Các nhà ngoại cảm

Thảo luận trong 'Ngoại cảm' bắt đầu bởi cabachlong, 23 Tháng bảy 2006.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Tìm nguồn nước nhờ cộng hưởng từ(5/16/2006 11:14:05 AM)


    Sự tạo ảnh bằng cộng hưởng từ hiện không còn là thế mạnh của riêng y học nữa. Trong tay các nhà địa chất thủy văn, từ nay nó đã trở thành cây gậy thần để phát hiện các nguồn nước ngầm.

    Khi cho phép phát hiện ra rất sớm các khối u, phép tạo ảnh bằng cộng hưởng từ (IMR) đã giúp con người chiến thắng bệnh ung thư. Nhưng kỹ thuật tỏ ra rất hiệu quả trong y học này hiện lại giúp con người chữa trị một cái ác ghê gớm khác, đó là cái khát. Bởi lẽ khi sử dụng một nguyên tắc rút ra từ IMR, năm 2005, nhờ một dụng cụ có tên là "Numis Plus", Cơ quan tìm kiếm địa chất và mỏ (BRGM) của Pháp đã đào được nhiều giếng có lưu lượng lớn (từ 5 đến 10 mét khối/ giờ) ở nền đá hoa cương thuộc vùng Burkina Faso, nơi mà bằng các phương pháp truyền thống chỉ tìm được các nguồn nước có lưu lượng từ 5 đến 10 lần nhỏ hơn. Thành công này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho những người đi tìm nước: kỷ nguyên đảm bảo chắc chắn.

    Thực ra trước kia đã có thời người ta tìm nguồn nước nhờ các nhà ngoại cảm dùng con lắc và cành cây dẻ. Thậm chí từ năm 1963 cho tới khi qua đời vào năm 1992, nhà vật lý nổi tiếng Yves Rocard, người Pháp, còn cho rằng đó là một phương pháp khoa học! Theo ông, các nhà ngoại cảm chuyên tìm nguồn nước này về mặt sinh lý rất nhạy cảm với tính dị thường nhỏ của từ trường địa phương. Điều đó thể hiện ở sự rùng mình bột phát ở họ khiến cho cành cây họ cầm trong tay rung lên... Nhưng rất tiếc các thí nghiệm chứng minh của ông đều không mang lại kết quả. Vì vậy, các nhà địa chất thủy văn nghiêm túc không còn dựa vào các con lắc hay các cành cây dẻ để dò chỗ đào giếng nữa. Để tìm nước, họ hoặc phải khoan thử một cách mò mẫm, hoặc phải tiến hành nghiên cứu các tham số địa chất và địa vật lý ở khu vực cần tìm nước, như độ dẫn điện của đất, chẳng hạn: nếu đất dẫn điện, đó là nhờ các muối hòa tan trong nước có trong đất. Tuy nhiên, mặc dù phép đo độ dẫn điện hiện vẫn còn là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất của các nhà địa chất thủy văn, nhưng nó không hoàn toàn đáng tin cậy, vì các thông số đo được không liên quan trực tiếp đến nước ngầm.

    Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật dùng cộng hưởng từ là "nếu người ta nhận được tín hiệu thì chắc chắn là sẽ có nước" - ông Anatoli Legtchenko, người thiết kế hệ thống Numis và hiện là giám đốc Viện nghiên cứu phát triển (IRD) khẳng định. Lý do thật đơn giản: nguyên lý của kỹ thuật này dựa trên các tính chất của prôtôn, hạt nhân của nguyên tử hiđrô, một thành phần căn bản của nước. Theo cách hệt như khi người ta kích thích các prôtôn trong nguyên tử hiđrô chứa trong nước của cơ thể người để tạo ảnh trong y học, prôtôn của các phân tử nước ngầm cũng được kích thích bởi các tín hiệu điện từ. Sự ngắt dòng điện làm cho các prôtôn trở về vị trí cân bằng và trong quá trình trở về đó nó phát ra các tín hiệu điện từ. Tín hiệu này được thu và xử lý nhờ một máy tính để tạo ra hình ảnh dưới đất.

    Sâu tới 150 mét...

    Ra đời từ đầu những năm 1970, tại Novosibirsk (Siberie) trong êkíp của giáo sư Semenov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, sự thăm dò nước ngầm bằng phương pháp cộng hưởng từ prôtôn đã tỏ ra có kết quả ngay từ năm 1978, nhưng vì nhiều lý do, phương pháp này đã không được phổ biến. Phải đợi tới sự cộng tác của Viện Hàn lâm Khoa học Nga với BRGM, nguyên mẫu của Numis mới xuất hiện vào năm 1996. Dụng cụ có thể đặt trong cốp xe này, đã được thương mại hóa, nhưng không ngừng được hoàn thiện và ngày hôm nay nó có thể thăm dò tới độ sâu từ 100 đến 150 mét. Chưa hết! Vì kỹ thuật này chỉ dựa trên nước, chứ không phụ thuộc vào gì khác, nên Numis biết phát hiện các nguồn nước ở những chỗ mà các phương pháp truyền thống không “nhìn” thấy gì hết, như chiến dịch thăm dò nguồn nước được tiến hành trong sa mạc Mauritian chứng tỏ. Tại đó phép đo độ dẫn điện không cho kết quả gì vì nồng độ muối quá nhỏ, trong khi kỹ thuật cộng hưởng từ đã thăm dò 67 chỗ và cho phép đào được 1 giếng cung cấp nước cho các đàn gia súc. Hơn nữa, tùy theo đặc tính của các tín hiệu thu và phát, Numis còn cho phép xác định được lượng nước, độ sâu và độ thấm của đất, tức là mức độ khó khăn của sự khai thác thứ chất lỏng quý giá này. Mặc dù thế, kỹ thuật này vẫn còn chưa hoàn hảo. Theo Anatoli Legtchenko: "Tín hiệu được phát bởi các prôtôn còn rất yếu, do đó nó thường bị nhiễu bởi các trường điện từ có nguồn gốc khác".

    Đáp ứng khẩn cấp

    Từ thực tế đó, Numis còn chưa thể sử dụng ở những nơi có các trường điện từ hoặc từ trường mạnh: đó là các vùng công nghiệp, hoặc các vùng ở gần các đường dây cao thế hoặc các vùng đất chứa đá có từ tính (như đất bazan, manhetít,...). Nhưng những loại đất này lại thường gặp ở châu Phi là nơi cần tới nước nhiều nhất. Hiện BRGM đang nỗ lực để làm tăng tỷ số tín hiệu/nhiễu để có thể dùng được kỹ thuật cộng hưởng từ ở khắp nơi.

    Thậm chí nếu những tính năng hiện nay có đáp ứng được phần lớn thị trường thì các nhà nghiên cứu vẫn còn nỗ lực để làm sao có thể thâm nhập được sâu hơn nữa trong đất. "Chúng tôi hy vọng có thể tiến sâu được thêm vài chục mét nữa, bằng cách tăng điện áp để kích thích prôtôn trong các phân tử nước ở các độ sâu lớn đó. Nhưng chúng tôi đã sử dụng điện áp tới 4000 - 4500V để đạt tới độ sâu 150m và việc dùng các điện áp cao hơn nữa sẽ lại đặt ra vấn đề về an toàn" - một thành viên của BRGM tiết lộ. Vấn đề cuối cùng là phải rút bớt thời gian thăm dò. Các nhà nghiên cứu cho biết hiện họ vẫn còn phải tốn nhiều thời gian ở thực địa trước khi thu được tín hiệu. Mục tiêu của họ là phải giảm 1/3 thời gian này bằng cách tiến hành các phép đo tham chiếu từ xa để lấy mẫu nhiễu nền, bằng cách đó phân biệt tốt hơn tín hiệu do nước phát ra. Tuy nhiên sự cấp bách thực sự đó là nước: hiện nay trung bình mỗi ngày trên thế giới có 6000 người chết vì thiếu nước sạch.

    Phạm Nguyễn Việt Hưng (Theo Science et Vie) - KH&PT Online
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các nhà ngoại cảm

    Tìm hài cốt bằng phương pháp ngoại cảm

    Hạnh Phương


    Các nhà ngoại cảm đang tìm mộ liệt sĩ ở Trường Sơn.

    Tìm hài cốt bằng ngoại cảm đã được nhiều người biết đến. Đã có gần 7 nghìn bộ hài cốt (hầu hết là liệt sĩ) được nhóm các nhà ngoại cảm (NNC) thuộc Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người (TTNCTNCN) tìm thấy và ít nhất 4 đề tài khoa học về việc tìm hài cốt bằng phương pháp đặc biệt được thực hiện.

    Những cái tên: Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Khắc Bẩy, Dương Mạnh Hùng, Thẩm Thuý Hoàn... được nhắc đến với khá nhiều kỳ lạ, bí ẩn...

    Năm 1993, sau "sự kiện" nhà ngoại cảm (NNC) Phan Thị Bích Hằng tham gia phát hiện hài cốt 13 liệt sĩ ở Non Nước, Thiếu tướng - tiến sĩ Nguyễn Chu Phác (khi đó là Cục trưởng Cục Nhà trường Bộ Quốc phòng) giới thiệu tôi với Bích Hằng. Tôi đã nửa tin nửa ngờ, rồi đến ngạc nhiên khi nghe Hằng kể về cái lần đầu tiên Hằng phát hiện mình có khả năng kỳ lạ: Đó là một lần giỗ bà nội, cô nhìn lên bàn thờ thấy bà ngồi cùng hai đứa bé. Hằng hoảng sợ hỏi ông nội: "Hai cậu bé ngồi cùng bà nội kia là ai?". Ông nội ngạc nhiên giải thích: "Người con thứ nhất của bà được hơn 1 tuổi thì chết, đến người con thứ 3 được hơn 2 tuổi cũng chết".
    Rồi đến lần đi trên bờ ruộng giữa 2 bên mênh mông nước, Hằng nhìn thấy có những bộ xương người bên dưới. Những chuyện "nhìn thấy" như vậy cứ lặp lại, và chuyện Hằng có khả năng tìm mộ cũng bắt đầu từ đấy. Có điều - như Hằng cho biết - mọi chuyện "kỳ lạ" ở Hằng chỉ diễn ra sau lần cận kề cái chết do bị chó dại cắn...

    Bẵng đi nhiều năm, cuối năm 2004, tin Hằng tìm và xác định được danh tính 3 liệt sĩ là những chiến sĩ cảm tử thuộc trung đoàn Bảo vệ Thủ đô trong khuôn viên Trường THCS Trưng Vương (HN) đã khiến nhiều người cảm kích. Chuyện kỳ lạ về những người đi tìm mộ lại được nói đến ngày một nhiều...

    Bí ẩn?
    Tìm hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính trên mộ liệt sĩ vô danh là công việc vô cùng khó khăn. Điều kiện tiên quyết để tìm thấy mộ là phải có một người thân đồng huyết thống. NNC Phan Thị Bích Hằng cần có ảnh liệt sĩ để giao tiếp với liệt sĩ qua ảnh (sau đó ra thực địa để xác định nơi có hài cốt); NNC Dương Mạnh Hùng sử dụng phương pháp bắt mạch thái tố để biết quá khứ, hiện tại và tương lai của thân nhân liệt sĩ, trong đó có xác định mộ lịêt sĩ; NNC Nguyễn Khắc Bẩy phải quan sát ấn trường của thân nhân liệt sĩ để vẽ sơ đồ mộ chí, đường đi tới mộ và ra thực địa để xác định vị trí mộ...

    Việc tìm mộ đã khó, nhưng tìm thân nhân cho liệt sĩ (mộ vô danh) còn khó hơn nhiều bởi các NNC phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để "giao tiếp" với "vong" người nằm dưới mộ nhằm lấy đủ các thông tin: Tên liệt sĩ, quê quán, tên những người thân còn có thể tìm kiếm được... Đây là những thông tin của người đã khuất chỉ dẫn đi tìm người sống.

    Trong năm 2004, nhóm các NNC thuộc TTNCTNCN đã tiến hành tìm kiếm hàng trăm trường hợp liệt sĩ vô danh, có nhiều trường hợp rất đáng chú ý. Theo một ghi chép của TTNCTNCN, tại nghĩa trang liệt sĩ Mường Thanh, NNC Dương Mạnh Hùng, Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Khắc Bẩy đã "giao tiếp" được với 30 liệt sĩ.

    Liệt sĩ Trần Văn Chính cho biết quê ông ở xã Phú Hộ, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ, là dân công đi phục vụ ở Điện Biên Phủ. Liệt sĩ Chính nhờ NNC nhắn cho bạn là Trần Thọ Vệ, đã từng học lục quân Trần Quốc Tuấn khoá 4, hiện còn sống ở xã Phú Hộ.

    Ngày 11.9.2004, các nhà nghiên cứu thuộc bộ môn Cận Tâm lý (TTNCTNCN) đã tìm được ông Trần Thọ Vệ ở xã Phú Hộ. Ông Trần Thọ Vệ đã đưa các nhà nghiên cứu đến gia đình liệt sĩ Trần Văn Chính. Cuộc gặp diễn ra khá bất ngờ và cảm động. Còn liệt sĩ Trần Văn Thanh thì cho NNC biết ông được đồng đội gọi là "Thanh con" vì trẻ tuổi và nhỏ người. Liệt sĩ Thanh gửi lời hỏi thăm chỉ huy Trương Tích Phong ở Lệ Mật, Gia Lâm, HN và nói rõ: "Tôi là người mang thủ trưởng Phong ra khỏi hầm bị sập ở chân đồi A1. Thủ trưởng Phong cũng tốt nghiệp lục quân Trần Quốc Tuấn khóa 4". Những thông tin này sau đã được ông Trương Tích Phong xác nhận.

    Cuối tháng 10.2004, NNC Phan Thị Bích Hằng cùng một số thành viên bộ môn Cận Tâm lý đã trực tiếp tiến hành khai quật tìm 3 liệt sĩ có tên là Phan Hào, Nguyễn Văn Dư và Nguyễn Văn Đẳng. Các cựu chiến binh (đa số là cán bộ cao cấp của tiểu đoàn 77 hiện còn sống) đã xác nhận đồng chí Phan Hào là trung đội trưởng, Nguyễn Văn Dư là chính trị viên, Nguyễn Văn Đảng là chiến sĩ trung đội 1, đại đội 1, tiểu đoàn 77, hy sinh ngày 21.12.1946 trong trận đánh bảo vệ Bộ Quốc phòng (khi đó đặt tại trường Trưng Vương, 26 Hàng Bài, HN). Có một chi tiết khá đặc biệt: "Vong" liệt sĩ cho biết đồng chí Dư hy sinh khi bị mất đầu, anh em lấy một cái bát úp vào cổ. Khi khai quật, những người tìm kiếm đã tìm thấy cái bát bộ đội dùng thời đó. Hài cốt liệt sĩ Phan Hào đã được cháu ruột là Phan Bích Hạnh tới nhận.

    Đâu là cơ sở khoa học?
    Theo tiến sĩ Nguyễn Chu Phác, xem xét dưới góc độ khoa học hiện đại, việc "thấy" của các NNC thực ra là "thiên nhãn thông" - một trong 10 lợi ích của thiền định. Trường hợp Bích Hằng tìm mộ cụ Lương Ngọc Quyến mất năm 1917 ở đồi Vô Tranh, Phú Lương (Thái Nguyên), nhiều chi tiết nói về địa hình... trước khi gia đình đi thực địa đều đúng. Cũng có khi NNC "thấy" được "vong" xuất hiện rõ là nam hay nữ, người già hay trẻ em, thậm chí thấy trên mặt có nốt ruồi hay sẹo ở đâu, khi hy sinh bị đạn vào chỗ nào...

    Nhưng quan trọng nhất vẫn là đặc điểm về hài cốt hoặc vật chôn theo. Ví dụ: Nguyễn Khắc Bẩy đã nói trước khi gia đình bà Trần Thị Bảo và ông Trương Ngọc Thuận đi tìm mộ bố là 11 giờ sẽ có một cô gái răng vẩu ra chỉ mộ, khi đào lên hài cốt có chôn theo mấy đồng tiền cũ và mọi việc đã diễn ra đúng như vậy.

    Để "thấy", NNC phải nhắm mắt lại và hình ảnh cần "thấy" hiện lên trong đầu NNC. GS-TS Nguyễn Ngọc Kha giải thích rằng, cơ sở của hiện tượng này là "tổ chức lưới" đặc biệt dưới vỏ não đã tạo ra "trực giác xuất thần". Ở một số người mà hệ thần kinh chịu những sang chấn đặc biệt: Chết lâm sàng, điện giật, đau quá nặng...những sang chấn đó được hoạt hoá vùng dưới vỏ, tương tác mạnh với vỏ não đã xuất hiện ra ngoài các khả năng tiềm ẩn đặc biệt.

    Nguồn: http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(39,123217)




    Gửi lúc 11:22, 11/02/05
     
  3. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các nhà ngoại cảm

    Cổ tích đi tìm hài cốt liệt sĩ Điện Biên (Phần II) 17:54' 27/03/2004 (GMT+7)
    Ngày 25/3, Viện Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mở cuộc triển lãm "Hiện vật mới sưu tầm 2003". Trong số các hiện vật được trưng bày, người xem rất chú ý đến một cuốn nhật ký cũ nát, giấy đã ố vàng với những dòng chữ rắn rỏi ghi lại quãng đường chiến đấu của một liệt sĩ hy sinh tại mặt trận Điện Biên Phủ.


    Đưa hài cốt liệt sỹ Nguyễn Văn Bào vào Nghĩa trang
    Phần II

    Quyết tâm của người cháu

    Khó mà tả được tình cảm của gia đình ông Uẩn khi nhận được bức thư của ông Thân kể về trận đánh cuối cùng và sự hy sinh anh dũng của liệt sĩ Bào. Đó là nỗi đau xé ruột khi mất người thân yêu nhất, lại thêm nỗi xót thương Nguyễn Văn Bào chết lúc tuổi còn xanh mà chưa có vợ con, trộn lẫn với niềm tự hào, sự hãnh diện vì con em mình đã sống oanh liệt, chết vẻ vang. Thời gian đã làm cho nỗi đau nguôi ngoai dần nhưng ông Uẩn vẫn không thể yên lòng về chuyện đi tìm mộ em trai. Ông viết thư trả lời ông Thân, cám ơn lời khuyên chân thành về việc không nên đi tìm mộ, nhưng vẫn lèo thêm một ý " nếu có thì một ngày kia gia đình sẽ tới thăm mộ em cho kỳ được, hoặc xin mang về nơi quê cha đất tổ". Đó không phải là một câu trả lời lấy lệ. Đó là cả tâm nguyện của ông Uẩn trong suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời. Nhưng những năm tháng ấy cũng chính là thời kỳ khó khăn nhất của đất nước và của mỗi gia đình. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, rồi chiến tranh hai đầu biên giới, những năm kinh tế khủng hoảng, ai nấy đều phải tự xoay trở để sinh tồn, rất nhiều việc dù muốn nhưng không thể làm được. Việc tìm mộ cứ bị lần nữa mãi, mà thời gian thì cứ trôi vùn vụt, tuổi già ập đến, sức khỏe ngày càng suy giảm, ông Uẩn đã từ giã cõi đời mà không thể thực hiện được tâm nguyện cuộc đời là đến thăm người em trai "nằm cô đơn giữa rừng xanh núi thẳm". Ông Uẩn có một người con trai tên là Nguyễn La Khê, nhưng ông Khê mất sớm, khi chỉ mới 46 tuổi nên trước khi nhắm mắt ông Uẩn dặn lại cháu nội là Nguyễn Tuấn Khải sau này cố tìm đến mộ ông chú ruột. Khải nghẹn ngào hứa sẽ thực hiện điều mong ước cuối cùng của ông nội và cha, một công việc mà cả hai thế hệ trước chưa hoàn thành được.

    Khải là một thanh niên có tâm và có chí. Biết rằng việc đi tìm mộ người ông là một việc lớn, không thể nói đi là đi, Khải bắt đầu bằng việc tập trung xây dựng kinh tế gia đình. Gặp thời buổi kinh tế thông thoáng, sẵn có đầu óc tính toán, lại thêm tính chịu thương chịu khó, chỉ sau vài năm làm ăn, cơ ngơi của vợ chồng Khải đã khá hẳn lên. Không chỉ cải tạo lại nhà cửa khang trang, Khải còn góp công sức xây dựng những công trình hạ tầng của thôn, xóm. Nhưng tâm trí của Khải không phải lúc nào cũng dành cho việc làm ăn. Đêm đêm, người con, ngưòi cháu hiếu thảo vẫn nhớ lời dặn của ông nội và cha trước khi qua đời, rằng phải bằng mọi giá tìm được mộ ông Bào. Khi Nguyễn Văn Bào hy sinh, đơn vị có gửi tư trang của liệt sĩ về gia đình, trong đó có những mẩu nhật ký ghi lại quãng đời quân ngũ. Vì những tờ giấy ghi nhật ký đã nát, ông Uẩn đã chép lại nguyên văn những mẩu nhật ký của người em trai, nguyên văn bức thư của ông Thân và tất cả những gì liên quan tới gia đình vào một cuốn sổ và rất may đến nay cuốn sổ vẫn còn khá nguyên vẹn. Từ những đầu mối đầu tiên này mà Khải bước vào một hành trình đi tìm mộ người ông của mình - một cuộc tìm kiếm mà chính Khải lúc đầu cũng không dám tin là sẽ có kết quả.

    Những người đồng đội trung đoàn 36

    Công việc đầu tiên Khải làm là tìm cách liên lạc với ông Thân. Năm 1996, Khải viết thư cho cơ quan thương binh xã hội tỉnh Lai Châu và huyện Điện Biên và hồi hộp chờ đợi. Ít lâu sau, Khải nhận được thư trả lời là hãy liên lạc với chị Nguyễn Thị Sự ở phòng hành chính của Nông trường Điện Biên. Khải rất lo không biết ông Thân còn sống không. Nếu ông còn sống thì việc tìm ra địa chỉ dù khó mấy Khải cũng không sợ. May thay điều Khải lo nhất đã không xảy ra. Chị Sự đã tìm ra được địa chỉ của ông Thân. Ông Thân không những vẫn còn sống mà còn rất nhớ về người đồng đội Nguyễn Văn Bào năm xưa. Khải cùng vợ lên Điện Biên gặp ông Thân. Ông chỉ cho Khải bãi đất nơi có mộ của liệt sĩ Nguyễn Văn Bào. Tuy nhiên, do địa hình địa vật thay đổi quá nhiều so với trước nên ông Thân cũng không thể làm gì hơn so với khi viết bức thư gần 40 năm trước là kể lại câu chuyện cũ, nhưng ông khẳng định một thông tin quan trọng là hài cốt liệt sĩ Bào vẫn còn ở xóm Mấm chưa đưa về nghĩa trang chung ở thị xã. Ông bảo Khải hỏi thêm các đồng đội cũ cùng trung đoàn 36 với Nguyễn Văn Bào. Trung đoàn 36 là một trong những trung đoàn giàu truyền thống nhất của quân đội ta, nhiều cán bộ chiến sĩ đã từ đó trưởng thành, trở thành những vị lãnh đạo chỉ huy cấp cao của quân đội. Thế là Khải quay về nhà. Công cuộc tìm kiếm bây giờ lại không phải tại Điện Biên mà là ở ngay Thủ đô và các tỉnh lân cận, nơi các đồng đội của liệt sĩ Bào cư trú. Khải sưu tầm tất cả sách báo nói về đại đoàn 308, về trung đoàn 36. Một hôm đọc báo thấy có bài "Một gia đình có 3 vị tướng". Đó chính là ba anh em đồng hao: Võ Nguyên Giáp, Phạm Hồng Sơn và Phạm Hồng Cư - ba vị tướng tài của quân đội ta. Khải chợt nhớ đến đoạn nhật ký của ông Bào viết về việc xin về nhà hỏi vợ: "Sáng 1-9, đồng chí Hồng Cư gọi lên căn dặn: "Phải cẩn thận, chớ chủ quan, sao cho bảo đảm về mặt chính trị". Tìm hiểu ra, Khải biết rằng trung tướng Phạm Hồng Sơn và trung tướng Phạm Hồng Cư khi ấy từng là Trung đoàn trưởng và Phó Chính ủy trung đoàn 36. Thế là có đầu mối rồi. Khải tìm đến tận nơi, xin gặp Trung tướng Cư và kể lại đầu đuôi câu chuyện. Lúc đầu chỉ lờ mờ đứt quãng như một đoạn phim rời rạc, dần dà câu chuyện 50 năm trước bắt đầu tái hiện lại trong trí nhớ của vị tướng khả kính. Ông khen Khải có lòng với các bậc tiền bối, giới thiệu Khải với thiếu tướng Trần Giang, Trưởng Ban liên lạc cựu chiến binh trung đoàn 36. Kể từ đó, quyết tâm của Khải ngày càng được củng cố. Những đồng đội của liệt sĩ Nguyễn Văn Bào nhiều người đã mất, số còn lại nay đầu tóc bạc phơ (toàn là các cụ trên 70, gần 80 tuổi còn gì), nhiều người đau yếu, nhưng mỗi khi gặp lại nhau, nói về chuyện cũ là họ lại như sống lại những ngày thanh xuân, quên tuổi tác, bệnh tật. Lúc đó, mọi người như chỉ còn nhớ tới đồng đội, khi xưa hình dáng ra sao, tính cách thế nào, ai còn ai mất, giờ sống ở đâu, cuộc sống thế nào. Vì thế khi hỏi đến chuyện Nguyễn Văn Bào, Ban liên lạc giới thiệu Khải tới gặp Đại tá Trịnh Tráng, nguyên đại đội trưởng đại đội 43 cùng tiểu đoàn 84 vào thời điểm nổ ra trận đánh ở xóm Mấm. Thế là Khải tìm đến khu tập thể quân đội Nam Đồng. Đến đây hỏi nhà ông Trịnh Tráng thì ai cũng biết. Phần là do trước khi nghỉ hưu, ông là Hiệu trưởng Trường quân chính Quân khu 3, phần là do ông là một con người thật dễ gần, dễ mến, tính dí dỏm, lại luôn vì mọi người. Đại tá Trịnh Tráng nhớ lại, vào cái ngày 30-12-1953 ấy, trong khi các đại đội trưởng trong tiểu đoàn được lệnh tập trung đi nghe cấp trên phổ biến kế hoạch đánh Điện Biên Phủ thì phát hiện có địch, các đồng chí chính trị viên đã phải thay quyền chỉ huy đại đội. Mặc dù bản thân ông Tráng không tham gia trận đánh này, nhưng qua chuyện kể, ông và mọi người đều nhớ chính trị viên đại đội 42 Nguyễn Văn Bào đã có đóng góp lớn trong thắng lợi của trận đánh. Muốn biết thêm thông tin, ông Tráng khuyên Khải tìm đại đội trưởng 42 khi đó tên là Nguyễn Trung, nay nghỉ hưu ở Bắc Giang. Ông bảo Khải: "Bây giờ cháu lên một mình không tìm được đâu. Thôi thì cháu làm xe ôm chở ông lên may ra mới tìm được ông Trung". Khải nhớ lại, hôm đó tay lái cũng run vì phải chở một cụ già 76 tuổi, sức khỏe hom hem, đi cả trăm cây số, lỡ có chuyện gì xảy ra với cụ thì hối không kịp. May quá, đến nơi tìm được ông Trung, sau đó Khải lại chở ông Tráng về nhà bình yên vô sự. Qua ông Trịnh Tráng, Khải tìm gặp được thêm một số đồng đội của ông Bào như ông Đức Long, ông Thái Hùng... Trong các cuộc gặp gỡ, mọi người đã thống nhất được thông tin là trong số 3 liệt sĩ tên Bào của trung đoàn 36 hiện đang được chôn cất trong nghĩa trang Liệt sĩ Điện Biên Phủ, không ai có đặc điểm như Nguyễn Văn Bào. Điều này cho thấy chắc chắn là Nguyễn Văn Bào vẫn còn nằm tại chỗ cũ và công việc bây giờ là phải lên Điện Biên tìm đến địa đanh xóm Mấm để hỏi thêm thông tin.

    Những người dân bản Thái và nhà ngoại cảm


    Một trang trong cuốn nhật ký của liệt sỹ Nguyễn Văn Bào
    Được Ban liên lạc cựu chiến binh trung đoàn 36 và đích thân trung tướng Phạm Hồng Cư giới thiệu, công việc của Khải giờ đây đã bớt khó khăn hơn. Khải lại cùng vợ và một người bác họ là ông Nguyễn Văn Mậu khăn gói lên Điện Biên tìm đến cơ quan thương binh xã hội tỉnh, huyện và được giới thiệu xuống xã Xam Mứn. Hóa ra cái tên xóm Mấm trên bản đồ quân sự mà các cựu binh trung đoàn 36 vẫn nhớ chính là địa danh Xam Mứn này. Đó là một xã nằm phía ngoài lòng chảo Điện Biên, với toàn người Thái sinh sống. Họ dành cho Khải một sự đón tiếp rất chu đáo. Về trận đánh gần 50 năm về trước, những người cao tuổi, trong đó có cựu du kích chống Pháp Lò Văn Lả vẫn nhớ rất rõ vì họ chính là những ngưòi đã tham gia chôn cất ba người lính cụ Hồ hy sinh trong trận đánh đó. Nhưng vì sự việc xảy ra đã quá lâu rồi, địa hình địa vật thay đổi quá nhiều nên cũng như ông Thân, họ cũng chỉ dám chắc chắn mộ liệt sĩ ở trong một khoảng đất rộng chừng 20m2. Không lẽ đào tung cả khu đất này lên? Không được. Vì rộng quá, mà cũng không biết có chính xác không, nếu đúng thì phải đào rộng bao nhiêu. Khải lo không ăn không ngủ suốt mấy ngày liền. Đúng vào lúc đó, như có cơ duyên, Khải nghe người ta mách, ở ngoài thị xã Điện Biên có nhà ngoại cảm tên Chiến có thể giúp tìm mộ. Ngay lập tức Khải lên xe phóng đi. Bây giờ nhớ lại, Khải vẫn không tin được đó là chuyện thật. Ngồi cách xa 22 km, nhà ngoại cảm đã vẽ lại hầu như toàn bộ khu đất mà ông Thân đã chỉ cho Khải. Một điều may mắn nữa là nhà ngoại cảm rất sẵn lòng nhận giúp tìm mộ mà không đòi hỏi gì. Ngày 10 tháng 10 âm lịch, theo sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm, công việc đào huyệt bắt đầu. Đó chính là thời khắc mà Khải lo lắng nhất, hồi hộp nhất, trong lòng vừa chứa chan hy vọng tìm thấy hài cốt của ông Bào vừa thương người ông không biết mặt, vừa xót xa thương ông nằm một mình nửa thế kỷ ở chốn xa xôi này. Đến khi những người dân bản kêu ồ lên: "Thấy rồi !" thì hai vợ chồng Khải đã òa lên khóc nức nở, nước mắt lưng tròng, không còn nhìn thấy gì nữa.

    Mặc dầu không còn nguyên vẹn, nhưng qua kiểm chứng với tất cả nguồn thông tin, mọi người khẳng định đây chính là di cốt của Nguyễn Văn Bào. Bây giờ mọi việc chỉ còn là vấn đề thủ tục. Di cốt của liệt sĩ Nguyễn Văn Bào được đưa lên máy bay về xuôi. Đó cũng là thêm một sự may mắn vì hàng không ít khi nhận chở loại hành lý "nhạy cảm" như thế này. Có thể là do Nguyễn Văn Bào nóng lòng được về quê nên đã dun dủi cho cháu thuyết phục được nhân viên hãng hàng không chăng? Đường lên Tây Bắc xa xôi, đi cả tháng trời, nay về chỉ trong vài tiếng đồng hồ.

    Trở về quê mẹ sau 50 năm

    Khi tôi ra đi, quê nhà xơ xác, quân thù giày xéo, gia đình ly tán. Nay về, thôn Giai Lạc thay đổi nhiều quá, xã Quang Minh đổi thay nhiều quá. Khu công nghiệp đang hình thành, nhà cửa mọc lên san sát, xe cộ chạy như mắc cửi trên đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài. Và những khuôn mặt rạng ngời, rất lạ mà cũng thật quen. "Về đến nhà rồi. Mình về đến quê mẹ thật rồi!".

    Đêm 5-11 là đêm của hội ngộ gia đình. Các anh chị em của tôi đấy ư? Các cháu của tôi đấy ư? Họ hàng của tôi đấy ư? Bà con láng giềng của tôi đấy ư? Xin chào tất cả mọi người. Hãy thôi đừng khóc nữa. 50 năm rồi còn gì. Bây giờ tôi về được đến quê nhà là quý hóa lắm, là hiếm có lắm, phải vui lên mới phải chứ. Gia đình mình thế là lại xum họp rồi.

    Sáng ngày 6 là tang lễ chính thức. Lúc này tôi mong nhất là những đồng đội cũ của tôi. Nghe nói họ từ Hà Nội sẽ lên đây. Kia rồi, xe đến rồi. Người đầu tiên bước xuống xe là Trung tướng Phạm Hồng Cư, người Phó Chính ủy trung đoàn cũ của tôi. Tôi vẫn nhớ lời dặn của anh khi cho tôi về hỏi vợ. Kia là Trần Giang, chính trị viên tiểu đoàn 84, cấp trên của tôi. Kia là Trịnh Tráng, đại đội trưởng 43. Kia là anh Khá, khi đó là tiểu đội trưởng tiểu đội cần vụ. Còn đó là anh Sắc người về thay vị trí của tôi. Xin cảm ơn các đồng đội của tôi. Khi sống chúng ta luôn bên nhau và đến hôm nay các anh lại đến vui cùng tôi trở về đất mẹ.

    Mảnh đất nơi anh nằm xuống vụt sáng lên

    Quang Minh là một xã lớn với 16.000 dân. Nghĩa trang Liệt sĩ của xã rộng và khang trang. Trên bảng danh sách có 300 tên. Chúng tôi đếm theo hàng, mỗi bên khoảng 150 mộ. Cả nghĩa trang hơn 300 mộ. Một chị trung niên thấy tôi tay cầm sổ, mắt đếm các hàng mộ, đoán trúng phóc tôi là nhà báo liền giải thích ngay: "Nhiều mộ chỉ có tên mà chưa có hài cốt đâu. Trước nay cũng có nhiều lần đón hài cốt liệt sĩ, nhưng hôm nay là to nhất đấy. Có nhiều khách từ xa đến, nghi lễ lại long trọng". Đúng lúc đó, nghi thức truy điệu bắt đầu. Dàn kèn đồng 16 nhạc công của thôn tấu lên khúc "Hồn Tử Sĩ". Đứng từ phía dưới nhìn lên, tôi bỗng thấy từ phía kỳ đài, nơi có ngôi mộ để sẵn của Liệt sĩ Nguyễn Văn Bào, có một quầng sáng vụt lên...


    ( vietnamnet)
     
  4. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các nhà ngoại cảm

    Tìm thấy 3 bộ hài cốt trong trường THCS Trưng Vương
    14:26' 15/11/2004 (GMT+7)

    [​IMG]
    Ngày 20/7/2003, khi tới trường Trưng Vương công tác, bằng khả năng đặc biệt của mình, Phan Bích Hằng - (từ lâu được coi là nhà ngoại cảm tài năng của Việt Nam) phát hiện ít nhất có chừng 7 - 8 hài cốt vẫn còn nằm dưới lòng đất trong khuôn viên trường, đồng thời xác định được cả tên và vị trí nằm của 3 bộ hài cốt nói trên.


    Phan Bích Hằng - CTV của Trung tâm NC Tiềm năng đặc biệt con người.
    Chị đã đề nghị với trường, khi nào có điều kiện, sẽ được khai quật. Dịp may đó đến khi ngày 15/9/2004, dự án cải tạo, nâng cấp trường được chính thức phê duyệt và thi công. 3 bộ hài cốt được tìm thấy ở đúng vị trí chị đã xác định với những đặc điểm đúng như nhận định ban đầu của chị.

    Ngay sau khi phát hiện ra hài cốt (mà Bích Hằng khẳng định là của các chiến sĩ cảm tử trong trận 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thủ đô mùa đông năm 1946), Bích Hằng đã báo cho Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng đặc biệt của con người, nơi chị đang là cộng tác viên, về vấn đề này.



    Giáo sư Đào Vọng Đức (Giám đốc Trung tâm) và Giáo sư - Thiếu tướng Chu Phác (Chủ nhiệm bộ môn) đã cử 3 nhà ngoại cảm khác lần lượt đến để kiểm tra chéo thông tin này và kết quả là cả 3 nhà ngoại cảm kia đều xác nhận thông tin này là chính xác, trong đó có 3 hài cốt là cho thông tin rõ nhất. Nhưng trớ trêu thay, theo bản vẽ sơ đồ của Bích Hằng và 3 nhà ngoại cảm kia thì vị trí của ba bộ hài cốt lại nằm ngay ở chân cầu thang dãy nhà C (còn gọi là dãy Côn Sơn - giáp đường Lý Thường Kiệt), không thể vì lý do đó mà khai quật được.

    Ngày 15/9/2004, Trường Trưng Vương chính thức bàn giao mặt bằng để khởi công. Theo hình thức xây cuốn chiếu nên dãy nhà Côn Sơn được phá dỡ trước. Ngay sau đó, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng đặc biệt của con người và Phan Bích Hằng đã có cuộc trao đổi với nhà trường và bên thi công đề nghị được tìm kiếm các hài cốt nói trên. Ngay trong hai ngày khai quật đầu tiên (23 và 24/9) đã tìm được hai bộ hài cốt và tối 25/9 là bộ hài cốt thứ 3 ở đúng vị trí trong sơ đồ của Bích Hằng với sự chứng kiến của đông đảo đại diện các cấp ngành như Sở Lao động Thương binh xã hội Hà Nội, Phòng LĐ-TBXH quận Hoàn Kiếm, Ban Chỉ huy quân sự quận Hoàn Kiếm, các thầy cô giáo Trường THCS Trưng Vương...


    Ông Hàn Thuỵ Vũ PHó chủ nhiệm bộ môn Cận Tâm lý.
    Điều đặc biệt là, mặc dù những bộ hài cốt xương đã khá mủn, nhưng những đặc điểm nhân dạng trên từng bộ hài cốt đều khớp với những tình tiết mô tả của Bích Hằng 1 năm trước đó như: ông Dư là người hy sinh đầu tiên. Hài cốt của ông Dư bị mất đầu khi ông vừa nhô người lên khỏi giao thông hào thì bị pháo địch phạt ngang, đồng đội thương ông nên trước khi chôn đã lấy chiếc bát (loại Bát Tràng thời đó có đáy bằng, thành đứng) úp lên cổ (hiện nay chiếc bát đó được đặt trong tiểu của hài cốt có tên là Dư)... Chị còn cho biết đã "nói chuyện" và biết được tên và chức danh của ba bộ hài cốt nói trên, đó là Phan Hào (còn gọi là Hào profeseur) - Trung đội trưởng, Nguyễn Văn Dư (còn gọi là Dư đen, Dư còi) là Trung đội phó, Chính trị viên và Nguyễn Văn Đẳng. Cả ba đều thuộc Trung đội 1, Đại đội 1, Tiểu đoàn 77, hy sinh trong ngày 21-12-1946.

    Ông Hàn Thụy Vũ - phó trưởng bộ môn Cận Tâm lý, nguyên cựu phóng viên báo QĐND, trước đây cũng là chiến sĩ Trung đoàn 48 - Trung đoàn Thăng Long (một trong hai trung đoàn của Hà Nội là Thủ Đô và Thăng Long) xác nhận: Về tiểu sử Trung đội trưởng Phan Hào đã được nhắc đến trong cuốn lịch sử 60 ngày đêm Toàn quốc kháng chiến. Trung đội của ông Hào còn được gọi là Tiếp hồng quân, chọn lọc toàn những trí thức, giỏi tiếng Pháp.

    Đêm 19 rạng ngày 20, các lực lượng vũ trang, nhân dân thủ đô Hà Nội và các thành phố nổ súng chiến đấu. Toàn quốc bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 20-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cũng trong ngày 20-12-1946, bộ đội ta và quân Pháp giao tranh ở Tòa thị chính (tức UBND thành phố Hà Nội ngày nay), Bưu điện và Bắc Bộ Phủ. Các chiến sĩ của ta tuy lực mỏng nhưng đã dũng cảm ngăn cản được nhiều đợt tấn công của giặc Pháp, cầm cự được 1 ngày cho nhân dân và bộ đội chủ lực rút qua cầu Long Biên về chiến khu an toàn. Đến ngày 21-12, địch tăng cường lực lượng viện binh nên đã chiếm được một số chốt, trong đó có chốt ở Trường THCS Trưng Vương. Và 3 ông Hào, Dư, Đẳng có thể đã hy sinh trong ngày 21/12 đó.

    Ông Hàn Thụy Vũ cũng xác nhận loại bát tìm thấy ở khu vực khai quật đúng là loại mà thời đó bộ đội vẫn dùng. Ông còn cho biết nhiều vị lão thành cách mạng là chiến sĩ Trung đoàn Thăng Long trước đây cũng sẵn sàng cung cấp những thông tin chi tiết xung quanh trận chiến lịch sử ấy.

    Như vậy là đã khẳng định được khoảng 60 - 70% chi tiết 3 bộ hài cốt kia là liệt sĩ thời kỳ 1946. Vấn đề chỉ còn là chờ các nhà khoa học xác định danh tính những bộ hài cốt kia bằng kỹ thuật gene mà thôi. Theo Tiến sĩ Lê Quang Huấn - Trưởng phòng Công nghệ Tế bào Động vật (Viện Công nghệ Sinh học) thì không có trường hợp nào không phân tích được. Chỉ có những trường hợp khó phân tích, đó là những mẫu xương mục. Với mẫu xương này cần phải có quy trình thích hợp. Vừa làm sạch nhưng phải đảm bảo không bị gẫy gene. Hoặc có trường hợp khi phân tích, những gene chọn lại không nhân bản được. Theo TS Huấn, thời gian trung bình để hoàn thành một trường hợp xác định hài cốt phải mất gần một tháng. Nếu rơi vào ca khó thì lâu hơn rất nhiều.

    (Theo Hà Nội Mới)
     
  5. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Các nhà ngoại cảm

    TÌM HÀI CỐT LIỆT SĨ TỪ XA





    Chuyện những ngýời có khả nãng ngoại cảm tìm kiếm, xác minh hài cốt thật sự ðã rộ lên suốt hai thập niên qua ở VN với nhiều tên tuổi khắp Bắc - Trung - Nam. Kéo theo ðó là hàng loạt ngýời tin, hàng loạt cuộc tìm kiếm có kết quả cũng nhý... hàng loạt ý kiến phản bác. Ngay từ khi ra ðời nãm 1996, các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu tiềm nãng con ngýời ðã xác ðịnh ðây là một nhiệm vụ trọng tâm mà họ phải lý giải trên cõ sở khoa học và các chứng minh thực nghiệm.





    Giaìo sý ÐaÌo Ðýìc Voòng :Nó thuộc bộ môn nghiên cứu cận tâm lý do tiến sĩ - thiếu týớng Nguyễn Chu Phác làm chủ nhiệm. Nãm nay ðã gần 80 tuổi nhýng ông vẫn cùng các cộng sự Dýõng Mạnh Hùng, Phan Thị Bích Hằng, Lê Khắc Bảy, Thẩm Thúy Hoàn... lặn lội khắp ðất nýớc ðể thực nghiệm và tìm hiểu sự thật trong một loạt ðề tài TK05, TK06, TK07...





    Trong nhóm họ, Dýõng Mạnh Hùng là lýõng y ở Hà Nội. Nãm 20 tuổi, anh chết sau một trận sốt cao và ðã ðýợc tẩm liệm (gia ðình anh còn lýu giữ các bức ảnh này). Ông bác ở quê ra trễ nên lật tờ giấy bản trên mặt cháu ðể ðýợc nhìn lần cuối cùng. Bỗng thấy tờ giấy lay ðộng, ông gọi ngýời nhà nhanh chóng ðýa vào Bệnh viện Việt - Ðức cấp cứu.


    Sau lần thoát chết ấy, anh Hùng tiếp tục học nghề thuốc và ði chữa bệnh. Một lần, trong lúc bắt mạch ngýời bệnh, trong ðầu anh tự nhiên nhý hiện lên cả một ðoạn phim về gia ðình bệnh nhân cả ngýời còn sống lẫn ngýời ðã mất. Trong ðầu thấy gì, miệng anh cứ thốt lên nhý thế, ngýời bệnh ngạc nhiên ðến hốt hoảng, còn anh cũng thấy sợ chính mình. Sau ðó anh liên tục phát xuất khả nãng này mỗi khi bắt mạch thái tố cho bệnh nhân... Riêng Thẩm Thúy Hoàn mới sinh nãm 1977 nhýng cũng có khả nãng nhìn thấy những ðiều ngýời khác không thể thấy ðýợc nhý anh Hùng ngay từ nãm cô mới... 11 tuổi.





    Trong quá trình ði tìm kiếm hài cốt, họ thýờng phối hợp với nhau, thậm chí mời thêm cả các cộng tác viên nhý nhà ngoại cảm Nguyễn Vãn Liên, Nguyễn Vãn Nhã cùng tham gia từ xa ðể kiểm chứng mức ðộ chính xác. Ðây cũng là ðiểm khác biệt với những ngýời ði tìm hài cốt riêng lẻ ðể có thể ðối chiếu, so sánh, tổng kết các kết quả khoa học. Có ðề tài họ ði tìm ngýời ðã mất theo nguyện vọng của ngýời còn sống. Nhýng có ðề tài họ “thấy và nghe ðýợc” ngýời chết vô danh ðể tìm kiếm thân nhân còn sống.





    Ở nghĩa trang Mýờng Thanh, nhóm nghiên cứu (gồm týớng Nguyễn Chu Phác, Hàn Thụy Vũ, nhà ngoại cảm Dýõng Mạnh Hùng, Nguyễn Khắc Bảy) sau khi ðọc ðiếu vãn và làm lễ tạ õn các liệt sĩ, ðã chia thành hai tốp xuống các ngôi mộ vô danh. Ở một ngôi mộ, anh Hùng bỗng “thấy và nghe” một ngýời nói: “Tôi là liệt sĩ La Ðình Hýởng, quê ở Bắc Cạn, nãm 1952 hi sinh ở ðýờng 6, trận Pheo, Hòa Bình. Tôi có bạn thân tên Nguyễn Nguyên Huân, học viên khóa 4, Trýờng lục quân Trần Quốc Tuấn, hiện vẫn còn sống ở số nhà 66 Triệu Việt Výõng...”.





    Trung tâm Nghiên cứu tiềm nãng con ngýời ðýợc thành lập theo giấy phép số 572 ngày 9-3-1996 của Bộ Khoa học - công nghệ & môi trýờng. Các bộ môn nghiên cứu chính của trung tâm là cận tâm lý do tiến sĩ - thiếu týớng Nguyễn Chu Phác làm chủ nhiệm; nãng lýợng sinh học do GS-TSKH Lê Xuân Tú làm chủ nhiệm; dự báo và thông tin tý liệu do nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải làm chủ nhiệm; cảm xạ học do lýõng y Nguyễn Hồng Quang làm chủ nhiệm...


    Sau ðó, anh Hùng về Hà Nội xác minh và gặp ðúng ông Huân xác nhận có bạn là liệt sĩ La Ðình Hýởng. Ngoài ra, anh Hùng còn “thấy và nghe” ðýợc một liệt sĩ khác tự xýng tên là Trần Vãn Chính, nhắn lời hỏi thãm ðồng ðội Trần Thọ Vệ hiện còn sống ở thôn Phú Ðiền, xã Phú Hộ, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Sau này khi nghe anh Hùng chuyển lời hỏi thãm, ông Vệ ðã khóc và cho biết liệt sĩ Chính cùng quê với ông. Cả hai là dân công hỏa tuyến...





    Trao ðổi với chúng tôi, GS-TS Ðào Vọng Ðức cho biết các nhà ngoại cảm thành viên hoặc cộng tác viên của trung tâm có nhiều ðặc ðiểm khác nhau. Ngýời thì “thấy” khi bắt mạch cho ngýời bệnh. Ngýời thì “thấy” khi ðến tận nõi, thậm chí nhiều ngýời còn “thấy” ở cách xa khi có ngýời nhà thật tâm nhờ tìm kiếm. Khả nãng này lúc mạnh, lúc yếu, thậm chí có lúc “mất sóng” hoàn toàn, nhýng mỗi ngýời trong họ ðều ðã tìm kiếm thành công ít nhất hàng trãm trýờng hợp. Trong ðó có nhiều liệt sĩ vô danh tập trung ở các nghĩa trang liệt sĩ lớn nhý Mai Dịch, Ðông Kim Ngýu (Hà Nội), Kim Tân (Thanh Hóa), Phú Long (Ninh Bình)...


    Tuy nhiên, những trýờng hợp ðýợc ðýa vào ðề tài nghiên cứu ðều phải qua kiểm chứng, xác minh, phản biện rất kỹ, bởi nội dung chính của ðề tài là “nghiên cứu ðộ tin cậy về khả nãng tìm mộ của các nhà ngoại cảm”. Ngoài việc ðã tìm kiếm ðýợc hõn 1.000 hài cốt liệt sĩ và nhân dân, các nhà ngoại cảm của trung tâm còn tham gia giúp ðỡ tìm kiếm những ngýời mất tích, chữa cai nghiện ma túy...





    VĨ THANH


    “Bởi chúng tôi ðang cố gắng lý giải những vấn ðề mà khoa học hiện nay chýa có khả nãng trả lời cụ thể, nên ai muốn nói ðúng cũng ðýợc, nói sai cũng ðýợc. Nhýng ðến giờ chúng tôi có thể khẳng ðịnh là hoàn toàn thanh thản với những gì mình ðã làm...”.


    GS-TS Ðức nhẹ nhàng tâm sự với chúng tôi và cho biết nguyên tắc hàng ðầu của trung tâm là phi lợi nhuận không ai có lýõng từ ðây. Ông không khẳng ðịnh tất cả những gì mình và ðồng nghiệp làm là ðúng hoặc týõng lai sẽ hoàn toàn ðúng, “nhýng những nhà khoa học chúng tôi cảm thấy sẽ có lỗi với thế hệ sau nếu không làm...”.





    Qua phóng sự này, chúng tôi chỉ muốn kể về những con ngýời ðang “ðốt ðuốc lao vào ðêm tối”. Họ có thể tìm ðýợc con ðýờng ði tới ánh sáng hay họ có thể vấp ngã, nhýng ít ra họ ðã dám dũng cảm ðốt ðuốc ðể dấn býớc...


    http://www.haiquanbinhdinh.gov.vn/Detail...5209220201
     

Chia sẻ trang này