1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Cao Biền là nhà địa lý Trung Hoa có nhiều giai thoại kỳ thú liên quan tới pjhong thuỷ Việt Nam.

    Xin sưu tầm và giới thiệu cùng các bạn.

    Bài 1. Về đền Kim Ngưu

    Đền Kim Ngưu, tín ngưỡng Việt cổ
    8h12, 27/01/2006
    Suốt tháng Giêng, từ mùng một Tết, không lúc nào là không có người đến dâng lễ ở phủ Tây Hồ bên bờ Hồ Tây, Hà Nội. Đã tới phủ là tới cả đền Kim Ngưu ở bên cạnh phủ, song có lẽ ít người tìm hiểu nguồn gốc di tích này.


    Đền Kim Ngưu ở làng Tây Hồ. Làng này nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội, đang rất nổi tiếng với ngôi phủ thờ Mẫu. Điều không phải vô cớ khi xung quanh hồ có tới 13 làng mà chỉ có làng này được mang tên của hồ. Có lẽ là do làng nằm trên một dọi đất dài nhất ăn sâu vào tới nửa lòng hồ.

    Ở đây ngoài ngôi phủ còn có có ngôi đền thờ Trâu Vàng – Kim Ngưu – cái tên đã gắn với một huyền thoại suy nguyên giải thích nguồn gốc của Hồ Tây mà một thuở còn có tên là hồ Kim Ngưu. Thơ cổ có câu:

    Ngưu hồ dĩ biên tam triều cục
    Long Đỗ nhưng lưu bách chiến thành
    nghĩa là

    Hồ Trâu (vàng) đã thay đổi qua ba triều đại
    Long Đỗ vẫn còn toà thành bách chiến

    Sách Lĩnh Nam chích quái có hai lần nói tới lai lịch Trâu Vàng. Lần thứ nhất là ở “Truyện Hồ Tinh”. Sau khi kể về việc Lạc Long Quân diệt cáo chín đuôi, truyện có câu kết: “Sau lập đền Kim Ngưu để trấn áp yêu quái”. Lần thứ hai là ở “Truyện con Trâu Vàng huyện Tiên Du”. Xin nhắc lại vài ý chính:

    “Núi Tiên Du có tinh Trâu Vàng Kim Ngưu nửa đêm thường toả sáng. Có nhà sư lấy tích thượng yểm lên trán trâu. Trâu bỏ chạy húc vào đất làm sụp thành cái hồ. Nơi đó là thôn Húc sau này. Trâu chạy qua địa phận Văn Giang, qua các xã Như Phượng, Như Loan, Đại Lan, Đa Ngưu… Trâu lại từ trong bến ra sông Cái, đến Ninh Giang, đi men phủ Lý Nhân, theo ven sông Cái tới sông Tô Lịch, chỗ ấy chính là Tây Hồ. Thuở đó Cao Biền hay cưỡi diều bay trên không để yểm các thắng cảnh. Biền thấy trâu đi vào Dâm Đàm, nay là Tây Hồ rồi không thấy trâu đâu nữa. Người xưa đã có thơ rằng:

    Kim Ngưu do ẩn tại hồ trung
    Thuỷ hạt nan tầm bất kiến tung

    Đại Việt nam an tồn thánh chủ

    Cao Biền hạ bút hận muôn thu.

    Tạm dịch:
    Trâu vàng còn ẩn tại hồ sâu
    Nước cạn mong tìm chẳng thấy đâu

    Đại Việt bình yên nhờ thánh chúa,

    Cao Biền hạ bút hận vô cùng

    Như vậy theo Lĩnh Nam chích quái thì con Trâu Vàng từ núi Thiên Du chạy sang, tới Hồ Tây thì biến xuống hồ (tức là khi đã có Hồ Tây) và thời gian được xác định là đời Cao Biền tức thế kỷ thứ IX.

    Ở sách Thăng Long cổ tích khảo thì sự tích trâu vàng có khác chút ít. Mục “Đền Kim Ngưu” của sách nay đã chép rằng:

    “Tương truyền đời Đường, Cao Biền làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ, đi các nơi có núi sông danh thắng của ta để yếm diệt long mạch. Khi Biền đào sông yểm mạch núi Long Đội, Sơn Thần núi ấy biến thành hình con trâu toả ánh vàng bơi theo sông Đường Giang lên phía Bắc, ẩn ở vùng Hồ Tây thành Đại La”.

    Có khác chút ít về tình tiết nhưng cốt lõi vẫn là có con Trâu Vàng từ phía Nam chạy lên phía Bắc và ẩn trong Hồ Tây.

    Sách Tây Hồ chí, mục “Các đền chùa” thì dẫn lời Phạm Đan Phong (tức Phạm Đình Hổ): “Cuối đời Đường, An Quận công Cao Biền ngàn dặm qua Nam đến châu Duy Tân (nay là Duy Tiên) khai sông chặn long mạch núi Phục Tượng nay thuộc xã Đọi Sơn: Thần núi hoá thành trâu phóng ánh sáng vàng, ngược Đường Giang lên ẩn náu tại Hồ Tây, người quanh vùng dựng miếu thờ, thực là dấu thiêng vậy”.

    Như vậy sách Tây Hồ chí chép chẳng khác Thăng Long cổ tích khảo, có thêm chi tiết đáng chú ý là: “Người quanh vùng dựng miếu thờ”. Sách Tây Hồ chí được soạn giữa thời Tự Đức tức giữa thế kỷ XIX. Như vậy là vào thời điểm này đã có đền Kim Ngưu ở bên bờ Hồ Tây. Vì sách có ghi chú cụ thể: Trên gò đất tại bến ấp Tây Hồ có đền thờ, nay còn”.

    Tuy nhiên, theo truyền thuyết Khổng Minh Không, tổ nghề đúc đồng thì sự tích Trâu vàng lại khác.

    “Vị cao tăng Minh Không sang chữa bệnh cho con vua. Để tạ ơn hoàng tử khỏi bệnh, vua cho Minh Không vào kho, muốn lấy gì và bao nhiêu cũng được. Minh Không hoá phép lấy tất cả đồng đen cho vào tay nải rồi ra bờ bể thả nón tu lờ làm thuyền chở về nước, đem đúc chuông. Chuông đúc xong, đánh thử mấy tiếng, bỗng Trâu vàng từ phương Bắc chạy sang lồng lộn tìm mẹ vì “đồng đen là mẹ vàng”, dẫm nát cả đất sụp xuống thành hồ. Phải ném quả chuông xuống hồ cho trâu khỏi lồng lên. Từ đó Trâu vàng ẩn dưới đáy hồ”.

    Xét sâu xa thì có lẽ truyền thuyết Trâu Vàng có gốc là sự giao thoa văn hoá giữa các tộc bách Việt và các tộc phi Hán thuở xa xưa. Bởi tại những vùng đất mà ngày xưa là địa bàn cư trú của những tộc Ba Thục, Bách Việt ở phía Nam sông Hoàng Hà (phía Bắc là địa bàn tộc Hán) có phong tục đúc hình con trâu bằng kim khí để trấn yểm. Theo sách Từ nguyên thì vì lẽ đó mà nhiều nơi ở Trung Quốc có tên Kim Ngưu. Tỉnh Tứ Xuyên có một kém núi tên là eo Kim Ngưu hiệp, ở thành phố Vũ Xương có gò Kim Ngưu Cương, ở Thường Châu có đầm Kim Ngưu đàm, ở Hàng Châu có Tây Hồ (cực kỳ đẹp) cũng gọi là Kim Ngưu hồ. Tất cả các tỉnh thành này đều ứng với vùng thuở trước là đất Bách Việt, Ba Thục tức vùng phi Hán tộc. Tất không phải do ngẫu nhiên.

    Có thể nghĩ là ở khu vực từ Trường Giang đổ xuôi xuống Nam thời cổ sơ có tục đúc Trâu Vàng (đồng) để trấn yểm. Tục đó ở mỗi địa phương được giải thích theo mỹ cảm của từng dân tộc cũng như theo điều kiện lịch sử của từng thời điểm. Như ở Hồ Tây của chúng ta, Trâu Vàng được coi là thần trấn áp cáo chín đuôi từ thời Lạc Long Quân, rồi tử thành có quê quán cụ thể là núi Tiên Du, sau mới “di cư” sang Hà Nội, hoặc có gốc từ bên Tàu nhưng sau tìm mẹ ở đất Việt.

    Truyền thuyết dân gian biến hoá theo dòng chảy của cuộc đời, tựu trung Trâu được coi là một con vật thiêng có khả năng trừ ma quái, bảo vệ dân lành. Tín ngưỡng thờ Trâu Vàng là một tín ngưỡng tích cực phù hợp với nguyện vọng cầu mong một cuộc sống yên ổn của nhân dân ta xưa. Đền thờ Trâu Vàng bên bờ Hồ Tây là một biểu hiện vật chất của tín ngưỡng và nguyện vọng đó. Trên bản đồ Hà Nội vẽ năm 1873 vẫn còn ghi địa điểm đền Kim Ngưu, ở chỗ nay là đầu doi đất Tây Hồ.

    Đền này chỉ bị phá huỷ do đại bác quân Pháp vào năm 1947. Nhưng năm 2000 vừa qua, đền đã được Ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ đứng ra làm lại khang trang, bề thế, tăng thêm rất nhiều giá trị văn hoá và du lịch cho quần thể di tích Phủ Tây Hồ.
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Cao Biền

    Cao Biền (tiếng Trung: 高駢; tự Thiên Lý; ?–887) là một viên tướng của nhà Đường, ông là người thay mặt cho nhà Đường cai quản Giao Châu (tên gọi khi đó của Việt Nam) từ năm 866 đến năm 875 với chức vụ tiết độ sứ. Sau lại làm phản nhà Đường và bị giết năm 887. Tổ tiên là người Bột Hải (Mãn Châu), sau di cư đến U Châu.

    Mục lục [giấu]
    1 Cuộc đời
    2 Tại Giao Châu
    2.1 Thành Đại La
    3 Các truyền thuyết
    4 Sự tích đền Bạch Mã
    5 Ghi chú



    [sửa]
    Cuộc đời
    Ông nội là Nam Bình quận vương Cao Sùng Văn, thời Đường Hiến Tông Lý Thuần (806-820) là một danh tướng, chỉ huy cấm quân. Từ khi còn nhỏ, Cao Biền đã là người rất chịu khó trau dồi về văn học. Giao du với các nho sĩ, ông thường bàn luận đường lối chính trị một cách rắn rỏi. Cao Biền theo Chu Thúc Minh, làm tư mã.[1] Cao Biền làm quan, được thăng dần đến hữu thần sách đô ngu hậu, sau vì có công, lại được thăng làm phòng ngự sứ Tần Châu. Những năm đầu thời Đường Ý Tông (859–873), Cao Biền chỉ huy quân tại biên cương phòng chống người Đảng Hạng và Thổ Phồn, kiêm Tần Châu thứ sử.

    Năm Hàm Thông thứ bảy (866), Cao Biền sang trấn thủ Giao Châu, làm Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, cai quản cả Giao Châu và Quảng Châu. Năm Càn Phù thứ hai (875) đời Đường Hi Tông (873–888), nhà Đường chuyển ông đến cai quản Tây Xuyên. Cao Biền là người nghiêm khắc nhưng lạm dụng hình phạt, lạm sát cả người vô tội. Tuy vậy, trong thời gian cai quản Tây Xuyên ông đã có công lui quân Nam Chiếu.

    Năm Càn Phù thứ sáu (879) quân đội của Hoàng Sào từ bờ nam sông Hoàng Hà tiến về phía tây, triều đình nhà Đường điều Cao Biền đến làm Hải Quân tiết độ sứ (ngày nay là Trấn Giang, Giang Tô). Quân của Hoàng Sào chuyển hướng tiến về hướng nam tới Chiết Giang. Tháng 5 năm Quảng Minh thứ nhất (880) tại Tín Châu (ngày nay là Thượng Nhiêu, Giang Tây) quân Hoàng Sào giết chết Hoài Nam tiết độ sứ (ngày nay là bắc Dương Châu, Giang Tô). Tháng bảy, quân Hoàng Sào vượt qua Trường Giang. Cùng năm, quân Hoàng Sào từ Quảng Châu (ngày nay thuộc Quảng Đông) tiến lên phía bắc tới khu vực Giang-Hoài, Cao Biền khiếp sợ uy thế Hoàng Sào, chỉ cố thủ Dương Châu, dù binh lực có trên 100.000 để bảo tồn lực lượng. Quân Hoàng Sào tiến vào Trường An, Đường Hi Tông khẩn cấp điều Cao Biền đem quân cứu giá, nhưng Cao Biền không tuân lệnh của nhà Đường mà lại cát cứ một phương. Năm Trung Hòa thứ hai (882), nhà Đường bãi miễn Cao Biền.

    Về già, Cao Biền trở nên tin vào phép thuật thần tiên, trọng dụng thuật sĩ làm lòng người ly tán, tướng cai quản Hoài-Nam là Tất Sư Đạc rất lo sợ, năm Trung Hòa thứ năm (885) Cao Biền tạo phản, nhà Đường cử Tuyên Châu quan sát sứ là Tần Ngạn trợ chiến với Tất Sư Đạc. Năm Quang Khải thứ ba (887), Tất Sư Đạc xuất quân từ Cao Bưu, hợp cùng các tướng khác tấn công Dương Châu. Cao Biền phái người đi cầu cứu Dương Hành Mật, nhưng người của Cao Biền chưa tới nơi thì thành Dương Châu đã bị phá, Cao Biền bị bắt làm tù nhân, một thời gian sau bị Tần Ngạn, Tất Sư Đạc giết chết.

    [sửa]
    Tại Giao Châu
    Tháng 7 năm Hàm Thông thứ 5 (864), nhà Đường dùng Cao Biền làm đô hộ tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ.

    Tháng 7 năm Hàm Thông thứ 6 (865), Cao Biền tiến quân sang Phong Châu, đánh và phá tan được quân Nam Chiếu

    Tháng 4 năm Hàm Thông thứ 7 (866), Cao Biền đánh lấy lại được thành Giao Châu. Nhà Đường thăng Cao Biền lên chức kiểm hiệu Công bộ Thượng thư. Tháng 11 cùng năm, nhà Đường đặt Tĩnh Hải quân, dùng Cao Biền làm tiết độ sứ. Bắt đầu từ đấy, Giao Châu đổi tên thành Tĩnh Hải quân tiết trấn. Ông cho đắp lại thành Đại La. Cao Biền ở phủ đô hộ tất cả được chín năm (866 đến 875).

    [sửa]
    Thành Đại La
    Thành Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767), năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791), Triệu Xương đắp thêm. Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại, năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành, sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn. Theo sử cũ thì La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), nữ tường[2] bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn[3], 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà.

    [sửa]
    Các truyền thuyết
    Với Cao Biền, ngày nay ở dân gian Việt Nam vẫn còn những truyền thuyết hoang đường, như cho rằng Cao Biền thấy ở đất Giao Châu có nhiều kiểu đất đế vương, nên thường cưỡi diều giấy bay đi xem xét, rồi dùng phép thuật phá những nơi có hình thế sơn thuỷ đẹp, và chặn những đất có long mạch bằng cách đào những giếng khơi rất sâu.

    Mỗi khi thấy người nào sức yếu, tay chân cử động run rẩy, người ta hay sử dụng câu gần như đã là thành ngữ: Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non. Người ta giải thích là Cao Biền có phép thuật "tản đậu thành binh", nghĩa là mỗi khi cần có quân lính đi đánh dẹp, không cần mộ người chỉ cần rắc đậu vào một bãi đất, rồi ủ kín, đọc thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu hóa thành một người lính. Có lần Cao Biền đọc thần chú còn thiếu, khi mở ra những hạt đậu đã thành lính nhưng đều còn non chưa đủ sức, đứng lên không vững.

    Một thuyết khác giải thích về Cao Biền dậy non là khi Cao Biền sang nước Nam với mục đích yểm bùa và triệt hạ long mạch thì ông có nuôi 100 âm binh để phục vụ mục đích này. Để nuôi đủ 100 âm binh Cao Biền nhờ một bà hàng nước mỗi ngày thắp một nén hương để gọi dậy một âm binh. Khi thắp đủ 100 nén hương trong vòng 100 ngày sẽ gọi dậy được đủ 100 âm binh. Nhưng bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền bằng cách thắp cả một lượt 100 nén hương trong vòng 1 ngày. Kết quả là âm binh của Cao Biền đã dậy đủ 100. Nhưng vì không đủ ngày, dậy non nên không có tác dụng.

    [sửa]
    Sự tích đền Bạch Mã
    Chuyện kể rằng Cao Biền đắp La Thành, mấy lần bắt đầu đều bị sụt lở. Một đêm, Cao Biền đứng trên vọng lâu nhìn ra, thấy một vị thần cưỡi ngựa trắng chạy đi, chạy lại như bay, rồi bảo Cao Biền cứ theo vết chân ngựa chạy mà đắp thành. Vì vậy, sau khi đắp thành xong, Cao Biền cho lập đền thờ vị thần ấy ở ngay nơi hiển hiện, gọi là đền Bạch Mã. Đền thờ này ngày nay vẫn còn ở phố Hàng Buồm, Hà Nội. Chuyện này còn có dị bản khác nói rằng Cao Biền đã cho đắp thành Đại La. Một hôm, Cao Biền ra chơi ngoài cửa đông của thành, chợt thấy trong chỗ mây mù tối tăm, có bóng người kì dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn mãi theo mây. Cao Biền kinh sợ, định lấy bùa để trấn yểm. Bỗng đêm hôm ấy thấy thần báo mộng rằng:Ta là tinh anh ở Long Đỗ, nghe tin ông đắp thành nên đến để hội ngộ, việc gì mà phải trấn yểm?

    Cao Biền lấy làm kỳ lạ, bèn lấy vàng, đồng và bùa chôn xuống để trấn yểm. Chẳng dè, ngay đêm đó mưa gió sấm sét nổi lên dữ dội, sáng ra xem, thấy vàng, đồng và bùa trấn yểm đều đã tan thành cát bụi. Cao Biền sợ hãi, bèn lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần là Long Đỗ.

    Sau này Lý Thái Tổ dời kinh đô đến đất này, đổi gọi Đại La là Thăng Long. Nhà vua sai đắp lại thành, nhưng hễ thành đắp xong lại lở, bèn sai người đến cầu đảo thần Long Đỗ. Chợt người cầu đảo thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, dạo quanh thành một vòng, đi tới đâu, để vết chân rõ ràng tại đó và cuối cùng vào đền rồi biến mất. Sau nhà vua cứ theo vết chân ngựa mà đắp thành thì thành không lở nữa, bèn nhân đó, phong làm thành hoàng của Thăng Long. Các vua đời sau cũng theo đó mà phong tới Bạch Mã Quảng Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần.

    [sửa]
    Ghi chú
    ▲ Quan chế đời Đường, các tiết độ sứ đều có hành quân tư mã, và ở mỗi châu lại có đặt một tư mã, cấp bậc bằng chức đồng tri phủ đời sau. Vậy chức tư mã Cao Biền làm đây là hành quân tư mã, chứ không phải là tư mã trong tam công
    ▲ Bức tường nhỏ đắp trên tường thành lớn hay đê con chạch đắp trên mặt đê chính
    ▲ Thứ thành đắp vòng ngoài cửa thành
    Dữ liệu nhân vật
    Tên Cao Biền
    Tên khác Thiên Lý (tự); 高駢 (tiếng Trung Quốc)
    Tóm tắt Viên tướng của nhà Đường
    Lúc sinh
    Nơi sinh
    Lúc mất 887
    Nơi mất

    Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Biền”
     
  3. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Cao Biền

    Cao Biền (tiếng Trung: 高駢; tự Thiên Lý; ?–887) là một viên tướng của nhà Đường, ông là người thay mặt cho nhà Đường cai quản Giao Châu (tên gọi khi đó của Việt Nam) từ năm 866 đến năm 875 với chức vụ tiết độ sứ. Sau lại làm phản nhà Đường và bị giết năm 887. Tổ tiên là người Bột Hải (Mãn Châu), sau di cư đến U Châu.

    Mục lục [giấu]
    1 Cuộc đời
    2 Tại Giao Châu
    2.1 Thành Đại La
    3 Các truyền thuyết
    4 Sự tích đền Bạch Mã
    5 Ghi chú



    [sửa]
    Cuộc đời
    Ông nội là Nam Bình quận vương Cao Sùng Văn, thời Đường Hiến Tông Lý Thuần (806-820) là một danh tướng, chỉ huy cấm quân. Từ khi còn nhỏ, Cao Biền đã là người rất chịu khó trau dồi về văn học. Giao du với các nho sĩ, ông thường bàn luận đường lối chính trị một cách rắn rỏi. Cao Biền theo Chu Thúc Minh, làm tư mã.[1] Cao Biền làm quan, được thăng dần đến hữu thần sách đô ngu hậu, sau vì có công, lại được thăng làm phòng ngự sứ Tần Châu. Những năm đầu thời Đường Ý Tông (859–873), Cao Biền chỉ huy quân tại biên cương phòng chống người Đảng Hạng và Thổ Phồn, kiêm Tần Châu thứ sử.

    Năm Hàm Thông thứ bảy (866), Cao Biền sang trấn thủ Giao Châu, làm Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, cai quản cả Giao Châu và Quảng Châu. Năm Càn Phù thứ hai (875) đời Đường Hi Tông (873–888), nhà Đường chuyển ông đến cai quản Tây Xuyên. Cao Biền là người nghiêm khắc nhưng lạm dụng hình phạt, lạm sát cả người vô tội. Tuy vậy, trong thời gian cai quản Tây Xuyên ông đã có công lui quân Nam Chiếu.

    Năm Càn Phù thứ sáu (879) quân đội của Hoàng Sào từ bờ nam sông Hoàng Hà tiến về phía tây, triều đình nhà Đường điều Cao Biền đến làm Hải Quân tiết độ sứ (ngày nay là Trấn Giang, Giang Tô). Quân của Hoàng Sào chuyển hướng tiến về hướng nam tới Chiết Giang. Tháng 5 năm Quảng Minh thứ nhất (880) tại Tín Châu (ngày nay là Thượng Nhiêu, Giang Tây) quân Hoàng Sào giết chết Hoài Nam tiết độ sứ (ngày nay là bắc Dương Châu, Giang Tô). Tháng bảy, quân Hoàng Sào vượt qua Trường Giang. Cùng năm, quân Hoàng Sào từ Quảng Châu (ngày nay thuộc Quảng Đông) tiến lên phía bắc tới khu vực Giang-Hoài, Cao Biền khiếp sợ uy thế Hoàng Sào, chỉ cố thủ Dương Châu, dù binh lực có trên 100.000 để bảo tồn lực lượng. Quân Hoàng Sào tiến vào Trường An, Đường Hi Tông khẩn cấp điều Cao Biền đem quân cứu giá, nhưng Cao Biền không tuân lệnh của nhà Đường mà lại cát cứ một phương. Năm Trung Hòa thứ hai (882), nhà Đường bãi miễn Cao Biền.

    Về già, Cao Biền trở nên tin vào phép thuật thần tiên, trọng dụng thuật sĩ làm lòng người ly tán, tướng cai quản Hoài-Nam là Tất Sư Đạc rất lo sợ, năm Trung Hòa thứ năm (885) Cao Biền tạo phản, nhà Đường cử Tuyên Châu quan sát sứ là Tần Ngạn trợ chiến với Tất Sư Đạc. Năm Quang Khải thứ ba (887), Tất Sư Đạc xuất quân từ Cao Bưu, hợp cùng các tướng khác tấn công Dương Châu. Cao Biền phái người đi cầu cứu Dương Hành Mật, nhưng người của Cao Biền chưa tới nơi thì thành Dương Châu đã bị phá, Cao Biền bị bắt làm tù nhân, một thời gian sau bị Tần Ngạn, Tất Sư Đạc giết chết.

    [sửa]
    Tại Giao Châu
    Tháng 7 năm Hàm Thông thứ 5 (864), nhà Đường dùng Cao Biền làm đô hộ tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ.

    Tháng 7 năm Hàm Thông thứ 6 (865), Cao Biền tiến quân sang Phong Châu, đánh và phá tan được quân Nam Chiếu

    Tháng 4 năm Hàm Thông thứ 7 (866), Cao Biền đánh lấy lại được thành Giao Châu. Nhà Đường thăng Cao Biền lên chức kiểm hiệu Công bộ Thượng thư. Tháng 11 cùng năm, nhà Đường đặt Tĩnh Hải quân, dùng Cao Biền làm tiết độ sứ. Bắt đầu từ đấy, Giao Châu đổi tên thành Tĩnh Hải quân tiết trấn. Ông cho đắp lại thành Đại La. Cao Biền ở phủ đô hộ tất cả được chín năm (866 đến 875).

    [sửa]
    Thành Đại La
    Thành Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767), năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791), Triệu Xương đắp thêm. Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại, năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành, sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn. Theo sử cũ thì La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), nữ tường[2] bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn[3], 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà.

    [sửa]
    Các truyền thuyết
    Với Cao Biền, ngày nay ở dân gian Việt Nam vẫn còn những truyền thuyết hoang đường, như cho rằng Cao Biền thấy ở đất Giao Châu có nhiều kiểu đất đế vương, nên thường cưỡi diều giấy bay đi xem xét, rồi dùng phép thuật phá những nơi có hình thế sơn thuỷ đẹp, và chặn những đất có long mạch bằng cách đào những giếng khơi rất sâu.

    Mỗi khi thấy người nào sức yếu, tay chân cử động run rẩy, người ta hay sử dụng câu gần như đã là thành ngữ: Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non. Người ta giải thích là Cao Biền có phép thuật "tản đậu thành binh", nghĩa là mỗi khi cần có quân lính đi đánh dẹp, không cần mộ người chỉ cần rắc đậu vào một bãi đất, rồi ủ kín, đọc thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu hóa thành một người lính. Có lần Cao Biền đọc thần chú còn thiếu, khi mở ra những hạt đậu đã thành lính nhưng đều còn non chưa đủ sức, đứng lên không vững.

    Một thuyết khác giải thích về Cao Biền dậy non là khi Cao Biền sang nước Nam với mục đích yểm bùa và triệt hạ long mạch thì ông có nuôi 100 âm binh để phục vụ mục đích này. Để nuôi đủ 100 âm binh Cao Biền nhờ một bà hàng nước mỗi ngày thắp một nén hương để gọi dậy một âm binh. Khi thắp đủ 100 nén hương trong vòng 100 ngày sẽ gọi dậy được đủ 100 âm binh. Nhưng bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền bằng cách thắp cả một lượt 100 nén hương trong vòng 1 ngày. Kết quả là âm binh của Cao Biền đã dậy đủ 100. Nhưng vì không đủ ngày, dậy non nên không có tác dụng.

    [sửa]
    Sự tích đền Bạch Mã
    Chuyện kể rằng Cao Biền đắp La Thành, mấy lần bắt đầu đều bị sụt lở. Một đêm, Cao Biền đứng trên vọng lâu nhìn ra, thấy một vị thần cưỡi ngựa trắng chạy đi, chạy lại như bay, rồi bảo Cao Biền cứ theo vết chân ngựa chạy mà đắp thành. Vì vậy, sau khi đắp thành xong, Cao Biền cho lập đền thờ vị thần ấy ở ngay nơi hiển hiện, gọi là đền Bạch Mã. Đền thờ này ngày nay vẫn còn ở phố Hàng Buồm, Hà Nội. Chuyện này còn có dị bản khác nói rằng Cao Biền đã cho đắp thành Đại La. Một hôm, Cao Biền ra chơi ngoài cửa đông của thành, chợt thấy trong chỗ mây mù tối tăm, có bóng người kì dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn mãi theo mây. Cao Biền kinh sợ, định lấy bùa để trấn yểm. Bỗng đêm hôm ấy thấy thần báo mộng rằng:Ta là tinh anh ở Long Đỗ, nghe tin ông đắp thành nên đến để hội ngộ, việc gì mà phải trấn yểm?

    Cao Biền lấy làm kỳ lạ, bèn lấy vàng, đồng và bùa chôn xuống để trấn yểm. Chẳng dè, ngay đêm đó mưa gió sấm sét nổi lên dữ dội, sáng ra xem, thấy vàng, đồng và bùa trấn yểm đều đã tan thành cát bụi. Cao Biền sợ hãi, bèn lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần là Long Đỗ.

    Sau này Lý Thái Tổ dời kinh đô đến đất này, đổi gọi Đại La là Thăng Long. Nhà vua sai đắp lại thành, nhưng hễ thành đắp xong lại lở, bèn sai người đến cầu đảo thần Long Đỗ. Chợt người cầu đảo thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, dạo quanh thành một vòng, đi tới đâu, để vết chân rõ ràng tại đó và cuối cùng vào đền rồi biến mất. Sau nhà vua cứ theo vết chân ngựa mà đắp thành thì thành không lở nữa, bèn nhân đó, phong làm thành hoàng của Thăng Long. Các vua đời sau cũng theo đó mà phong tới Bạch Mã Quảng Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần.

    [sửa]
    Ghi chú
    ▲ Quan chế đời Đường, các tiết độ sứ đều có hành quân tư mã, và ở mỗi châu lại có đặt một tư mã, cấp bậc bằng chức đồng tri phủ đời sau. Vậy chức tư mã Cao Biền làm đây là hành quân tư mã, chứ không phải là tư mã trong tam công
    ▲ Bức tường nhỏ đắp trên tường thành lớn hay đê con chạch đắp trên mặt đê chính
    ▲ Thứ thành đắp vòng ngoài cửa thành
    Dữ liệu nhân vật
    Tên Cao Biền
    Tên khác Thiên Lý (tự); 高駢 (tiếng Trung Quốc)
    Tóm tắt Viên tướng của nhà Đường
    Lúc sinh
    Nơi sinh
    Lúc mất 887
    Nơi mất

    Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Bi%E1%BB%81n”
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng tư 2007
  4. Admin

    Admin Administrator

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    86
    Điểm thành tích:
    18
    Cao Biền theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám

    Năm Giáp Thân (864). (Đường, năm Hàm Thông thứ 5).
    Nhà Đường dùng tổng quản kinh lược sứ Trương Nhân kiêm giữ cả các công việc Giao Châu.
    Theo sách Cương mục (Trung Quốc), bấy giờ Nam Chiếu lấn cướp Ung Châu, quan quân nhà Đường thua thiệt nặng. Thừa Huấn mạo nhận có công, được thăng chức Kiểm hiệu Lĩnh Nam tiết độ. Vi Trụ biết rõ việc làm của Thừa Huấn, viết thư trình bày lên tể tướng. Nhà Đường bèn bãi chức Thừa Huấn, dùng Trương Nhân sang thay, và thêm ba vạn năm nghìn quân cho trấn Hải Môn, sai Trương Nhân tiến lấy thành phủ đô hộ.
    Tháng 7, mùa thu. Nhà Đường dùng Cao Biền làm đô hộ tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ.
    Theo sách An Nam kỷ yếu, Trương Nhân dùng dằng không chịu tiến quân Hạ Hầu Ti tiến cử Kiêu Vệ tướng quân Cao Biền sang thay; Trương Nhân giao lại cho Cao Biền tất cả những quân mà Nhân đã coi quản.
    Lời chua - Cao Biền: Theo truyện Cao Biền trong Đường thư , Biền, tiểu tự là Thiên Lý, người U Châu, là cháu Sùng Văn, một nhà truyền đời làm quân Cấm Vệ. Cao Biền, từ khi còn nhỏ, rất chịu khó trau giồi về văn học. Giao du với các nho sĩ, Biền bàn luận đường lối chính trị một cách rắn rỏi. Những người trong hai quân Cấm, Vệ191 lại càng khen ngợi Biền. Biền theo hầu Chu Thúc Minh, làm tư mã192 . Bấy giờ có hai con chim điêu (thuộc loại chim cắt) đang song song bay với nhau, Cao Biền giương cung định bắn và khấn: "Nếu ta sau này làm nên sang cả, thì bắn trúng nhé!". Khấn rồi bắn một phát trúng cả đôi. Mọi người đều quá đỗi kinh ngạc, nhân thế gọi Biền là Lạc Điêu thị ngự (quan thị ngự bắn rơi chim điêu). Biền làm quan, được thăng dần đến hữu thần sách đô ngu hậu, vì có công, lại được thăng làm phòng ngự sứ Tấn Châu. Hồi Nam Chiếu đánh phá Giao Châu, Biền được cử sang thay Trương Nhân đánh Nam Chiếu.
    Hạ Hầu Ti: Theo truyện Lưu Triện , Hạ Hầu Ti tên tự là Hiếu Học, người đất Tiêu thuộc Bạc Châu.
    Năm Ất Dậu (865). (Đường, năm Hàm Thông thứ 6).
    Tháng 7, mùa thu. Cao Biền tiến quân sang Phong Châu, đánh và phá tan được quân Man.
    Theo sách Cương mục (Trung Quốc), Cao Biền đang rèn luyện quân lính ở trấn Hải Môn, chưa tiến quân; giám quân là Lý Duy Chu ghét Biền, muốn hại Biền, nên nhiều lần cứ thúc Biền tiến quân. Biền đem hơn năm nghìn người vượt biển đi trước, hẹn Duy Chu cho quân tiếp ứng viện trợ cho. Khi Biền đem quân đi rồi, Duy Chu giữ chặt quân còn lại, không chịu điều động xuất phát. Tháng chín, quân Cao Biền đến Nam Định193 , thấy dân Man Phong Châu ngót năm vạn người đang gặt lúa ở đồng ruộng, Biền ập lại đánh tan được, chém được Man tướng là bọn Trương Thuyên, thu lấy lúa của dân đã gặt để làm lương ăn cho quân.
    Lời chua - Nam Định: Theo Địa lý chí trong Đường thư , Nam Định đặt năm Vũ Đức thứ 4 (62, thuộc Giao Châu. Theo Thái Bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử đời Tống, ở huyện Nam Định có núi Đông Cứu. Theo Thanh nhất thống chí , núi Đông Cựu ở châu Gia Lâm. Nay xét núi Đông Cứu ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, vậy huyện Nam Định phải ở địa giới Gia Lâm và Gia Bình.
    Phong Châu: Xem đời Hùng Vương (Tb.I, 2).
    Năm Bính Tuất (866). (Đường, năm Hàm Thông thứ 7).
    Tháng 4, mùa hạ. Cao Biền đánh lấy lại được thành Giao Châu. Nhà Đường thăng cho Biền lên chức kiểm hiệu Công bộ Thượng thư.
    Theo Đường thư , bấy giờ thủ lĩnh man Nam Chiếu tên là Tù Long, bổ Đoàn Tù Thiên làm tiết độ sứ ở Thiện Xiển, sai Dương Tập Tư giúp Tù Thiên sang lấn cướp, cho Phạm Ni Ta làm phủ đô thống, Triệu Nặc Mi làm đô thống ở Phù Da.
    Theo sách Cương mục (Trung Quốc), Cao Biền tiến quân thường đánh phá được quân Nam Chiếu. Những tin thắng trận ấy gửi đến trấn Hải Môn đều bị Duy Chu dìm đi cả. Chu lại tâu với vua Đường rằng Biền có ý nuông giặc, không chịu tiến quân. Vua Đường nổi giận, muốn giáng chức Cao Biền, dùng hữu vũ vệ tướng quân Vương Án Quyền sang thay và gọi Biền về triều. Ngày tháng ấy, Biền lại đánh thắng quân Nam Chiếu được một trận lớn, vừa giết vừa bắt được nhiều lắm, rồi bao vây thành Giao Châu đến hơn mười ngày; quân Man bị khốn quẫn lắm. Khi thành sắp sửa bị hạ thì Biền nhận được công văn của Vương Án Quyền cho biết rằng Án Quyền đã cùng với Duy Chu đem đại quân do cửa biển xuất phát rồi. Biền lập tức giao việc quân cho Vi Trọng Tể, rồi cùng với hơn trăm người thủ hạ trở về Bắc. Trước đây, tiểu sứ Vương Tuệ Tán do Trọng Tể sai phái và tiểu hiệu Tăng Cổn do Cao Biền cắt cử, cùng nhau đem thư báo tin thắng trận về tâu với vua Đường. Khi đi trên biển, hai người trông thấy bóng cờ từ phía đông sang, hỏi những thuyền đi biển, họ cho biết đấy là quan kinh lược mới194 và quan giám quân195 sang đấy. Hai người bàn nhau: Duy Chu thế nào cũng cướp lấy tờ biểu này của ta. Họ liền cùng nhau trốn vào trong hải đảo, đợi Duy Chu đi khỏi, lập tức lên đường đi gấp về kinh đô. Vua Đường nhận được sớ biểu, mừng lắm, thăng chức cho Cao Biền lên kiểm hiệu Công bộ thượng thư, lại cho trở lại trấn. Bấy giờ, Cao Biền mới đến trấn Hải Môn, lại trở lại. Án Quyền là người mờ tối biếng nhác, Duy Chu là người tàn ác, tham lam, các tướng không ai chịu cộng sự với họ, nên đã bỏ lỏng vòng vây, quân Man trốn thoát mất quá nửa. Cao Biền khi đến nơi, lại đốc thúc tướng sĩ đánh và hạ được thành, chém hơn ba vạn thủ cấp, giết được Tù Thiên và thổ man là Chu Cổ Đạo đã làm người dẫn đường cho quân Nam Chiếu. Quân Nam Chiếu phải chạy trốn. Cao Biền lại phá được hai động thổ mán hùa theo Nam Chiếu và giết những tù trưởng của họ. Các thổ mán khác đem dân chúng đến quy phụ với Cao Bền có tới một vạn bảy nghìn người.
    Lời chua - Thiên Xiển: Theo Nam Man truyện trong Đường thư , Thiện Xiển là một kinh đô của nước Nam Chiếu, ở về phía tây bắc Giao Châu.
    Phù Da: Theo Thanh nhất thống chí , phủ An Nam đô hộ có huyện Phù Da thuộc châu Vũ Định. Lại theo Vân Nam cổ tích , Vân Nam có thành Phủ Da ở huyện La Thứ196 .
    Tháng 11, mùa đông. Giặc Man đã dẹp yên. Nhà Đường đặt Tĩnh hải quân, dùng Cao Biền làm tiết độ sứ.
    Theo sách Cương mục (Trung Quốc), kể từ khi Lý Trác sách nhiễu nhân dân, dân các Man nổi lên gần 10 năm; đến nay mới bình định xong, nhà Đường đặt Tĩnh Hải quân ở An Nam, dùng Cao Biền làm tiết độ sứ. Bắt đầu từ đấy, An Nam đổi tên là Tĩnh Hải quân tiết trấn.
    Cao Biền vào ở phủ lỵ, đắp Đại La thành.
    Theo sách An Nam kỷ yếu, Cao Biền đắp Đại La thành, và làm ra sổ sách chép rõ bờ cõi, số lính thú trong trấn và các thuế má cống nạp. Người Giao Châu kính sợ Cao Biền, gọi Biền là Cao vương.
    Sử cũ chép: La Thành của Cao Biền đắp chu vi một nghìn chín trăm tám mươi hai trượng linh trăm thước (1982 trượng, 5 thước)197 ; thân thành cao hai trượng, sáu thước (2 trượng, 6 thước); chân thành rộng hai trượng, năm thước (2 trượng, 5 thước); nữ tường198 bốn mặt cao năm thước, năm tấc (5 thước 5 tấc); năm mươi nhăm lầu vọng địch; sáu nơi úng môn199 , ba cái hào nước, ba mươi tư đường đi. Lại còn đắp con đê vòng quanh ngoài thành dài hai nghìn một trăm hai mươi nhăm trượng, tám thước (2125 trượng, 8 thước), đê cao một trượng, năm thước, chân đê rộng hai trượng, và làm hơn bốn mươi vạn gian nhà.
    Cao Biền đi tuần xem xét đến hai châu Ung, Quảng thấy trên đường biển có nhiều đá mọc ngầm, làm cho việc vận tải lương thực không được thông đồng. Biền sai trưởng sử là Lâm Phúng và Hồ Nam tướng quân là Dư Tồn Cổ đem quân bản bộ và thủy thủ hơn một nghìn người đi khai đào. Lúc đi, Biền có dụ bảo họ rằng: "Đạo trời thường giúp lẽ phải, thần linh hay phò người ngay. Bây giờ đi khai đường biển để giúp đời sống cho nhân dân, nếu ta không vụ lợi riêng thì việc làm có gì là khó?". Lâm Phúng ra đi, khởi công làm việc khơi đục, giữa vời vấp phải có hai hòn đá lớn đằng dăng dài đến mấy trượng, rìu búa đục mãi cũng không ăn thua gì, tự nhiên có sấm sét đánh luôn mấy trăm tiếng: tảng đá lớn đều bị vỡ tan. Về phía tây lại có hai hòn đá lớn mọc sừng sững đối nhau, các thợ đều phải bó tay. Thế rồi lại có sấm sét đánh như trước, làm tan cả ra. Đường biển do đấy mới được thông đồng. Nhân thế gọi tên nơi ấy là Thiên Uy cảng (cảng oai trời).
    Lời phê - Nay xét: trong Đường thư, Cao Biền bị liệt vào truyện Bạn thần200 ; do vì Biền ăn ở hai lòng, nên mắc phải tai vạ, chứ có gì đáng khen! Còn như việc dẹp yên Nam Chiếu chẳng qua chuyên nhờ oai võ mà thắng được chúng đó thôi. Con sông mà Biền đứng đào nay ở vào đâu cũng không biết rõ. Nếu bảo ở tỉnh Nghệ An bây giờ thì vẫn còn nghẽn tắc, nào đã thông suốt được đâu? Lời Sử cũ chép đây so với lời truyện Cao Biền trong Đường thư khen là thần tiên cũng chỉ là một lối hoang đường tầm bậy giống nhau mà thôi. Vậy mà Sử cũ khen việc Biền đào cảng là được trời giúp, tưởng cũng là chuyện nghe theo truyền văn mà vội tin đấy. Lời cẩn án - Đại La ở Long Biên là cái thành do Trương Bá Nghi nhà Đường đã đắp trước, Triệu Xương, Lý Nguyên Gia tiếp tục sửa đắp lại, chứ không phải bắt đầu từ Cao Biền. Sử cũ chép rằng Cao Biền đắp La Thành, làm nhà cửa có tới hơn bốn mươi vạn gian, tưởng cũng là lời truyền văn không đúng sự thực e khó tin được hết cả. Sử cũ lại chép: "Cao Biền đi tuần xem xét Ung Châu và Quảng Châu, khơi thông đường biển, gọi là Thiên Uy cảng". Nay xét Địa lý chí trong Đường thư, ở huyện Bác Bạch có cái ghềnh Bắc thú (Bắc thú than). Khoảng giữa niên hiệu Hàm Thông (860-873) nhà Đường, Cao
    Biền mộ người đục phẳng những đá mọc ngầm để cho thuyền bè được thông đồng qua lại. Theo Thanh nhất thống chí, huyện Bác Bạch nay thuộc châu Uất Lâm. Vậy thì nơi mà Cao Biền khơi đục không phải ở địa giới nước ta. Có người bảo đó là Thiết Cảng ở Nghệ An, vì nó có tên nữa là Thiên Uy cảng; nhưng không phải. Việc Sử cũ chép đó e cũng không đúng. Nay xin lược bớt, ghi phụ sơ qua ở đây để tiện tham khảo. Lời chua - Đại La Thành: Thành này do Trương Bá Nghi đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 (767) đời Đường; năm Trinh Nguyên thứ 7 (79, Triệu Xương đắp thêm; năm Nguyên Hòa thứ 3 (808), Trương Chu lại sửa đắp lại; năm Trường Khánh thứ 4 (824), Lý Nguyên Gia đời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành; năm Hàm Thông thứ 7 (866), Cao Biền đắp ngoại thành bao quanh "kim thành"201 , cũng gọi tên là La Thành. Theo Thanh nhất thống chí thành Đại La ở ngoài phủ thành Giao Châu, quận trị Giao Chỉ đời Hán, phủ trị đô hộ đời Đường đều ở đấy. Lâu ngày đổ nát, vết cũ khó xét thấy. Đó tức là những lũy đất ở bốn mặt ngoài tỉnh thành Hà Nội ngày nay. Những thành đất mà các đời Lý, Trần về sau đã sửa đắp nhiều lần, tục cũng gọi là La Thành. Nếu bảo đấy là vết thành cũ của Cao Biền thì thật không đúng.
    Năm Ất Mùi (875). (Đường, Hi Tông, năm Kiền Phù thứ 2).
    Nhà Đường đổi Cao Biền đi làm tiết độ sứ Tây Xuyên, dùng Cao Tầm sang thay.
    Theo sách An Nam kỷ yếu , Cao Tầm là cháu họ Cao Biền, đã từng làm tiên phong, xông pha tên đạn, nêu gương mẫu cho các quân sĩ. Cao Biền tiến cử Cao Tầm sang thay cho mình. Vua Đường nghe theo. Cao Biền ở phủ đô hộ tất cả được chín năm.

    Sự Tích Đền Bạch Mã

    [​IMG]ền Bạch Mã nằm ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương (nay thuộc Hà Nội). Đền này được lập ra vào khoảng cuối thế kỷ thứ IX. Sách Đại Nam nhất thống chí (quyển 13) khi giới thiệu về đền miếu của Hà Nội, đã dẫn sách Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên, viết rằng:

    “Vào đời Đường Hàm Thông, quan đô hộ của nhà Đường ở nước ta là Cao Biền đã cho đắp thành Đại La. Một hôm, Cao Biền ra chơi ngoài cửa Đông của thành, chợt thấy trong chỗ mây mù tối tăm, có bóng người kì dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn mãi theo mây. Cao Biền kinh sợ, định lấy bùa để trấn yểm. Bỗng đêm hôm ấy thấy thần báo mộng rằng:
    - Ta là tinh anh ở Long Đỗ, nghe tin ông đắp thành nên đến để hội ngộ, việc gì mà phải trấn yểm?
    Cao Biền lấy làm kỳ lạ, bèn lấy vàng, đồng và bùa chôn xuống để trấn yểm. Chẳng dè, ngay đêm đó mưa gió sấm sét nổi lên dữ dội, sáng ra xem, thấy vàng, đồng và bùa trấn yểm đều đã tan thành cát bụi. Cao Biền sợ hãi, bèn lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần là Long Đỗ.
    Đến đời Lý Thái Tổ (húy là Lý Công Uẩn, vua đầu tiên của nhà Lý, làm vua từ năm 1010 đến năm 1028), dời kinh đô đến đấy, đổi gọi Đại La là Thăng Long. Nhà vua sai đắp lại thành, nhưng hễ thành đắp xong lại lở, bèn sai người đến cầu đảo (ở thần Long Đỗ). Chợt người cầu đảo thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, dạo quanh thành một vòng, đi tới đâu, để vết chân rành lại đó, và cuối cùng vào đền rồi biến mất. Sau nhà vua cứ theo vết chân ngựa mà đắp thành thì thành không lở nữa, bèn nhân đó, phong làm thành hoàng của Thăng Long. Các vua đời sau cũng theo đó mà phong tới Bạch Mã Quảng Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần.
    LỜI BÀN:
    Thời Bắc thuộc, Cao Biền được coi là một trong những nhân vật rất có máu mặt: quan cai trị có tài cũng là Cao Biền mà đạo sĩ có nhiều phép thuật lạ cũng là Cao Biền. Triều đình nhà Đường trên bước đường sụp đổ, muốn tạo dựng cho Cao Biền một lý lịch khác thường để có thể vực dậy một chính quyền đô hộ cũng đang có nguy cơ tan rã. Cho nên trong sử, Cao Biền bỗng có thêm nhiều thứ mà thực sự Cao Biền chưa hề có bao giờ.
    Tuy nhiên, “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, nhân dân ta cũng có cách đấu tranh thông minh theo kiểu riêng của nhân dân ta lúc bấy giờ. Việc Bạch Mã thần coi thường mọi phép thuật của Cao Biền, lại còn làm cho mọi thứ trù yểm của Cao Biền phút chốc biến thành cát bụi, có khác nào một lời nhắc nhở âm thầm mà mạnh mẽ rằng: hãy vững tin, chúng ta nhất định thắng vì thần linh sông núi luôn ở bên cạnh chúng ta!
    Trông lại ngày xưa, suy ngẫm việc thờ thần của cổ nhân mới rõ, đền miếu và hương khói, tượng thờ và bài vị... tất cả chỉ là hình thức, một hình thức huyền ảo mà dễ nhận, cốt để chuyển tải đến muôn đời sự tôn vinh những giá trị tốt đẹp của thế tục đó thôi.
    (Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần - NXB Giáo dục)
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng tư 2007
  5. danglevu

    danglevu New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Cao Biền

    Ngày xưa ở Trung Quốc có Cao Biền rất giỏi nghề địa lý. Những phép hô thần tróc quỷ, ông đều thông thạo. Tiếng đồn vang khắp nơi. Hoàng đế Trung Quốc nghe tiếng liền triệu Biền vào cung ủy thác cho việc kiếm một ngôi đất xây dựng lăng tẩm. Cao Biền vâng lệnh và sau năm năm tìm tòi, đã kiếm được một kiểu đất quý mà theo ông có thể giữ ngôi nhà Đường vững như bàn thạch. Sau khi công việc hoàn thành, hoàng đế rất khen ngợi, sai ban nhiều vàng bạc cùng phong tước lớn cho Biền. Nhưng Biền vốn biết trong kho tàng của hoàng đế có một ngòi bút thần có phép mầu nhiệm mà chính hoàng đế và cả triều thần không một ai biết cả. Vì thế Biền không nhận vàng, chỉ nói:
    -Tâu bệ hạ, hạ thần không muốn lấy vàng bạc của bệ hạ. Chỉ muốn xin một kho trong trăm ngàn kho đồ dùng của bệ hạ bằng cách là để hạ thần tự tay rút trong chùm chìa khóa kho tàng mà quan tổng quản đang nắm giữ, nhằm đúng chìa kho nào thì được phép lấy kho ấy. Hoàng đế nghe nói hơi ngạc nhiên nhưng vốn trọng tài Biền, lại thấy ý kiến hay hay nên vui lòng để Biền làm chuyện may rủi xem thử thế nào. Quả nhiên kho mà Biền chỉ, đúng là kho đựng toàn bút lông dùng cho triều đình. Khi được sử dụng hàng vạn cây bút, Biền mang đến một hòn đá, lần lượt đem chọc mạnh từng ngòi lông vào đá. Nhưng chẳng có ngòi nào được toàn vẹn. Mỗi lần thấy tòe ngòi, ông lại vứt đi và tiếp tục chọc ngòi khác vào đá. Cứ thế cho đến lúc trong kho sắp vợi cả bút thì bỗng có một quản bút chọc thủng vào đá mà ngòi lông vẫn còn nguyên vẹn, Biền mừng quá reo lên:
    -Ta tìm được ngòi bút thần rồi!
    Biền liền cầm bút thần vẽ thử một con rồng lên mặt tường, chừa hai con mắt. Đến khi điểm nhãn, rồng tự nhiên cuộn mình được và tách ra khỏi bức tường. Rồi rồng vụt lên trời, bay biến vào đám mây trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Biền lại vẽ thêm nhiều con vật khác và những con vật ấy đều hoạt động không khác gì những con vật có thực. Sau cùng Cao Biền vẽ một con diều rất lớn, dùng bút thần nhúng mực điểm mắt cho diều. Diều đập cánh bay lên. Lập tức Biền cưỡi lên lưng và diều đưa vút lên trên không. Thế là Biền cưỡi diều vượt qua muôn trùng núi sông sang đến nước Nam. Trên lưng diều, Biền đưa mắt xuống tìm huyệt đất quý. Quả nhiên không bao lâu, ông tìm thấy ở gần một con sông, cứ như bây giờ là sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi, một huyệt đất phát đế vương. Huyệt đất ấy quý không đâu bằng mà lại chỉ trong một ngàn ngày là phát. Đó là một cái hàm con rồng lấp dưới nước mà chỉ có con mắt của Biền mới khám phá được. Từ đó, Biền có ý muốn hưởng một cuộc sống sung sướng xa xỉ vào bậc nhất thiên hạ. Nhưng khi nghĩ lại thì hắn rất tiếc là không có con trai mà thân mình lại đã già mất rồi; nếu được làm vua cũng không còn hưởng được mấy nỗi. Biền mới tính sẽ nhường cho rể. Nếu nó làm vua thì ông bố vợ tất cũng được bội phần trọng đãi, mà dòng dõi con gái mình cũng hưởng phúc lâu dài. Nhưng muốn thực hiện công việc "đại sự" này cần phải giữ hết sức bí mật, nếu không sẽ mất đầu như chơi. Nghĩ vậy, Biền trở về Trung Quốc bảo người con rể đào lấy hài cốt cha y đem sang nước Nam để cải táng. Trong việc này Biền chỉ bàn kín với một người học trò mà thôi. Nhưng người học trò mà Biền tin cậy lại muốn miếng đất quý ấy hoàn toàn thuộc phần mình hưởng, nên khi được lệnh thầy mang hài cốt thì hắn cũng đào luôn hài cốt của cha mình sang Nam.
    * * *
    Bấy giờ hàm rồng đang thời kỳ há miệng. Biền bảo học trò lặn xuống ném gói xương vào giữa miệng rồng, chờ cho nó ngậm lại hãy lên. Người học trò đem gói xương của cha mình đánh tráo vào, còn gói xương kia thì bỏ ở một bên mép. Xong việc đó, Cao Biền bảo con rể chọn năm giống lúa, mỗi thứ một thúng mang đến huyệt đất nói trên, sai đào đúng vào chỗ vai rồng thành năm cái huyệt. Mỗi huyệt Biền sai rấm một thúng lúa rồi lấp đất lại thành năm ngôi mộ. Hắn giao cho chàng rể một ngàn nén hương, dặn mỗi ngày thắp một nén, đúng hai năm chín tháng mười ngày thì tự khắc quân gia dưới huyệt nhất tề dậy cả. Dặn đâu đấy, Biền trở về Trung Quốc. Thời gian trôi qua. Hôm ấy chỉ còn mười ngày nữa là hết hạn công việc mà Cao Biền đã dặn, thì tự nhiên con gái hắn ở nước Nam đẻ luôn một lúc ba bé trai, mặt mũi dị kỳ. Vừa mới sinh ra, ba đứa đã biết đi biết nói: một đứa mặt đỏ tay cầm ấn, một đứa mặt màu thiếc, một đứa mặt màu xanh, đều cầm dao sáng quắc. Cả ba nhảy tót lên giường thờ ngồi, đòi đem quân thu phục thiên hạ. Người nhà ai nấy xanh mặt.
    Chỉ trong một buổi tiếng đồn rầm lên. Mọi người thấy sự lạ đổ tới xem như đám hội. Người rể của Biền sợ quá, bảo vợ: "Mày đẻ ra ma ra quỷ, nếu không sớm trừ đi thì khó lòng sống được với triều đình. Chẳng qua cha mày làm dại, nên mới sinh ra như thế". Thế rồi y chém tất cả. Trong lúc bối rối người nhà của y vì lầm nên đốt luôn một lúc hết thảy những nén hương còn lại. Bỗng dưng mặt đất chuyển động. ở dưới năm ngôi mộ có tiếng rầm rầm mỗi lúc một lớn. Rồi nắp mộ bật tung ra, bao nhiêu quân gia từ dưới đó nhảy lên. Nhưng vì còn non ngày nên sức còn yếu, đứng chưa vững, người nào người ấy đi lại bổ nghiêng bổ ngửa, cuối cùng đều chết sạch. Lại nói chuyện Cao Biền chờ cho đến tận ngày hẹn mới cưỡi diều bay sang nước Nam. Nhưng lần này diều bị ngược gió nên sang không kịp. Khi diều hạ cánh xuống thì người con rể đã phá hỏng mất công việc của hắn. Hắn bực mình vô hạn. Sau khi căn vặn để hiểu rõ câu chuyện, hắn rút gươm chém chết cả học trò lẫn rể. Từ đó Cao Biền sinh ra chán đời, chả thiết gì nữa. "Không được ăn thì đạp đổ", nghĩ thế, hắn bèn cưỡi diều đi khắp nước Nam để ếm huyệt và phá tất cả những long mạch của nước này. Ngay chỗ hàm rồng nói trên, hắn dùng phép chém đứt cổ con rồng đó đi. Cũng vì vậy mà ngày nay người ta nói nước sông Trà Khúc đỏ như máu là bởi máu tự cổ con rồng chảy ra đến nay vẫn chưa dứt.
    Đến Nghệ An, Biền thấy trên một hòn núi mà ngày nay còn gọi là núi Đầu Rồng ở sát bờ biển có huyệt đế vương. Hắn bèn làm bùa bằng gang đóng vào đỉnh núi. Từ đó trở đi trên đỉnh núi ấy không một cây cối gì còn mọc được. ở Thanh Hóa, Cao Biền cũng thấy có huyệt đất quý. Nhưng hắn thấy con rồng đó què một chân, cho rằng nếu có phát đế vương thì không thể phát to được. Cho nên hắn cho diều đi thẳng không ếm nữa. Cũng vì thế người ta nói mấy đời vua chúa trị vì ở nước Nam đều phát tích ở Thanh Hóa. Khi diều bay qua làng Thiên Mỗ (bây giờ là làng Đại Mỗ, tỉnh Hà Đông) Biền thấy có cái giếng ở vệ sông mà bây giờ là Nhuệ Giang cũng có huyệt đế vương. Hắn bèn cho diều hạ xuống là là sát mặt đất, đoạn thuận tay ném luôn cây bút thần của mình xuống lòng giếng. Người ta nói cây bút ấy sau rồi hóa thành một khúc gỗ cắm chặt xuống đáy giếng. Không một a i dám động đến nó. Mãi về sau trong làng có một ông thám hoa có tính hiếu kỳ mới tâu vua xin hai con voi về kéo thử khúc gỗ đó lên. Họ tết một chiếc thừng lớn: một đầu buộc vào khúc gỗ, còn một đầu buộc vào cổ voi. Nhưng khi voi cất bước thì tự nhiên ở những xóm làng bên cạnh, đất chuyển động ầm ầm, đồng thời nhà cửa phát hỏa tứ tung. Lần ấy ông thám đành bỏ dở công việc vì ông ta sợ con rồng bị đau giẫy giụa làm hại đến dân sự. Điều đặc biệt là từ bấy đến nay nước giếng ấy không bao giờ cạn. Mỗi khi nước trong, người ta vẫn thấy có bóng khúc gỗ đen đen ở dưới đáy. Để tâng công với hoàng đế, Cao Biền vẽ bản đồ từng kiểu đất một rồi viết thành sách ghi chú rất tinh tường đem dâng lên vua Đường. Đại ý nói tất cả những mạch đất quý nhất của nước Nam, hắn đều đã trấn áp xong. Duy có kiểu đất ở chỗ trung độ (tức bây giờ là Hà Nội) thì hắn đã sai đắp một cái thành gọi là thành Đại La để chặn long mạch. Lễ trấn áp này Biền làm rất công phu và linh đình. Trên hòn núi ở xa xa về phía Bắc thành Đại La, hắn cho dựng một cái đàn tràng. Trong thành Đại La, hắn sai nung một lúc tám vạn cái tháp bằng đất nhỏ. Nung xong, Biền huy động tám vạn quân, mỗi tên quân vai vác giáo, mũi giáo xóc một cây tháp, đi từ Đại La tiến dần lên núi. Vừa đi họ vừa hô mấy tiếng "Thống vận hoàng đế". Đến nơi đặt tháp xuống đỉnh núi rồi tám vạn quân ấy lại rùng rùng kéo về Đại La. Cũng vì có những việc kỳ dị như thế nên núi ấy từ đó mang tên là núi Bát Vạn. Hoàng đế Trung Quốc đọc sách của Cao Biền lại càng khen ngợi hắn. Nhưng việc làm của Biền bị dân chúng nước Nam oán ghét. Họ lập tâm chờ dịp giết hắn cho bõ hờn. Một hôm, Biền cưỡi diều bay vào miền cứ như bây giờ là Ninh Bình. ở đây người ta đã chuẩn bị cung nỏ chờ khi diều của hắn bay qua là là mặt đất, là cả bao nhiêu người cùng nhất tề phóng tên. Diều bị gãy cánh rơi xuống núi. Biền bị trọng thương, sau đó phải đưa về Trung Quốc. Hòn núi ấy ngày nay còn mang tên là núi Cánh Diều, một trong ba ngọn núi ở gần trị sở Ninh Bình. Cao Biền về nước được ít lâu bị thủ hạ giết chết. Người ta theo lời dặn của hắn, đem hài cốt chôn ở một cái gò cát ở mé biển miền Nam, cứ như bây giờ thuộc tỉnh Phú Yên. ở đó mặc dầu sóng dồi gió dập thế nào đi nữa, cát ở mả vẫn cũng không bay đi chỗ khác. Người đi thuyền qua đó vẫn gọi là mả Cao Biền.

    (nguồn: nhatnam.com)
     

Chia sẻ trang này