Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi sunny, 23 Tháng mười 2006.

  1. sunny

    sunny New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Đây là trích dẫn từ "Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập”-Joe Landsberger, mình sẽ pót lên từ từ từng chiến lược để các bạn tham khảo

    1. Sơ đồ hóa các thông tin</SPAN>

    Nhiều người trong số chúng ta được học cách làm dàn ý cho bài giảng kiểu như sau:
    I. #9; Ý lớn thứ nhất
    II. Ý lớn thứ hai
    A. ý nhỏ
    B. ý nhỏ
    1. ý nhỏ trong ý nhỏ
    2. #9; ý nhỏ trong ý nhỏ


    III. #9; Ý lớn thứ ba​


    Ngoài ra, một lựa chọn khác là Sơ đồ hóa các Khái niệm và Tư duy.
    Vẽ sơ đồ như thế nào?
    Đầu tiên là đừng nghĩ đến các dàn ý hay là các đoạn văn dùng nhiều từ ngữ.
    Nghĩ dựa trên các key words- từ ngữ quan trọng và các hình ảnh hoặc biểu tượng
    diễn đạt các ý
    Bạn sẽ cần có:

    bút chì (để bạn có thể tẩy xóa dễ dàng và một tờ giấy trắng lớn, không dòng kẻ
    bảng đen và phấn màu
    giấy dán giao công việc
    Viết ra từ ngữ quan trọng nhất hoặc là cụm từ ngắn hoặc ký hiệu ở giữa trang.
    Suy nghĩ và khoanh tròn nó lại.
    [​IMG]Ghi các khái niệm quan trọng khác, và từ ngữ miêu tả xung quanh vòng tròn.
    Tiếp tục phát triển sơ đồ
    Cứ tự nhiên thoái mái điền thêm các từ ngữ, ý tưởng mới (vì bạn có thể tẩy xóa bất cứ lúc nào cơ mà!)
    Nghĩ khác lạ đi một chút xíu: gộp các khái niệm để mở rộng sơ đồ, bỏ bớt các giới hạn
    Phát triển sơ đồ theo hướng của các chủ để chứ đừng bó buộc vào cách mà bạn vẽ sơ đồ.
    Khi mở rộng sơ đồ, hãy làm chi tiết hơn sơ đồ ban đầu.[​IMG]Bỏ sơ đồ sang một bên
    Sau đó quay lại và tiếp tục và sửa đổi Ngừng lại và thử tim các mối liên quan mà bạn đang làm trên sơ đồ
    Cứ tiếp tục triển khai sơ đồ này (kể cả cho tới khi trước kỳ thi nếu cần thiết!)
    Sơ đồ này là tài liệu học bài của bạn
    kết hợp các kiến thức bạn đã biết với những gì đang học và những kiến thức bạn có thể cần để hoàn thiện.
    [​IMG]

     
    Last edited by a moderator: 23 Tháng mười 2006
  2. alibaba8757

    alibaba8757 New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    275
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập

    Hay lắm, post tiếp đi sunny ơi~_drink
     
  3. sunny

    sunny New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập

    2.Học cách học</SPAN>
    Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái
    Henry Brooks Adams

    Để tìm được cách học hiệu quả nhất, bạn cần hiểu rõ về:
    • Bản thân
    • Khả năng học của bạn
    • Cách học hiệu quả mà bạn đã từng dùng
    • Đam mê, kiến thức và môn bạn muốn học
    Có thể bạn học Vật lí khá dễ dàng nhưng lại trật vật khi học đánh tennis (hoặc ngược lại).
    Tuy nhiên, mọi việc học đều có điểm chung: đó là chúng bao gồm các bước cơ bản sau:
    Có bốn bước cơ bản:
    Hãy bắt đầu bằng việc in trang này và trả lời các câu hỏi.
    Sau đó, hãy vạch ra kế hoạch học từ những câu trả lời đó và với những Hướng dẫn học khác.
    Bắt đầu với những kinh nghiệm đã cóTrước đây bạn đã học như thế nào? Bạn có: ​
    • Thích đọc không? Giải toán? Ghi nhớ? Diễn thuyết? Dịch? Nói trước đám đông?
    • Biết cách tóm tắt?
    • Tự đặt câu hỏi cho những gì bạn đã học
    • Ôn tập kiểm tra?
    • Có các thông tin từ các nguồn khác nhau?
    • Thích yên tĩnh hay thích học theo nhóm?
    • Cần nhiều tiết học ngắn hay chỉ một tiết học dài?
    Thói quen học của bạn là gì? Những thói quen đó đã bao giờ thay đổi chưa? Phương pháp nào hiệu quả nhất? Kém hiệu quả nhất?
    Bạn cảm thấy thoải mái với cách trình bày kiến thức nào nhất? Qua bài kiểm tra viết, bài thi học kỳ hay thi vấn đáp?
    Liên hệ với việc học hiện tại Tôi thích học cái này đến mức nào?
    Tôi muốn dành bao nhiêu thời gian cho việc học này?
    Điều gì có thể chi phối thời gian của tôi?
    Những điều kiện hiện tại có thuận lợi để hoàn thành mục đích không?
    Tôi có thể kiểm soát được gì và điều gì tôi không kiểm soát được?
    Liệu tôi có thể thay đổi những điều kiện để thành công không?
    Điều gì ảnh hưởng đến sự đam mê của tôi cho công việc này?
    Tôi đã có một kế hoạch cụ thể nào chưa? Và kế hoạch học tập đó có tính đến những kinh nghiệm đã có và hiện tại chưa?
    Cân nhắc quá trình và vấn đề Tiêu đề là gì?
    Các key word có bật ra ngay không?
    Tôi có hiểu không?
    Tôi đã có những hiểu biết gì về vấn đề này?
    Tôi có biết các vấn đề liên quan không?
    Những nguồn thông tin nào sẽ hữu ích?
    Liệu tôi nên dựa vào một nguồn (ví dụ: sách giáo khoa) hay không?
    Liệu tôi có cần các thông tin khác nữa không?
    Khi tôi học, tôi có dừng lại và hỏi là liệu mình có hiểu những gì vừa học không?
    Nên tiếp tục làm nhanh hơn hay chậm lại?
    Khi tôi không hiểu, tôi có hỏi tại sao không?
    Tôi có dừng lại và tóm tắt không?
    Tôi có dừng lại và xem nó có logic không?
    Tôi có dừng lại và đánh giá (tán thành hoặc bất đồng quan điểm?)
    Hay tôi nên dành thời gian để nghĩ thêm và đọc lại sau?
    Liệu tôi có cần thảo luận với bạn cùng học để “tiêu hóa” các thông tin này không?
    Liệu tôi có cần sự giúp đỡ của một người hiểu biết, ví dụ: thầy cô giáo, thủ thư hay là một chuyên gia trong lĩnh vực này hay không?
    Cùng nhìn lạiTôi đã học đúng cách chưa?
    Tôi đã có thể làm tốt hơn những gì?
    Kế hoạch có tính đến sở trường hay sở đoạn của tôi chưa?
    Tôi đã chọn điều kiện thích hợp chưa?
    Công việc có thể coi là trót lọt chưa? Và tôi có nghiêm khắc với bản thân mình hay chưa?
    Tôi đã thành công?
    Nếu thành công, bạn nên ăn mừng đi!
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười 2006
  4. sunny

    sunny New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập

    3.Để</SPAN> có được Critical thinking

    Học mà không nghĩ là phí công
    Khổng tử



    Critical thinking là học hoặc giải quyết một vấn đề nào đó mà luôn theo hướng mở rộng tầm mắt để tiếp thu điều mới.
    Hãy bắt đầu bằng việc khẳng định bạn điều cốt lõi của vấn đề là gì, sau đó là suy nghĩ rộng hơn, và tính đến các khả năng, các khía cạnh khác nhau của vấn đề và cuối cùng là rút ra kết luận sau khi đã hiểu vấn đề dựa trên các dẫn chứng rõ ràng. Động lực, định kiến riêng của người học lẫn như các chuyên gia sau đó được đem ra so sánh với kết luận và từ đó, rút ra được nền tảng của đánh giá.
    Hãy bắt đầu bằng tư tưởng tiếp thu cái mới:
    Nhận rõ mục đích cuối cùng, điều bạn mong muốn được học.
    Và có thể nói tóm gọn, ví dụ: "Nghiên cứu vai trò của giới tính trong việc chơi video games", "Lịch sử chính trị nước Pháp trong thời kỳ chiến tranh nửa đầu thế kỷ 20", " Việc trồng cây dái ngựa ở Trung Mỹ", "Quy định về hàn chì ở vùng ngoại ô", "Cấu trúc xương người".
    Hãy tính đến những kiến thức bạn đã có về vấn đề cần nghiên cứu:
    Có điều gì bạn đã biết mà sẽ giúp cho việc nghiên cứu vấn đề này không? Bạn có định kiến không và nếu có, định kiến gì?
    Bạn có các nguồn thông tin nào và timeline ra sao?
    Thu thập thông tin:
    Luôn tiếp thu để không bỏ sót một ‎Ý tưởng và cơ hội nào.
    Đặt câu hỏi:
    Các tác giả cung cấp thông tin có định kiến cá nhân không?
    Sắp xếp các thông tin, tài liệu theo nhóm:
    chú Ý tím các mối liên quan.
    Một lần nữa, đặt câu hỏi!
    Hãy nghĩ đến các cách mà bạn sẽ trình bày Ý tưởng của mình:
    bạn sẽ tự tạo một bài kiểm tra về kiến thức vừa thu lượm được!
    Từ đơn giản đến phức tạp (1 đến 6):
    1.Liệt kê, gán tên, nhận dạngTrình bày kiến thức2.Định nghĩa, giải thích, tự tóm tắt lạiHiểu3.Giải vấn đề và áp dụng vào ví dụ mớiSử dụng và áp dụng kiến thức 4.So sánh và đối chiếu, phân biệtPhân tích5.Tạo cái mới, phối hợpTống hợp6.Đánh giá, nhận xétĐánh giá và giải thích tại sao
    Hãy coi việc học như một quá trình phiêu lưu khám phá những điều mới!
    Tóm lại:
    Quyết định các yếu tố của một ví dụ hoặc vấn đề mới mà không dựa trên định kiến cá nhân.
    Sắp xếp thông tin theo nhóm để bạn có thể hiểu thấu đáo các thông tin đó.
    Nhận hoặc loại các nguồn thông tin và kết luận dựa trên kinh nghiệm, đánh giá và tin tưởng của bạn.
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười 2006
  5. sunny

    sunny New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập

    4.Học cách nghĩ của các thiên tài</SPAN></SPAN>



    Điều kiện đầu tiên và cuối cùng
    để là một thiên tài là tình yêu sự thực
    Goethe




    “Kể cả khi bạn không phải là một thiên tài, bạn có thể dùng cách mà Aristotle và Einstein đã dùng để tăng sức mạnh của khối óc sáng tạo và đồng thời tạo dựng một tương lai vững chắc”
    Tám cách sau đây sẽ giúp khuyến khích để bạn nghĩ “năng suất”, hơn là làm việc theo kiểu nhắc lại, và mục đích cuối cùng vẫn là để tìm ra giải pháp cho các vấn để. “Các cách này giống như cách nghĩ của các bộ óc sáng tạo trong lịch sử nhân loại về khoa học, nghệ thuật hay kinh doanh”.
    1. Hãy đánh giá vấn đề từ cách khía cạnh khác nhau, và tìm một cách nhận định mới mà chưa ai có (hay là chưa ai công bố!).
    Leonardo da Vinci đã tin rằng, để hiều cốt lõi của vấn đề, bạn bắt đầu bằng việc học cách tái tạo vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Ông đã cảm thấy cách nhìn nhận đầu tiên của mình quá chủ quan. Hoặc nhiều khi, vấn đề tự tái tạo và chuyển thành một vấn đề mới.
    2. Hình dung!
    Khi Einstein nghĩ qua một vấn đề, ông luôn thấy cần thiết phải trình bày qua các cách khác nhau, kể cả việc vẽ sơ đồ. Ông hình dung các phương án, và tin rằng từ ngữ, hay các con số như vậy không quá quan trọng trong quá trình phân tích.
    3. Sản xuất! Một đặc điểm nổi bật của thiên tài là sức sản xuất!
    Thomas Edison có 1093 mẫu sáng tạo. Ông đảm bảo sức sản xuất bằng cách đề ra mục tiêu về số lượng cho các cộng sự và chính bản thân mình. Trong một nghiên cứu thống kê về 2036 nhà khoa học trong lịch sử, Giáo sư Keith Simonton tại trường Đại học California- Davis đã phát hiện ra rằng những nhà khoa học xuất sắc nhất không chỉ có các phát hiện vĩ đại mà còn có cả những phát hiện …tồi. Nhưng họ không sợ thất bại hay làm những cách tưởng chừng như đơn giản hay tầm thường để có để được kết quả tốt nhất có thể.
    4. Thử những kết hợp mới. Kết hợp, tái kết hợp các ý tưởng, hình ảnh, và suy nghĩ thành những tổ hợp khác nhau kể cả khi trông có vẻ không phù hợp hay khác bình thường.
    Học thuyết di truyền mà các nhà nghiên cứu gene hiện đại lấy làm nền tảng bắt đầu khi một mục sư người Áo Grego Mendel kết hợp Toán học và Sinh học để tạo ra một môn khoa học mới.
    5. Tạo các mối quan hệ, hoặc liên quan giữa những vấn đề khác nhau.
    Da Vinci đã liên hệ giữa tiếng chuông và việc một hòn đá được ném xuống nước, để rồi từ đó nghĩ đến việc âm thanh chuyển động trong sóng. Samual Morse đã sáng tạo đài tiếp âm cho tín hiệu điện toán khi ông quan sát trạm nghỉ đổi ngựa trên đường.
    6. Nghĩ qua các đối lập
    Nhà vật lý Neir Bohr tin rằng, nếu bạn giữ các đối lập, và có những đối lập trong suy nghĩ, bạn đã bước lên một tầm suy nghĩ mới. Bohr đã nhìn nhận sóng như tính chất hạt cũng như tính chất sóng để rồi từ đó xây dựng được nguyên lý bổ sung về ánh sáng.
    7. Nghĩ theo cách ẩn dụ
    Aristotle nói: ẩn dụ là một dấu hiệu của sự thiên tài và ông tin rằng ai đó mà có khả năng diễn đạt sự giống nhau giữa hai cá thể hoàn toàn khác biệt và còn liên kết chúng lại với nhau, thì đó là con người có khả năng đặc biêt.
    8. Luôn sẵn sàng cho các cơ hội.

    Mỗi khi người ta cố gắng làm gì mà lại thất bại, thì thường họ sẽ chuyển sang làm một cái khác. Đây là nguyên tắc số 1 của sáng tạo. Thất bại sẽ chỉ có ý nghĩa nếu như ta không quá coi trọng phần kém hiểu quả của nó. Thay vào đó, phân tích lại quá trình, các yếu tố, và xem có những cách nào bạn có thay đổi những yếu tố đó, để có được kết quả mới. Đừng hỏi bản thân “Tại sao tôi lại thất bại?” mà hãy hỏi “Tôi đã làm được gì rồi?”
     
  6. sunny

    sunny New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập

    5. Sắp xếp thời gian</SPAN>


    Sự thực sẽ được tìm thấy bởi thời gian
    Annaeus Lucius Seneca


    Phát triển kỹ năng sắp xếp thời gian đòi hỏi những nỗ lực lớn.
    Bạn có thể bắt đầu từ những hướng dẫn dưới đây nhưng cần thực hành và những hướng dẫn khác khi bạn tiến bộ dần.



    Một mục tiêu là để bạn nhận thức được cách bạn sử dụng thời gian như một điều quan trọng khi sắp xếp, đặt việc quan trọng và đạt được thành công trong học tập khi có những hoạt động tri phối khác như đi làm, vui chơi cùng bạn bè, thời gian cho gia đình…




    Chiến lược về cách sử dụng thời gian:

    • Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học
      Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiểu giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao
    • Có tổng kết và updates sau mỗi tuần
    • Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau.
      Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước
    • Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán
      để có được sự tập trung cao độ
    • Có “thời gian chết”?
      Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát…
    • Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học
    • Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học
      Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.
    • Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, presentation, k‎y thi… )
    Những vật dụng hữu ích:
    • To-Do list- Danh sách những việc cần làm:
      Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài
    • Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:
      Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu
      Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.
      Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.
      Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.
    • Lịch ghi kế hoạch lâu dài
      Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.
      Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.
    6. Học bằng mọi giác quan


    Bạn là một sinh viên-vận động viên hay là một sinh viên bình thường?





    Mọi sự phát triển đều dựa trên các hoạt động. Trong đó, không có sự tiến bộ​
    về thể chất hay tư duy mà không
    đỏi hòi nỗ lực và khi bạn nỗ lực có nghĩa là bạn đang làm việc


    Calvin Coolidge, người Mỹ- 1872 - 1933



    Những dấu hiệu của một người có tố chất về khéo léo thể lực: Có khả năng nâng, giữ tốt các đồ vật
    Khá phát triển các kỹ năng cần đến thể lực và điều khiển.
    Thể hiện khả năng giao tiếp tốt, năng suất cao
    Trí nhớ tốt về các hành động (Các hình ảnh thường được phản ảnh nhiều và rõ ràng trong trí nhớ của bạn).
    Ngoài làm vận động viên thể thao, diễn viên múa, những người có tố chất khéo léo về thể lực còn có thể là: kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm, kiến trúc sư, người trị liệu, bác sỹ phẫu thuật, nha sỹ, diễn viên, nhà điêu khắc, thợ kim hoàn, người làm vườn, những người làm trong lĩnh việc máy móc, xây dựng, thủ công mỹ nghệ…
    Những tố chất và kỹ năng khéo léo về thể lực có thể áp dụng như thế nào trong học tập?
    Cùng với việc sắp xếp thời gian:
    [​IMG]

    Một vận động viên không thể ra sân thi đấu nếu mà anh ta không có chút tập luyện nào cả. Sắp xếp thời gian hợp lý là nền tảng cho thành công cho một nghệ sỹ cũng như khi bạn vừa là sinh viên, vừa thi đấu thể thao chuyên nghiệp. Điều này cũng tương tự trong học tập vậy.
    Có những cách để bạn sử dụng để áp dụng kỹ năng khéo léo về thể chất:
    Sắp xếp xem khi nào mình sẽ học, học cái gì (hãy bắt đầu bằng những việc dễ hoặc đơn giản để khiến bạn có được sự tự tin cần thiết). Đơn giản những chỉ dẫn phức tạp thành những điều đơn giản và nâng dần lên từ đó. Luyện tập và lặp lại những bài cơ bản nếu có thể để củng cố kiến thức.
    Chịu khó tìm tòi, linh hoạt, thử mọi cái có thể, học bằng cách thử. Tìm những ví dụ cụ thể, có thể và những ý tưởng khác để trình bày nên bạn chưa thật sự hiểu bài. Tham khảo thầy cô giáo cho những bản tóm tắt bài giảng, hoặc nguồn thông tin có kiến thức tương tự.
    Chịu khó tìm cách tiếp cận vấn đề mà trong đó bạn tự khám phá, tìm tòi, làm mô hình…
    Sử dụng các vật cụ thể như giáo cụ trực quan.
    Dùng tay khi giải thích, hoặc cơ thể để diễn đạt. Tìm ví dụ cho những ghi chép trong vở.
    Sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để miêu tả các luận điểm.
    Trao đổi về những ghi chép với một người khác cũng khá về kỹ năng thể chất.
    Luyện tập kỹ năng viết. Sử dụng kỹ năng sơ đồ hoá để sắp xếp các thông tin để tiếp thu một cách tốt hơn những điều bạn muốn học. Bạn có thể tận dụng những công nghệ, phương pháp hiện đại để thu thập và sắp xếp thông tin từ các nguồn khác nhau.
    Những trò chơi hoặc ứng dụng trên máy vi tính có thể giúp bạn: o Hình dung rõ ràng vấn đề.
    o Làm việc với từng phần của công việc và thử nghiệm.
    o Phỏng theo, thay thế hoặc luyện trả lời cho những tình huống tương tự có thể gặp phải ở ngoài đời.
    Viết ra các câu hỏi và đối chiếu với bạn cùng lớp hoặc gia sư.
    Tập viết nháp các câu trả lời.
    Thử làm như mình đang làm bài kiểm tra.
    Thử xem những gì bạn học có thể được kiểm tra qua mô hình, diễn thuyết hay những hình thức khác, ngoài việc làm một bài kiểm tra viết. Vai trò của "huấn luyện viên"
    Thầy cô giáo cố vấn, hoặc giáo viên hay một gia sư đều có thể là một "huấn luyện viên" của bạn. Những người này sẽ đưa ra lời khuyên, động viên trong quá trình tiến bộ của bạn:
    Phát triển thể chất Phát triển trí tuệ Tìm một "huấn luyện viên" tin cậy, hiểu biết để:
    • --Cung cấp nguồn động viên tinh thần.
    • --Phát triển những kỹ năng cần thiết để làm nền tảng trong suốt quá trình học.
    • Đưa ra phản hồi hoặc nhận xét khi cần thiết.


     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười 2006
  7. sunny

    sunny New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập

    7.Học từng vấn đề cụ thể



    </SPAN>
    Chúng ta thường xuyên phải đối
    mặt với vô số các cơ hội luôn khôn khéo
    ẩn mình như là các bài toán khó không lời giải.
    John W. Gardner

    Học từ vấn đề cụ thể là một cách học thú vị bổ trợ cho
    cách học nghe giảng thông thường. Với cách học này, giáo viên sẽ đưa cho bạn một vấn đề, chứ không phải là bài giảng hay bài tập.Vì bạn không được cung cấp đầy đủ phương tiện, bạn sẽ chủ động hơn để khám phá, với quyết tâm giải bằng được vấn đề cho thật thỏa đáng.
    Cũng trong cách học này, người giáo viên chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn
    chứ không phải là người cung cấp đáp án.
    Bạn sẽ có cơ hội:
    • Kiểm tra và tận dụng những gì bạn đã biết trước đây
    • Tự tìm ra là mình cần phải học cái gì
    • Luyện các kỹ năng làm việc theo nhóm để đạt được hiệu quả cao hơn
    • Tôi rèn kỹ năng giao tiếp
    • Đưa ra và bảo vệ nhận định của mình bằng dẫn chứng và lý lẽ thuyết phục
    • Linh hoạt hơn trong việc tiếp nhận và sử lý thông tin
    • Luyện tập các kỹ năng mà bạn có thể cần khi đi làm sau này
    Tóm tắt:
    Đây là mẫu rút gọn- các mẫu chi tiết hơn sẽ được giới thiệu ở phía dưới.
    Các bước này có thể được lặp lại nhiều lần:
    Bước 2-5 có thể được lặp lại khi có thêm nhiều thông tin mới hay vấn đề thay đổi.
    Bước 6 có thể thực hiện hơn 1 lần, nhất là khi giáo viên nhấn mạnh việc phát triển vấn đề.
    1. Khám phá vấn đề:
    Giáo viên đưa cho bạn một vấn đề.
    Thảo luận về mấu chốt của câu hỏi và liệt kê ra những phần quan trọng.
    Bạn có thể cảm thấy rằng bạn không có đủ kiển thức để giải quyết vấn đề này nhưng đó chính là thử thách dành cho bạn đấy!
    Bạn phải thu thập các thông tin và tự học những khái niệm, quy tắc, kỹ năng mới mà bạn có thể cần đến.
    2. Liệt kê theo câu hỏi “Chúng ta biết những gì?"
    Bạn cần biết những điều gì để giải quyết vấn đề?
    Điều này bao gồm những gì bản thân bạn thực sự biết và khả năng của các thành viên khác trong đội.
    Hãy cân nhắc đến công sức từng người bỏ ra!
    3. Phát triển, viết ra giấy câu khẳng định nội dung vấn đề và diễn đạt theo ngôn từ của bạn:
    Nội dung vấn đề có thể được bật ra từ các phân tích của bạn hoặc nhóm của bạn về những kiến thức đã biết, và những gì bạn cần biết để giải quyết vấn đề đó. Bạn sẽ cần:
    • Một bản viết vạch rõ tóm tắt
    • Sự đồng tình của cả nhóm
    • Phản hồi của giáo viên về cái mà các bạn vừa tìm được.
      (cái này có thể không cần thiết nhưng lại là một ý hay)
    Lưu ý:
    Bạn nên thường xuyên quay lại chỉnh câu khẳng định vấn đề nếu như có thông tin mới và những thông tin cũ không còn sử dụng được nữa.
    4. Liệt kê ra các phương án khả thi
    Bạn cứ liệt kê hết ra, rồi sắp xếp từ khả thi nhất đến ít khả thi nhất. Và hãy tìm cái tốt nhất, hoặc có khả năng thành công cao nhất!
    5. Liệt kê những việc cần làm và thời gian giải quyết tương ứng
    • Cần phải có những kiến thức gì và làm gì để giải quyêt vấn đề này?
    • Sắp xếp thứ tự các khả năng có thể xảy ra như thế nào?
    • Những cái đó liên quan như thế nào với danh sách các giải pháp?
      Bạn có đồng ý không?
    6. Liệt kê những điều bạn cần phải trang bị?
    Nghiên cứu kiến thức, dữ liệu mà sẽ bổ trợ cho bạn trong việc tìm ra vấn đề. Bạn cần biết thông tin để bổ sung vào những chỗ còn thiếu sót.
    • Xem xét các nguồn thông tin: người có kinh nghiệm, sách báo, trang web…
    • Giao công việc, và nên kèm theo hạn hoàn thành của từng công việc
    Nếu các thông tin bạn tìm thấy bổ trợ cho phương án của bạn, và nếu hợp lý thì bạn có thể đi thẳng đến bước 7. Còn không, lặp lại từ bước 4.
    7. Viết câu trả lời và đính kèm những tài liệu bổ trợ, và đem đi nộp.
    Bạn có thể phải trình bày những gì bạn đã tìm được và/hoặc giới thiệu, nhận xét của nhóm khác hay bạn cùng lớp.
    Cái đó thì bao gồm câu khẳng định về nội dung vấn đề, các câu hỏi, thông tin, tài liệu bạn thu thập được, và tài liệu hỗ trợ cho ý kiến của bạn dựa trên các phân tích thông tin: nói ngắn gọn, các tài liệu mô tả quá trình và kết quả!
    Trình bày và phản biện:
    Mục đích của việc trình bày không chỉ là thông báo kết luận bạn tìm được mà là trình bày các cơ sở từ đó bạn tìm ra câu trả lời hoặc kết luận. Chuận bị sẵn sàng để:
    • Phát biểu rõ vấn đề và kết luận
    • Tóm tắt cách bạn đã tìm ra câu trả lời, các phương án tính đến, và các khó khăn gặp phải.
    • Thuyết phục, chứ không áp đặt.
      Để mọi người ủng hộ ý kiến của bạn hoặc khiến họ xem xét câu trả lời của bạn một cách khách quan.
    • Giúp người khác học từ vấn đề bạn đang làm, cũng như bạn đã học được từ vấn đề đó.
    • Nếu gặp câu hỏi hóc búa từ phía người nghe, và nếu bạn có câu trả lời, thì hãy trình bày thật rõ ràng, còn nếu bạn chưa có câu trả lời ngay, thì cũng nói cho họ biết là bạn sẽ nghĩ thêm về câu hỏi đó.
    Chia sẻ những gì bạn học được với thầy cô và bạn cùng lớp là cơ hội để bạn chứng tỏ bạn đã học được những gì. Nếu bạn trình bày vấn đề thật rõ ràng, thì sẽ chứng minh được kiến thức bạn vừa học được. Còn nếu có câu hỏi phản biên mà bạn chưa trả lời được, thì hay coi đó như một cơ hội để bạn tiếp tục học hỏi, khám phá tiếp. Tuy nghiên, hãy coi trọng và tự hào về chất lượng những gì bạn trình bày.
    8. Xem xét lại những gì bạn vừa làm được
    Công đoạn này áp dụng cho cả từng thành viên hoặc cả nhóm làm. Tự hào vì những gì bạn đã vừa làm được, học từ những điều có thể bạn chưa tìm ra hoặc chưa hoàn thành tốt. Thomas Edíon luôn tự hào về những phát minh chưa thành công của mình và coi đó như một phần tất yếu của những thành cồng sau này!
     
  8. sunny

    sunny New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập

    8.Hạn chế tính chần chừ

    Người không hoãn lại cho ngày mai việc gì
    là người đã làm được rất nhiều việc




    Baltasar Gracián 1601-56 Spanish​



    Tính chần chừ của bạn là ở bản chất công việc hay là do thói quen?
    Để chữa bệnh chần chừ:
    Bắt đầu với một công việc đơn giản.
    Trả lời những câu hỏi cơ bản
    Giữ lại những câu hỏi để bạn đánh dấu sự tiến bộ


    Bạn muốn làm gì?
    • Đâu là mục tiêu cuối cùng, và kết quả thu được?
      Điều này có thể dễ trả lời, có thể không.
    • Những bước cơ bản để đạt được mục đích đó là gì?
      Đừng đi vào chi tiết, hãy nghĩ rộng.
    • Bạn đã làm được những điều gì?
      Hãy nhớ rằng bạn cũng là một phần không thể thiếu của quá trình, kể cả chỉ nghĩ thôi.
      Hành trình dài nhất luôn bắt đầu bằng một bước đầu tiên.
    Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?
    • Động cơ lớn nhất của bạn là gì?
      Nếu câu trả lời nghe hơi tiêu cực, cũng đừng quá lo lắng. Điều đó có nghĩa bạn đang thành thật và đó là một sự khởi đầu tốt. Tuy nhiên, nếu thật sự tiêu cực, hãy nghĩ lại và diễn đạt nó bằng cách khác cho đến khi câu trả lời trở nên tích cực.
    • Những kết quả tích cực khác có thể đạt được nếu bạn hoàn thành tốt công việc này là gì?
      Có được câu trả lời cho câu hỏi trên có thể khiến bạn nhận ra những lợi ích mà bạn có thể chưa nhận ra.
    Lên danh sách những điều sẽ gặp phải
    • Bạn có thể thay đổi được điều gì?
    • Ngoài bản thân bạn ra, bạn sẽ có những điều kiện gì để hoàn thành công việc?
      Sự giúp đỡ không chỉ mang tính vật thể (tiền bạc, công cụ…) mà bao gồm thời gian, người khác/chuyên gia/ người già, thái độ, quan điểm…
    • Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn không đạt được tiến bộ?
      Thực ra là cũng không hại gì nhiều nếu tự dọa mình một chút.
    Lên kế hoạch, danh sách
    • Những bước cơ bản và thực tế
      Công việc nào cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu được chia thành các bước cơ bản.
      Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ.
      Sau đó, cho thêm chi tiết và nâng dần mức độ khó khi as you achieve and grow
    • Mỗi công việc như thế thì sẽ mất bao nhiêu thời gian?
      Một kế hoạch sẽ giúp bạn theo dõi được tiến bộ của mình và cũng để chắc chắn rằng có những chặng nghỉ trong quá trình giải quyết và hoàn thành công việc.
    • Thời gian nào trong ngày hoặc trong tuần bạn có thể dành cho công việc này?
      Điều này giúp bạn tạo dựng được một thói quen làm việc mới, môi trường làm việc tốt và tránh sự phân tán (Sẽ dễ dàng hoàn thành công việc nếu như nếu không có sự phân tán).
    • Sau mỗi chặng bạn sẽ có những phần thưởng gì?
      Đồng thời, bạn cũng phải từ bỏ để đạt được đến từng chặng.
    • Dành thời gian cho việc dừng lại và xem mình đã làm được những gì.
      Hãy nói chuyện với một người bạn thân, một người lớn hoặc người hiểu biết để giúp bạn có thêm động lực
    Hãy nhận:
    • Những sai lầm hoặc khởi đầu không tốt như là những bài học quy giá.
      Sai lầm nhiều khi còn quan trọng hơn thành công và đem lại ‎Ý nghĩa cho cụm từ “kinh nghiệm”
    • Chần chừ và ‎có ý định muốn bỏ
      Đừng chối là bạn không hề có những điều này trong đầu những hãy từ chối ‎Ý định đó.
    • Cảm xúc
      Bạn có quyền bực khi mọi chuyện không đi đúng như dự định.
      Bạn có thể thừa nhận sự thực khi bạn gặp khó khăn, nhưng đồng thời hãy lên kế hoạch giải quyết khó khăn đó.
    • Niềm phấn khích
      khi bạn thành công!
    KẾT LUẬN: nếu chần chừ là tính cách của bạn thì hãy quên nó đi!
    Hãy chỉ tập trung vào công việc và chỉ xoay quanh công việc mà thôi.




     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười 2006
  9. sunny

    sunny New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập

    9.Phải tập trung khi học

    Tập trung là bí mật vĩnh cửu của
    mọi thành công trong cuộc sống

    Stefan Zweig 1881-1942, người Úc

    Tập trung: khả năng điều khiển được những ý nghĩ của bạn Nghệ thuật hay sự rèn luyện khả năng tập trung
    Cho dù bạn đang học môn Sinh học hay đang học bơi, hãy tập trung vào việc bạn đang làm và hạn chế tối đa sự xao nhãng.


    Tất cả chúng ta, ai cũng có khả năng tập trung, ít nhất là ở một thời điểm nào đó. Nghĩ đến những lúc mà bạn hoàn toàn bị cuốn vào một việc gì đó mà bạn thực sự say mê: một môn thể thao, chơi nhạc, một trò chơi hay, một bộ phim. Khi đó bạn đang tập trung tối đa đó.

    Tuy nhiên lại có những lúc,


    • Đầu óc bạn cứ nghĩ về hết cái này sang cái kia​
    • Những lo lắng của bạn khiến bạn mất tập trung​
    • Bạn bị lôi cuốn bởi những cám dỗ bên ngoài từ lúc nào không hay​
    • Tài liệu học nhàm chán, khó và/hoặc không làm bạn cảm thấy hứng thú.​
    Những mẹo nhỏ này có thể giúp bạn: Gồm có​
    1. Những gì bạn có thể kiểm soát trong khi học tập​
    2. Những cách luyện tập tốt nhất​
    Những gì bạn có thể kiểm soát trong khi học tập

    • "Tôi học ở đây”​


    • Hãy chọn một chỗ học thích hợp nhất: bàn ghế, ánh sáng và môi trường xung quanh
      Ngồi xa điện thoại di động và điện thoại bàn.
      Treo một cái bảng "Xin đừng làm phiền hay cắt ngang"
      Nếu bạn thích có chút âm nhạc làm nền thì cũng không sao, miễn là đừng để chúng làm bạn bị sao nhãng (hãy thử tìm hiểu xem bạn làm việc hiệu quả hơn khi nào? Có hay không có âm nhạc?) ​

      [*]
      Gắn mình với một quy tắc, một thời khóa biểu hiệu quả. ​
      Nắm rõ mức năng lượng bạn có vào ban ngày/đêm​
    • Tập trung
      Khi bạn chuẩn bị vào ngồi học, hãy giành chút thời gian nghĩ xem bạn cần chuẩn bị những gì rồi soạn chúng ra trước để không phải đứng dậy đi lấy trong khi đang tập trung, và đề ra một hướng giải quyết chung để có thể hoàn thành công việc. ​

      [*]
      Sự động viên, khích lệ

      Nếu thấy cần thiết để hoàn thành một công việc nào đó, bạn nên tự khích lệ bản thân để có thể hoàn tất nhiệm vụ. Chẳng hạn, bạn có thể gọi điện thoại cho một người bạn, đi dạo hay ăn một cái gì đó, ..v.v..
      Đối với những dự án lớn như bài luận thi học kỳ, bản thiết kế, những cuốn tổng kết, hãy đề ra những sự động viên khích lệ đặc biệt. ​

      [*]
      Thay đổi chủ đề

      Để cho đỡ nhàm chán, bạn nên thay đổi môn học sau một đến hai tiếng đồng hồ. ​

      [*]
      Đa dạng hóa quá trình học tập của bạn

      Thay vì đơn thuần đọc sách, bạn hãy đưa thêm vào một vài động tác thể dục
      Hãy tự hỏi làm thế nào có thể tăng cường các hoạt động trong khi học? Có lẽ học nhóm sẽ là cách tốt nhất chăng? Hãy tạo ra những câu hỏi liên quan đến bài học chẳng hạn?
      Bạn thử hỏi thầy cô một số bí quyết khác trong khi học xem? Bạn học càng chủ động bao nhiêu thì hiệu quả càng cao bấy nhiêu. ​

      [*]
      Hãy đặt ra những giờ nghỉ giải lao thích hợp nhất với bạn

      Làm một cái gì đó khác với cái mà bạn đang làm (chẳng hạn như nếu bạn đang ngồi, hãy đứng dậy đi lại), hoặc thay đôỉ chỗ ngồi. ​

      [*]
      Phần thưởng

      Hãy tự thưởng cho mình khi đã hoàn thành một công việc gì đó.​
    Những cách luyện tập tốt nhất
    Bạn phải nhận thấy những tiến bộ sau một vài ngày
    Nhưng cũng giống như bất kì một cách luyện tập nào khác, sẽ không tránh khỏi những lúc lên, lúc xuống.
    Nó sẽ có lợi cho cả những công việc khác mà bạn thực hiện.
    Tới đây ngay bây giờ | Khoảng thời gian lo nghĩ | Đánh dấu | Mức năng lượng | Quan sát

    Tới đây ngay bây giờ
    Phương pháp này nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra lại là cách khá hữu hiệu
    Khi bạn nhận thấy rằng những gì bạn đang nghĩ bị phân tán, hãy nói với chính mình:
    " Tới đây ngay bây giờ”

    Rồi nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình về với vấn đề bạn đang suy nghĩ.
    <B>
    Chẳng hạn như:
    </B>Bạn đang học và bạn chợt nhớ đến cả đống bài vở bạn đang còn, tới một buổi hò hẹn, hay là bạn nhớ ra rằng mình đang đói hãy nói với chính mình:
    " Tới đây ngay bây giờ”

    Quay trở lại với công việc bạn đang làm với những câu hỏi, những bản tóm tắt, những ý chính, sơ đồ và cố gắng tập trung vào công việc đó lâu nhất có thể.
    Khi bạn lại cảm thấy mất tập trung, hãy nhắc lại:
    " Tới đây ngay bây giờ”​
    Rồi nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình về với vấn đề bạn đang suy nghĩ.. Hãy cố gắng rèn luyện lặp đi lặp lại. Bạn sẽ đạt được hiệu quả đó!
    Đừng cố gắng để xua đuổi ý nghĩ về một cái gì đó. Nếu bạn ngồi đó và nghĩ về bất kì thứ gì bạn muốn nghĩ tới trong vòng ba phút miễn là không phải miếng bánh ngọt. Cố gắng để không nghĩ về miếng bánh ngọt … Một khi bạn cố không nghĩ về một cái gì thì nó sẽ cứ tiếp tục quay trở lại trong đầu bạn.(“ Tôi sẽ không nghĩ về bánh ngọt, không nghĩ về bánh ngọt, không nghĩ về bánh ngọt…”)
    Bạn có thể làm việc này cả trăm lần trong một tuần. Và cuối cùng bạn nhận ra rằng, bạn càng ít bị mất tập trung hơn sau mỗi tuần. Vì vậy hãy kiên trì và đừng bỏ cuộc. Bạn sẽ nhận thấy những tiến bộ.
    Đừng liên tục đánh giá thành quả của bản thân. Hãy cứ thoải mái thôi. Luyện tập tốt đã là quá đủ để chứng minh rằng bạn đang cố gắng, và rằng bạn đang đi đúng hướng. Sau những lần thành công và thất bại, cuối cùng thì việc luyện tập của bạn sẽ đạt được kết quả.








    Những khoảng thờì gian lo nghĩ
    Khoa học đã chứng minh những người giành ra một khoảng thời gian xác định để suy nghĩ và lo âu sẽ giảm được tới 35 phần trăm sau bốn tuần.


    1. Mỗi ngày hãy giành ra một khoảng thời gian nhất định để nghĩ về ​
    1. những điều cứ vấn vương trong đầu bạn và chen ngang vào những khi bạn đang tập trung. ​
    2. Khi bạn nhận thấy mình bị phân tán,
      hãy tự nhắc nhở mình là sau đây mình sẽ có một khoảng thời gian riêng để lo nghĩ về nó. ​
    3. Hãy buông tha những suy tư,
      có lẽ là với câu nói: " Tới đây ngay bây giờ” ​
    4. Hãy giữ đúng hẹn,
      để lo nghĩ về những vấn đề vẫn hay làm bạn sao nhãng. Ví dụ, đặt ra khoảng thời gian lo nghĩ của bạn là từ 4:30 đến 5:00 chiều. Khi đầu óc bạn lại đi sai hướng vào ban ngày, hãy nhắc nhở mình rằng mình đã có một khoảng thời gian riêng cho những suy nghĩ đó rồi. Rồi tạm thời xua tan những suy nghĩ ấy, và tập trung trở lại với công việc trước mắt của mình.​
    5. Hãy đánh dấu những khoảng thời gian mà bạn hay mất tập trung Lấy một tấm card bỏ túi cỡ 7x10cm. Kẻ hai đường thẳng chia tờ giấy làm ba. Ghi rõ: "sáng", "chiều", "tối".​
    Nếu bạn mất tập trung vào buổi sáng, hãy đánh một dấu X vào ô dành cho buổi sáng, nếu đó là lúc chiều thì bạn lại đánh một dấu X vào ô dành cho buổi chiêu, làm tương tự nếu bạn thấy mất tập trung vào buổi tối. Hãy giữ mỗi ngày một tấm card như vậy. Dần dần, bạn sẽ thấy số dấu X giảm đi.



    Tận dụng một cách đúng đắn những mức năng lượng của bạn





    Bạn cảm thấy sung sức nhất khi nào? Bạn cảm thấy trùng xuống nhất là lúc nào? Hãy học những môn học mà theo bạn là khó vào những lúc bạn thấy khỏe khoắn nhất. Nếu như buổi chiều muộn là lúc bạn trùng xuống? Hãy học những môn học bạn thấy hững thú nhất vào lúc đó.
    Phần lớn học sinh, sinh viên thường hoãn những môn khó học nhất tới tận chiều muộn, và lúc đó thì khó có thể tập trung đựơc. Hãy đảo ngược lại. Dành khoảng thời gian sung sức nhất của bạn để hoc những môn học khó, những cái dễ để học sau. Chỉ riêng việc làm như vậy cũng đã giúp bạn tập trung hơn.




    Quan sát

    Như một bài khởi động trước khi bắt tay vào công việc, nghĩ tới những lúc mà bạn thấy dễ dàng để tập trung – bất kể trong điều kiện như thế nào. Còn bây giờ hãy cố tưởng tượng ra và hướng mình vào thời điểm đó. Làm lại động tác đó ngay lập tức trước mỗi lần bạn chuẩn bị học.
    Lặp lại sau khi bạn kết thúc một môn học



    Tư liệu được sửa đổi dưới sự đồng ý của:
    - Hãy giúp chính mình Dịch vụ tư vấn đại học, trường Đại học bang Kansas.
    - Tới đây ngay bây giờ phỏng theo những lời khuyên của Phật giáo về tâm lý.
    Có thể tham khảo thêm: J.R.Hayes, Người giải quyết mọi vấn đề, tờ báo Franklin, 1981




     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười 2006
  10. sunny

    sunny New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập

    Còn nhiều nhiều nội dung khác, nhưng sun ny woai quá rồi,:D mọi người nếu muốn tham khảo thêm thì vào địa chỉ sau nhé:
    http://www.studygs.net/vietnamese/
    Đây là một trang web giáo dục được lập ra và duy trì bởi Joe Landsberger . Những lời khuyên trong cẩm nang này được các học sinh sinh viên trên nước Mỹ và thế giới sử dụng rộng rãi.
    Được dịch sang Tiếng Việt bởi Nguyễn Thanh Hương, sinh viên trường Lafayette College, Pennsylvania, Hoa Kỳ, thực tập sinh của Quỹ Giáo dục Hoa Kỳ- Đông Dương (US-Indochina Educational Foundation) dưới sự giúp đỡ tài chính của Quỹ Freeman Assist và sự hướng dẫn của Giáo sư Mark Ashwill. Ngoài ra, còn có sự tham gia của Đào Tú Anh (Hà Nội) và Trần Hà Hải (Thành Phố Hồ Chí Minh).

    Chúc sức khỏe & hạnh phúc!!
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng mười 2006
  11. Admin

    Admin Administrator

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    86
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập

    Cám ơn sunny nhiều nhé ~_love
     

Chia sẻ trang này