải mang giày bố.

    Tôi dắt bạn tôi đến một tiệm giày và nói:

    -Những đồ vật dụng bằng da toàn là do sự giết chóc loài vật mà có, phải được tuyệt đối cấm nhặt đối với những người hành hương!

    Tôi ngừng lại để xé bỏ cái bìa da bọc ngoài quyển kinh Bhagavad Gita và tháo gỡ sợi dây da trên cái nón của tôi.

    Đến nhà ga, chúng tôi mua vé xe lửa đi Burdwan, tại đây chúng tôi đi Hardwar, ở dưới chân dãy Hi Mã Lạp Sơn. Khi xe lửa đã lăn bánh chở chúng tôi đi trên lộ trình đã vạch sẵn, tôi mới thả tâm hồn trôi theo cái đà của sự tưởng tượng:

    -Này các bạn hãy nghĩ xem! chúng ta sẽ nhập môn học Đạo với các Chân Sư và sẽ trải qua kinh nghiệm tâm thức siêu đẳng. Những tế bào trong thân xác chung ta sẽ chứa đầy một thứ từ điển siêu linh đến nỗi những loài thú dữ trên dãy Hi Mã Lạp Sơn sẽ hiền lành đến đọ liếm chân chúng ta! Những con cọp trên núi cũng sẽ đến với chúng ta như những con mèo khổng lồ và ngoan ngoãn xin chúng ta ban cho những cái vuốt ve trìu mến!

    Cái viễn ảnh có vẻ hấp dẫn đó làm cho Amar nở một nụ cười hứng khởi. Nhưng Jatinda thì lại có vẻ tư lự, y day mặt về phía cửa sổ và ngắm nhìn cảnh vật bên ngoài.

    - Chúng ta hãy chia tiền, Jatinda đề nghị sau một cơn im lặng kéo dài. Mỗi người sẽ tự động mua vé khi tới Burdwan. Như vậy không ai nghi ngờ rằng chúng ta cùng đi trốn tập thể.

    Tôi đồng ý không một mảy may nghi ngờ. Đến chiều, xe lửa ngừng tại ga Burdwan. Jatinda đến quầy mua vé, còn Amar và tôi đứng đợi trên bến. Một khắc đồng hồ trôi qua, chúng tôi không nghe động tịnh gì, bèn đi tìm Jatinda và kêu réo tên y với một niềm thất vọng rõ rệt.

    Nhưng y đã trốn mất dạng trong bóng tối của nhà ga.

    Hoàn toàn chán nản tôi cảm thấy tuyệt vọng và xuống tinh thần. Cầu xin Thượng Đế che chở cho chúng con khỏi bị cơn thử thách nặng nề như vậy! Kế hoạch tầm sư học đa.o mà tôi đã nghiềm ngẫm cặn kẽ từ bấy lâu nay, giờ đã bị phá hỏng một cách đau đớn chua cay khó bề cứu vãn.

    -Amar, chúng ta phải trở về nhà, tôi vừa nói vừa khóc như một đứa trẻ nhỏ. Sự phản bội của Jatinda là một điềm gở. Chuyến đi hành hương của chúng ta đã bị thất bại.

    -Công phu tầm sư học Đạo của anh chỉ có vậy thôi sao? Anh không đủ sức chịu đựng cơn thử thách do sự phản bội của một bạn đồng hành chăng?

    Lời ngụ ý về một sự thử thách có ý nghĩa thiêng liêng ấy đủ gây ảnh hưởng cấp thời là nâng cao tinh thần của tôi lập tức. Chúng tôi giải lao với những loại kẹo mứt ngon có tiếng của tỉnh Burdwan trong khi chờ đợi chuyến xe lửa khác đi Hardwar qua ngã Bareilly. Khi đổi xe ở trạm Moghul Serai, chúng tôi bước lên bến và thảo luận về một vấn đề tối quan trọng.

    -Amar, lát nữa những nhân viên hỏa xa sẽ hỏi chúng ta rất nhiều chuyện. Tôi lại càng không dám coi thường lòng quỉ quyệt của anh tôi! Dầu việc gì xảy ra tôi cũng nhất định không nói dối.

    -Mukunda, anh hãy bình tĩnh ngồi yên. Nhất là đừng cười và đừng nói gì cả, cứ để tôi trả lời.

    Ngay khi đó, một nhân viên hỏa xa người Anh bước đến gần chúng tôi. Y đưa cho tôi xem một bức điện tín màu xanh mà tôi đoán ra ngay tầm quan trọng của nó.

    -Có phải vì oán hận gia đình mà các anh bỏ nhà trốn đi?

    -Không.

    Tôi sung sướng vì câu hỏi vụng về của y giúp chúng tôi khỏi phải nói dối. Tôi trốn đi không phải vì oán hận ai cả mà vì lòng khát khao chân lý.

    Người nhân viên quay sang Amar. Cuộc đối thoại tiếp theo đó làm cho tôi phải cố gắng tự chủ mới giữ được sự nghiêm trang của tôi.

    -Còn thanh niên thứ ba đâu? Im lặng. Người nhân viên lên giọng uy quyền:

    - Hãy nói mau và phải nói thật.

    -Thưa ông, tôi nhận thấy ông đang đeo kính. Ông há chẳng nhìn thấy rằng chúng tôi chỉ có hai người.

    Amar vừa cười ranh mãnh vừa nói tiếp:

    - Vì tôi không phải là một nhà phù thủy, nên tôi tự thấy không có khả năng tạo ra một người thứ ba!

    Người nhân viên hơi có vẻ lạc hướng, bèn tấn công chúng tôi trên một địa hạt khác:

    -Anh tên chi?

    -Tôi tên là Thomas, mẹ tôi là người Anh và cha tôi là người Ấn theo đạo Thiên Chúa.

    -Còn bạn anh tên chi?

    - Anh ta tên Thompson.

    Tôi phải cố gắng lắm mới khỏi bật cười và luôn dịp lao mình tới trước toa xe lửa khi tiếng còi hú lên và xe sắp chạy. Amar chạy theo tôi cùng với người nhân viên hỏa xa, người này tin tưởng câu chuyện vừa rồi là thật đến nỗi y xếp chúng tôi vào một toa thượng hạng dành cho người Âu! Hẳn là y đau lòng mà thấy những người thiếu niên có giòng máu Anh Quốc trong huyết quản lại đi du lịch một cách vất vả trong toa dành cho người bổn xứ. Khi y đã lễ phép và cáo từ rút lui, tôi mới lăn mình ra trên nệm mà cười mãi không thôi. Bạn tôi cảm thấy không có gì sung sướng hơn là đánh lừa một nhân viên hỏa xa người Âu.

    Lúc ở trên bến, tôi đã đọc được bức điện tín của anh tôi gửi cho sở Hỏa Xa: “Ba thanh niên Bengali mặc Âu Phục đi trốn về hướng Hardwar, qua Moghul Serai. Yêu cầu bắt giữ lại chờ tôi đến nơi. Sẽ xin hậu tạ.”

    - Amar, tôi đã dặn anh cẩn thận đừng bỏ quên trên bàn tấm thời khắc biểu có ghi lộ trình của chúng ta, tôi trách bạn bằng một giọng cay cú. Anh tôi chắc là đã tìm thấy bản lộ trình rồi!

    Bạn tôi cúi đầu không nói gì. Chúng tôi ngừng ở Bareilly, tại đây Dwarka Prasad đã đợi chúng tôi với một điện tín của Ananta. Người bạn thâm giao này cố giữ chúng tôi lại nhưng vô ích: tôi thuyết phục y rằng cuộc hành trình của chúng tôi không phải thực hiện với một mục đíhc bâng quơ, vô căn cứ. Cũng như lần trước, Dwarka từ chối không chịu đi theo tôi.
     
  7. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bậc chân sư Yogi Ấn Độ

    Đêm hôm đó, trong khi chuyến xe lửa của chúng tôi ngừng tại một nhà ga dọc đường và tôi đang ngủ ngon giấc, Amar bị một nhân viên hỏa xa khác đánh thức dậy và chất vấn nhưng không bao lâu người cũng bị thuyết phục bởi câu chuyện bịa đặt về “Thomas và Thompson.”

    Sáng hôm sau, chúng tôi đặt chân một cách đắt thắng vẻ vang lên thị trấn Hardwar. Những ngọn núi hùng vĩ dựng lên chơm chởm ở đằng xa tận chân trời. Chúng tôi bèn đi mau ra khỏi ga để khỏi lẫn lộ với đám rừng người ở chung quanh. Việc làm đầu tiên của chúng tôi là thay bộ Âu Phục và khoác vào bộ y phục bổn xứ, vì Ananta biết rõ cách ngụy trang của chúng tôi. Trong trí tôi luôn lởn vởn cái ý nghĩ báo điềm rằng có lẽ chúng tôi sẽ bị bắt trở lại.

    Sự lo xa bắt buộc chúng tôi phải đi ngay, chúng tôi bèn mua vé đi Rishikesh, thị trấn này là một nơi linh địa mà các chân sư đã từng thánh hóa tự muôn đời về trước. Tôi đã vào toa xe và Amar còn ở trên bến thì tôi nghe tiếng kêu của một cảnh sát viên.... Người này hộ tống chúng tôi đến một gian phòng của nhà ga, tịch thâu số tiền còn lại của chúng tôi và kế đó giải thích cho chúng tôi nghe một cách thủ tục rằng y có bổn phận giữ chúng tôi lại để chờ anh tôi đến.

    Khi nghe chúng tôi định đi lên dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, người cảnh sát viên thuật lại cho chúng tôi nghe một chuyện dị kỳ:

    -Tôi nhận thấy các canh đang say mê với ý định gặp các vị thánh nhân hiền triết. Các anh sẽ không bao giờ gặp được một vị cao cả hơn người mà tôi gặp mới ngày hôm qua! Tôi và một bạn hữu đã tiếp xúc với người lần đầu tiên cách đây năm ngày. Chúng tôi đang đi tuần cảnh trên sông Hằng với mục đích truy nã một kẻ sát nhân, chúng tôi được lệnh phải bắt cho được y, dầu còn sống hay chết. Chúng tôi biết y đã cải trang làm một tu sĩ để lường gạt những người hành hương. Bỗng nhiên, chúng tôi nhìn thấy cách đó vài bước có một người tu sĩ giống như hình dáng mô tả của kẻ sát nhân nọ. Chúng tôi bèn ra lệnh cho y đứng lại, y không nghe và cứ điềm nhiên đi thẳng. Chúng tôi bèn đuổi theo bén gót, khi đến nơi, tôi bèn dùng toàn lực giáng cho y một búa, y giơ tay đỡ thì nhát búa chặt y gần đứt liền cánh tay.

    Không một tiếng kêu la, cũng không hề để ý chút nào đến vết thương kinh khủng, người lạ mặt vẫn tiếp tục bước. Chúng tôi vượt lên tới trước mặt để chận đường y, khi đó y mới lặng lẽ nói: “Tôi không phải là kẻ sat nhân mà các ông tìm kiếm!” Hoàn toàn hối hận vì đã chém lầm một vị tu sĩ thánh thiện, tôi bèn quỳ xuống chân người để xin người tha lỗi và lột chiếc khăn trên đầu tôi để xin rịn lại vết thương đang chảy máu lênh láng. “Con ơi, đó là một lỗi lầm không cố ý của con,” vị tu sĩ nói một cách đầy hảo ý. “Con hãy đi đi, và đừng hối hận gì, Đức Phật Mẫu thiêng liêng sẽ lo cho tôi.”

    Người tu sĩ bèn gắn lại cánh tay đã gần lìa khỏi thân mình, cánh tay liền dính vào chỗ cũ như là không có việc gì xảy ra; máu cũng ngừng chảy một cách mầu nhiệm. “Con hãy đến tìm tôi bưới bóng cây này tỏng vòng ba ngày và con sẽ thấy tôi hoàn toàn bình phục. Như vậy, con sẽ không còn hối hận gì.”

    Chiều hôm qua, tôi với người bạn cùng đén chỗ hẹn thì người tu sĩ đã có mạt ở đó. Người cho chúng tôi xem lại vết thương thì cánh tay đã lành và không để lại một vết tích gì, cũng chẳng có một vết thẹo nào!

    “Tôi sẽ đi qua ngã Rishikesh để đến những vùng hoang vắng trên dãy Hi Mã Lạp Sơn.” Người nói xong, liền ban ân huệ cho chúng tôi và đi khuất dạng. Cử chỉ ban ân huệ đó làm cho tôi hoàn toàn thay đổi và trở nên một người khác hẳn.

    Người cảnh sảt viên kết luận bằng những lời như trên. Cái kinh nghiệm đó đã làm cho y vượt trội hẳn lên trên trình độ của y lúc bình thường. Bằng một cử chỉ trịnh trọng, y đưa cho tôi, như để xác nhận câu chuyện vừa rồi, một tờ báo tường thuật sự nhiệm mầu ấy. Có điều là cũng như mọi tờ báo đăng những chuyện kinh dị có tính cách giật gân ở trên thế gian này, dầu là ở Ấn Độ cũng vậy, người phóng viên thuật lại một cách thái quá, nói rằng người tu sĩ đã bị chém gần đứt đầu!

    Amar và tôi cả thấy thất vọng vì không được chiêm ngưỡng vị tu sĩ đã tha thứ cho người đã làm hại mình một cách thản nhiên như một bậc thánh. Xứ Ấn Độ, nghèo nàn từ nhiều thế kỷ về phương diện vật chất, lại có một kho tàng tâm linh dồi dào phong phú bất tận. Thậm chí những nhân viên công lực cũng đụng đầu với các tu sĩ chân chính trên bước đường đời!

    Chúng tôi cảm ơn người cảnh sát viên vì đã cho chsung tôi nghe một câu chuyện làm nâng cao tinh thần. Có lẽ y muốn tỏ ra rằng y sung sướng hơn chúng tôi nhiều vì y không mất công bao nhiêu mà đã phát hiện được một bậc thánh nhân, còn sự tìm tòi vất vả và khó nhọc của chúng tôi đã kết thúc không phải ở dưới chân Thầy, mà ở bót cảnh sát.

    Vừa gần mà lại vừa xa dãy Hy Mã Lạp Sơn, vì lúc ấy chúng tôi ở trong tình trạng bị bắt giữ, tôi nói cho Amar biết rằng tôi quyết định đi trốn. Tôi bèn cười khuyến khích:

    -Chúng ta hãy trốn đi khi có dịp thuận tiện, rồi chúng ta có thể đi bộ đến Rishikesh.

    Nhưng bạn tôi lại thối chí vì số tiền còn lại của chúng tôi đã bị tịch thâu.

    -Đi bộ trong rừng già đầy nguy hiểm, e rằng chúng ta sẽ không đến được đất thánh, mà sẽ chui vào bụng cọp!

    Ba ngày sau, Ananta và người anh của Amar cũng đến nơi Amar tiếp đón anh mình một cách trìu mến và mừng rỡ, còn tôi thì giận ra mặt:

    -Anh hiểu tâm trạng của em, anh tôi nói để vỗ về an ủi tôi. Anh chỉ yêu cầu em đi với anh đến Banaras để viếng một nhà mô phạm và đến Calcutta trong vài ngày để thăm cha. Rồi sau đó em có thể đi tìm thầy.

    Đến đây Amar xen vào câu chuyện để cho biết rằng y không có sum họp trong bầu không khí gia đình. Về phần tôi, tôi đã nguyện không bỏ ý định tầm sư học đạo. Chúng tôi bè đi Banaras, tại đây những điều sở cầu của tôi được đáp ứng một cách lạ lùng.

    Ananta đã sắp đặt một mưu kế tinh vi. Trước khi y đến tìm tôi ở Hardwar, y có ghé ngang Banaras và đã thăm dò một nhà bác học mô phạm về việc của tôi. Nhà bác học này và con trai ông hứa sẽ cố gắng thuyết phục tôi đừng theo con đường xuất gia.

    Ananta dắt tôi đến nhà vị bác học. Người con trai, một thanh niên lanh lẹ, tiếp đón tôi ở ngoài sân và đưa tôi vào một cuộc thảo luận trếit lý dông dài. Y tự cho là có năng khiếu thần nhãn để đánh đổ ý nghĩ muốn xuất gia của tôi.

    -Anh sẽ gặp đủ thứ tai họa và sẽ không thể nào gặp Đạo nếu anh muốn trốn trách nhiệm hàng ngày. Người ta không thể thắng đoạt nghiệp quả của mình nếu chưa thâu thập kinh nghiệm của trường đời.

    Những lời nói bất hủ của Sri Krishna lúc đó hiện ra trong trí tôi: “Dẫu cho những kẻ tội lỗi nhất biết dốc lòng thờ kính Thiêng Liêng, y sẽ được oi như một kẻ thiện nhân vì thật ra y đã hành động như một thiện nhân. Y sẽ biết làm đúng bổn phận và thẳng tiến đến cõi bình an trường cửu. Hỡi thí sinh, con nên biết rằng kẻ nào biết thờ kính Thiêng Liêng sẽ trở nên bất tử.” (Bhagavad Gita)

    Tuy nhiên, những lời luận thuyết hùng hồn của người thanh niên đã làm cho tôi bị lay chuyển ít nhiều. Tôi bèn nguyện cầu tất cả tâm hồn: “Cầu xin Thượng Đế hãy soi sáng cho con trong sụ nghi nan và hãy chứng tỏ cho con biết ngay rằng Ngài muốn cho con đi theo con đường xuất gia, hay con đường của người thế tục?”

    Ngay khi ấy, tôi nhìn thấy ở cách nhà vị bác học một quãng không xa, một vị tu sĩ đạo mạo bước đi chậm rãi. Hình như vị tu sĩ đã nghe lóm được cuộc đàm luận của tôi với người thanh niên tự xưng là có thần nhãn, và người gọi tôi đến gần. Tôi bị thu hút bởi luồng từ điển diệu huyền trong đôi mắt yên lặng của người.

    -Con hỡi, đừng nghe lời kẻ ngu dốt này. Đáp lại cầu nguyện của con, Thượng Đế đã dạy ta nói cho con biết rằng trong kiếp này, con đường duy nhất của con sẽ là con đường xuất gia.

    Nghạc nhiên và biết ơn về lời khuyên nhủ quyết định ấy, tôi mĩm cười một cách thoải mái.

    -Đừng đến gần người ấy! Tên “ngu dốt” gọi tôi từ trong sân nhà.

    Vị tu sĩ ban ân huệ cho tôi và từ từ bước đi.

    -Người tu sĩ ấy cũng điên như anh!

    Lần này chính nhà bác học mô phạm tóc bạc hoa râm đã nói câu “lịch sự” ấy. Cả hai cha con y đều nói với một vẻ mặt u ám:

    -Chắc ông ta cũng đã bỏ nhà ra đi với mục đsch viễn vông là đi tìm Thượng Đế!

    Tôi bèn lui gót cho Ananta biết rằng tôi không muốn tiếp tục câu chuyện với chủ nhà. Anh ta đành nghe theo và chúng tôi liền đáp xe lửa đi Calcutta.

    -Này ông thám tử, ông làm thế nào mà biết rằng tôi đã đi với hai người bạn? Tôi tò mò hỏi Ananta trên chuyến đi trở về.

    Anh tôi mỉm cười chân biếm:

    -Tại trường, anh nghe nói Amar bỏ lớp học ra đi không trở lại. Sáng hôm sau anh đến nhà y và tìm thấy một bản thời khắc biểu hỏa xa có ghi dấu lộ trình. Cha của Amar cũng vừa gọi một chiếc xe ngựa và nói với người phu xe với giọng rên rỉ: “Sáng nay tôi không đưa con tôi đi tới trường, vì nó vừa đi biệt tích!” Người phu xe đáp: “Tôi nghe một đồng nghiệp vừa nói rằng con ông cùng hai thanh niên khác mặc âu phục đã đáp chuyến xe lửa tjai nhà ga Howrah. Họ bỏ lại mấy đôi giày da cho người bạn tôi.” Như vậy anh nắm được ba yếy tố: bản lộ trình, ba người thanh niên, và họ mặc đồ âu phục.

    Tôi nghe Ananta tiết lộ những điều ấy với một cảm giác lẫn lộn vừa khen thầm vừa chán nản. Sự rộng rãi của chúng tôi đối với người phu xe thật là không đúng chỗ! Ananta nói tiếp:

    -Lẽ tự nhiên anh liền gởi ngay mấy bức điện tín cho nhân viên trạm xe lửa mà Amar đã ghi trong thời khắc biểu. Trạm Bareilly có ghi dấu, anh điện cho Dwarka, bạn của em tại đó. Do sự dọ hỏi những người láng giềng ở Calcutta, anh biết Jatinda đã vắng mặt suốt đêm, nhưng đã trở về sáng hôm sau và mặc âu phục. Anh bèn đến tìm y và mời y dùng cơm tối; thấy anh vui vẻ và thân tình, y bèn nhận lời.

    -Dọc đường, trong khi y không nghi ngờ gì cả, anh đưa y ngay vào sở cảnh sát, tại đây đã chực sẵn những cảnh sát mà anh đã móc nối từ trước và chọn lựa những người có vẻ mặt hung tợn. Dưới cái nhìn hung ác của họ, Jatinda phải thú thật với anh tất cả mọi việc:

    “Tôi bước chân ra đi với một lòng vui vẻ nhẹ nhàng. Tôi lấy làm sung sướng với ý nghĩ sẽ gặp các vị chân sư, nhưng khi Mukunda nói rằng, “Đắm chìm trong cơn đại định trong các động đá, chúng ta sẽ chinh phục cả đến loài thú dữ. Những con cọp lớn sẽ vây chung quanh ta thành một vòng tròn và ngoan ngoãn dễ thương như những con mèo,” tôi bèn cảm thấy rộn xuơng sống và mồ hôi lạnh toát ra như tắm. Tôi nghĩ ràng nếu sự giác ngộ tâm linh của chúng tôi chưa đủ mạnh để chinh phục được loài cọp dữ, thì liệu chúng có ngoan ngoãn với chúng tôi như mèo không? Tôi đã tưởng tượng rằng tôi chui vào bụng cọp, không phải chui nguyên người vào một lần, mà bị rứt ra từng mảnh!”

    Sự oán hận của tôi đối với Jatinda đổi thành một trận cười giòn giã, nó bù lại tất cả những sự lo âu mà y đã gây ra cho tôi sau khi y trốn đi biệt tích. Tôi phải thú thật là cảm thấy hơi khoái chí vì chính Jatinda cũng không thoát khỏi lưới cảnh sát!

    -Ananta, quả thật anh có tâm hồn của một con chó săn!

    Tôi vừa nhìn y một cách thích thú nhưng không khỏi đượm một vẻ chán chường:

    -Tôi sẽ nói với Jatinda rằng tôi lấy làm sung sướng mà thấy y đã hành động không phải vói ý định phản bội chúng tôi như tôi đã lầm tưởng, mà chỉ vì bản năng tự tồn!

    Đến Calcutta, cha tôi khuyên tôi hãy giảm bớt, lòng ham thich ngao du, đầu rằng chỉ trong ít lâu, cho đến cuối niên học ban tú tài. Trong khi tôi vắng mặt, người đã dọ hỏi một vị tu sĩ khiêm bác học là đại đức Kebalananda, vụ này hứa sẽ đến nhà thường xuyên để dạy tôi học. Cha tôi nói:

    -Vị tu sĩ này sẽ là thầy dạy Phạn ngữ của con.

    Cha tôi hy vọng thỏa mãn lòng khát khao học đạo của tôi bằng cách đem cho tôi một vị học giả uyên bác làm thầy. Nhưng ý định đó hoàn toàn bịđảo lộn: vị thầy dạy học của tôi thay vì dạy tôi một môn học khô khan, lại càng làm cho tôi tăng thêm lòng khát khao chân lý. Cha tôi cho biết rằng đại đức Kebalananda là một vịđệ tử cao niên của đức tôn sư Lahiri Mahasaya. Tôn sư có đến hàng nghìn đệ tử bị hấp đẫ bởi nguồn từ điển mãnh liệt có sức lôi cuốn của ngài. Về sau, tôi nghe nói rằng tôn sư xem đại đức Kebalananda như một vị thánh đã ngộ Đạo.

    Vị thầy dạy học của tôi có một gương mặt đẹp lồng trong một khung tóc đen huyền mà những lọn tóc quăn thòng xuống tận vai. Đôi mắt đen của người có một nét tinh anh và ngây thơ như tre con. Mỗi cử động của thân mình mảnh dẻ của người biểu hiện sự cương quyết dũng mãnh. Luôn luôn dịu hiền và khả ái, người đã dạt tới cõi tâm thức vô cùng. Chúng tôi đã trãi qua nhiều giờ thú vị gần bên nhau để thực hiện môn thiền định.

    Đại đức Kebalananda rất tinh thông các kinh điển cổ và các thánh kinh Ấn Giáo. Tuy nhiên, tôi không tiến bộ được bao nhiêu về môn Phạn ngữ. Tôi viện bất cứ lý do nhỏ mọn nào để bỏ qua việc học văn phạm, để nói Đạo lý và nói về đức Lahiri Mahasaya. Một hôm vị thầy dạy học của tôi thuật cho tôi nghe một giai đoạn đời sống của người bên cạnh đức tôn sư:

    Do một diễm phúc hiếm có, tôi có cái hân hạnh sống trong mười năm gần bên Tôn Sư. Mỗi buổi chiều, đạo viện của ngài ở Banaras là một nơi hành hương của tôi. Tôn sư thường có mặt ở một phòn gkhách nhỏ trên lầu. Ngài ngồi kiết dà theo tư thế liên hoa trên một chiếc ghế gỗ và các đệ tử ngồi thành một vòng bán nguyệt chung quanh ngài đắm chìm trong cơn đại định, ngài ngồi yên đôi mắt lim dim mở hé trụ vào những cõi giới bằng an vô tận. Ngài ít khi nói chuyện. Đôi khi, nhãn quang của ngài trụ vào một đệ tử đang gặp cơn khó khăn và cần được giúp đỡ; khi đó, những lời nói đầy nhân từ của ngài tuôn tràn như suối chảy.

    Một sự bằng an tuyệt vời tràn ngập cõi lòng tôi dưới cái nhìn của Tôn Sư. Hương thơm minh triết của ngài thấm nhuần vào người tôi cũng như hương thơm của hoa sen. Sống gần bên ngài, dầu cho chúng tôi không trao đổi với nhau một lời nào, cũng đủ làm cho tâm hồn tôi hoàn toàn thay đổi. Trong cơn thiền định, nếu tôi gặp một chướng ngại vô hình nào, tôi chỉ cần đén ngồi thiền dưới chân Tôn Sư cũng đủ làm cho tôi vượt qua trở lực đó dễ dàng! Ngồi thiền một bên Ngài, những trạng thái tâm thức siêu đẳng đều nằm trong tầm tay tôi, trong khi tôi không thể đạt tới những trạng thái đó dưới sự chỉ dẫn của những vị minh sư khác. Đức Tôn Sư quả thật là một Thánh Điện thiêng liêng mà những cửa bí mật đều mở rộng cho tất cả các đệ tử trên đường sùng tín.

    Đức Lahiri Mahasaya không phải là một nhà học giả uyên bác về các Kinh Thánh. Kông cần cố gắng, Ngài dường như có sẵn trong lòng cả một kho tàng kinh điển thiêng liêng. Sự minh triết của ngài tràn ngập chúng tôi như một biển đại dương muôn trùng. Ngài nắm giữ cái chìa khóa diệu huyền mở cửa kho tàng minh triết của kinh Phệ Đà, từ nghìn xưa vẫn từng là nơi tích trữ những viên ngọc quí vô giá của nền Đạo thâm sâu, vi diệu. Khi người ta yêu cầu ngài giải thích những trạng thái tâm thức khác nhau được ghi trong các thánh kinh cổ, ngài gật đầu với một nụ cười: “Để tôi trắc nghiệm những trạng thái đó rồi tôi sẽ nói cho quý vị biết tôi thấy những gì.”

    Ngài thật khác xa với những vịđạo sư tự nhồi sọ bằng kinh điển, rồi sau đó chỉ tuôn ra những lý thuyết trừu tượng không thể nào thực hiện được!

    Tôn sư không bao giờ khuyên chúng tôi hãy tin tưởng một cách mù quáng. Ngài thường nói: “Những danh từ chỉ là cái vỏ bề ngoài. Quý vị hãy tự mình kinh nghiệm lấy Chân Như Đại Thể bằng cách thực hành môn thiền định.”

    Dầu cho người đệ tử gặp phải những sự khó khăn như thế nào, Tôn Sư đều khuyên thực hành pháp môn Kriya Yoga như một phương tiện để giải quyết:

    -Chìa khóa của pháp môn này sẽ duy trì hiệu lực của nó dẫu cho đến khi tôi không còn ở gần bên quý vị. Cái kỹ thuật của nó không có thể mất đi, hoặc trở nên khô cạn, hay lãng quên như sự hiểu biết qua sách vở và lý thuyết suông. Quý vị hãy kiên tâm bền chí trên con đường giải thoát của pháp môn Kriya Yoga, cái sức mạnh của nó là ở sự thực hành.

    Tu sĩ Kebalananda kết luận:

    -Riêng tôi, tôi coi pháp môn Kriya Yoga như các khí cụ lý tưởng để tự giải thoát bằng sự cố gắng trên đường tu luyện.

    Tu sĩ Kebalananda từng chứng kiến một sự mầu nhiệm do đức Tôn Sư thực hiện. Một ngày nọ người thuật lại cho tôi nghe câu chuyện sau đây:

    - Trong các đệ tử của các Tôn Sư, có huynh Ramu làm cho tôi động lòng trắc ẩn. Hai mắt của huynh đã mù không nhìn thấy ánh sáng, trong khi huynh vẫn hết lòng phục vụ Tôn Sư một cách sùng tín và trung thành. Một ngày nọ tôi định nói chuyện với Ramu, nhưng huynh đang ngồi dưới chân thầy, và quạt cho thầy bằng một cây quạt đan bằng lá dừa mà huynh đã ra công làm lấy. Khi huynh bước ra khỏi tịnh xá, tôi mới theo dõi và hỏi huynh:

    -Ramu, huynh bị mù mắt từ bao giờ?

    -Tôi không hề nhìn thấy ánh mặt trời từ khi mới sinh ra.

    -Đức Tôn Sư toan năng có thể chữa lành bệnh cho huynh, huynh nên đến mà cầu khẩn người.

    Ngày hôm sau, Ramu rón rén bước đến gần bên Thầy. Y có vẻ như hổ thẹn mà cầu xin thêm một ân huệ vật chất ngoài những ân huệ tâm linh mà y đã được hưởng.

    -Bạch Tôn Sư, ánh sáng của vũ trụ vốn ở nơi Tôn Sư. Xin Tôn Sư hãy ban cho con một ít ánh sáng huyền diệu đó để cho con có thể nhìn thấy mặt trời.

    -Ramu, chắc hẵn là có kẻ nào định gây sự khó khăn cho thầy. Thầy không có quyền năng chữa bệnh bao giờ.

    -Bạch Tôn Sư, Phật Tánh thiêng liêng ẩn tàng nơi ngài có cái quyền năng đó!

    -À, Ramu, nếu vậy thì khác. Quyền năng của Thượng Đế vón vô biên! Đấng Tối Cao có quyền năng thắp sáng các bầu tinh tú và chuyền sinh lực vào cơ thể, thế bào các động vật, hẵn có thể phục hồi nhãn quang lại cho con.

    Kế đó Tôn Sư đưa tay điểm vào trán Ramu ở tại một chỗ giữa hai chân mày:

    Con hãy tập trung tư tưởng vào điểm này, và tưởng niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà trong bảy ngày. Ánh sáng mặt trời chừng đó sẽ chói rạng trước mắt kinh ngạc của con.

    Một tuần lễ sau, lời tiên đoán của Tôn Sư đã được thực hiện. Ramu có thể chiêm ngưỡng những sự vật kỳ thú của cõi thiên nhiên. Tôn Sư đã dặn Ramu hãy chú niệm danh hiệu đức Phật Di Đà mà y tôn sùng hơn tất cả các vị khác. Lòng sùng tính của Ramu là từ cái mảnh đất thuận lợi cho Tôn Sư gieo hột giống tốt của sự bình phục trường cửu.

    Đại đức Kebalananda im lặng một lúc, rồi nói tiếp:

    -Hiển nhiên là trong tất cả những sự mầu nhiệm của ngài làm, Tôn Sủ không bao giờ để cho một mảy may lòng ích kỷ ảnh hưởng đến ý đồ của ngài. Tôn Sư hành động một cách hồn nhiên vô tư, như một đường vận hà để cho nguồn thần lực thiêng liêng, vốn có năng lực chữa trị, mọi bệnh tật được tự do lưu thông xuyên qua ngài.

    Vô số những thể xác được đức Lahiri Mahasaya chữa khỏi bệnh tật một cách mầu nhiệm như thế, đàu sao cũng phải có ngày xuống mồ hợc đem hỏa táng. Nhưng còn sự thức tỉnh tâm linh chớm nở trong tâm hồn của các đệ tử do bởi sự tiếp xúc với ngài, đó mới là sự mầu nhiệm bất biến bà bất tử của ngài.

    Tôi không bao giờ trở nên một họ giả ưu tú về môn Phạn ngữ; đại đức Kebalananda đã dạy cho tôi một thứ ngôn ngữ khác còn thiêng liêng hơn nhiều.





    --- o0o ---​
     
  8. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bậc chân sư Yogi Ấn Độ

    CHƯƠNG 5:NGƯỜI TU SĨ ĐÁNH CỌP


    -Tôi đã tìm ra địa chỉ của vị "tu sĩ đánh cọp". Chúng ta có thể đi đến đó vào ngày mai.

    Chandi, một bạn cùng lớp, đã đưa cho tôi lời đề nghị hấp dẫn trên. Tôi rất muốn gặp vị tu sĩ hồi trước khi xuất gia đã từng đánh cọp với hai bàn tay không. Một sự hứng khởi nồng nhiệt của tuổi trẻ xâm chiếm lấy tôi khi tôi nghĩ đến một vị tu sĩ có những kỳ công chưa ai từng thấy.

    Ngày hôm sau, mặc dù tiết trời lạnh lẽo, nhưng Chandi và tôi cùng vui vẻ ra đi. Sau khi đã tìm kiếm rất lâu tại Bhowanipur, vùng ngoại ô Calcutta, chúng tôi đã tìm thấy nhà vị tu sĩ. Cửa ngoài có những vòng sắt mà tôi khua với một tiếng động ầm ĩ để báo hiệu. Tuy thế người nô bộc thong dong bước ra và một nụ cười châm biếm dường như muốn nói rằng những tiếng động ầm ĩ đó không thể nào làm mất được sự yên tĩnh nơi này.

    Thầm hiểu ý nghĩa của sự trách móc câm lặng đó, chúng tôi cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái khi được mời vào phòng khách. Một cơn chờ đợi rất lâu làm cho thần kinh chúng tôi căng thẳng cực độ. Tục lệ từ nghìn xưa ở Ấn độ vẫn đòi hỏi sự kiên nhẫn ở nơi người khát khao đi tìm chân lý; một danh sư có thể thử thách người đi tìm đạo bằng cách đó.

    Sau cùng, người nô bộc bước vào và đưa chúng tôi vào buồng ngủ, tại đây tu sĩ Sohong Swami đang ngồi trên giường. Thân hình lực lưỡng của tu sĩ làm chúng tôi đứng sững trố m¡t nhìn và câm lặng vì kinh ngạc. Chúng tôi chưa từng thấy người nào có cái thân hình to lớn rắn chắc như thế, với những b¡p thịt giống như những quả bóng túc cầu. Người có một cái cổ to lớn khác thường, gương mặt người phảng phất một nét hung tợn nhưng lặng dịu trong sự bằng an, những lọn tóc dài cuốn tròn thả xuống tận vai, một bộ râu đen phủ dưới càm. Tu sĩ mình trần, chỉ khoát có một tấm da cọp quấn quanh lưng, để lộ một thân mình lực lưỡng đầy những bắp thịt.

    Sau một cơn im lặng, chúng tôi chào tu sĩ và bày tỏ lòng khâm phục của chúng tôi về những kỳ công hiển hách đã qua của người.

    -Xin ông hãy nói cho chúng tôi biết bằng cách nào mà chỉ với hai tay không, ông đã chiến thắng con thú dữ nhất rừng già, là con cọp xám trong tỉnh Bengale?

    -Các em hỡi, đối với tôi, việc đó chỉ là một trò chơi . Tôi luôn luôn sẵn sàng tái diễn những kỳ công đó.

    Tu sĩ nở một nụ cười hồn nhiên:

    -Đối với các em, một con cọp là một con cọp; đối với tôi, nó chỉ là một con mèo nhỏ!

    -Thưa đại đức, tôi nhìn nhận người ta có thể tự kỷ ám thị rằng con cọp chỉ là con mèo, nhưng làm sao khiến cho con cọp cũng tin điều đó?

    -Lẽ tự nhiên, sức mạnh cũng là điều cần thiết. Một đứa trẻ sơ sinh có thể tưởng rằng con cọp là con mèo lớn, nhưng con cọp chắc sẽ không chịu hiểu như vậy. Khí giới duy nhất của tôi là hai cánh tay khỏe mạnh.

    Tu sĩ đứng dậy, mời chúng tôi đi theo ông ra nơi hành lang và giơ quả đấm thụi một cái vào tường. Một viên gạch liền lăn xuống đất, và một nền trời xanh xuất hiện xuyên qua chỗ lỗ trống. Tôi lảo đảo dưới sự ngạc nhiên: một người có thể chọc thủng một vách tường kiên cố với một quả đấm bằng tay không, hẳn là có thể đánh gẫy quai hàm một con cọp.

    -Vài người cũng lực lưỡng như tôi lại thiếu mất sự bình tĩnh. Người nào chỉ có sức mạnh thể chất mà không có sức mạnh tinh thần có thể bị sợ hãi trước một con thú dữ khát máu thả rong trong rừng rậm. Một con cọp sống tự do với tính chất hung dữ tự nhiên của nó sẽ nguy hiểm hơn một con cọp trong gánh xiếc đã bị hóa giải vì chất thuốc phiện!...

    Thể theo lời yêu cầu của chúng tôi, tu sĩ vui lòng thuật lại cuộc đời của ông ta cho chúng tôi nghe:

    -Từ thưở nhỏ, tôi vẫn một lòng ước muốn mãnh liệt là đánh cọp. Ý chí của tôi đanh thép không lay chuyển, nhưng xác thân tôi yếu.

    Tôi bất giác thốt ra một tiếng kêu ngạc nhiên. Một người lực sĩ to lớn như thế lại nói rằng mình "yếu," điều đó có một cái gì làm tôi kinh ngạc.

    -Chi bằng tập trung tư tưởng với hết tất cả tâm hồn vào những ý nghĩ sức mạnh và sức khỏe mà tôi đã vượt qua sự trở ngại đó. Tôi đã hoàn toàn có lý mà mong muốn đạt được bằng mọi giá cái sức mạnh tâm linh nó đã giúp tôi hàng phục được chúa sơn lâm.

    -Thưa tu sĩ, ông có nghĩ rằng tôi có thể đánh được cọp không?

    Đó là lần duy nhất trong đời mà cái tham vọng lạ kỳ đó thoáng qua trong trí tôi. Tu sĩ cười nói:

    -Được chứ! Nhưng có nhiều loài cọp dữ. Một vài loại đó lai vãng trong đám rừng dục vọng của con người. Không có ích gì mà giết loài thú dữ vô tri vô giác. Tốt hơn hết là giết những loài hùm beo lang sói trong nội tâm.

    -Xin tu sĩ hãy thuật cho chúng tôi nghe bằng cách nào từ một người khắc phục thú dữ, ông đã trở thành người khắc phục được dục vọng của mình?

    Tu sĩ im lặng một lúc, đôi mắt lim dim dường như thả hồn trôi theo những ký ức của một dĩ vãng xa xăm. Tôi đoán chắc ông ta đang tự hỏi xem có nên thỏa mãn lời yêu cầu của tôi chăng. Sau cùng ông ta bằng lòng với một nụ cười:

    -Khi tôi đạt tới sự vinh quang tột đỉnh, lòng kiêu căng tự phụ của tôi tăng trưởng đến nỗi tôi quyết định không những đánh bại loài cọp dữ mà còn bày ra những trò chơi lạ mắt cho chúng tôi tham dự. Tôi có tham vọng là bắt loài cọp beo phải tuân lệnh sai khiến của tôi như những loài vật trong nhà. Tôi biểu diễn trước công chúng và thành công mỹ mãn.

    Một hôm, cha tôi bước vào phòng tôi, mặt có vẻ suy tư:

    -Con ơi, cha phải dặn con nên đề phòng cái hiểm họa có thể gây nên bở một sự phản trắc của định mệnh, do sự xoay vần của định luật nhân quả.

    -Cha lại đâm ra tin tưởng ở số kiếp nữa ư? Cha tưởng rằng sự dịđoan có thể ngăn chận sự tiến bước của con trên đường vinh quang chăng?

    - Cha không biết Nhưng cha tin tưởng ở định luật nhân quả báo ứng như trong kinh điển đã nói. Loài thú dữ ở rừng xanh đang thù ghét con; một ngày kia chúng sẽ hại con.

    -Thưa cha, cha biết rằng loài cọp là một giống bất nhân! Khi nó đã ăn thịt một con thú no ngấy đến tận cổ, nó vẫn sẵn sàng lao mình vào một miếng mồi khác; miếng mồi này có thể là một con nai tơ đang nhảy nhót vui vẻ trong rừng rậm! Rồi khi đã cắn chết con nai tơ, nó chỉ uống một ngụm máu tươi của con vật vô tội này và bỏ đi.

    -Loài cọp là loài đáng ghét nhất rừng xanh! Biết đâu những quả đấm của con chẳng gieo vào óc chúng một ít minh triết làm cho chúng biết điều hơn Con sẽ dạy cho chúng một bài học về phép xử thế và lịch sự ở đời!

    -Cha hãy coi con như một người tập luyện thú dữ chứ không phải là một người giết cọp. Như vậy, những việc tốt của con làm sao lại có thể đưa đến nghiệp quả xấu? Xin cha đừng bắt buộc con phải đổi nghề nghiệp!

    Chandi và tôi ngồi im lặng nghe, và lấy làm xúc động về câu chuyện đối thoại đó. Ở Ấn độ, cha mẹ có uy quyền đối với con cái, và một người con không hề cãi lời cha mẹ một cách vô ý thức.

    Cha tôi nghe một cách kiên nhẫn và giữ im lặng. Một lúc sau, người mới nói một cách nghiêm trọng.

    -Con hỡi, cha phải tiết lộ cho con biết một lời tiên tri chẳng lành do một vị tu sĩ thánh đức nói với cha khi cha ngồi thiền hằng ngày ngoài hàng ba: "Tôi có một thông điệp để nh¡n nhủ với con ông. Nó cần phải giảm bớt lập tức những sự đánh đấm hung bạo của nó. Nếu không, trong một cuộc đấu sức tới đây, nó sẽ bị những vết thương kinh khủng làm cho nó dở sống dở chết trong sáu tháng trường. Sau đó nó sẽ từ bỏ cuộc đời trần tục và trở nên một tu sĩ xuất gia".

    Lời tiên tri đó không làm cho tôi nao núng chút nào. Tôi nghĩ rằng cha tôi vì quá tin người nên trở thành nạn nhân của một kẻ cuồng tín vô vị.

    Nói đến đây, vị "tu sĩ đánh cọp" có vẻ hối hận về một lỗi lầm trong quá khứ. Ông ta đắm chìm trong một sự im lặng nặng nề dường như quên cả sự có mặt của chúng tôi. Khi ông ta tiếp tục câu chuyện, thì ông ta đã hạ thấp giọng, gần như thì thầm"

    Ít lâu sau, khi có lời cảnh cáo đó, tôi đến viếng Cooch Behar, thủ phủ của tiểu bang này. Phong cảnh ngoạn mục của nơi đây hãy còn mới lạ đối với tôi, nên tôi định ở lại đây ít lâu để nghỉ ngơi giải trí sau những cuộc đấu sức với thú dữ. Như thường lệ, một đám đông những kẻ tò mò theo dõi tôi ở ngoài đường, người ta nói thì thầm vào tai nhau, bất cứ chỗ nào tôi đi qua: "Đó là nhà lực sĩ đánh cọp!" hoặc, "Gương mặt của y giống như hiện thân của chúa sơn lâm!" Trong vài giờ, tin đồn về sự có mặt của tôi đã làm sôi động trọn cả thành phố.
     
  9. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bậc chân sư Yogi Ấn Độ

    Chiều đến, tôi đang ngồi trong nhà thì nghe có tiếng vó ngựa chạy ngoài trước; mấy con ngựa ngừng lại trước cửa nhà và vài viên công lực mặc sắc phục, đầu bịt khăn bước vào. Tôi lấy làm hoang mang, tự nghĩ rằng chắc họ sẽ thẩm vấn hỏi cung tôi về những điều mà tôi chẳng biết chi cả. Nhưng không, các nhân viên ấy nghiêng mình chào tôi một cách lịch sự khác thường và nói: "Thưa ông, chúng tôi đến đây để có lời chào ông, do mệnh lệnh của hoàng tử Cooch Behar. Hoàng tử có bày tỏ ý muốn được gặp ông sáng mai tại tư dinh của ngài".

    Tôi do dự một lúc. Không hiểu vì lý do gì tôi cảm thấy rất tiếc mà phải gián đoạn sự nghĩ ngơi yên tĩnh của tôi. Nhưng tôi lại xiêu lòng trước những lời mời mọc khẩn thiết của những nhân viên hộ vệ và tôi bèn nhận lời.

    Qua ngày hôm sau, tôi hoàn toàn kinh ngạc mà thấy một chiếc xe song mã đẹp lộng lẫy đến trước cửa để đón tiếp tôi một cách long trọng đến tư dinh của hoàng tử. Một người lính hầu cầm một các lọng che thật đẹp để che nắng cho tôi. Tôi bước lên xe đi một vòng qua thành phố và những rừng cây ở vùng chung quanh. Hoàng tử đích thân ra đứng trước cửa tư dinh để tiếp đón tôi.Hoàng tử mời tôi ngồi trên chiếc ghế bành lót nệm thêu chỉ vàng của người vẫn dùng thường ngày, còn mình thì ngồi trên một chiếc ghế khác.

    Tôi hơi lúng túng và nghĩ rằng sự tiếp đãi trọng hậu nầy, chắc tôi phải trả bằng một giá rất đắt. Sau những lễ nghi thường lệ, phân ngôi chủ khách xong rồi, hoàng tử mới rõ ràng bày tỏ ý định:

    -Tất cả thành phố đều vang dội những tin đồn về những thành tích vẻ vang của ông. Có phải thật là ông đã từng đánh cọp với hai bàn tay không?

    Tôi gật đầu không đáp.

    -Tôi không tin chuyện ấy chút nào! Ông chỉ là một kẻ ăn tốn cơm của thành phố Calcutta mà thôi! Ông hãy nói thật: Có phải chăng ông đã vật ngã những con cọp đã bị cho ăn nhiều thuốc phiện?

    Hoàng tử nói câu ấy với một nụ cười hoài nghi, đầy mỉa mai diễu cợt.

    Tôi không màng đáp lại lời khinh miệt ấy.

    -Tôi thách ông dám đấu với con cọp Raja Begum (một giống cọp rất dữ ở rừng già tỉnh Bengale) của tôi vừa mới bắt được. Nếu ông đánh ngã được nó, rồi trói lại và rời chuồng cọp một cách tỉnh táo thì tôi sẽ ban thưởng cho ông con cọp ấy! Ngoài ra ông sẽ được thưởng vài ngàn đồng rupees, và nhiều món quà tặng thưởng khác nữa. Nếu ông từ chối, tôi sẽ bêu riếu tên ông ở kh¡p nơi trên lãnh thổ vương quốc của tôi, như một kẻ bịp bợm hạ cấp!

    Những lời nói sổ sàng ấy làm cho tôi vô cùng bất mãn. Tôi nhận lời với cơn giận sôi lên trong lòng. Hoàng tử lấy làm đắc chí, sửa lại ghế ngồi và ngã mình trên ghế bành với một giọng cười khoái trá; người làm cho tôi nhớ đến những vị hoàng đế La Mã ngày xưa say sưa thích thú khi sắp đem những người tử đạo Thiên Chúa cho thú dữ xé xác ở hiện trường.

    -Ông hãy chuẩn bịđấu sức trong vòng một tuần lễ. Tôi rất tiếc là không để cho ông xem trước địch thủ của ông.

    Chắc hẳn hoàng tử sợ rằng tôi sẽ thôi miên con cọp hay là tôi thừa lúc người không để ý mà cho cọp ăn thuốc phiện!

    Tôi rời khỏi hoàng cung, và lấy làm thú vị mà nhận thấy rằng bận về, tôi không có lọng che mà cũng chẳng có xe cộ chi cả!

    Suốt tuần lễ đó, tôi chuẩn bị cả tinh thần lẫn thể xác để chờ cuộc thử thách sắp tới.

    Người gia nô của tôi thuật lại cho tôi nghe nhiều chuyện dị kỳ mà thiên hạ đang đồn đãi, và lời tiên tri chẳng lành của vị tu sĩ thánh đức đã được truyền khẩu khắp nơi, mỗi người lại dậm thêu thêm một ít cho câu chuyện có vẻ ly kỳ.

    Y cũng cho tôi biết rằng để chuẩn bị cho cuộc tranh tài thử sức, hoàng tử đang cho dựng lên một khán đài khổng lồ có thể chứa hàng nghìn khán giả. Ở giữa vũ trường, một cái chuồng bằng sắt với một lồng an toàn chứa con cọp Raja Begum. Con cọp bị bỏ đói và khát máu phát ra những tiếng gầm thét ầm ĩ.

    Hoàng tử hẳn là định dùng tôi làm miếng mồi ngon lành để thưởng cọp?

    Từ khắp mọi nơi trong thành phố và các vùng phụ cận, dân chúng tấp nập đổ dồn tới các quầy bán vé vì sự hấp dẫn của một cuộc thử sức tranh tài chưa từng thấy. Đến ngày biểu diễn có đến vài trăm người đến trễ phải trở về vì hết chỗ. Nhiều kẻ tò mò đã mạo hiểm chui qua hàng rào để lọt vào trong khán đài.

    Câu chuyện đã đến chỗ tột điểm hào hứng và lý thú, Chandi và tôi nín thở ngồi nghe. Tu sĩ nói tiếp:

    -Giữa những tiếng cọp rống từng hồi và tiếng thì thầm sợ hãi của quần chúng, tôi bèn xuất hiện, mình trần và chỉ mặc có một cái quần cụt. Tôi đến mở khóa, bước vào lồng an toàn bằng sắt va khóa trái lại ở phía trong. Con cọp vừa thoáng thấy tôi liền nhảy dựng trong chuồng với những tiếng gầm kinh khủng. Khán giả im bặt và ngồi lặng yên vì sợ sệt; tôi có vẻ như là một con cừu non trước uy lực của chúa sơn lâm.

    Một lúc sau, tôi bước vào chuồng cọp; nhưng khi tôi vừa đẩy lui cánh cửa sắt thì nhanh như cắt, con Raja Begum đã phóng tới và chụp lấy tôi. Trong cơn bất thần bàn tay mặt của tôi liền bị cào rách nát một cách dễ sợ, máu phun lai láng ở chỗ vết thương. Lời tiên tri của vị tu sĩ dường như sắp sửa thành sự thật.

    Tôi định tĩnh tinh thần sau cơn xúc động, vì đó la vết thương nặng đầu tiên mà tôi đã từng có. Tôi đè bàn tay mặt bị thương trên miếng vải quần cụt để chận máu, và với bàn tay trái, tôi giáng một quả đấm thôi sơn vào hàm cọp. Con cọp lảo đảo, xoay một vòng trong chuồng và nhảy phóng tới. Khi đó, tôi đã thủ thế sẵn, giáng cho nó một loạt nhiều quả đấm liên tiếp vào đầu.

    Nhưng mùi máu tươi làm cho con cọp hăng tiết lên, chẳng khác nào như ảnh hưởng của mùi rượu nồng đối với một bợm rượu bị khác chất men đã từ lâu. Những đòn công kích của nó, điểm thêm bằng những tiê"ng gầm thét rợn người, mỗi lúc càng trở nên mãnh liệt. Sự phòng thủ bất toàn của tôi bị trở ngại vì một bàn tay tàn phế vô dụng, làm cho tôi đỡ không kịp những nanh vuốt bén nhọn của con cọp dữ. Tuy nhiên tôi vẫn can đảm ăn miếng trả miếng. Cả hai đều bị thương rỉ máu, chúng tôi vật lộn nhau trong một trận sống chết, chuồng cọp đã biến thành một nơi vũ trường đầy sát khí, máu phun lênh láng tứ phía. Con cọp bịđòn đau, rống lên những tiếng gầm thịnh nộ nghe đến rợn người, và lao mình phóng vào người tôi, làm cho tôi không kịp tránh nên bị té ngửa. "Bắn nó, bắn nó chết đi! Hãy bắn hạ con cọp!" các khán giả hoảng hốt kêu và nhao nhao lên vì sợ tôi bị cọp giết.

    Những cử động của hai địch thủ quần nhau nhanh như chớp, đến nỗi trong cơn náo loạn, phát súng của người gác chuồng cọp bay lạc đạn vào khoảng không. Tôi thu thập tinh thần, gom góp toàn lực và vừa hét lên một tiếng, tôi giáng một quả đấm thôi sơn vào đỉnh đầu nó, con cọp lăn ra bất tỉnh dưới sàn gạch và không còn cử động.

    -Như một con mèo nhỏ. Tôi bàn góp.

    Vị tu sĩ cười thoải mái và nói tiếp:

    -Thế là con cọp Raja Begum đã bị hạ.

    Với hai bàn tay bị cào sướt một cách kinh khủng, tôi mở rộng hai quai hàm của nó ra và đặt đầu tôi vào miệng cọp trong một lúc, làm cả khán đài đều nín thở! Tôi tìm sợi dây xiềng ở một góc sàn gạch và cột cổ nó vào song sắt của chuồng cọp. Xong rồi tôi mới đi về phía cửa chuồng một cách đắc thắng.

    Nhưng thình lình, con Raja Begum vươn mình nhảy vọt một cái, bẻ gãy xiếng và phóng lên lưng tôi. Vai tôi bị cắn một vết rất sâu làm máu tuông đỏ cả người, tôi ngã quỵ; tuy thế trong một lúc, tôi đã xoay mình ngồi dậy và vật ngã con cọp, một lần nữa nó lại bịđo ván dưới sức mạnh của những quả đấm giáng xuống tới tấp trên đỉnh đầu và trên cổ. Lần này, tôi cột nó chặt hơn và từ từ rời khỏi chuồng sắt.

    Lúc bấy giờ, cả khán đài đều thở ra nhẹ nhõm, những tiếng hoan hô hét lên vang dậy cùng một lúc, dường như chỉ thốt ra bởi một người. Tuy tôi bị thương nặng, nhưng tôi đã hội đủ điều kiện của cuộc tranh đấu: đó là đánh chết con cọp, trói nó lại bằng sợi dây xích, và rời khỏi chuồng cọp một mình. Ngoài ra tôi đã đánh nó ngất xỉu đi đến nỗi nó đã bỏ qua một cơ hội tốt là c¡n một cái khi tôi đặt đầu của tôi vào miệng của nó!

    Những vết thương của tôi được băng bó vừa xong, tôi được thiên hạ hoan nghêng, khen tặng và tưởng thưởng. Khán giả vừa hoan hô vừa ném ra hằng trăm đồng tiền vàng dưới chân tôi. Cả thành phố đều vui như Tết. Người ta bình phẩm liên miên về sự thắng trận vẻ vang của tôi đối với những con cọp mạnh bạo và hung dữ nhất chưa từng thấy. Hoàng tử Cooch Behar giữ đúng lời hết, tặng cho tôi con Raja Begum, nhưng tất cả những quà tặng và tiền thưởng đều làm cho tôi dửng dưng lạnh lùng, không còn vui thích nữa. Một sự thay đổi lạ kỳ đã diễn ra trong tâm hồn tôi. Dường như sau khi tôi rời khỏi chuồng cọp, tôi cũng đã khép luôn cả cõi lòng đối với những tham vọng trần gian.

    Tiếp theo đó là một thời kỳ tai họa: Trong sáu tháng trường tôi nằm trước ngưỡng cửa của Tử Thần, ở lằn mức giữa sự sống giữa sự chết vì máu nhiễm độc do vết thương gây ra. Khi tôi đã bình phục lại sức khỏe để có thể rời khỏi Cooch Behar, tôi bèn trở về quê quán.

    Một hôm tôi nói với cha tôi:

    -Bây giờ con đã biết rằng Tôn Sư của con, chính là vị tu sĩ thánh đức đã đưa ra lời cảnh cáo ngày trước. Làm sao con có thể gặp lại người .

    Sự mong ước của tôi vốn chân thật, vì một hôm vị tu sĩ ấy thình lình xuất hiện đến với tôi và nói với một giọng điềm nhiên:

    -Thôi con đừng đánh cọp nữa! Con hãy theo thầy sẽ dạy con những con cọp vô minh nó ẩn núp trong đám rừng ảo vọng của lòng người. Con đã quen với sự hoan hô khen tặng của người đời, từ nay thì phải là những thiên thần đến chứng kiến và thán phục những thành quả siêu việt của con trên đường hành Đạo!

    Vị Tôn Sư của tôi hướng dẫn tôi trên đường tâm linh. Người khai mở những cánh cửa của linh hồn tôi, từ lâu vẫn rĩ sét vì không có sự trau dồi. Được ít lâu, tôn sư đưa tôi lên dãy Hy Mã Lạp Sơn để hoàn tất công phu tu luyện của tôi.

    Tôi và Chandi nghiêng mình dưới chân vị tu sĩ, và lấy làm cảm kích mà nghe được câu chuyện ly kỳ của đời ông. Tôi cảm thấy được đền bù gấp trăm lần sự chờ đợi lâu dài của chúng tôi ở ngoài hành lang lạnh lẽo khi chúng tôi mới đến.





    --- o0o ---​
     
  10. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bậc chân sư Yogi Ấn Độ

    Vị Tu Sĩ Khinh Thân


    Đêm qua, trong một phiên họp, tôi đã thấy một vị tu sĩ Yogi khinh thân ngồi lơ lững trên không, độ chừng một thước tây khỏi mặt đất.

    Bạn tôi, Upendra, nói với một giọng xúc động. Tôi mỉm cười:

    -Tôi có thể đoán tên ông ta, phải chăng là tu sĩ Bhaduri Mahasaya ở tại đường Upper Circular Road?

    Upendra gật đầu, hơi bẽn lẽn vì anh ta thấy rằng câu chuyện ấy không còn là mới mẻ đối với tôi. Các bạn tôi để biết rõ sự thích thú của tôi đối với các vị tu sĩ nên họ lấy làm vui sướng mỗi khi họ có thể mách bảo cho tôi một vị có những thành tích dị thường. Tôi nói:

    -Người tu sĩ này ở gần nhà tôi, nên tôi thường gặp ông ta.

    Lời nói đó làm cho Upendra rất tò mò, tôi nói tiếp:

    -Tôi gặp ông ta trong một trường hợp đặc biệt. Y đã luyện thành thục những phép khí công theo đạo pháp Patanjali. Có một lần tu sĩ Bhaduri Mahasaya biểu diễn trước mặt tôi phép khí công Bhastrika Pranayama cực mạnh như có một cơn giông bão thổi trong phòng! Kế đó, y dịu bớt hơi thở ồ ạt của y và ngồi yên bất động, đắm chìm trong một trạng thái siêu tâm thức. Cái ấn tượng yên tĩnh sau cơn giông tố trong phòng làm cho tôi không bao giờ quên được.

    Upendra có vẻ không tin:

    -Người ta nói rằng người tu sĩ ấy không bao giờ bước ra khỏi nhà.

    Quả đúng như vậy. Tu sĩ sống bế môn nhập thất từ trên hai chục năm nay, người chỉ bỏ luật lệ ấy trong dịp thánh lễ long trọng, khi đó người bước ra khỏi hàng ba trước nhà trong giây lát. Trong những dịp đó, những kẻ hành khất đều tề tựu đông đảo trước cửa nhà, vì họ biết tu sĩ có hạnh bố thí rất cao.

    -Làm sao tu sĩ có thể ngồi lơ lững trên không, bất chấp cả luật thiên nhiên?

    Một vài phép khí công có thể làm cho thân thể tu sĩ mất cả trọng lượng và trở nên nhẹ nhàng. Khi đó, người có thể khinh thân bay bổng trên không trung, hoặc ít nhất người có thể nhảy vọt như con ếch. Vài vị tu sĩ không thực hành pháp môn Yoga cổ truyền của Ấn Độ cũng có thể khinh thân trong trạng thái thiền định thâm sâu.

    -Tôi muốn tìm hiểu thêm về vị tu sĩ này. Anh có đến dự những buổi họp vào lúc chiều tối đó không? Upendra hỏi với sự tò mò hiện ra trong đôi mắt.

    -Có, tôi thường dự các buổi họp. Tôi hưởng thụ được nhiều điểm minh triết thâm sâu của ông. Đôi khi cái cười kéo dài của tôi làm gián đoạn sự trang nghiêm của các buổi họp. Điều đó cũng không hề làm phật lòng tu sĩ, nhưng có lẽ các đệ tử không có được cái thái độ hồn nhiên đó.

    Buổi chiều đi học về, tôi đi ngang nhà tu sĩ Bhaduri và ghé vào thăm ông. Tu sĩ thường không hay tiếp khách. Người đệ tử có nhiệm vụ canh gác ngoài cửa chận tôi lại hỏi xem tôi có hẹn trước không. Mya khi ấy tu sĩ xuất hiện đúng lúc giúp tôi khỏi bịđuổi ra:

    -Hãy để cho Mukunda vô nhà khi nào y muốn.

    Đôi mắt tu sĩ điểm một tia sáng:

    -Sự bế môn nhập thất của tôi không phải vì lý do tiện nghi riêng cho tôi, mà là cho kẻ khác. Những người ngoài đời không thích nghe lời thành thật nó làm tiêu tan những ảo ảnh của họ. Những vị chân tu không những hiếm có, mà lại còn làm cho người ta hoang mang. Thánh kinh cũng có nói rằng: “Các vịấy thường làm cho người đời đâm ra lúng túng trong cuộc sống của họ!”

    Tôi theo chân tu sĩ vào phòng riêng trên lầu, một gian phòng đơn sơ mà người không bao giờ bước ra khỏi. Các vị minh sư thường được lánh xa cuộc đời náo nhiệt ồn ào và sống tuyệt đối ngoài vòng thế tục.

    -Bạch Tôn Sư, ngài là vị tu sĩ đài tiên sống bế môn mà tôi được biết.

    -Tạo hóa đặt để các nhà hiền giả trên những địa hạt vô cùng khác biệt nhau để cho chúng ta đừng nghĩ rằng Ngài có thể tự giới hạn những luật lệ nhất định.

    Tu sĩ ngồi yên trong tư thế Liên Hoa. Người đã trên bảy mươi tuổi, nhưng không có mang dấu vết của sự già nua. Lưng thẳng, vóc dáng lực lưỡng, người có một thân hình cân đối lý tưởng về mọi phương diện. Người có cái gương mặt đạo mạo của một vị minh sư, như được diễn tả trong các kinh sách tôn giáo; với một bộ râu chải chuốt, cốt cách thanh cao, người ngồi yên bất động như một pho tượng. Đôi mắt yên lặng đứng tròng trong cơn đại định, xuất thần.

    Tu sĩ và tôi cùng đắm chìm trong một cơn thiền định thâm sâu. Một giờ sau, giọng nói thanh tao của người kéo tôi ra khỏi cơn thiền định:

    -
    Con nhập thiền khá dễ dàng đấy, nhưng con đã cảm thông được với Thượng Đế hay chửa

    Tu sĩ có ý nhắc nhở tôi rằng người ta phải tìm sự Hợp Nhất với Thượng Đế chứ không phải thiết tha với sự tham thiền.

    -
    Con đừng lầm lộn cái phương tiện với mục đích.

    Gương mặt người luôn luôn biểu lộ sự bằng an, nở một nụ cười đầy phúc lạc, đôi mắt dịu hiền ưu ái:

    -Những thơ tín này từ Mỹ Châu đến; người vừa nói vừa chỉ những gói lớn trên bàn. Tôi giao dịch với nhiều hội tinh thần ở Mỹ, mà hội viên chú trọng đến pháp môn Yoga. Họ đã tìm lại xứ Ấn Độ, nhưng không đi nhầm đường như Kha Luân Bố ngày xưa. Tôi vui lòng giúp họ. Pháp môn Yoga, cũng như ánh nắng mặt trời, là sở hữu của tất cả mọi người. Điều mà các chân sư coi như cần thiết cho sự giải thoát cũng có giá trịở phương Tây. Cùng một tâm hồn, cùng một quan niệm nhân sinh như nhau, Đông Phương và Tây Phương sẽ phát triển như nhau nhờ ở phép tu giải thoát của pháp môn Yoga.

    Tu sĩ đưa cái nhìn yên lặng về phía tôi. Lúc đó tôi chưa hiểu những lời nói đó có tính cánh tiên tri như thế nào. Đến bây giò, trong khi viết những giòng chữ này, tôi mới hoàn toàn nhận định rõ ý nghĩ của những cách nói bóng gió đó, ám chỉ sứ mạng của tôi trong việc truyền bá sang Mỹ Quốc nền minh triết thâm sâu của Ấn Độ.

    -Bạch Tôn Sư, ngài nên viết một quyển sách về pháp môn Yoga để giúp ích cho đời.

    -Tôi chỉ dẫn các môn đồ. Họ và những đệ tử của họ sẽ là một bằng chứng linh động và có giá trị hơn một quyển sách, nó sẽ bị sừ phá hoại của thời gian và chịu những lời phên bình hẹp hòi nông cạn của người đời.

    Tôi còn ngồi một mình với tu sĩ cho đến khi các đệ tử tề tựu đến. Tu sĩ Bhaduri có một tài hùng biện lưu loát độc đáo nó làm cho cử tọa say mê. Ngồi nghe tu sĩ thuyết pháp mà có cảm giác như là những luồn sóng êm đềm đưa đẩy chúng tôi một cách nhẹ nhàng ra khỏi bến mê và lôi kéo chúng tôi đến bờ giác.

    Những môn đệ bước tới bỏ vài đồng rupees vào cái bao vải bên cạnh tu sĩ, trong khi tu sĩ đang ngồi thiền. Cử chỉ trọng vọng đó là một tập quán thông thường ở Ấn Độ, có ý nghĩa tượng trưng rằng người đệ tử từ bỏ mọi thứ của cải vật chất lại dưới chân Thầy. Một môn sinh lúc từ giã tu sĩ, nói một cách thán phục:

    -Bạch thầy, thật là kỳ diệu thay: Thầy đã từ bỏ sự giàu sang sung sướng để tìm Đạo và dạy cho chúng con sự Minh Triết!

    Người ta biết rằng tu sĩ Bhaduri lúc thiếu thời đã từ bỏ gia đình giàu có để theo con đường tu luyện pháp môn Yoga. Tu sĩ đáp:

    -Con đã nói trái với sự thật! Thầy bỏ có vài cuộn giấy bạc và những thú vui trần tục để chinh phục một niềm phúc lạc vô biên. So với cái kho tàng tâm linh quí báu này thì đó có thật là một sự hy sinh chăng? Trái hẳn lại, chính những người thế gian đã từ bỏ và hýinh những kho tàng tâm linh vô giá trên đường Đạo để chạy theo những của cải vật chất giả tạm, vô thường!

    Vị tu sĩ khất thực, áo quần rách rưới tả tơi, lại biến thành một phú ông tâm linh, còn người tỷ phú kiêu hãnh lại là một kẻ chịu pháp nạn mà không hề hay biết! Đó mới là một điều mâu thuẫn về sự dứt bỏ, hy sinh! Tu sĩ nói tiếp:

    -Thiêng Liêng lo cho tương lai của chúng ta một cách vô cùng minh triết và sáng suốt hơn là bất cứ một công ty bảo hiểm nào!

    Sau cùng lời kết luận của tu sĩ là một thông điệp đày đạo lý:

    -Thế gian dẫy đầy những kẻ băn khoăn chờ đợi một sự cứu giúp đến từ bên ngoài. Những tư tưởng đắng cay của họ hiện rõ trước mắt, không dấu được ai. Nhưng đấng tối cao đã ban cho con người từ thuở sơ sinh bầu không khí trong lành và nguồn sữa mẹ, chắc hẳn cũng lo liệu cung cấp mọi thứ nhu cầu hàng ngày cho những đứa con của ngài.

    Như thường lệ, sau giờ tan học, tôi vẫn đến tịnh thất của tu sĩ. Với một lòng ưu ái thầm lặng, tu sĩ đã giúp tôi đạt tới sự ngộ đạo trong cơn tham thiền.

    Về sau, các đệ tử thân tín của tu sĩ mới xây cất cho người một đạo viện mới gọi là Nagendra Math.

    Tôi xin kể lại đây những lời mà nhiều năm sau, tu sĩ Bhauri đã nói với tôi khi tôi gặp người lần cuối. Ít ngày trước khi tôi lên đường sang Mỹ Quốc, tôi đến từ giã tu sĩ và khiêm tốn quì dưới chân người để xin người ban ân huệ. Người nói:

    - Con hãy bình yên lên đường sang Mỹ Quốc. Nền minh triết của Ấn Độ sẽ là thần hộ mạng che chở cho con. Con có mang trên trán cái ấn chứng của sự thành công, các dân tộc ở nơi xa xôi kia sẽ dành cho con một sự tiếp đón nồng hậu.





    --- o0o ---
     
  11. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bậc chân sư Yogi Ấn Độ

    Người Con Yêu Của Phật Mẫu

    -Con hãy ngồi đợi một lát. Ta đang bận chiêm ngưỡng đức Phật Mẫu.

    Với lòng tôn kính, tôi yên lặng bước vào gian phòng và lấy làm ngạc nhiên trước tác phong hiền đức của Tôn Sư Mahasaya (vị này là đệ tử của đức Ramakrishna, khác với Lahiri Mahasaya đệ tử của đức Babaji). Với chòm râu bạc tráng và nhuyễn như tơ, đôi mắt lớn chiếu sáng ngời, người có vẻ như hiện thân của sự tinh khiết. Cái cầm ngẩng lên, hai bàn tay nắm chặt là dấu hiệu cho thấy rằng tôi đã gặp tôn sư giữa những cơn tham thiền.

    Những lời để tiếp đón giản dịđó gây cho tôi cái phản ứng mãnh liệt nhất mà tôi chưa từng cảm thấy bao giờ. Sự bi thảm lớn nhất của tôi là khi mẹ tôi qua đời, bây giờ cơn ray rứt vì chia ly với đức Phật Mẫu thiêng liêng làm cho tôi đau khổ vô ngần; tôi kêu khóc và nằm vật mình xuống đất. “Con hỡi, hãy bình tĩnh lại!” Tôn sư nói với lòng ưu ái và xúc động.

    Trong cơn bi thảm, tôi nắm lấy hai bàn chân của Tôn sư như người bị trôi giạt trên mặt biển vói lấy cái phao cứu mệnh.

    -Bạch Tôn Sư, xin tôn sư hãy cầu xin giúp cho con. Tôn Sư hãy hỏi đức Phật Mẫu xem con có thể được Ngài ban ân phúc hay chăng?

    Một lời hứa về sự yêu cầu này không phải dễ làm. Tôn Sư phải định tĩnh lại tinh thần. Tôi không nghi ngờ chút nào về việc đức Mahasaya có thể tiếp xúc với đức Quan Thế Âm (Đức Mẹ thế gian, tức phương diện mẫu nghi của Vũ Trụ, được người Ấn giáo tôn thờ dưới biểu tượng nữ thần Kali). Thật là một điều đáng buồn mà nghĩ rằng tôi mù quáng trước sự hiện diện của đức Phật Mẫu, trong khi Ngài xuất hiện ở gần bên tôi trước nhãn quang tinh khiết của tôn sư! Không chút hổ thẹn, tôi bám chặt lấy chân tôn sư; không màng để ý đến những lời quở trách nhẹ nhàng của tôn sư, tôi không ngớt khẩn cầu người hãy giúp tôi. Sau cùng, tôn sư bằng lòng với một nụ cười thương hại:

    -Ta sẽ chuyển đạt lời cầu xin của con lên đức Phật Mẫu.

    Những lời nói ấy có một hàm xúc rất mãnh liệt và nhiệm mầu đến nỗi trong giây phút tôi đã không còn cảm thấy đau đớn.

    -Bạch Tôn Sư, xin Tôn Sư hãy giữ lời hứa! Con sẽ trở lại ngay để biết kết quả.

    Lòng tôi tràn ngập một niềm trông đợi đầy hoan lạc, mặc dầu trước đó tôi đã khóc nức nở quên thôi.

    Tôi bước xuống cầu thang dài nhiều nấc và những kỷ niệm cũ đã trở lại với tôi. Chính tại ngôi nhà số 50 đường Amherst mà tôn sư Mahasaya hiện đang ở là nơi gia đình tôi cư ngụ trước kia; cũng tại đây là nơi mẹ tôi từ trần. Chính tại đây là nơi mà khi tôi còn thơ ấu, tôi đã trãi qua một cơn sầu khổ vì mất mẹ, và cũng chính tại đây mà ngày hôm nay, tâm hồn tôi bịđau khổ dày vò vì vắng bóng đức Phật Mẫu thiêng liêng... Kìa là những bức tường vô tri giác, những nhân chứng câm lặng đã chứng kiến sự tuyệt vọng thâm trầm sâu xa của tôi, và sự hồi phục sau rốt của tôi...

    Với bước đi nhanh nhẩu, tôi trở về nhà ở đường Gurpar Road. Tôi ẩn trú trong sự biệt lập của gác lầu nhà tôi để đắm chìm trong cơn thiền định cho đến mười giờ tối. Thình lình, một linh ảnh chóa mắt xé tan cái bóng tối ấm cúng của một đêm xuân Ấn Độ. Đức Phật Mẫu thiêng liêng xuất hiện trong một vầng hào quang rực rỡ chói lòa. Gương mặt ngài điểm một nụ cười dịu hiền, hiện ra với một vẻ đẹp khôn tả:

    -Mẹ vẫn luôn luôn thương con, và tình thương của Mẹ không bao giờ dứt!

    Giọng nói thốt ra với một thứ âm thanh của cõi trời, không hề nghe thấy ở trần gian, vang lên trong như tiếng bạc. Kế đó linh ảnh biến tan dần.

    Sáng hôm sau, khi mặt trời vừa ló dạng, tôi đã hối hả chạy đến nhà tôn sư Mahasaya. Tôi bước lên thang lầu của ngôi nhà cũ còn dấu vết những kỷ niệm đau buồn và bước vào phòng tôn sư trên tầng lầu thứ bốn. Cái nắm tay ngoài phòng có bọc một cái khăn vải, điều này chắc ngụ ý rằng tôn sư không muốn bị ai quấy rầy. Trong khi tôi đang đứng do dự ngoài cửa thì bàn tay khả ái của vị Tôn Sư đã mở cửa phòng. Tôi bèn quì xuống chân người. Tuy lòng tôi tràn đầy nỗi vui mừng, tôi cũng giả vờ nghiêm nét mặt để che dấu niềm phúc lạc thiêng liêng của tôi.

    -Bạch Tôn Sư, con biết rằng caon đến đây quá cớm để hỏi kết quả. Đức Phật Mẫu có trả lời cho con chăng?

    -À! Con láo thật!

    Tôn Sư không nói thêm một điều gì nữa. Dường như sự nghiêm trang giả tạo của tôi không làm cho người chú ý.

    -Tại sao con có vẻ bí mật và tránh né như vậy? Các tu sĩ há chẳng thường hay nói bằng những lời vắt tắt đó sao?

    Thấy tôi có vẻ lúng túng, tôn sư nói tiếp:

    -Con muốn thử ta chăng?

    Nhưng đôi mắt yên lặng của người tràn đầy một niềm thông cảm :

    -Ta có thể nói gì nữa chăng, ngoài những lời trấn an mà con đã nhận được của đức Phật Mẫu tối hôm qua lúc mười giờ?

    Tôn sư Mahasaya có cái bí quyết làm vơi bớt nỗi niềm tân sự tràn đầy của tâm hồn tôi; tôi bèn quì dưới chân người, nhưng lần này, tôi tuôn tràn giòng lệ vì quá sung sướng.

    -Con nghĩ rằng lòng sùng kính của con không làm cho đức Phật Mẫu cảm động hay sao, với tấm lòng từ bi ác ái vô lượng vô biên của ngài? Cái nguyên lý mẫu nghi của vũ trụ mà con đã tôn sùng dưới hình thức thiên liêng của đức Phật Mẫu không bao giờ làm ngơ mà không xúc động trước những lời cầu khẩn nhiệt thành của con!

    Tôn sư Mahasaya là ai mà mở lời cầu nguyện của người đều được đức Phật Mẫu chiếu cố và ban ân phước? Địa vị của người ở trên thế gian thật là khiêm tốn, cũng như tất cả những bậc hiền nhân thánh triết mà tôi đã biết. Tại tư gia của người Amherst, tôn sư Mahasaya có mở một lớp dạy các nam học sinh ban trung học. Người không hề thốt ra những lời nghiêm khắc; cũng không dùng những biện pháp trừng phạt hay luật lệ để giữ gìn kỷ luật. Do những lời giáo huấn của người không hề rút trong sách vở, mà tôn sư ban bố sự minh triết bằng tấm gương đạo hạnh hơn là bằng những giáo điều khô khan. Người đặt để trọn cả tâm hồn vào sự chiêm ngưỡng tôn sùng đứ Phật Mẫu nên không bắt buộc học trò phải biểu lộ sự tôn kính thầy dưới một hình thứ bề ngoài. Tôn Sư nói với tôi:

    -Ta không phải là Thầy của con. Thầy của con sẽ đến với con trong tương lai. Dưới sự chỉ dẫn của người, con sẽ đạt tới sự minh triết trên đường Đạo.

    Mỗi buổi chiều, tôi đều viếng tư thất của tôn sư. Sự có mặt của người là nguồn suối tâm linh dồi dào mà hàng ngày tôi tìm đến để thỏa mãn lòng khát khao đạo lý. Từ trước đế nay tôi không hề biết quì lạy ai với một tấm lòng sùng kính nhiệt thành như vậy. Bây giờ, tôi coi như một diễm phúc vô biên mỗi khi tôi có dịp đến ngồi bên cạnh người. Một hôm, tôi đến nhà tôn sư với một tràng hoa tươi.

    -Bạch Tôn Sư, đây là vòng hoa champak mà chính tự con đã kết lại để hiến dâng người.

    Tôi vừa nói vừa nân vòng hoa định quàng lên cổ tôn sư. Nhưng tôn sư tránh qua một bên, và từ chối sự lễ nghi trịnh trọng đó. Sau cùng, khi người thấy tôi bẽn lẽn, người mới nở một nụ cười bằng lòng:

    -Vì lẽ cả hai chúng ta đều tôn sùng đức Phật Mẫu thiêng liêng, bây giờ con có thể dùng tràng hoa để tô điểm cái thánh điện bằng xương thịt này, là nơi trú ẩn của Ngài.

    -Tánh chất tâm linh phong phú của người không có chỗ để dung nạp những lý do ích kỷ.

    -Ngày mai chúng ta hãy đến viếng đền Dakshineswar mà tôn sư ta đã thánh hóa một cách vĩnh viễn.

    Tôn Sư Mahasaya trước kia là đệ tử của bậc thánh sư Sri Ramakrishna.

    Sáng ngày hôm sau, chúng tôi xuống tàu đi một quãng đường dài bốn dặm trên sông Hằng. Chúng tôi vào đền thờ Phật Bà Quan Âm với tám mái bầu tròn nhô lên cao vút, tại đây tượng đức Phật Mẫu được dựng lên trên một hoa sen khổng lồ đúc bằng bạc với một nghìn cánh hoa, được chạm trỗ rất công phu và mài dũa sáng bóng. Đức Mahasaya đến chiêm ngưỡng một cách say sưa sùng kính đức Phật Mẫu thiêng liêng, lòng tôi tràn ngập một niềm kính yêu khôn tả.

    Đó là chuyến hành hương đầu tiên của tôi tại ngôi đền này. Tôn Sư giảng dạy cho tôi nghe ý nghĩa của đức Phật Mẫu, phương diện mẫu nghi của vũ trụ càn khôn, biểu tượng của lòng Từ Bi Bác Ái thiêng liêng.

    Một hôm tôn sư đưa tôn đế lớp học. Niềm vui của tôi bỗng bị che ám bởi một người quen cũ từ đâu xuất hiện thình lình và rót vào tai chúng tôi một câu chuyện dài tràng giang đại hải. Tôn Sư kề tai tôi nói nhỏ:

    -Ta thấy con không thích người này. Ta đã nói với đức Phật Mẫu thiêng liêng, ngài đã hiểu tình hình bí lối của chúng ta và hứa rằng khi chúng ta đi đến cái nhà ngói đỏ đằng kia, ngài sẽ làm cho y nhớ lại một chuyện gấp để y đi cho khuất mắt.

    Người bạn vô duyên kia mãi lo nói độc thoại huyên thuyên nên chẳng nghe thấy gì, còn tôi kiên nhẫn chờ và nhìn về phía căn nhà đỏ đằng trước. Khi chúng tôi vừa đến ngang qua cửa nhà sơn đỏ, ông bamn nói nhiều kia bỗng xoay gót trở lại và hối hả rút lui trong khi y nói chưa dứt câu, cũng không kịp chào từ giã. Chúng tôi thốt lên một tiếng thở dài nhẹ nhõm.

    Tôn Sư quàng tay trên vai tôi một cách thân mến:

    - Con có thích xem chớp bóng không?

    Câu hỏi đó làm cho tôi ngơ ngác. Tuy vậy, tôi cũng nhận lời vì tôi cảm thấy sung sướng được ở gần bên tôn sư bất cứ trong trường hợp nào. Chúng tôi rảo bước đi mau vào một công viên trước trường đại học Calcutta. Tôn Sư chỉ một cái ghế dài gần bên hồ nước:

    Chúng ta hãy ngồi đây trong giây lát. Thầy ta luôn luôn khuyên ta hãy ngồi thiền trước một hồ ao mặt nước phẳng lặng, nó gợi cho ta cái ý niệm yên tĩnh tuyệt đối của tính chất thiêng liêng.

    Kế đó, chúng tôi bước vao nhà giảng đường của trường đại học, tại đây đang có một cuộc thuyết trình về một đầu đề khoa học mà tôi nhận thấy vô vị và chán phèo, mặc dù có chiếu hình ảnh nhưng cũng vô phương vô vị không kém! Tôi thầm nghĩ: “Đây chắc là cuộc chiếu mà tôn sư đã nói lúc nãy.”

    Tuy tôi không thích nhưng tôi không muốn bày tỏ một cách quá bộc lộ sự chán ản của tôi, vì e làm mất lòng tôn sư. Nhưng tôn sư đã day qua phía tôi và kề vai nói nhỏ:

    -Ta thấy rằng con không ưa chiếu bóng này. Ta đã nói với đức Phật Mẫu thiêng liêng. Ngài cũng thông cảm với chúng ta và cho biết rằng điện sẽ tắt trong giây lát và đèn sẽ bật sáng lại khi chúng ta đã ra khỏi gian phòng này.

    Ngay khi đó, cả gian phòng bị đắm chìm trong bóng tối. Giọng nói vang rền của vị giảng sư ngưng bặt giữa sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, rồi tiếp tục: “Hệ thống giây điện trong phòng này chắc bị hỏng.” Tôn sư và tôi thừa dịp đó bèn đứng dậy bước ra khỏi cửa một cách an toàn. Ra ngoài hành lang, tôi quay lại nhìn thì thấy giảng đường lại bật đèn sáng trưng.

    -Con hỡi, buổi chiếu bóng này làm cho con thất vọng, nhưng ta sẽ cho con xem một cuộc chiếu bóng hoàn toàn khác hẵn.

    Lúc ấy chúng tôi đang đứng trên vĩa hè trước trường đại học. Tôn Sư lấy tay đặt nhẹ trên ngực tôi, ở ngay chỗ quả tim.

    Khi đó tôi cảm thấy một cơn im lặng lạ thường. Cũng như một cuốn phim chớp bóng nói, trở thành một cuốn phim câm khi hệ thống âm thanh bị hỏng, bàn tay sờ nhẹ của tôn sư, do một quyền năng nhiệm mầu nào đó, đã dẹp tan mọi tiếng động chung quanh tôi, làm cho tôi không còn nghe thấy gì nữa. Cảnh vật ngoài đường người đi bộ, xe điện, xe hơi, xe bò, xe ngựa với những bán xe niềng sắt di chuyển khắp nơi mà không có một tiếng vang. Dường như có nhãn quang thần thông, tôi nhìn thấy sự vật diễn ra đằng sau lưng tôi, và ở hai bên tôi cũng rõ ràng như trước mặt. Tất cả mọi hoạt động trong khu vực ấy của thành phố Calcutta diễn ra trước mắt tôi mà không có một tiếng độnh hay một giọng nói của một người nào. Cũng như ánh lửa than hồng còn le lói xuyên qua một lớp tro dầy phủ ở trên, một ánh sáng dịu mờ chiếu xuyên qua cái linh ảnh tổng quát của tôi.

    Thân thể tôi chỉ còn là một cái bóng giữa bao nhiêu những cái bóng khác, với sự khác biệt này là nó bất động, trong khi những cái bóng khác lưu thông, di chuyển qua lại không ngớt. Nhiều thanh niên trong số các bạn hữu của tôi đến gần tôi và đi qua mà không nhận ra tôi, tuy rằng họ dường như nhìn tôi thẳng vào tận mắt.

    Cái linh ảnh lạ lùng này làm cho tôi say sưa ngây ngất trong một niềm phúc lạc không thể tả nổi, cũng ví như tôi đã được uống suối cam lồ của cõi tiên giới. Thình lình tôi cảm thấy Tôn Sư Mahasaya lại vỗ nhẹ một lần nữa vào chỗ quả tim của tôi. Sự náo nhiệt ồn ào của đám quân chúng lại tràn vào cõi ý thức của tôi. Tôi lảo đảo vì bị lôi kéo một cách phủ phàng ra khỏi một cảnh mộng mê ly. Chén nước cam lồ đem niềm phúc lạc thần tiên lại một lần nữa lọt ra ngoài tầm tay của tôi. Tôn sư mỉm cười và nói:

    -
    Con hỡi, ta hy vọng rằng con đã thấy cuộc chiếu bóng sau này hạp với sở thích của con?

    Tôi sửa soạn cúi lạy dưới chân người. Người bèn phản đối:

    -
    Con không được làm thế. Con biết rằng con cũng là một thánh điện của vị Phật Tánh ngự bên trong! Ta không chịu để cho đức Phật Mẫu hạ mình làm lễ đối với ta qua sự trung gian của con!

    Lúc ấy nếu có ai nhìn thấy chúng tôi tránh né đám đông người, chắc sẽ nghĩ rằng chúng tôi đang say rượu. Tôi có cảm tưởng rằng thậm chí những bóng tối của ban đêm cũng say sưa mùi Đạo!

    Khi ánh bình minh vừa ló dạng, và bóng tối đã lui dần, một ngày mới xuất hiện đã lấy đi mất cái niềm phúc lạc say sưa của tôi trong đêm vừa qua. Nhưng cái kỷ niệm của tôn sư, người con yêu quí của đức Phật Mẫu thiêng liêng, không bao giờ mất trong lòng tôi.





    --- o0o ---​
     
  12. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bậc chân sư Yogi Ấn Độ

    Chương 8: Tôi Gặp Sư Phụ Sri Yuteswar


    “Đức tin nơi Thiêng Liêng có thể giúp ta làm nên mọi việc, trừ việc thi đậu mà không có học bài!” Tôi ngạo nghễ xếp lại quyển sách mà tôi đã giở ra trong một lúc nhàn rỗi và thầm nghĩ:

    -Sự dè dặt của tác giả này chứng tỏ sự hoàn toàn thiếu đức tin. Có lẽ y chú trọng thái quá đến việc thi cử.

    Tôi đã hứa với cha tôi là sẽ học cho hết chương trình ban Tú Tài. Tôi không tự hào là mình chăm học. Những tháng sau cùng, tôi thường đến ngồi suy tư ở những nơi vắng vẻ trên bờ sông Hằng thay vì đến lớp học.

    Khu đất dành cho việc hỏa táng xác chết, đặt biệt rùng rợn lúc ban đêm, có một sức hấp dẫn rất lớn đối với những tu sĩ Yogi. Người đi tìm chân lý, tìm cái tinh hoa của sự Bất Tử, ắt không cảm thấy ghê rợn trước những cảnh thây ma và sọ người. Tính chất vô thường của sự vật trần gian càng biểu lộ rõ hơn ở gần bên cảnh tượng rùng rợn của những đống xương tàn. Đó là bối cảnh của những cuộc đi chơi đêm của tôi, thật khác xa với lối tiêu khiển của bao nhiêu đứa học trò khác!

    Tuần lễ thi Tú Tài ở trường Trung Học đã sắp đến. Thời gian chờ đợi thật là một giai đoạn cực hình: Tâm trí tôi không hề được phút nào nghĩ ngơi. Trong những đêm làm bạn với xác chết và sọ người, tôi đã thu thập một kiến thức không có dạy ở nhà trường, nhưng còn thiếu cái quyền năng của tu sĩ Swami Pranabananda là phân thân để xuất hiện cùng một lúc ở hai nơi!

    -À! Mukunda! Mấy hôm nay, anh đi đâu mà biệt tích vậy? Một bạn học gọi tên tôi ngoài đường vào một buổi chiều.

    - À, Nantu, chào anh! Vì biệt tích nên bây giờ tôi mới nguy như thế này!

    Nantu là một học trò giỏi, y cười một cách thoải mái về sự thú nhận của tôi.

    -Tự nhiên là anh không đủ chuẩn bịđể ứng phó với những bài thi năm nay. Có lẽ tôi nên giúp anh.

    Những lời đó vang dội bên tai tôi như một lời hứa hẹn thiêng liêng. Tôi bèn hối hả đi đến nhà bạn tôi. Y chỉ dẫn cho tôi nghe một cách vắn tắt cách giải đáp những câu hỏi mà y cho rằng các giám khảo có thể đưa ra trong kỳ thi năm nay.

    Đó là những câu hỏi hóc búa mà họ sẽ dùng để hạ một số thí sinh. Anh hãy học kỹ những bài giải đáp của tôi, rồi anh sẽ trúng tủ!

    Đêm đã khuya khi tôi từ giã bạn tôi ra về. Sau khi đã tự nhồi sọ với những kiến thức mới đó, tôi nhiệt thành cầu nguyện sao cho tất cả những điều đó đừng tiêu tan như mây khói vào những ngày quyết định. Chương trình thi Tú Tài gồm nhiều môn học khác, nhưng trong khi vội vàng, Nantu đã quên môn Phạn Ngữ. Tôi cầu nguyện đấng Thiêng Liêng hãy giúp tôi vượt qua sự thiếu sót đó.

    Sáng ngày hôm sau, tôi đi bách bộ dạo chơi và ôn lại trong trí những bài giải đáp vừa học được. Khi tôi đi vào một đường nhỏ qua một khoảng đất trống, tôi thấy trên bãi cỏ có vài trang giấy có chữ in; tôi lượm lên xem thì đó là một bài văn thơ Phạn Ngữ cổ điển. Tôi bèn tìm một học giả hay chữ để giúp tôi bình luận về bài văn thơ này. Giọng ngâm nga phong phú của ông ta làm nổi bật những âm điệu và vần thơ bất hủ của thứ cổ ngữ này.

    Những câu thơ đặc biệt này chắc sẽ không phải là đầu đề thi năm nay! Nhà học giả nói với một nụ cười hoài nghi.

    Tuy vậy, sự hiểu biết tường tận, dầu chỉ có một bài thơ duy nhất, đã giúp cho tôi vượt qua bài thi Phạn Ngữ trong ngày hôm sau. Sự chỉ dẫn của Nantu cũng giúp tôi có một số điểm trung bình về những môn học khác.

    Cha tôi lấy làm sung sướng mà thấy rằng tôi đã giữ đúng lời hứa. Tôi biết ơn Thượng Đế đã giúp tôi qua sự trung gian của Nantu và đã khiến cho tôi đi rẽ qua con đường tắt trên mảnh đất hoang có rải rác giấy tờ vụn vặt. Như vậy Ngài đã hai lần che chở cho tôi.

    Quyển sách mà tác giả đã phủ nhận quyền năng thiêng liêng đối với vấn đề thi cử, lại hiện ra trước mắt tôi. Tôi mỉm cười và thầm nghĩ, “Y sẽ phân vân đến đâu nếu tôi cho y biết rằng sự tham thiền giữa những thây ma nơi nghĩa địa đã giúp cho tôi thi đậu tú tài!”

    Với tư cách một cậu tú tài tân khoa, tôi có thể chuẩn bịđể công khai rời khỏi gia đình. Sau khi hội ý với Jitendra Mazumdar, tôi quyết định đến một đạo viện Sri Bharat Kharma Mahamandal ở Banaras để theo một khóa huấn luyện tâm linh.

    Tuy nhiên tôi cảm thấy nghẹn ngào khi nghĩ đến việc chia ly với gia đình. Từ khi mẹ tôi qua đời, tôi cảm thấy nẩy nở một tình thương đậm đà đối với hai em trai tôi là Sanada và Bishnu. Tôi bèn lui vào nơi ẩn trú của tôi trên gác lầu, là chỡ tôi vẫn công phu tham thiền hàng ngày. Tôi khóc thật lâu và sau cùng tôi cảm thấy có một sự thay đổi diệu huyền trong người tôi, dường như dưới ảnh hưởng của một mãnh lực vô hình nào. Sợi dây trói buộc của tình thương gia đình bị bẻ gãy. Quyết định xuất gia tầm đạo của tôi đã trở nên cứng rắn không sao lay chuyển. Tôi lo hoàn tất việc chuẩn bị lên đường.

    Cha tôi bằng lòng cho tôi ra đi một cách luyến tiếc. Tôi hối hả lên đường để đúng hẹn với Jitandra, y đã có mặt tại đạo viện Banaras. Khi tôi đến nơi, tu sĩ Đayananda, vị sư tưởng hãy còn trẻ, tiếp đón tôi một cách nồng hậu. Tác cao, hơi gầy, vẻ mặt suy tư trầm tĩnh, tu sĩ gây cho tôi một ấn tượng tốt lành. Gương mặt khôi ngô của tu sĩ phảng phất những nét giống như đức Phật.

    Tôi lấy làm sung sướng mà thấy rằng nơi tư thất mới của tôi có một cái gác nhỏ ở đó mỗi buổi sáng tôi có thể tham thiền trong vài giờ. Những đệ tử trong đạo viện không quen thực hành môn thiền định, bèn quyết định giao cho tôi một công việc tổ chức. Họ khen tặng tôi về công việc mà tôi làm ở văn phòng mỗi buổi chiều. “Huynh không nên nhập Niết Bàn quá sớm!” một bạn đồng môn nói với tôi khi tôi rút lui lên gác. Tôi bèn đến gặp tu sĩ Dayananda trong am thất nhỏ của người, có cửa sổ nhìn xuống sông Hằng:

    -Thưa sư trưởng, tôi không hiểu ở đây người ta muốn tôi phải làm gì. Tôi đang công phu để đạt tới Đạo một cách trực tiếp. Không được như vậy, thì không một địa vị, một tín ngưỡng, một sứ mạng nào có thể làm tôi được thỏa mãn.

    Vị sư trưởng mặc áo vàng sậm vỗ nhẹ lên vai tôi một cách thân mật. Người rầy một cách nhẹ nhàng một vài đệ tử đang đứng gần bên:

    -Hãy để yên Mukunda! Y sẽ quen dần với lối sống ở đây.

    Tôi nén lòng một cách lễ phép để khỏi nói rằng tôi lấy làm ngờ về việc đó! Những đệ tử rời khỏi phòng, không để ý bao nhiêu đến lời khiển trách vừa rồi. Tu sĩ Dayananda nói với tôi:

    -Mukunda, cha em gửi tiền cho em đều đều. Em hãy gửi trả về nhà, vì ở đây em không cần tiền. Một điểm kỷ luật khác là vấn đề ăn uống; khi em đói em hãy đừng để cho người ngoài nhìn thấy!

    Tôi không biết bề ngoài tôi có lộ vẻ đói hay không. Nhưng điều mà tôi biết quá rõ, ấy là tôi đói. Ở đạo viện buổi cơm đầu tiên dịon ra vào lúc giữa trưa; ở nhà tôi vẫn có thói quen ăn một bữa thịnh soạn lúc chín giờ sáng.

    Khoảng sai biệt ba tiếng đòng hồ đó càng ngày càng trở nên không chịu nổi! Còn đâu những vàng son ở Calcutta, khi đó tôi có thể quở trách người đầu biếp vì dọn cơm trễ có mười phút! Có một lần, vì muốn tự chủ trong sự ăn uống, tôi tập nhịn đói hai mươi bốn giờ. Tôi càng chờ đọi một cách nôn nao hơn đến trưa ngày hôm sau.

    -Chuyến xe lửa của sư trưởng Dayananda bị trễ giờ; chúng ta sẽ đợi sư trưởng về mới ăn!

    Jitendra đem đến cho tôi cái tin chẳng lành đó. Sư trưởng đi vắng hai tuần nay, để tiếp đón người một cách lễ phép, các đệ tử đợi đến lúc người về đến mới dọn cơm cùng ăn. Mùi hương vịđồ ăn ngào ngạt bay qua lỗ mũi tôi. Tôi phải nằm đo ván để chịu đựng cơn nhịn đói kéo dài vô tận. “Cầu xin Thượng Đế khiến cho xe lửa về sớm.”

    Tôi nghĩ rằng lời ngăn cấm của tu sĩ Dayananda bảo tôi đừng lộ vẻ đói ra noài chắc sẽ không áp dụng đối với Thượng Đế! Tuy nhiên, ngài vẫn không đáp ứng lời cầu nguyện của tôi, vì trời đã về chiều. Màn đêm đã rơi xuống khi sư trưởng bước vào cửa đạo viện; tôi tiếp đón người với một hy vọng tràn trề.

    “Sư trưởng còn đi tắm và tham thiền xong ,chúng ta mới khởi sự ăn,” đó là lời thông báo của Jitendra, sứ giả của tai họa.

    Tôi sắp sửa thấy khó chịu trong mình. Cái bao tử còn non nớt vủa tôi không quen chịu nhịn ăn, cồn cào kêu đói. Những cảnh chết đói rùng rợn lởn vởn trong trí tôi. Tôi thầm nghĩ, “Nạn nhân đầu tiên của nạn chết đói sắp đến tại Banaras chắc sẽ là tôi!” Cái cực hình đó chỉ chấm dứt vào lúc đồng hồ gõ đúng chín giờ. Than ôi! Buổi cơm tối hôm đó hãy còn ghi dấu trong ký ức như một trong những giờ phút tốt đẹp nhất của đời tôi!

    Tôi ăn bằng bốn người, và nhận thấy rằng vị tu sĩ Dayananda ăn uống một cách uể oải vô tâm.

    -Thưa Sử Trưởng, Sư Trưởng không đói sao? Tôi hỏi tu sĩ sau khi ăn uống no lòng, bước vào phòng của người.

    -Có chứ! Tôi không ăn uống gì cả trong bốn ngày qua. Tôi không bao giờ ăn trên xe lửa, vì ở đó đầy những rung động nặng nề sấu xa của kẻ phàm tục. Tôi triệt để tuân theo những qui luật của giòng tu của tôi. Tôi bị bận rộn vì nhiều vấn đề tổ chức, nên chiều nay tôi chỉăn uống sơ sài. Nhưng không sao, ngày mai tôi sẽ ăn cẩn thận.

    Tu sĩ nói xong bèn cười một cách thoải mái.

    Tôi lấy làm hổ thẹn thầm trong bụng. Nhưng trọn một ngày chịu cực hình không thể nào quên được một cách dễ dàng; tôi đánh bạo đưa ra một câu hỏi cuối cùng:

    -Thưa Sư Trưởng, tôi có sự nghi ngờ. Nếu theo lời dặn của Sư Trưởng tôi không đòi ăn uống khi đói bụng, và nếu không ai mời tôi ăn chắc là tôi sẽ chết đói.

    -
    Chừng đó, em hãy chịu chết!

    Những lời nói đó có tác fụng như tiếng quất của ngọn roi da.

    -
    Chừng đó, Mukunda, em hãy chết, nếu cần! Em đừng bao giờ nghĩ rằng em sống không phải nhờ Thượng Đế, mà chỉ nhờ ở đồ ăn! Đấng Thiêng Liêng đã ságn tạo ra đồ vật thực và đã cho chúng ta biết đói bụng, chắc hẵn là sẽ lo chu đáo cho chúng ta khỏi phải thiếu thốn điều gì. Em đừng nghĩ rằng cơm gạo ban cho em sự sống và tiền bạc hay người đời có thể nuôi dưỡng em được. Họ có thể nuôi em sống được chăng nếu Thượng Đế thu hồi lại ở nơi em hơi thở của sự sinh tồn? Họ chỉ là những khí cụ thụ đọng của Ngài mà thôi. Em có thể bắt buộc cái bao tử tiêu hóa đồ ăn tùy theo ý muốn được chăng? Em hãy

    suy nghic kỹ, Mukunda, để nhận thấy cái Nguyên Lý độc nhất ở bên ngoài cái hiện tượng biến hóa vô cùng tận.

    Những lời nói cương nghị này làm cho tôi cảm thấy lạnh tê người. Thế là cái thành kiến cố hữu cho rằng thể xác thắng đoạt được tinh thần không còn đứng vững. Thỉnh thoảng, tôi đã có dịp thưởng thức cái thú vị về sự độc lập huyền diệu của Tinh Thần. Trong bao nhiêu thành phố mà tôi đi ngang qua suốt cuộc đời luôn luôn di chuyển không ngớt của tôi, tôi đã có dịp nhận xét thấy cái hiệu lực của bài học ấy, mà tôi đã thọ lãnh trong một đạo viện ở Banaras!

    Món của cải duy nhất mà tôi đem theo từ Calcutta là cái linh vật hộ phù bằng bạc của vị tu sĩ thánh đức, mà mẹ tôi đã để lại cho tôi. Tôi đã giữ gìn nó kỹ lưỡng trong nhiều năm và bây giờ nó được cất giữ dính đáo trong phòng tôi.

    Một buổi sáng, tôi mở cái nắp hộp để ngắm nhìn nó. Những ổ khóa đều còn nguyên vẹn, nhưng món linh vật đã biến mất. Buồn rầu, tôi xé cái vỏ bọc ngoài của nó và biết rằng nó đã không cánh mà bay, đúng như lời tiên tri của vị tu sĩ đã làm cho nó xuất hiện từ lúc đầu.

    Sự giao thiệp của tôi với những đệ tử của tu sĩ Dayananda càng ngày càng trở nên căng thẳng. Sự tự do của tôi làm phật lòng đến cả vị sư trưởng. Sự áp dụng giờ giấc tham thiền quá chặt chẽ của tôi, nó vốn là cái lý tưởng vì đó mà tôi rời khỏi gia đình, đã đem đến cho tôi những sự chỉ trích nặng nề từ mọi giới.

    Đau lòng, một hôm tôi quyết định cầu gnuyện cho đến khi tôi được một sự trả lời. “Hỡi đức Phật Mẫu đại từ bi của Vũ Trụ, xin Ngài hãy dạy con tánh chất từ bi của ngài qua những linh ảnh, hay qua một vị tôn sư mà Ngài sẽ gửi đến con!” Tôi khóc và nguyện cầu rất lâu, giờ khắc vẫn trôi qua mà tôi không nhận được một sự trả lời. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy như bị lôi cuốn thể xác lẫn linh hồn, lên tận những cõi giới cao siêu huyền diệu.

    -Tôn sư con sẽ đến trong ngày hôm nay!

    Giọng nói ấy, một giọng nói thanh tao của phái nữ với những âm điệu của cõi trời, dường như vọng đến từ khắp nơi và cũng không từ nơi nào.

    Cái kinh nghiệm siêu linh đó bị gián đoạn bởi một tiếng kêu lanh lảnh; một đệ tử trẻ ten Habu gọi tôi từ sau bếp ở tầng dưới:

    -Mukunda! Thôi đừng tham thiền nữa! Người ta cần anh đi chợ mua đồ.

    Nếu trong trường hợp khác, tôi đã phản ứng kịch liệt. Nhưng không hiểu sao lúc ấy, tôi lấy khăn lau nước mắt và lẳng lặng nghe theo. Habu và tôi bước ra cửa đi về phía một chợ ở xa, trong khu vực Bengali của thành Banaras. Mặt trời nóng gắt của Ấn Độ chưa lên đến tột đỉnh, chúng tôi đã mua xong những đồ vật dụng cần thiết và vạch một con đường đi xuyên qua một đám rừng người đông đảo; những đàn bà nội trợ chen lẫn những tăng lữ, hướng dẫn viên du lịch, quả phụ ăn mặc nâu sòng, người Bà La Môn, người hành khất, và bò... Khi đi qua một con đường nhỏ hẹp có vẻ nghèo nàn, tôi quay đầu lại và nhìn thấy một người có vẻ giống như Chúa Giê Su, mặc áo màu vàng sậm của giới tu sĩ và đứng ở phía đầu đường. Người ấy trông dường như một người quen cũ, khiến tôi càng chú ý nhìn kỹ. Bỗng nhiên một sự nghi ngờ xâm chiếm lấy tôi và tôi tự chủ, “Có lẽ mình lầm người tu sĩ này với một người nào khác. Thôi ta đi!”
     
  13. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bậc chân sư Yogi Ấn Độ

    Mười phút trôi qua, tôi cảm thấy hai chân tôi nặng như chì, dường như chúng đã trở thành đá và không còng tuân theo ý muốn của tôi. Tôi thử quay lại thì hai chân tôi đi được như thường. Tôi lại thử tiến bước theo lối đi ngược chiều thì hai chân tôi lại nặng như chì, không thể cử động.

    “Vị tu sĩ hấp dẫn tôi đến với người bằng một thứ mãnh lực từ điển nào đó.” Với cái ý nghĩ đó trong trí, tôi giao những gói đồ cho Habu; y đã quan sát những cử chỉ của tôi một cách ngạc nhiên, sau cùng y bật cười:

    -Anh làm gì vậy? Chắc anh điên rồi!

    Trí óc huyên náo của tôi lúc ấy làm cho tôi không màng đáp lại. Tôi quay đầu trở lại và lẳng lặng noi theo con đường nhỏ hẹp mà tôi đã đi qua. Gần đến đầu đường, tôi nhận thấy gương mặt trầm lặng ấy đang nhìn chăm chú về phía tôi. Chỉ còn vài bước nữa và tôi đã quì mọp dưới chân người.

    -Kính lạy sư phụ!

    Gương mặt thiêng liêng ấy không gì khác hơn là gương mặt đã từng xuất hiện trong vô số những linh ảnh của tôi. Đôi mắt yên tĩnh, cái đầu tóc dài dợn sóng xỏa xuống vai như đầu sư tử và bộ râu ngắn vuốt nhọn dưới cằm, chính gương mặt ấy đã chinh phục tôi trong những cơn linh ảnh mê ly, nó tượng trưng một sự hứa hện nào đó mà tôi không hoàn toàn hiểu rõ ý nghĩa.

    -Con đây rồi, con đã đến!

    Sư phụ tôi lập lại câu ấy bằng tiêng Bengali (thổ ngữ tỉnh Bengale, miền Đông Ấn), giọng nói hơi rung vì cảm động:

    -Ta đã đợi con từ bao nhiêu năm nay!

    Kế đó là một cơn yên lặng kéo dài, trong lúc ấy những lời nói cũng bằng thừa. Một nhạc khúc du dương không lời đang vang lên trong lòng của vị tôn sư và đệ tử. Một tiếng nói trong nội tâm bảo cho biết rằng Sư Phụ đã đắc Đạo và có thể dắt dẫn tôi đến chân lý. Những sự vô minh đen tối của dĩ vãng đã tiêu tan trước ánh bình minh mới ló dạng trong cuộc đời tôi, tự nó cũng đã xuất hiện từ một tiền kiếp xa xăm nào. Dĩ vãng, hiện tại, tương lai, chỉ là một cuộc tuần hoàn tiếp diễn vô tận. Đây không phải là vầng Mặt Trời đầu tiên đã chứng kiến việc tôi ngồi dưới chân thiêng liêng của người!

    Bàn tay trong bàn tay, Sư Phụ dắt tôi đến nơi am thất tạm thời của người ở khu Rana Mahal tại Banaras. Người đi với những bước đi chắc chắn. Cao lớn và lưng thẳng, tuy đã có đến năm mươi lăm tuổi đời vào thời kỳ đó, người vẫn nhanh nhẹn và lực lưỡng như một thanh niên. Đôi mắt đen sậm, lớn và đẹp, chiếu sáng ngời ánh mắt minh triết. Những lọn tóc dài hơi xoắn tròn to tô điểm gương mặt cao quí của người. Nơi người, sức mạnh đi đôi một cách điều hòa với sự dịu dàng.

    Khi chúng tôi đi đến nơi sân thượng của một ngôi nhà trổ ra phía bờ sông Hằng, Sư Phụ nói với một giọng ưu ái:

    - Ta cho con cái đạo học viện này và tất cả những gì ta sở hữu.

    -Bạch sư phụ, con đi tìm sự Minh Triết và ước mong đạt tới chân lý. Đó là những kho tàng mà con đang thèm muốn nơi Sư Phụ!

    Bóng hoàng hôn qua mau ở Ấn Độ đã sắp tàn, khi sư phụ lại nói tiếp, đôi mắt người phản chiếu một tình thương rộng rãi vô biên:

    -Ta cho con tất cả tình thương của ta, và không điều kiện.

    Đó là những lời vô cùng quí báu! Một phần tư thế kỷ trôi qua trước khi Sư Phụ nói lại một lần nữa với tôi về tình thương của người.

    -Để đáp lại, con có cho ta cái tình thường cũng vô điều kiện đó không?

    -Bạch sư phụ, con xin kính yêu Sư Phụ mãi mãi!

    -Tình của thế gian vốn ích kỷ và bắt nguồn từ những ham muốn và thỏa mãn dục vọng. Tình thiêng liêng, vốn cho ra không điều kiện, là vô giới hạn và không thay đổi. Tâm hồn con người khi được tiếp xúc với tình thiêng liêng ấy, sẽ vĩnh viễn trở nên siêu thoát.

    Kế đó, người đứng dậy và đưa tôi vào một gian phòng. Chúng tôi ăn xoài và bánh ngọt hạnh nhân, trong khi đó Sư Phụ lái câu chuyện để thăm dò tâm hồn của tôi. Tôi rất thán phục về sự minh trết hòa lẫn với đức khiêm tốn của người.

    -Con đừng buồn về việc cái linh vật hộ phù đã biến mất, vì nó đã hoàn tất sứ mạng của nó.

    Sư phụ tôi, chẳng khác như tấm gương thiêng liêng, đã phản ảnh trọn cả cuộc đời tôi.

    -Bạch Sư Phụ, sự hiện diện của Sư Phụ là một ân huệ nó bù lại gấp bội phần sự thất lạc đó. Đã đến lúc con cần thay đổi không khí, vì con cảm thấy không vui trong cái đạo viện này.

    Tôi không nói gì về dĩ vãng của tôi, vả lại điều đó cũng là thừa. Tôi hiểu rằng với đức giản dị và khiêm tốn, Sư Phụ không hề muốn thấy tôi thán phục cái nhãn quang siêu linh của người.

    -Con phải trở về Calcutta. Tại sao con lại đặt gia đình ra ngoài tình thương của con đối với toàn thể nhân loại.

    Lời đề nghịđó làm tôi không vui. Gia đình đã tiên sự trở về của tôi, tuy tôi vẫn dửng dưng trước những lời kêu gọi khẩn thiết trong các bức thư của nhà gửi cho tôi. Ananta, anh cả tôi, đã tuyên bố: “Chúng ta hãy để cho con chim non vỗ cánh tung bay trên những từng trời triết lý siêu hình. Rốt cuộc nó sẽ mệt mỏi và sẽ khiêm tốn bay trở về tổ ấm gia đình.”

    Những lời nói khiêu khích này hãy còn vang dội trong ký ức của tôi, tôi cương quyết không chịu trở về Calcutta.

    -Bạch Sư Phụ, con không trở về nhà. Nhưng con sẽ theo Sư Phụ khắp mọi nơi. Xin Sư Phụ cho con biết quý danh và địa chỉ.

    -Ta là tu sĩ Swami Sri Yukteswar Giri. Đạo viện chính của ta ở Serampore, đường Rai Ghat Lane. Ta chỉở đây có vài ngày để thăm viếng mẫu thân.

    Tôi thầm nghĩ:

    -Thiên ý thật là một điều bí hiểm khôn lường! Serampore chỉ cách Calcutta có độ mười hai dặm đường; tuy vậy để cho cuộc gặp gỡ của chúng tôi được thực hiện, chúng tôi phải đến tận nơi thánh địa Kashi (Banaras), là nơi được thánh hóa bởi kỷ niệm của đức Lahiri Mahasaya. Chính đức Phật, đức Shankaracharya, và những bậc hiền nhân thánh triết khác của Ấn Độ cũng đã đặt gót chân lên Banaras và làm cho thành phố ấy trở nên bất tử!

    -Con hãy đến với ta trong bốn tuần lễ.

    Lần đầu tiên, Sri Yukeswar nói với một giọng nghiêm khắc.

    -Ta đã bày tỏ tình thương bất diệt và niềm vui của ta khi ta tìm thấy con, và bởi đó mà con đã cải lời ta. Lần tái ngộ sau này con phải làm sao cho ta lại chú ý đến con. Ta rất nghiêm khắc trong việc chọn lựa đệ tử; họ phải tuyệt đối tuân theo kỹ luật tâm linh của ta.

    Tôi giữ một sự im lặng kéo dài. Sư Phụ đoán biết dễ dàng sự khó nghĩ của tôi.

    -
    Con sợ về gia đình sẽ bị gia đình chế diễu chăng?

    -
    Con sẽ không trở về nhà.

    -
    Con phải trở về trong ba mươi ngày.

    -Bạch Sư Phụ, không khi nào!

    Tôi kính cẩn quì xuống chân Sư Phụ và từ biệt mà không nói gì thêm để làm dịu bầu không khí căng thẳng. Vừa bước chân ra đi trong đêm tối, tôi vừa tự hỏi tại sao sự gặp gỡ huyền diệu đó lại kết thúc bằng một điểm không vui? Sự tương đối ảo ảnh (maya) ở cõi thế gian luôn luôn pha lẫn lộn cái vui với cái buồn. Trí óc còn non nớt của tôi chưa đủ tinh luyện thuần thục để chịu nép mình dưới uy quyền của một vị tôn sư.

    Sáng ngày hôm sau, tôi nhận thấy rằng sự thù nghịch của các bạn đồng môn trong đạo viện đối với tôi đã tăng gia rõ rệt; mỗi ngày, tôi đều bịđụng chạm với họ một vài lần. Sau đó ba tuần lễ, tu sĩ Dayananda rời đạo viện để di dự một phiên họp tại Bombay. Sự thù nghịch của cả đạo viện bèn có dịp đổ dồn lên đầu tôi:

    -Mukunda là một kẻăn bám, y chịu sự nuôi dưỡng của đạo viện mà không đóng góp phí tổn!

    Nghe nói vậy, lần đầu tiên mới hối tiếc là đã tuân lệnh của sư trưởng và gởi tiền trả lại cho cha tôi. Buồn rầu, tôi mới tìm gặp Jitendra, bạn duy nhất của tôi và nói:

    -
    Tôi đi đây. Anh hãy vui lòng chuyển đạt sự hối tiếc và lời chào kính cẩn của tôi cho sư trưởng khi người trở về.

    -
    Tôi cũng sẽ đi! Những công phu thiền định của tôi cũng bị ngăn trở và chỉ trích giống như trường hợp của anh. Jitendra than thở. Tôi vừa gặp một hiền giả lạ chưa từng có. Chúng ta hãy đến gặp người tại Serampore.

    Nhân dịp đó, con “chim non” sửa soạn vỗ cánh bay về miền đông, gần bên Calcutta.



    --- o0o ---​
     
  14. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các bậc chân sư Yogi Ấn Độ

    Chương 9:Một Chuyến Du Lịch Không Tốn Tiền

    “Em sẽ làm gì, Mukunda, nếu cha không chia phần gia tài cho em. Em đã lãng phí cuộc đời một cách vô lý!” anh cả tôi rầy tôi một ngày nọ.

    Sau cuộc hành hương tại Banaras vừa rồi, Jitendra và tôi liền đến nhà Ananta, anh tôi vừa được thuyên chuyển từ Calcutta đến thành phố cổ kính Agra. Banh tôi làm chuyên viên kế toán cho Công Ty Hỏa Xa Bengale Nagpur.

    -Ananta, anh biết rằng em không trông mong gia tài nào khác hơn là của Thượng Đế!

    -Tiền bạc trước đã, rồi sau mới tới Thượng Đế! Biết đâu cuộc đời còn dài!

    -Thượng Đế trên hết! Tiền bạc là do Ngài mà có. Biết đâu cuộc đời rất ngắn ngủi!

    Câu trả lời của tôi chỉ là ứng khẩu trong một lúc và không có ngụ ý một sự tiên tri nào. Tuy nhiên cuộc đời của Ananta đã sắp kết liễu vì anh ta từ trần sau đó có vài năm, để bước vào một cõi giới mà tiền bạc không còn giá trị gì nữa.

    -Cái triết lý đó chắc hẵn là em mới học được ở đạo viện, phải chăng? À, tuy vậy em lại rời bỏ Banaras.

    Một sự khoái trá chiếu sáng trong đôi mắt của Ananta; anh ta vẫn nuôi hy vọng đem tôi trở về với gia đình.

    -Không phải là vô ích mà em sống tại Banaras! Em đã tìm thấy tại thành phố đó tất cả những gì mà lòng em ngưỡng mộ. Tuy vậy, đó không phải là nhà học giả có thần nhãn, hay con trai ông ta!

    Ananta, cười lớn về câu chuyện kỷ niệm đó; anh ta phải nhìn nhận rằng nhà học giả nọ chỉ là một kẻ có nhãn quang tầm thường!

    -Chương trình em hiện giờ như thế nào, hỡi nhà tu sĩ đi ta bà?

    -Jitendra đang rủ em đi Agra để viếng thăm lăng tẩm Taj Mahal. Sau đó chúng em sẽ đến viếng một vị tôn sư mà em vừa mới gặp, vị này có một đạo việng ở Serampore.

    Ananta lo sắp đặt mọi thứ tiện nghi cho chúng tôi tạm trú trong nhà. Tối hôm đó, tôi nhiều lần bắt chợt anh ta ngắm nhìn tôi một cách nghĩ ngợi suy tư. Tôi thầm nghĩ rằng cái nhìn đó hẳn là có ngụ ý gì, chắc là anh ta đang mưu toan một việc gì đây.

    Lời giải đáp đã đến ngay sáng ngày hôm sau, vào giờ ăn điểm tâm.

    -Như vậy là em không thèm hưởng phần gia tài của cha?

    Ananta giả vờ lấy một điệu bộ vô tư để nối lại câu chuyện ngày hôm trước. Tôi đáp với một giọng cương quyết:

    -Em ý thức rằng em chỉ trông cậy nơi một mình Thượng Đế mà thôi.

    - Nói thì dễ! Cuộc đời sẽ chứng minh cho em biết trái ngược lại. Nếu em bị dồn vào một tình thế nguy cấp không ai giúp đỡ mà chỉ trông cậy vào Thượng Đế thì em sẽ phải đi ăn mày!

    -Không khi nào! Không bao giờ em ngửa tay đi xin, khi mà Thượng Đế có hàng nghìn cách để bảo dưỡng cho những đứa con của Ngài, để cho họ không cần phải ngữa tay xin ăn!

    -Điều đó chỉ là lý thuyết. Nếu anh thách đố em đem những lý thuyết đó ra thực hành, em có dám không?

    -Em nhận cuộc thách đố! Quyền năng của Thượng Đế vốn vô biên.

    -Để rồi xem. Ngày hôm nay, em sẽ có dịp xác nhận hay bác bỏ điều anh vừa nói.

    Ananta ngừng một lúc rồi nói tiếp với một giọng trầm và gằng từng tiếng:

    -Anh định gửi em và bạn em Jitendra đi đến Brindaban, thành phố ở gần đây. Hai em sẽ lên đường mà không có một đồng rupee nào, không được xin ăn hoặc xin tiền ở dọc đường hoặc tiết lộ việc thách đố này cho một người nào biết. Các em cũng không được nhịn đói hay thất cơ lỡ vận ở Bridaban. Nếu sau khi đã thực hiện tất cả những điều kiện đó mà các em trở về nhà anh trước nửa đêm, thì chừng đó anh sẽ là người ngạc nhiên nhất của thành phố Agra này!

    -Em nhận cuộc thử thách! Tôi nói không chút do dự.

    Như một tia chớp, hiện ra trong trí tôi tất cả những ân huệ tốt lành mà tôi đã được hưởng qua sự can thiệp của Thiêng Liêng; một lần được chữa khỏi bệnh thời khí một cách mầu nhiệm do bức chân dung của đức Lahiri Mahasaya; hai con diều giấy bắt được ngay tại trước mắt Uma do sự cầu nguyện Phật Mẫu tại Lahore; món linh vật an ủi lọt vào tay tôi những giờ tuyệt vọng; thông điệp quyết định của vị tu sĩ lạ mặt ở Banaras, gần nhà của vị học giả Phạn ngữ; cái linh ảnh đức Phật Mẫu, những lời nói từ bi của ngài, sự cầu nguyện đức Phật Mẫu giùm cho tôi qua sự trung gian của đức Mahasaya; sự trợ giúp vào giờ chót trong cuộc thi tú tài; và sau cùng, sự gặp gỡ đức Sư Phụ mà tôi thường thấy trong giấc mộng... Bởi đó, tôi sẽ không bao giờ nhìn nhận rằng những lý thuyết của tôi sẽ tiêu tan khi bị đụng chạm với sự thật phủ phàng!

    -Thiện chí của em thật đáng khen!

    Anh cả tôi quay lại phía Jitendra, lúc ấy đang trố mắt nhìn chúng tôi, miệng há hốc:

    -Còn em nữa, em sẽ đi theo làm chứng và cũng làm nạn nhân luôn thể!

    Nửa giờ sau, Jitendra và tôi mua vé xe lửa đi Brindaban. Trong một góc hẻo lánh của nhà ga, Ananta lục soát mình chúng tôi rất tỉ mỉ và lấy làm hài lòng mà thấy chúng tôi không có đem theo tiền bạc, ngoài một cái chăn vận ngang lưng!

    Jitendra nhận thấy rằng vấn đề đức tin lấn lướt quá nhiều trên lãnh vực tài chánh, bèn nói:

    -Ananta, ít nhất anh hãy đưa cho tôi vài rupees để tôi có thể gọi điện thoại về nhà khi có việc cấp bách.

    - Jitendra! Tôi kêu lên vói một giọng trách móc. Tôi sẽ từ chối không chịu nhận cuộc thử thách này nếu anh đem theo dẫu rằng chỉ có một xu!

    -Tiền bạc kêu rổn rảng trong túi sẽ có tác dụng chấn an tinh thần!

    Bạn tôi nói xong liền im bặt khi thấy tôi nhìn y với một vẻ mặt nghiêm khắc.

    -Mukunda, em đừng cho rằng anh quá tàn nhẫn trong cơn thử thách này.

    Ananta hơi dịu giọng. Có lẽ anh ta cảm thấy hối hận, hoặc vì chuyện gửi hai thanh niên không tiền bạc đi đến một thành phố xa lạ, hoặc vì anh ta thiếu hẳn đức tin. Anh ta nói:

    -Nếu do sự may mắn, hoặc do ân huệ thiêng liêng là em thắng cuộc thách đố ở Brindaban, thì anh hứa sẽ tôn em làm thầy.

    Đề nghị lạ thường này cũng tương xứng với tình trạng hi hữu lúc ấy. Trong một gia đình Ấn Độ, người anh cả không bao giờ chịu khuất phục trước một người em; y được các em tôn trọng và vân lời tuyết đối theo tục lệ quyền huynh thế phụ. Nhưng lúc ấy không phải là lúc nói nhiều, vì chuyến xe lửa đã lăn bánh và bắt đầu chạy.

    Jitendra giữ một im lặng nặng nề trong khi chuyến xe lửa nuối cây số trenn đoạn đường dài. Sau cùng, y tự chủ được mình, nghiêng về phía tôi và véo tôi một cái rất đau trên bắp đùi:

    -Hình như Thượng Đế có vẻ không nghĩ đến bữa cơm chìêi của chúng ta!

    -
    Anh hãy an tâm. Thượng Đế luôn luôn che chở chúng ta.

    -
    Anh có ý định nhắc nhở cho Ngài mau lên một chút chăng: Tôi cảm thấy đói lắm khi nghĩ đến việc gì sẽ xảy ra. Tôi rời khỏi Banaras để viếng lăng tẩm Taj Mahal chứ không phải để xây mả của tôi tại đó!

    -Hãy can đảm lên, Jitendra! Lát nữa chúng ta sẽ đến viếng thành phố Brindaban từng nổi tiếng vì nhiều phép lạ đã xảy ra tại đó. Tôi cảm thấy không còn gì sung sướng hơn là bước chân lên mảnh đất đã được thánh hóa bởi đức Lord Krishna.

    Xe ngừng tại một nhà ga, toa xe của chúng tôi mở cửa, có hai người hành khách mới bước vào. Trạm sắp tới đây cũng sẽ là trạm cuối cùng.

    -Này các bạn, các bạn có bạn bè quen thuộc ở Brindaban không?

    Người hành khách ngồi trước mặt có vẻ rất chú ý đếng chúng tôi. Tôi quay mặt đi chỗ khác:

    -Xin lỗi, ông hơi tò mò nhưng việc ấy không can dự gì đến ông!

    -Chắc là các bạn rời bỏ gia đình để đi tầm đạo? Tôi cũng vậy, tôi là người rất mộ đạo. Tôi thấy có bổn phận lo lắng cho các bạn không thiếu thốn thứ gì, và tìm cho các bạn một nơi trú ngụ dưới ánh mặt trời nóng gắt.

    -Thưa ông, ông không cần phải lo cho chúng tôi, ông rất tốt bụng, nhưng ông đã lầm mà tưởng chúng tôi là những kẻ trốn gia đình.

    Đến đây, câu chuyện đứt ngang. Đoàn xe lửa ngừng tại nhà ga. Khi Jitendra và tôi vừa bước chân lên bến, hai người hành khách mới quen trên toa xe cùng nắm tay chúng tôi và gọi một cỗ xe ngựa.

    Chúng tôi ngừng trước một đạo viện rất đẹp giữa một vườn cây xinh tươi và vun quét sạch sẽ tươm tất, những cây to lớn sầm uất tỏa bóng mát rợp trời. Hai người đồng hành với chúng tôi hẳn là những khách hàng quen thuộc: một người gia bộc tươi cười lễ phép đưa chúng tôi vào phòng khách. Một bà mệnh phụ đứng tuổi, cốt cách trang trọng cùng bước vào ngay khi đó.

    -Thưa ni trưởng, hai vị hoàng thân không thể đến được. Một người đồng hành của chúng tôi thưa với bà ni trưởng của đạo viện. Chương trình của hai vịđã bị thay đổi vào giờ chót; hai vị có nhờ chúng tôi chuyển đạt tất cả sự hối tiếc của các ngài. Nhưng hôm nay chúng tôi có dắt đến hai người khách. Khi chúng tôi nhìn thấy họ trên xe lửa, tôi cảm thấy ngay rằng họ là những người mộ đạo hành hương.

    Nói xong, hai người bạn mới vừa đi ra cửa quay lại phía chúng tôi:

    -
    Thôi chào các bạn! Chúng ta sẽ gặp lại nhau, do ý muốn của Thượng Đế!

    Bà ni trưởng nói với chúng tôi với một nụ cười của bậc hiền mẫu:

    -
    Chào hai vị tân khách, hai vịđến thật đúng lúc, tôi cũng đang chờ đợi hai vị hoàng thân là những ân nhân của đạo viện. Thật bẽ bàng đến bực nào, nếu phải ra công làm bếp mà lại không có khách đến chiếu cố!

    Những lời nói đầy hứa hẹn này có tác dụng gây xúc động manh đối với Jitendra, y bèn khóc sướt mướt. Thay vì chết đói, y lại gặp tại Brindaban một bữa tiệc sang trọng! Việc ấy thật quá sức trông đợi của y. Bà ni trưởng nhìn y với cặp mắt ngạc nhiên nhưng không nói gì. Có lẽ bà ấy đã từng quen thuộc với những cơn “dở chứng” của bọn thanh niên?

    Bữa ăn đã sẵn sàng. Bà ni trưởng đưa chúng tôi vào một phòng ăn phảng phất mùi vị ngon lành thơm phức và lui vào nhà bếp ở gần bên.

    Tôi đợi đến lúc ấy mới véo một cái thật đau vào bắp đùi non của Jitendra như y đã véo tôi trên xe lửa:

    -Thế nào, ông bạn vô tín ngưỡng? Thượng Đế quả thật có nghĩ đến chúng ta, và lại không trễ giờ tí nào đấy chứ?

    Bà ni trưởng bước vào với một cái quạt tay bằng tre đan. Bà quạt mát cho chúng tôi theo kiểu Đông Phương trong khi chúng tôi ngồi trên những tấm nệm thêu màu rực rỡ. Những đệ tử trong đạo viện lo dọn ăn và đi lại lăng xăng không ngớt. Từ thuở bé đến giờ, Jitendra và tôi chưa từng ăn bữa nào ngon như thế!

    -Thưa ni trưởng, đó thật là những món ăn xứng đáng với bậc đế vương. Tôi tự hỏi khong biết công việc gì cấp bách hơn là bữa tiệc hôm nay đã cầm chân hai vị hoàng thân, quí khách của ni trưởng! Chúng tôi sẽ không bao giờ quên bữa tiệc này suốt cuộc đời chúng tôi!

    Lời hứa của chúng tôi với Ananta bắt buộc chúng tôi phải im lặng, nên chúng tôi không thể giải thích cho ni trưởng biết rằng chúng tôi còn biết ơn ni trưởng gấp đôi. Nhưng sự thành thật của chúng tôi đã quá rõ rệt. Khi chúng tôi kiếu từ ra về, ni trưởng bèn ban ân huệ và mời chúng tôi khi nào có dịp sẽ trở lại viếng thăm đạo viện.

    Bên ngoài, ánh nắng mặt trời nóng như thêu đốt. Chúng tôi đến ẩn núp dưới bóng mát của cây cổ thụ cadamba ở trước cửa đạo viện. Chúng tôi trao đổi những lời gay gắt, vì Jitendra lại cảm thấy lạc lỏng bơ vơ:

    -Anh đã gạt tôi! Bữa tiệc chỉ là một sự may mắn tình cờ mà thôi! Làm sao đi viếng thành phố mà không có một xu trong túi và anh làm cách nào để đưa tôi về nhà?

    - Anh quên Thượng Đế chóng thật, sau khi anh đã ăn no đầy bao tử!

    Những lời nói của tôi trở nên một sự tố giác: -Con người rất chóng quên những ân huệ thiêng liêng; tuy vậy cuộc đời không phải là không có ít nhất một vài lần mà những lời cầu nguyện của ta được chấp thuận.

    -Dầu sao, tôi cũng không quên sự lầm lạc mà tôi đã làm khi tôi chịu đi theo anh!

    -Anh hãy im đi, Jitendra! Nếu Thượng Đế đã cho chúng ta ăn no, ắt là Ngài cũng có thể cho chúng ta phương tiện đi viếng Brindaban và trở về Agra!

    Đến đây, bỗng có một thanh niên mặt mũi khôi ngô từ đâu rảo bước đi thật nhanh đến gần chúng tôi. Y ngừng bước dưới bóng cây và day về phía chúng tôi:

    -Nếu tôi không lầm thì các bạn chắc là những du khách mới đến thành phố này. Các bạn hãy để tôi dẫn đường cho các bạn đi ngắm cảnh.

    Một người Ấn Độ không hề tái mặt một cách dễ dàng, tuy vậy, đó chính là trường hợp của Jitendra. Tôi lễ phép từ chối.

    -Các bạn hẳn là không có ý muốn đuổi tôi đi chứ?

    Người lạ mặt nói với vẻ mặt lo ngại, nó có thể làm buồn cười ở vào trường hợp khác.

    -Tại sao không?

    -Bạn chính là thầy tôi! Y giải thích với một giọng khẩn thiết:

    - Trong lúc tôi ngồi thiền trưa nay, đức Lord Krishna đã xuất hiện đến với tôi trong một cơn linh ảnh. Ngài chỉ cho tôi hai nhân vật đứng dưới gốc cây này mà một người chính là bạn, là Thầy tôi! Tôi đã nhiều lần nhìn thấy bạn như thế trong cơn tham thiền. Thật là một điều rất hân hạnh nếu các bạn chấp nhận sự giúp đỡ khiêm tốn của tôi!

    -Tôi rất sung sướng về cuộc hội ngộ giữa ông bạn với chúng tôi hôm nay. Thật là Trời Phật và người đều không bỏ chúng tôi.

    Tôi mỉm cười với người bạn và thầm tạ ơn đấng Thiêng Liêng với sự kính dâng hết tất cả tấm lòng thành dưới chân Ngài.

    -Các bạn hỡi, xin mời các bạn chiếu cố đến nhà tôi.

    -Ông bạn thật quá tốt bụng, nhưng việc ấy không thể thực hiện được vì chúng tôi hiện là khách của anh tôi tại Agra.

    -Ít nhất các bạn cũng cho tôi cái hân hạnh được hướng dẫn các bạn đi chơi Brindaban chứ.

    Tôi vui vẻ nhận lời. Người thanh niên tên là Prâtp Chatterji, gọi một cỗ xe ngựa. Chúng tôi đến viếng ngôi đền Madanamohana Temple và những nơi thánh điện khác thờ thần Krishna. Trong khi chúng tôi cúng lễ xong ở các đền thờ thì trời đã tối.

    -
    Các bạn hãy đợi tôi đi mua ít bánh kẹo.

    Pratap bước vào một tiệm gần bên nhà ga. Jitendra và tôi đi dạo chơi giữa đám đông người; không khí lúc chiều tối đã mát lạnh. Người bạn mới phút chốc đã trở lại với bánh kẹo và thức ăn.

    -
    Các bạn hãy hạ cố mà nhận cho món quà mọn này.

    Pratap vừa tươi cười vừa cầm đưa cho chúng tôi một cuộn giấy và hai vé xe lửa đi Agra! Tôi âm thầm thành kính cảm tạ Thượng Đế đã ban cho chúng tôi quá nhiều ân huệ thiêng liêng.

    Chúng tôi đi đến một chỗ hẻo lánh gần nhà ga.

    - Pratap, tôi sẽ chỉ dẫn cho anh pháp môn Kriya Yoga của đức Lahiri Mahasaya, vị Yogi lớn nhất của thời đại hiện kim. Bạn sẽ không cần có thầy vì từ nay pháp môn này sẽ là thầy của bạn.

    Lễ nhập môn được hoàn tất trong vòng nửa giờ.

    -Pháp môn Kriya Yoga sẽ là món bửu bối của bạn, tôi nói với người học trò mới. Pháp môn rất giản dị này, như bạn đã thấy, có cái quyền năng hối thúc sự tiến hóa tâm linh hồn người chuyển kiếp xuống trần phải trải qua một khoảng thời gian một triệu năm mới có thể thoát khỏi sự trói buộc của ảo giác (maya). Pháp môn Kriya Yoga có thể thu ngắn kỳ hạn đó lại rất nhiều. Cũng như nhà bác học Jagadis Chandra Bóe đã chứng minh rằng sự tăng trưởng của một cái cây có thể được thúc hối mau lẹ vô cùng dưới một tỷ lệ không thể tưởng tượng, thì sự tiến hóa của linh hồn người cũng được thúc hối mau gấp bội phần do khoa học tâm linh. Bạn hãy trung kiên tập luyện pháp môn ấy rồi bạn sẽ đến gần vị Tôn Sư của các Tôn Sư.

    Tôi rất sung sướng mà được truyền thụ cái bí quyết của pháp môn Yoga này, mà tôi đã ra công tìm kiếm từ lâu! Prâtp nói với một vẻ mặt im lặng. Sự tác động của nó, vốn có hiệu năng cát đứt mọi sợi dây trói buộc con người với giác quan, sẽ có thể giải thoát cho tôi bước vào những trạng thái sinh hoạt tâm linh cao siêu hơn. Sự xuất hiện của đức Lord Krisna trong cơn linh ảnh thật đã báo hiệu nhiều việc tốt lành.

    Chúng tôi đồng ý tịnh tâm trong giây lát, rồi từ từ đi chậm từng bước về phía nhà ga. Tôi sung sớng bước lên toa xe lửa nhưng Jitendra lại khóc sướt mướt. Những lời từ giã đầy ưu ái của tôi và Pratap lại xen lẫn với những tiếng khóc của người bạn trẻ. Một lần nữa, Jitendra lại nổi khùng, nhưng lần này thì lại là với chính mình:

    -Tôi còn thiếu đức tin, tim tôi thật sắt đá! Tôi sẽ không bao giờ còn nghi ngờ sự che chở của Thiêng Liêng!

    Lúc ấy đã gần nửa đêm. Chúng tôi bước vào phòng ngủ của Ananta. Nhìn thấy chúng tôi, trên mặt y lộ một vẻ kinh hoàng. Lẳng lặng không nói gì, tôi ném cuộn giấy bạc lên bàn.

    -Jitendra, hãy nói thật! Các em đã âm mưu những chuyện gì rồi?

    Những câu chuyện tường thuật kéo dài, nét mặt Ananta mỗi lúc càng có vẻ nghiêm trọng.

    -Định luật cung cầu lại còn có một khía cạnh hành động khác hẳn và tế nhị hơn là anh vẫn tưởng, Ananta nói với một đức tin nhiệt thành mà anh ta chưa từng biểu lộ bao giờ. Lần đầu tiên anh mới hiểu sự thản nhiên của em đối với những của cải vật chất trần gian.

    Một lát sau đó, anh tôi khẩn khoảng yêu cầu tôi truyền dạy pháp môn Kriya Yoga cho anh. Thế là chỉ trong vòng một ngày, tiểu sư Mukunda đã phải dảm nhiệm việc nhập môn của hai người đệ tử bất ngờ.

    Sáng ngày hôm sau, một bầu không khí hòa hợp chưa từng thấy đã có giữa chúng tôi trong bữa ăn điểm tâm.

    Sau khi đã viếng lăng tẩm Tạ Mahal, tôi chỉ còn một điều ước mong duy nhất là đến gặp Sư Phụ tôi. Jitendra và tôi liền đón chuyến xe lửa đi về phía tỉnh Bengale.

    -Mukunda, đã từ lâu tôi không về thăm gia đình; bây giờ tôi phải về nhà trước đã, rồi có lẽ sau này tôi sẽ đến viếng đạo viện ở Serampore.

    Bạn tôi bản tính vốn do dự không nhất quyết định điều gì, như chúng ta đã thấy, bèn từ giã tôi ở Calcutta. Chuyến xe lửa địa phương sau đó đã đưa tôi đến Serampore, cách mười hai dặm về phía bắc Calcutta, tôi lấy làm ngạc nhiên mà nhận thấy rằng vừa đúng hai mươi tám ngày đã trôi qua từ khi tôi gặp Sư Phụ tôi ở Bnaras. Chính người đã nói trước với tôi rằng: “Con sẽ đến với ta trong bốn tuần lễ!” Tôi hồi hộp đứng chờ ngoài sân tịnh thất của người ở đường Rai Ghat Lane. Lần đầu tiên tôi sắp sửa bước vào cửa đạo viện, tại đây tôi sẽ trải qua mười hai năm tốt đẹp nhất của đời tôi bên cạnh một vị tôn sư minh triết của Ấn Độ.



    --- o0o ---
     

Chia sẻ trang này