Chữa động thai bằng các món ăn

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Nguyệt, 11 Tháng sáu 2009.

  1. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Hiểu đúng về tác dụng của ngải cứu với bà bầu
    Một thai phụ hỏi: ‘Tôi nghe nói ngải cứu có vị nóng nên nếu ăn ngải cứu trong giai đoạn đầu mang thai thì dễ bị sảy thai. Có thông tin khác cho rằng, việc ăn ngải cứu (bao gồm cả uống nước ngải cứu) lại có tác dụng chữa chứng đau đầu và giúp an thai. Bạn tôi bảo, món canh ngải cứu cũng rất có lợi cho những người bị động thai. Tôi không biết những thông tin trên là như thế nào?’
    [​IMG]


    Tham khảo câu trả lời từ Homebiztool & Suit101.

    Ngải cứu thuộc nhóm thảo mộc nên được sử dụng với tần suất hợp lý khi mang thai. Bất kỳ một loại thảo mộc nào đều gây ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe người mẹ và thai nhi. Một số thai phụ cho biết, nếu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, họ dễ tăng dấu hiệu ra máu. Bởi vì, những chất có trong ngải cứu có liên quan đến sự co bóp tử cung – yếu tỗ dễ dẫn tới sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.
    Nếu dùng quá liều bạc hà, nhân sâm cũng gây rối nhiễu hấp thu dinh dưỡng cho thai phụ. Chúng cũng có liên quan đến vấn đề sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.

    Thuốc bắc, nếu dùng tùy tiện, cũng có thể gây sảy thai vì trong thuốc bắc có chứa rất nhiều các loại thảo mộc khác nhau.

    Rễ cam thảo nếu dùng quá nhiều có thể khiến thai phụ dễ bị cao huyết


    Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải chống chỉ định với món ngải cứu trong suốt thời gian mang thai. Ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, làm dịu thần kinh, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

    Tuy nhiên, nhiều thai phụ hiểu nhầm và sử dụng ngải cứu như một vị thuốc an thai. Điều này là không hoàn toàn đúng. Nếu bạn muốn dùng ngải cứu trong những trường hợp bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ.

    Các bác sĩ cho rằng, việc sử dụng ngải cứu với tần suất thế nào là an toàn và hợp lý cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhóm thai phụ nhạy cảm (hoặc có máu nóng – theo cách gọi dân gian) có thể xuất hiện dấu hiệu bị co tử cung, ra máu, sảy thai sau khi dùng ngải cứu. Nhóm thai phụ khác có cơ địa khỏe mạnh hơn thì việc ăn ngải cứu với tần suất vừa phải không gây hại cho sức khỏe.

    Theo Mẹ và Bé
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chữa động thai bằng các món ăn

    [​IMG]
    Những món ăn dược thiện dưới đây mang đậm tính tự nhiên, dễ dùng, an toàn và có hiệu quả cao trong giữ lại thai cho các sản phụ thường xuyên bị sẩy thai
    Sen có nhiều công dụng trong chế biến món ăn dược thiện phòng trị sẩy thai. Ảnh: Cao Tuấn
    Có nhiều nguyên nhân gây sẩy thai và cũng có nhiều cách can thiệp của y học để điều trị. Ở đây chỉ xin đề cập đến những trường hợp bị sẩy thai tự nhiên liên tục từ ba lần trở lên và được gọi là sẩy thai thường xuyên (ba lần liên tiếp trước tuần thứ 20 hoặc cân nặng của thai chưa tới 1/2 kg). Với trường hợp này, can thiệp sớm bằng những bài thuốc của y học cổ truyền sẽ giúp sản phụ giảm được nguy cơ xấu cho thai và xác suất giữ lại thai thành công sẽ rất lớn. Xin giới thiệu đến các chị em một số món ăn dược thiện đã được ghi nhận hiệu quả trong quá trình điều trị, phòng ngừa sẩy thai. Tuỳ hoàn cảnh và khẩu vị từng người, các chị em có thể lựa chọn cho riêng mình những món thích hợp nhất.
    – Canh hạt sen: hạt sen 60g, tô cảnh 10g, trần bì 6g. Hạt sen bóc vỏ bỏ tâm cho vào nồi, đổ nước đun chín sơ rồi cho tô cảnh, trần bì vào, đun tiếp đến khi hạt sen chín kỹ. Ăn mỗi ngày từ 1 – 2 lần, trong suốt thời kỳ mang thai ba tháng đầu.
    – Canh trứng gà ngải cứu: lá ngải cứu 50g, trứng gà hai quả, đường trắng một ít. Cho lượng nước vừa đủ ăn vào lá ngải để nấu canh. Sau đó đập hai quả trứng gà bỏ vào đun chín, cho tiếp đường trắng vào khuấy tan. Hàng ngày uống trước khi đi ngủ. Uống suốt thời kỳ mang thai ở ba tháng đầu.
    – Canh gà mái, cá mực: gà mái một con 500 – 700g, cá mực một con vừa, gạo nếp 90 – 150g. Làm thịt gà rửa sạch, cùng cá mực cho vào hầm nhừ. Lấy nước canh đặc rồi cho gạo nếp vào nấu nhừ. Ăn thường xuyên với lượng không hạn chế, cho đến khi quá thời gian thường sẩy thai thì ngừng ăn.
    – Cháo đẳng sâm: đẳng sâm 5 – 10g, đỗ trọng 6 – 12g, gạo nếp 100g. Cho đẳng sâm và đỗ trọng vào túi vải buộc miệng, cho vào nồi cùng gạo nếp nấu nhừ thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 2 – 3 lần, ăn trong thời kỳ mang thai ở ba tháng đầu.
    – Cháo gạo nếp hạt sen: gạo nếp 150g, hạt sen 250g. Hạt sen ngâm bóc bỏ vỏ, bỏ tim, cho vào nồi, nấu chín, đánh nhuyễn, cho nếp đã vo sạch vào nấu thành cháo. Chia làm ba lần để ăn trong ngày, dùng liên tục trong năm ngày.
    – Gà tần cá ngựa: gà trống 1kg, cá ngựa hai con, nấm hương, muối, rượu trắng, hành, gừng tươi mỗi thứ một ít. Gà rửa sạch, chặt miếng, cá ngựa rửa sạch bằng nước ấm, cho tất cả vào nồi cùng với nấm và gia vị, nấu nhừ, chia ăn vài lần trong ngày.
    – Dùng nước vỏ bắp: lấy một lượng vỏ bắp vừa đủ. Hàng ngày sắc lấy nước uống liên tục cho tới cận số ngày sẩy thai lần trước thì tăng lượng vỏ bắp lên gấp đôi và cứ như vậy uống tới khi đẻ mới thôi.
    Giai đoạn đầu của thai kỳ nếu phát hiện chứng đau bụng dưới, mỏi lưng kèm theo âm đạo chảy một ít máu, là tình trạng sẩy thai được báo trước. Sẩy thai được báo trước thông thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Những thai phụ có nguy cơ này nên tránh dùng những thức ăn có tính nóng. Nên ăn những thức ăn thanh đạm, giàu chất dinh dưỡng dễ tiêu như thịt, cá tươi, trứng, rau và trái cây tươi. Tránh ăn thức ăn có chất cay, kích thích hoặc gây lạnh. Đặc biệt lưu ý tránh một số vị thuốc như: xuyên khung, đương quy, đan sâm, đào nhân, hồng hoa, tam lăng, nga truật… dễ làm tổn thương thai nhi.
    Nghỉ ngơi ít nhất sáu tháng
    Với những người sẩy thai nhiều lần, nên tránh lao động nặng, hạn chế thuốc lá và rượu, uống thuốc giữ thai loại progesterone, thuốc giảm co và khâu vòng cổ tử cung để phòng sẩy thai. Nếu công việc làm liên quan đến những chất độc hại, phải đảm bảo điều kiện bảo hộ lao động tốt nhất. Tránh tiếp xúc trực tiếp với chất độc.
    Sau mỗi lần sẩy thai, nên dành thời gian nghỉ ngơi (ít nhất sáu tháng) để cơ quan sinh sản hồi phục rồi mới nên có thai lại.
    TS.BS Lê Thị Thu (Bệnh viện Y dược học dân tộc) - SGTT- suckhoegiadinh.org
     

Chia sẻ trang này