Chữa chứng tự kỷ

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi Nguyệt, 14 Tháng tư 2010.

  1. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Sau 10 tháng điều trị, bé B. con anh K (trú tại khu biệt thự Ciputra, Hà Nội) đã thoát khỏi chứng tự kỷ. Để có được thành quả này, anh K đã bỏ ra 40 triệu đồng cho con theo học một trung tâm chuyên điều trị trẻ tự kỷ…
    [​IMG] Trẻ tự kỷ chơi đùa tại Trung tâm Sao Mai - Ảnh: M.H Sinh ra khỏe mạnh, xinh xắn, nhưng từ năm 2 tuổi, gia đình phát hiện bé B. có những biểu hiện bất thường. Bé không nói, đi nhón chân, chỉ chơi một mình và hay cáu giận, la hét. Đưa con đi khám bác sĩ, anh K bàng hoàng khi biết cậu con cưng mắc hội chứng tự kỷ. Nếu không có những can thiệp tích cực và kịp thời, sẽ rất khó khăn để bé B. trở lại cuộc sống bình thường.
    Ngay sau đó, anh K cho con đến điều trị tại trung tâm của một chuyên gia đầu ngành về hội chứng tự kỷ tại Hà Nội.
    Với chi phí hơn 4 triệu đồng/tháng, sau 10 tháng, bé K. gần như đã trở lại cuộc sống bình thường. Bé biết gọi tên bố mẹ, người quen, biết hát… bé được cho đến trường đi học bình thường như bao trẻ khác.
    Chị Lê Thị Phương Nga (TPHCM) - một người sau này trở thành chuyên gia điều trị tự kỷ miễn phí - kể lại hành trình giúp con thoát khỏi bóng tối của hội chứng này “Phương pháp chữa tự kỷ của tôi không dành cho người nghèo, nếu như gia đình không có tiền, việc chữa trị sẽ không hiệu quả.” - Chị Nga khẳng định:
    Con trai chị Nga, Nicky, từ một cậu bé khỏe mạnh, bỗng bộc lộ những dấu hiệu bất thường năm lên một tuổi. Bé lơ đãng, không nhìn thẳng vào bất cứ cái gì ngay cả khi mẹ gọi, bé thích chơi một mình, không nói, không biết xúc thức ăn…
    Tình trạng ngày càng tồi tệ hơn khi bé trở nên la hét, cắn cấu bố mẹ, sút cân… Do trong nước lúc đó thiếu các phương pháp, tài liệu điều trị hội chứng này, chị Nga đã hai lần bay sang Mỹ học và về nước tự điều trị cho con.
    Cùng với chồng, ba cô giáo và sau này là hai con lớn, gia đình chị đã dốc sức dạy bé Nicky nghe, nhìn, đọc, viết, học tiếp xúc bằng mắt, v.v…
    Bé Nicky bây giờ đã không còn đánh mẹ, bé biết biểu lộ các tình cảm yêu thương và biết nghe lời. Cuộc chiến đấu với hội chứng tự kỷ còn dai dẳng, và chi phí gia đình chị Nga bỏ ra đến giờ là không thể tính được.
    Đến nay, những cha mẹ có con tự kỷ đã không còn phải vất vả tự tìm thông tin, tài liệu về phương pháp điều trị. Đã có các trung tâm chuyên điều trị trẻ tự kỷ ra đời.
    Ghé thăm một vài địa chỉ, có thể thấy các trung tâm này đang ở vào thời điểm “được mùa”.
    Học phí cao
    Trung tâm Sao Mai (Hà Nội), Giám đốc Trung tâm, BS Đỗ Thúy Lan, cho biết, trẻ tự kỷ chiếm 70% tổng số trẻ theo học. Năm ngoái, Trung tâm đón 120 trẻ tự kỷ, năm nay đã lên đến 164 và còn tiếp tục có gia đình đến đăng ký thêm.
    Tại Trung tâm Hy vọng (Hà Nội), trong tổng số các trẻ, thiểu năng trí tuệ… theo học, trẻ tự kỷ chiếm 90%. Cháu nhỏ nhắn mới 18 tháng tuổi, lớn nhất 14 tuổi.
    Theo thống kê sơ bộ của BV Nhi T.Ư, tính riêng nửa đầu năm 2007 đã có vài nghìn trẻ đến khám và điều trị chứng tự kỷ. Nếu như cả năm ngoái chỉ có chừng 20 - 30 trẻ điều trị chứng tự kỷ thì nay mỗi tháng khoa đã tiếp nhận khoảng 30 em.
    Số trẻ tự kỷ được điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng của BV còn cao hơn nhiều lần, khiến khoa này luôn ở vào tình trạng quá tải.
    Việc trị liệu tại BV Nhi gần như miễn phí, tuy nhiên BV phần lớn chỉ nhận các cháu trong vòng một tuần, sau đó tư vấn, hướng dẫn cho gia đình cách chăm sóc trẻ tự kỷ.
    Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có khả năng cho con vào học ở đó vì học phí khá cao.
    ThS Tâm lý Nguyễn Hồi Thúy, Khoa Tâm thần, BV Nhi T.Ư, cho biết, đánh giá ban đầu cho thấy, tỷ lệ trẻ thành thị tự kỷ cao hơn nông thôn, trẻ trai mắc chứng tự kỷ nhiều hơn trẻ gái với tỷ lệ là 10/1 (trên thế giới tỷ lệ là 4/1).
    Hiện nay, không có loại thuốc nào chữa được hội chứng tự kỷ mà chỉ có các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng.
    Chương trình can thiệp tiên tiến nhất hiện nay theo chuẩn của Mỹ (ABA - được BV Nhi T.Ư và một số Trung tâm dạy trẻ khuyết tật áp dụng) là tâm vận động (xoa bóp, mát xa, chơi các trò chơi vận động như bò, trườn, v.v…); tác động vào hệ thống tiền đình; những hoạt động trị liệu như kết hợp tay, mắt và ngôn ngữ, v.v…
    BS Đỗ Thúy Lan cho biết, mức học phí thấp nhất tại trung tâm Sao Mai là 300.000đồng, tháng dành cho các đối tượng khó khăn, mức cao nhất khoảng 700.000đồng/ tháng và có thể hơn nữa. Chị Trần Thùy Linh, có con là Tạ Minh Hoàng 5 tuổi, học ở đây được hai năm cho biết, phải chật vật lắm vợ chồng chị mới có thể cho con theo học sau khi đã rời một trung tâm khác do học phí quá cao.
    Còn tại Trung tâm Hy vọng, người phụ trách là ông Nguyễn Huỳnh Sơn, cho biết, mức học phí thấp nhất tại đây là 600.000đồng/tháng, cao nhất thì… vô cùng.
    “Có thể là 3 triệu, 4 triệu hoặc hơn thế. Chi phí càng lớn thì số tiết học cá nhân một cô - một trò càng nhiều hơn.” - Ông Sơn cho biết.
    Trung tâm Hy vọng cũng có suất học miễn phí dành cho trẻ mồ côi, nhưng con số đó quá ít ỏi so với hàng ngàn trẻ tự kỷ mới được phát hiện mỗi năm.
    Theo tìm hiểu của chúng tôi, cơ sở vật chất tại các trung tâm này khá tốt. Cả hai Trung tâm đều có kinh nghiệm hoạt động lâu năm và hợp tác với các chuyên gia nước ngoài trong trong việc giảng dạy, trị liệu cho trẻ tự kỷ.
    Đã có không ít trường hợp trẻ tự kỷ sau thời gian trị liệu tại các trung tâm này đã quay trở về hòa nhập với cộng đồng.
    “Biết thế, nhưng với gia đình ở quê nghèo như chúng tôi, chắc phải đưa con về tự điều trị thôi” - Anh Phan Trường Sơn, quê ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, có con hai tuổi mắc chứng tự kỷ hiện đang được điều trị tuần đầu tiên tại BV Nhi Trung ương, ngậm ngùi nói.
    Mỹ Hằng

    Việt Báo // (Theo_Tien_Phong)
     
  2. leminhanh

    leminhanh New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2010
    Bài viết:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chữa chứng tự kỷ

    Chân thành cảm ơn bài viết này. Nó giúp tôi nhận ra nhiều điều bổ ích ngay trước mắt mà tôi không biết!
     

Chia sẻ trang này