Chữ “trinh” dưới góc nhìn y học

Thảo luận trong 'Tâm sinh lý' bắt đầu bởi Phong -Thuỷ, 12 Tháng mười 2007.

  1. Chữ “trinh” dưới góc nhìn y học
    TS. Lê Hoàng
    (Cập nhật: 11/10/2007)


    [​IMG]Từ trước đến nay người ta vẫn quan niệm màng trinh như để đánh giá đạo đức và phẩm hạnh của người phụ nữ. Tuy nhiên nếu có hiểu biết rõ về cấu tạo, chức năng sinh lý của màng trinh, chúng ta sẽ tránh được những nhận định sai lầm làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người phụ nữ về mặt sức khỏe, tinh thần và xã hội.
    Màng trinh là một màng mỏng được bao bọc bởi các tế bào biểu mô lát tầng, nằm giữa âm hộ và âm đạo của người phụ nữ, giữa màng trinh có một lỗ nhỏ (đôi khi có nhiều lỗ) để máu kinh từ trong tử cung thoát ra ngoài. Màng trinh có rất nhiều hình thái khác nhau, thường gặp nhất là màng trinh nhẵn, mỏng và có lỗ ở giữa. Ngoài ra còn có thể có các dạng khác tùy thuộc vào màng trinh có nếp, độ dày, hoặc theo vị trí và kích thước của lỗ màng trinh...
    Màng trinh thường bị rách khi giao hợp lần đầu. Tuy nhiên màng trinh có thể bị xước, rách trước khi giao hợp do lúc nhỏ bị chấn thương vùng chậu hông, hoặc có thể do đùa nghịch.
    Sau khi màng trinh bị rách một số mảnh da còn lại được gọi là di tích của màng trinh.
    Với đa số các phụ nữ, ở lần giao hợp đầu tiên màng trinh bị rách và gây ra hiện tượng chảy máu nhẹ, tuy nhiên một số ít trường hợp màng trinh không bị rách, do đó không thấy có hiện tượng chảy máu. Trong những trường hợp đó nguyên nhân thường do màng trinh dày, điều này thường kèm theo khó hoặc có khi không giao hợp được.
    Có những phụ nữ màng trinh quá dày kèm theo không có lỗ sẽ gây nên hiện tượng vô kinh giả và ứ máu kinh gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản. Với những trường hợp bất thường này cần phải đến khám bác sĩ chuyên khoa phụ sản để được thăm khám, tư vấn. Cách xử trí trong những trường hợp này là phẫu thuật xẻ màng trinh theo hình rãnh khế.
    Vì vậy không thể dựa vào hình thái của màng trinh để coi là một bằng chứng pháp y để nhận xét còn trinh hay không.
    (SKDS)
     
  2. Ðề: Chữ “trinh” dưới góc nhìn y học

    10 bí mật của màng trinh​
    [​IMG]Nhiều cô dâu đau khổ vì sự nghi ngờ của chồng do thiếu “bằng chứng trinh tiết” trong đêm tân hôn. Hơn ai hết, các chàng trai cần nhanh chóng “nâng cấp” kiến thức về màng trinh, để có thể hiểu và trân trọng sự trong trắng của vợ mình.
    1. Màng trinh là gì? Đó là niêm mạc mỏng chắn ngang âm đạo, lui vào trong độ một đốt ngón tay. Đến nay, người ta vẫn chưa hiểu màng trinh có chức năng sinh học gì ngoài vai trò “chứng nhân” cho trinh tiết.

    2. Đa số màng trinh có một lỗ nhỏ để thoát dịch kinh nguyệt lúc chủ nhân còn con gái, (đôi khi còn nhiều hơn). Hình dáng, độ rộng của nó thay đổi, tuỳ theo cơ thể mỗi người.

    3. Tuy hiếm, nhưng lại màng trinh bị “bít bùng”, khiến dịch kinh nguỵêt không thể thoát ra. Để giải quyết, người ta cần chọc thủng màng trinh để “mở lối”

    4. Một số màng trinh có độ đàn hồi rất cao hoặc lỗ thoát dịch kinh nguyệt khá rộng, dẫn đến tình huống “tình ngay lý gian”. Trong một hay vài lần giao hợp đầu tiên, màng chắn này vẫn còn nguyên vẹn. Thậm chí, có trường hợp sau khi sinh nở, nó vẫn… được bảo toàn.

    5. Hầu hết màng trinh khi rách đều có vài giọt máu rịn ra ngoài. Sự “tồn tại hay không tồn tại” của nó có ý nghĩa đặc biệt với người phụ nữ trong đêm tân hôn.

    6. Nếu màng trinh có độ đàn hồi cao hoặc lỗl thoát dịch quá rộng, nó sẽ không rách khi có “khách lạ” len qua. Mặt khác, do máu chảy ít nên đọng lại trong âm đạo hoặc đông quá nhanh, không kịp “trình diện” làm bằng chứng.

    7. Với những màng trinh mỏng, sự mất mát còn do những lý do vô tình như: xoạc chân quá trớn hoặc do đạp xe qua những đoạn đường lồi lõm với tư thế hai đùi dang rộng

    8. Với những màng trinh quá mỏng, việc sử dụng hoặc lỡ tay, sử dụng vòi nước có tia quá mạnh cũng có thể vô tình gây nên “cái chết của con thiên nga”

    9. Việc xác định còn hay mất chỉ có giá trị khi trực tiếp nhìn thấy. Việc này phải do bác sĩ chuyên môn thực hiện chứ không thể tìm “dữ liệu” bên ngoài mà đoán già đoán non.

    10. Việc xác định còn hay mất chỉ có giá trị khi trực tiếp nhìn thấy. Việc này phải do bác sĩ chuyên môn thực hiện chứ không thể tìm "dữ liệu" bên ngoài mà đoán già đoán non.


    Theo Tiếp Thị & Gia Đình
    ( Dantri))​
     

Chia sẻ trang này