1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Chết lâm sàng - Linh hồn đi về đâu?
    05:14' AM - Thứ sáu, 20/10/2006
    [​IMG]

    “Tôi bỗng cảm thấy không còn đau đớn trong lồng ngực nữa. Người tôi nhẹ tênh, nổi phình lên trần nhà, phía sau các chụp đèn phủ đầy bụi. Tôi phát bực mình, sao phòng mổ lại bẩn thỉu thế! Phía dưới, các bác sĩ đang loay hoay quanh một xác chết. Phải mất một lúc tôi mới hiểu, đó chính là cái xác của tôi... ”, chị Marline, một bệnh nhân chết lâm sàng kể lại.

    Marline kể tiếp: “…Nhưng tôi không hề hoảng sợ mà lại thấy sung sướng và tự do. Một miệng ống sâu hút với ánh sáng chói loà ở cuối đường hầm như mời gọi. Tôi đã định lao vào đó, nhưng còn muốn nhìn xuống dưới lần cuối: toà nhà trong suốt như đúc bằng pha lê vậy. Có mấy người đang sụt sịt khóc. Đó là chồng và các con tôi. Tôi nói: Tạm biệt! Nhưng không ai nghe thấy. Bỗng tôi sực tỉnh: Mình không thể bỏ mặc các con, ai sẽ nuôi dạy chúng…”.

    Câu chuyện trên chỉ là một trong hàng nghìn trải nghiệm do những bệnh nhân chết lâm sàng kể lại. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, thì 6% số bệnh nhân cảm thấy vui sướng khi tim ngừng đập. 69% được xem lại toàn bộ cuộc đời trước đó của mình như trong một cuốn phim tua nhanh. 44 % thấy mình bay trong đường ống. 72 % thấy người thân đã mất hoặc các thiên thần nói với họ rằng chưa nên chết vội. 19% khẳng định đã nhìn thấy địa ngục, phần lớn trong số này là những người tự sát.

    Cho đến nay, các nhà khoa học phương Tây vẫn chưa thống nhất: Vì sao người ta có thể nhìn được sau khi đã chết? Một số ý kiến cho rằng, đó là vì não bộ vẫn còn sống sau khi tim ngừng đập. Nhưng vì không được cung cấp ôxy nên người bệnh bị rơi vào trạng thái mê sảng. Nhiều người khác lại khẳng định, đó là kết quả của hiệu ứng tràn hoóc môn, xảy ra khi cơ thể giải phóng tất cả các hoóc môn dự trữ vào thời điểm tim ngừng đập. Vài nhóm khoa học khác lại cho rằng ý thức vẫn tiếp tục sống, ngay cả khi cơ sở vật chất của nó là não bộ đã chết (điều này trùng với quan điểm của các tôn giáo lớn trên thế giới).

    Đâu là ranh giới giữa sự sống và cái chết?

    Chết lâm sàng là một trong những hiện tượng khó giải thích nhất trong y học hiện đại. Đó là sự “ra đi” nhưng lại bị níu kéo “trở về”, hay đơn giản là khoa học chưa xác định được đúng ranh giới giữa còn sống và đã chết? Giáo sư Rant Bagdasarov, Bệnh viện Thành phố Matxcơva, đã dành 29 năm để nghiên cứu hiện tượng này. Cuối cùng, ông rút ra những kết luận trái hẳn với các nhà khoa học khác.

    Bagdasarov nói: “Sai lầm của tất cả các nhà nghiên cứu là họ đã tra hỏi người bệnh ngay khi tỉnh lại sau cái chết lâm sàng. Anh ta phải trả lời những câu hỏi theo mẫu định trước, trong khi còn chưa kịp tỉnh táo để hiểu gì đã xảy ra". Kết quả là họ thu được một bản dịch những cảm giác của người bệnh trong quá trình tỉnh lại, được diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường với các đường ống, ánh sáng chói loà,… tức là y hệt như trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, những bệnh nhân vô thần lại không thấy gì cả, thậm chí không nhớ nổi điều gì đã xảy ra khi chết lâm sàng. Bagdasarovnhận xét: "Như thế là đã rõ: Khi hồi tỉnh, não bộ rà soát nhanh lại toàn bộ bộ nhớ, vì vậy những gì bệnh nhân kể cho các nhà khoa học chỉ là điều đã được ghi nhận trong não bộ của họ từ trước, không hơn không kém”.

    “Chúng tôi đã từng nghiên cứu hơn 20 bệnh nhân ngoan đạo tỉnh lại sau khi bị ngất. Họ cũng kể về những cảm giác nhẹ hẫng, về đường ống, ánh sáng chói lòa, thân nhân, thiên thần,… mặc dù rõ ràng người bị ngất chưa thể ở ranh giới của sự sống và cái chết, cũng như không thể thấy được thế giới bên kia. Điều đó khẳng định thêm quan điểm về sự rà soát nhanh bộ nhớ trong quá trình bệnh nhân tỉnh lại, dù bị ngất hay chết lâm sàng. Kết luận này khiến chúng tôi phải đặt lại câu hỏi: Vậy bản chất của chết lâm sàng là gì? Ranh giới giữa sự sống và cái chết như hiện nay chúng ta vẫn tin tưởng đã chuẩn xác chưa?…”, Bagdasarov nói.

    Theo Vnexpress ( Diễn đàn Doanh nghiệp)
     

Chia sẻ trang này