Chiều cao thân thể người Việt Nam

Thảo luận trong 'Tâm sinh lý' bắt đầu bởi cabachlong, 28 Tháng mười một 2006.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    CHIỀU CAO THÂN THỂ - DI TRUYỀN VÀ HOÀN CẢNH

    Từ lâu, các nhà khoa học trong lĩnh vực y học đã biết rằng: Cùng với yếu tố di truyền, thì các yếu tố khách quan khác như hoàn cảnh, vấn đề nuôi dưỡng, tập luyện cũng có vai trò to lớn trong việc phát triển chiều cao thân thể con người. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam trong vòng 25 năm tới. Đây là điều rất đáng làm khi mà chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó vai trò của con người là quan trọng nhất.

    Những năm gần đây, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y học của nước ta đã và đang tích cực chuẩn bị các đề án nghiên cứu cơ bản, chăm sóc về dinh dưỡng phục vụ Chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam (điển hình là các công trình của GS Nguyễn Lân Việt, GS Lê Nam Trà, GS Trịnh Văn Bảo, PGS Nguyễn Công Khẩn, PGS Đỗ Thị Kim Liên...). Chương trình đặt ra mục tiêu hàng đầu là nâng cao thể lực (sức bền, sức mạnh...), góp phần phát triển con người toàn diện. Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng về thể lực, các chuyên gia y học còn chú trọng mục tiêu nâng cao tầm vóc (chiều cao thân thể) người Việt Nam trong 25 năm tới nhờ chăm sóc hợp lý về dinh dưỡng, thể dục thể thao, lối sống cho thanh thiếu niên, nhi đồng từ 6 đến 18 tuổi. Phương pháp luận chủ yếu nâng cao tầm vóc con người là ưu sinh học (Eugenics) và xử lý mối quan hệ biện chứng giữa di truyền với hoàn cảnh. Ưu sinh học (loại dương tính và loại âm tính) là lĩnh vực khoa học phát triển mạnh trong hơn 30 năm nay, nhằm cải thiện các yếu tố di truyền của con người để thế hệ sau khoẻ mạnh, thông minh, sáng tạo hơn thế hệ trước. Với phương pháp luận này, những năm gần đây các chuyên gia y học nước ta đã tiến hành các nghiên cứu, chăm sóc thai nhi và trẻ sơ sinh đến 5 tuổi. Còn hiện nay đang chuẩn bị thực hiện Chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam ở các nhóm lứa tuổi tiếp theo từ 6 đến 18 tuổi. Một lộ trình nghiên cứu và chăm sóc hợp lý từ thai nhi đến tuổi trưởng thành trong vòng 25 năm, với 5 năm đầu thí điểm đã được xây dựng. Tư duy đúng về mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố di truyền với các yếu tố hoàn cảnh (dinh dưỡng, thể dục thể thao và nhiều yếu tố khác) cũng là phương pháp luận quan trọng.

    Chúng ta coi yếu tố di truyền và các yếu tố hoàn cảnh nằm trong một chỉnh thể thống nhất để giải quyết vấn đề nâng cao chiều cao thân thể người. Nếu thanh thiếu niên, nhi đồng được nỗ lực chăm sóc hợp lý các yếu tố hoàn cảnh, họ hoàn toàn có thể nâng chiều cao thân thể của mình nhờ tận dụng tối đa tiềm năng di truyền. Để minh chứng cho điều này, chúng ta hãy tham khảo thêm quan điểm của các chuyên gia Nhật Bản: Sau nhiều năm thực hiện thành công việc cải thiện chiều cao thân thể người Nhật, họ đã có những quan điểm rất tích cực. TS Kawabata Aiyoshi đưa ra kết luận về tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và hoàn cảnh đối với chiều cao thân thể như sau: Dinh dưỡng 31%, di truyền 23%, thể dục thể thao 20%, các yếu tố hoàn cảnh khác khoảng 20-26% (theo Sách Khoa học kỹ thuật mới nhất về nâng cao chiều cao thân thể, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật y dược học Trung Quốc, năm 1993). Theo chúng tôi, kết luận này rất đáng quan tâm, mặc dù ta biết hệ số di truyền của chiều cao thân thể ở nam giới là 79%, ở nữ giới 92%. Hệ số di truyền chỉ xem xét tương quan giữa hai nhân tố: Chiều cao thân thể và di truyền. Còn TS Kawabata lại phân tích tương quan giữa chiều cao thân thể với một số nhân tố bao gồm di truyền và hoàn cảnh (phân tích tương quan bội). Như ta đã biết, phương pháp phân tích tương quan cặp giữa hai nhân tố mới chỉ là bước đầu trong các bước phân tích tương quan bội, nhằm xác định tỷ trọng ảnh hưởng của một số nhân tố đối với chiều cao thân thể. Rõ ràng, kết luận của TS Kawabata rất có tính thuyết phục. Cùng quan điểm này, TS Kimiyoshi cũng đưa ra lời khuyên: “Chiều cao thân thể được quyết định tới 77% nhờ vào dinh dưỡng và điều kiện sống. Hãy vứt bỏ quan niệm cũ coi chỉ có di truyền quyết định chiều cao thân thể (trang 61, cuốn sách nêu trên). Theo quan điểm thực tiễn, TS Kawabata khuyên: Hãy nhìn thẳng vào thực tế của mỗi gia đình, chẳng hạn như gia đình tôi, để làm sáng tỏ về lý luận: Cha tôi cao 152 cm, mẹ tôi cao 147 cm; nhờ sự nỗ lực bản thân, tôi cao 166 cm, hơn người cha 14 cm; nhờ tôi chăm sóc con trai chu đáo nên con tôi cao 173 cm, hơn tôi 7 cm (vợ tôi cao 154 cm). Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng chỉ cần nỗ lực chăm sóc hợp lý về dinh dưỡng và thể dục thể thao, chắc chắn thanh thiếu niên nào cũng có thể cao thêm từ 4 đến 7 cm so với người thiếu nỗ lực, bị động, trông chờ vào di truyền.

    Vấn đề di truyền liên quan tới chiều cao thân thể, tố chất thể lực con người đã và sẽ cần phải tiếp tục nghiên cứu. Vào thế kỷ XV-XVI, một nhà quý tộc người Pháp đã bỏ ra một số tiền lớn để xây dựng hôn nhân giữa những người nam, nữ khổng lồ. Kết quả, họ sinh ra toàn những đứa con có chiều cao thân thể bình thường. Vậy, ta không nên uỷ thác niềm tin toàn bộ vào di truyền để phủ nhận tác dụng trực tiếp của dinh dưỡng, thể dục thể thao đối với việc nâng cao chiều cao thân thể người. Hãy nghiên cứu, thử nghiệm, hướng dẫn các gia đình cách nuôi con, cháu hợp lý, bởi vì chúng ta đang tốn kém ít nhất là 2.250 tỷ đồng/tháng để nuôi con cháu (chỉ tính lứa tuổi học sinh). Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên tiến hành các nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển thể dục thể thao học đường, bởi vì ta đang thua kém nhiều nước trong khu vực trong lĩnh vực này.
    http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2129
     

Chia sẻ trang này