Chuyện hoa!!!

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Sunie, 28 Tháng tư 2008.

  1. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]
    Hoa có một vị trí trang trọng đối với con người. Nó không thể thiếu trong các nghi lễ, giao tiếp, thưởng ngoạn. Hoa là biểu hiện cao khiết trong đời sống tinh thần.

    Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng. Có điều, ngoài màu sắc, dáng vẻ, hương thơm… hoa thực sự toát lên tinh anh ở những thời điểm, vị trí nhất định. Bạn có bao giờ ngắm hoa dằng dưới trăng chưa? Dằng phủ trên gai dại khắp các đồi, gò một màu trắng loá những bông hoa thanh tú rắc từng chùm sáng sinh động dưới trăng, chừng như chỉ chiếu sáng cho riêng chúng, còn hương thơm toả ra ngây ngất cả vùng. Lúc này, mọi loài hoa sang trọng khác phải xin nhường. Mai chiếu thuỷ nở rộ vào tháng hai. Sáng sớm, khi sương chưa tan, khí trời trong lành, thoảng nhẹ hương thơm, hoa thanh khiết và duyên dáng lạ thường. Bởi cuống hoa thật mảnh và dài nên những nụ lớn tròn căng những chấm trắng cùng hoa nở đều cúi mặt như e thẹn, cuống hoa lại như chùm tia sáng toả xuống tạo nên vẻ hư thực kỳ lạ. Trưa càng nắng, bông trang, bông bụt càng ngời sắc đỏ. Bông chuối nước chỉ đẹp khi đứng ở góc vườn, bờ rào. Đi qua vùng cỏ may, nghe mang mang mùi nắng, biết chiều đang xuống vội vàng …

    Không phải ngẫu nhiên dân gian có thành ngữ: “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Thậm chí thời Bắc Tống, danh sĩ Lâm Pha yêu mai say đắm, trồng mai để sớm chiều bầu bạn. Còn Tống Huy Tôn (1108–1135), ông vua đam mê nhan sắc và hoa mai đến nỗi mất cả ngai vàng nhưng đã để lại cho đời bức danh hoạ két 5 màu đậu trên cành mai hiện là một báu vật ở viện mỹ thuật Boston. Hoa mai làm ông bất tử!

    Người phụ nữ thường được sánh với hoa: mặt hoa, lệ hoa, giấc mơ hoa… cụ thể là những cành phù dung, đoá trà mi, bông hoa lài… Nhưng có lẽ ở phương diện so sánh sắc đẹp người và hoa, phái đẹp gắn với hoa hồng là sát hợp nhất. Hãy xem nụ hồng tinh khôi mơn mởn xinh xắn. Cái e ấp vẫn còn hồn nhiên lắm. Rồi rạo rực nhoài ra mãnh liệt bằng những mộng mơ, chợt ngạc nhiên trước chập chờn vài cánh bướm khi kín đáo thoảng nhẹ làn hương vào tuổi dậy thì. Hàm tiếu đây, nét môi thắm, má ửng hồng, nét tròn căng nguyên trinh thiếu nữ, hương dù còn kín vẫn mãnh liệt xiết bao! Bán mãn khai… rồi mãn khai: này đây hương này đây sắc, tôi đây, dữ dội và mãnh liệt buổi hồi xuân, loé sáng cuối cùng. Và kia, từng cánh hoa bắt đầu nhàu nhò, đổi sắc, tàn phai… Một đời hoa!

    Chẳng biết có phải vì sợ sự liên tưởng tàn nhẫn ấy không mà xưa nay các nhà thơ ít tả hoa tàn. Hoa nở đẹp phơi phới bao nhiêu thì hoa tàn úa xấu xí và thật buồn bấy nhiêu. Bởi vậy, cảm xúc sẽ không hề suy giảm khi ngắm cảnh tàn hoa. Mỗi loài hoa có cách nở khác nhau thì cũng tàn, chết không giống nhau. Những cánh cúc vàng lả tả rơi trong gió xuân vẫn còn nguyên sắc – luyến tiếc gì chăng hoa? Mặc chu lan sầm mặt giận dữ còn đoá hồng hom hem đau đớn quặn lòng! Duy chỉ có quỳnh hoa không tàn mà chết trên cành xanh. Hoa xuôi tay gục xuống, ngút lên nỗi đau rất thật trong ta.

    Tào Tuyết Cần đưa một chi tiết thật đắt vào Hồng Lâu Mộng: nàng Lâm Đại Ngọc gom nhặt rồi khóc chôn những cánh hoa tàn! Trên đời này, đã mấy người thực sự khóc hoa? Và Tố Như, chúng tôi hiểu ông, nước mắt đã nhiều, xót thương đã lắm nên mới “tìm thấy” cảnh hoa tàn mà lại thêm tươi. Vâng, chỉ có trái tim cực kỳ nhân hậu mới toả thành ánh nhìn hiếm hoi ấy!

    Ai đã từng trồng hoa hẳn biết rằng công lao chăm sóc, tưới bón một ngày nào đó cây sẽ đền ơn. Vậy mà hầu hết cứ sững sờ, lòng bật lên tiếng reo vui lúc phát hiện chồi hoa đang nhú ra. Ngạc nhiên đến ngây ngô trước hương trước sắc, rằng: nó từ đâu đến, giữa lá cành, gốc rễ với chậu đất ẩm đen sì? Cây mai thường làm nhiều người mất ăn mất ngủ. Chăm chút cả năm trời, những ngày tháng chạp quyết định sự thành bại. Gặp thời tiết diễn biến thất thường, người mỏi mắt thắt lòng chờ mãi nụ chưa trồi ra khỏi áo, kẻ đếm hoài số ngày còn lại khi mới rằm, hoa đã rực cây. Đâu chỉ người kinh doanh, ai có một chậu mai mà hoa vào tết không đạt, chẳng buồn? Loay hoay “chữa chạy”, thắc thỏm trông mong, sáng sớm đầu năm, vài bông rưng rưng hé nở là phút giây hạnh phúc vô cùng! Rất nhiều lần, vì hoa, tôi chứng kiến tiếng reo vui trẻ thơ và nỗi buồn chết lặng của những người bạn. Hoa gần gũi, thân thiết với con người xiết bao! Chẳng thế mà Abutalip, nhà thơ nhân dân của Đaghextan nói rằng người đàn ông chỉ quỳ xuống trong hai trường hợp: uống nước suối nguồn và với hoa !

    Thuở nhỏ chăn bò, nhiều lần nằm trên vạt cỏ chiều, tôi thử nhá ngọn cỏ mềm mà chẳng hiểu vì sao bò ăn ngon vậy, mê mẩn ngắm hoa rau đắng trắng li ti, dí cái mũi khổng lồ như thằng tồ bên những ngôi sao bé xíu. Lớn lên một chút, có lần giữa trưa hè, đứng bên bờ đầm, cầm lòng không đậu, tôi lội ra ngắt trộm một búp sen hồng, áp môi mình lên lớp cánh mềm ấm nắng, lòng ngất ngây mơ mộng …

    Giờ ngồi viết những dòng này giữa một vườn hoa: tố tâm lan, từ bi, hồng, sứ… lòng chợt dâng lên một ước muốn chân thành rằng: Tặng hoa là hành vi thật đẹp con người đã nghĩ ra… Và mọi người sẽ còn tặng hoa nhau mãi mãi, mỗi người ít nhất trong đời tìm thấy một lần cảm xúc:

    Người về cúi mái đầu sương điểm
    Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
    Cám ơn hoa đã vì ta nở
    Thế giới vui từ nỗi lẻ loi
    (Tô Thùy Yên)
     
  2. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0
    Hoa Anh Túc

    [​IMG]
    Ta là hoa anh túc gây mơ Chuốc các vị thần sông cạn cốc Kẻ tỉnh người mê đều ngon giấc Đầu gối vào lòng hoa ngủ say Giấc mơ ta chắc ngẫu nhiên hay Nên vẻ đẹp tuyệt trần nở rộ.

    Theo thần thoại Hy Lạp, hoa anh túc được nữ thần Ceres tạo ra để xoa dịu nỗi đau của mình bằng những giấc ngủ khi đi tìm con gái bị thất lạc là Proserpine. Hai anh em sinh đôi - Hypnos và Thanatos (Giấc Ngủ và Cái Chết) với vương miện có hoa anh túc hay cầm hoa anh túc trên tay. Những biểu tượng đó chứng tỏ rõ ràng là từ xa xưa, người Hy Lạp cổ đại đã nhận thức được rằng một giấc ngủ êm ái gây bởi thuốc phiện có thể dẫn đến cái Chết.

    Trong câu chuyện khác về hoa anh túc, một phù thủy ác độc nọ đã hóa phép biến một phụ nữ thành một bông hoa anh túc. Kể từ đó, người phụ nữ phải sống trên cánh đồng với những bông hoa anh túc khác và chỉ được về thăm nhà vào ban đêm. Một đêm nọ, người phụ nữ bảo với chồng mình rằng, nếu anh tìm và hái được bông hoa anh túc của cô thì lời nguyền của phù thủy sẽ không còn hiệu lực. Sáng sớm hôm sau, người chồng đi vào cánh đồng và nhìn thấy hàng trăm ngàn bông anh túc ở đó, tất cả đều giống nhau y hệt. Sau khi chịu khó tìm xem từng bông hoa nhỏ, anh đã rất vui mừng khi tìm được vợ mình - đó là bông hoa anh túc duy nhất trên cánh đồng buổi sớm không bị ướt bởi sương đêm vì tối qua nàng đã ở nhà. Khi anh hái bông hoa anh túc đó, lời nguyền mất hiệu lực và thế là từ đó, hai vợ chồng được sống với nhau thật hạnh phúc.

    Ở New Zealand, chữ "Tall Poppy" dùng để chỉ những người nổi trội so với những người khác. Còn "Corn Rose" là tên thời La Mã chỉ những bông hoa anh túc dại, vì chúng thường mọc trên những cánh đồng ngô. Thời Trung Cổ người ta còn gọi anh túc là "Smoke of the Earth". Người ta cho rằng khói khi đốt cây đuổi được tà ma, xui rủi.

    Hoa anh túc được chú ý trong suốt những cuộc chiến tranh của Napoleon vì những bông hoa kỳ bí này nở xung quanh những ngôi mộ mới của những chiến binh tử trận. Sau cuộc chiến 1914-1918, hoa anh túc mọc ngập tràn trên những ngôi mộ ở bãi chiến trường ở Flanders. Người ta nói rằng những bông anh túc mọc lên từ máu đã nhỏ xuống. Nó là biểu tượng để tưởng nhớ những người đã chết trong chiến tranh.
    Được chạm khắc vào những chiếc ghế dài trong một số nhà thờ Thiên Chúa giáo, hoa anh túc biểu hiện cho niềm tin rằng chúng ta đang "yên nghỉ" trong khi biết trước về Ngày Tận Thế (the Last Day ?).
    Loài thực vật này có đặc tính chữa trị gây mê được dùng trong y học. Morphine và Codeine là hai loại chất gây mê thông dụng chế biến từ anh túc. Cây thuốc phiện cũng đã là nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh giữa Anh và Trung Quốc năm 1939. Hàng thế kỷ nay, cây thuốc phiện đã trồng ở Ấn Độ.
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng tư 2008
  3. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chuyện hoa!!!

    Ban Trắng

    [​IMG]
    Một cành hoa ban cuối mùa... tất cả đều là ban tím, chỉ có vài cây màu trắng

    Hội hoa ban ở Sơn La

    Mùa xuân về, cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông trở nên ngọt ngào hơn. Ánh mặt trời trải toả lên những vùng đồi núi trùng điệp và đám mây từ từ tan loãng. Đó là khi những bông hoa ban nõn nà đua nhau nở trên nền thảm xanh tươi của núi đồi Tây Bắc.

    Hoa ban bắt đầu nở từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 4 Dương lịch. Vào mùa hoa nở rộ thì trên cây không còn chiếc lá nào mà chỉ còn toàn hoa là hoa. Những cánh hoa trắng nõn nà, hương thơm dịu mát, ngọt ngào, đem lại cho mọi người sự phấn khởi, tươi vui của mùa xuân mới. Rừng cây, suối nước bỗng trở nên đẹp hơn. Tiếng chim muông rộn ràng ca hát. Cảnh sắc, con người rực rỡ trong mùa hoa ban.

    Đối với người Thái trắng ở Sơn La (và người Thái trắng nói chung) hoa ban là loài hoa của tình yêu - hạnh phúc, của đạo hiếu và lòng biết ơn. Bởi vậy, khi núi rừng đã ngập tràn sắc trắng của hoa ban, mọi người lại cùng nhau bước vào ngày hội chơi núi hái hoa ban.

    Cây ban, giống như cây sim rừng, nơi nào đất núi, đất sỏi là nơi đó ban mọc và nở nhiều hoa trắng đẹp. Con trai, con gái vùng Sơn La hẹn gặp nhau vào hội chơi núi hái hoa. Hoa ấy là hoa ban, tiêu biểu cho quê hương vùng Tây Bắc. Hoa ban là hoa của tình yêu, hoa của ước mơ trường thọ và là hoa của những con người trẻ mãi không già... họ ao ước như cánh chim bạn xinh đẹp kia!

    … Ngày xưa, vùng Tây Bắc có một cô gái tên Ban, xinh đẹp, nết na và có giọng hát mê đắm lòng người. Nhiều trai mường ngấp nghé nhưng trái tim nàng đã trao gửi cho một chàng Khum, giỏi săn bắn và làm nương. Nhưng cha Ban chê Khum nghèo nên đã gả cô cho con trai tạo mường - vừa gù vừa lười. Thấy cha cùng nhà tạo mường bàn chuyện cưới hỏi, nàng Ban chạy tìm người yêu cầu cứu. Đúng lúc chàng Khum đi xa. Tuyệt vọng, nàng Ban bèn buộc chiếc khăn piêu của mình vào cầu thang nhà Khum rồi vượt núi, vượt đèo tìm chàng. Cuối cùng, kiệt sức, nàng gục xuống núi chết. Nơi đó sau này mọc lên một loài cây ra hoa trắng muốt vào mùa xuân. Dân mường liền gọi là hoa ban và coi đó là loài hoa tượng trưng cho tình yêu chung thuỷ. Còn chàng Khum trở về thấy nàng đã bỏ đi, bèn theo tìm. Cuối cùng, chàng cũng kiệt sức mà chết, hoá thành con chim sống lẻ loi. Cứ đến mùa xuân, khi hoa ban nở, chim lại cất tiếng gọi bạn tình da diết… Từ đó, mỗi khi xuân về, hoa ban nở trắng núi rừng, trai gái Sơn La lại rủ nhau đi hội chơi núi, ca hát, múa xoè và bày tỏ tình yêu đôi lứa, như muốn có được tình yêu chung thuỷ như đôi Ban - Khum.

    Trăm năm ngắm ban nở còn ngắm mãi
    Mỗi mùa bạn lại thêm trẻ ra, không già...
    (Tình ca Thái)

    Hoa ban làm đẹp mùa xuân, mùa hội hái hoa theo phong tục Thái trắng. Xưa kia Hội Hoa Ban chính là ngày hội lớn nhất của xứ Thái, ngày hội của tình yêu, của tuổi trẻ. Hoa ban nở đều khắp cả suối, cả đồi, cả rừng là năm ấy trời không mưa dai quá mà không nắng gắt quá! Và năm đó người ta ít lo lắng về nắng hạn cũng như lũ lụt.

    Từ sáng sớm, khắp các bản làng, tiếng trống, tiếng chiêng vang lên giục giã. Các bếp nhà sàn lửa đỏ bập bùng. Người ta đồ xôi, luộc gà làm cỗ. Những vò rượu thơm ngon được mang ra đãi khách. Ăn uống no say, mọi người cùng đổ ra rừng tìm những cánh hoa ban mới nở. Họ trân trọng mang về tặng cha mẹ, tặng người yêu, vì người Thái cho rằng, hoa ban trong trắng vừa là biểu tượng của đạo hiếu đối với cha mẹ, vừa là biểu tượng của tình yêu trai gái.

    Do yêu hoa, con trai con gái Tây Bắc lặn lội trong những cánh rừng mờ sương ngắm nhìn những bông hoa sáng rực như hạt ngọc, họ hái hoa cài lên tóc, họ còn đem hoa về biếu cho người thân quen nhất để mở tiệc ăn mừng mùa hoa ban nở.

    Hội hoa ban được mở đầu bằng đám rước từ nhà tạo mường ra đình với đầy đủ cờ, lọng, trống chiêng… Các chức sắc của mường dẫn đầu đoàn rước, tiếp đó là các cụ già khăn đỏ, áo vàng, quần chàm, mang theo cung nỏ. Cuối cùng là một số thanh niên trong mường ăn mặc sặc sỡ, mang gươm giáo. Tới đình, sau khi thầy mo cáo thần xong sẽ bắt đầu lễ hiến sinh bằng việc mổ thịt một con trâu mộng ở cạnh đình. Các trò vui cùng các tiết mục ca nhạc của thanh niên nam nữ cũng bắt đầu cho đến khuya.

    Hôm sau, mường vào hội thì bắn súng hoả mai và cung nỏ với mục tiêu là một quả bưởi lăn trên con dốc. Nếu thí sinh bắn đạt cả ba lần sẽ được thưởng một mâm cỗ đầy do chính tạo mường chuẩn bị. Khẩu súng bắn trúng đích được tạo mường đem cáo thần cùng một con dao mới, chuôi bằng ngà voi bên mâm cỗ. Sau đó, cỗ được hạ xuống, mời người thắng cuộc và tạo mường công bố chính thức trước thần linh và bà con dân bản, trọng trách "tuần mường" từ nay sẽ thuộc về người bắn giỏi.

    Ngày thứ ba là của các trò vui: ném còn, ca hát, thổi kèn, thi trâu béo… Đây cũng là đêm cuối cùng nên cũng là đêm vui, lưu luyến nhất của trai gái. Họ vui chơi, truyện trò và dành cho nhau những tình cảm đằm thắm nhất, tặng nhau các vật kỷ niệm: tấm vải thêu, vòng bạc, rượu và cả trầu cau. Sau mỗi hội hoa ban, những tình cảm còn mãi, nên không ít đôi nên vợ nên chồng, và có những cặp, hẹn nhau mùa ban nở sang năm lại tìm về trao lời thương, câu nhớ.

    Trong mâm cỗ đầu năm, người Thái cũng hay cài những cánh hoa đẹp trên bàn thờ như thể biết ơn những bậc sinh thành đã qua đời. Nếu là con trai hay con gái họ kể cho nhau nghe một câu chuyện tình trong trắng và thương tâm, thủy chung của chàng Khum và nàng Ban xa xưa. Sau đó họ hát cho nhau nghe bản tình ca:

    Ta yêu nhau khi ban còn đơm nụ
    Ta yêu nhau khi ban nở trên cành
    Ban sẽ héo, mong ban trở lại cành
    Ban sẽ rụng, mong ban rụng về gốc
    (Tình ca Thái)

    Ở đây không có cái say của những cuộc hát đối đáp mà chỉ có nỗi niềm tâm sự, những mơ ước chân thành về hạnh phúc thật bình dị .

    Hoa ban nở, hoa ban tàn
    Tình ta đẹp như hoa ban
    Còn dài lâu thì như hoa nào
    Hỡi người ta yêu...
    (Tình ca Thái).

    Trai gái rủ nhau lên rừng và rủ nhau ra bờ suối hát giao duyên bên những con thuyền đuôi én. Trong ngày hội trên dòng Nậm Na thường diễn ra các cuộc hát giao duyên giữa nam và nữ trên những con thuyền đuôi én thả trên dòng nước. Các cô gái thì cầm ô (dù) ngồi ở mũi thuyền bên cạnh những đóa hoa ban tươi thắm. Còn các chàng trai thì ngồi ở đuôi thuyền vừa đánh đàn tán gẫu vừa thổi sáo.

    Tiếng đàn tiếng hát cứ quyện vào nhau, trôi theo dòng nước lững lờ vào cõi mộng. Nếu thuyền tấp vào bến nào, thì chàng trai cô gái sẽ nhảy lên bờ cùng nhập vào dòng người mà đi vào rừng ban, cùng ca hát, nhảy múa đón năm mới tốt lành. Những cánh hoa ban đẹp nhất được chọn riêng, xếp cạnh nhau trên bãi. Thế rồi, tiếng khèn và tiếng trống cất lên như mời gọi. Tất cả cùng nắm tay nhau bước vào điệu xòe cứ mỗi lúc mỗi rộng thêm khi có nhiều người nhập cuộc.

    Tiếp theo điệu xòe vòng, các cô gái với dải lụa đỏ thắm trên vai duyên dáng trong điệu xòe khăn, rồi tiếp đến xòe quạt, xòe nón... cuốn hút mọi người.Tan cuộc xòe, mọi người kéo nhau về nhà trưởng bản dự cuộc vui uống rượu cần truyền thống. Hội Hoa Ban cũng là hội cầu mùa cầu phúc của người Thái. Họ gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về cuộc sống thanh bình, no ấm, đồng thời cũng là dịp lễ để trai gái gần gũi, tìm hiểu nhau qua tiếng hát, tiếng đàn, điệu múa ngày xuân.
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng tư 2008
  4. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0
    Hoa Bồ công anh

    [​IMG]
    Bồ Công Anh cùng những cánh hoa vàng thường được chọn để tiên đoán xem "Anh ấy yêu mình" hay "Anh ấy không yêu mình" trong trò chơi đếm cánh hoa tiên đoán tình yêu.

    Sẽ không thể nào quên
    Sau một lần được thấy
    Những nụ hôn vàng cháy
    Của hoa Bồ Công Anh
    Trên má cánh đồng xanh
    Ngất ngây và bát ngát

    (Henry Ward Beecher).


    Loài hoa dại nhỏ bé quen thuộc này không chỉ cực kì hữu dụng trong nhiều món ăn mà còn đối với mục đích y học. Huyền thoại kể rằng nó có khả năng bí ẩn làm cho những đôi mắt của bạn trẻ đang yêu sẽ sáng hơn hay mờ đi với những giọt nước mắt báo trước. Bồ Công Anh cùng những cánh hoa vàng thường được chọn để tiên đoán xem "Anh ấy yêu mình" hay "Anh ấy không yêu mình" trong trò chơi đếm cánh hoa tiên đoán tình yêu. Tuy nhiên, Bồ Công Anh không chỉ được xem là lời sấm truyền đối với những vấn đề của trái tim. Vì hoa nở và tàn vào những giờ giấc nhất định nên từ xưa nó đã được những người chăn cừu cô đơn xem như chiếc đồng hồ thiên nhiên.
    Tên tiếng Anh của bồ công anh dường như có nguồn gốc từ Pháp. Vì lá của loài hoa này có khía sâu nên người ta liên tưởng đến hàm răng của sư tử, cho nên nó được gọi là dent de lion hay răng sư tử.
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng tư 2008
  5. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0
    Hoa Cúc

    [​IMG]
    Tên tiếng Anh - Daisy - của loài hoa này bắt nguồn từ một từ Saxon, day's eye, có nghĩa là "con mắt ban ngày", có lẽ vì hoa nở cùng với ánh sáng ban mai rồi khép lại những cánh trắng khi chiều xuống.

    [FONT=times new roman,times,serif]Theo thần thoại La Mã, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumrus, vị thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa cúc trắng.[/FONT]

    [FONT=times new roman,times,serif]Còn theo truyền thuyết của người Ailen cổ, hoa cúc trắng chính là linh hồn những hài nhi đã chết khi vừa mới sinh ra. Chúa rải hoa cúc khắp núi đồi và thảo nguyên, khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn của những người cha mẹ ấy. Truyền thuyết giải thích tại sao daisy mang ý nghĩa sự trong trắng - ngây thơ.[/FONT]

    [FONT=times new roman,times,serif]Người xưa còn dâng tặng hoa cúc cho Artemis (The goddess of women).[/FONT]

    [FONT=times new roman,times,serif]Người ta tìm thấy rất nhiều hình những bông cúc trên gốm sư Ai Cập cũng như ở những nơi khác suốt vùng Trung Đông. Người Assyria dùng hoa cúc để chữa một số bệnh về mắt. Họ cũng tin rằng, nếu bạn nghiền hoa cúc và trộn chúng với dầu rồi quét lên tóc sẽ làm cho tóc muối tiêu đen trở lại. (Em hông biết về người Assyria là ai, hic ! Tra từ điển chỉ thấy nói, đó là một đế quốc thời cổ đại ở Tây Nam châu Á, bành trướng từ vịnh Ba Tư đến Ai Cập và vùng Tiểu Á, vào thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên).[/FONT]

    [FONT=times new roman,times,serif]Ở Việt Nam, hoa cúc được xếp vào tứ quý (Mai, Lan, Cúc, Trúc). Người thời xưa yêu hoa cúc vì nó là loài hoa : " Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa". Lá hoa cúc không bao giờ rụng khỏi cành, dù đã héo quắt. Hoa cúc cũng không chịu rụng, dù héo khô vẫn bám lấy cành như người quân tử suốt đời không rời xa lý tưởng của mình. Trong quốc huy nước Nhật cũng có hình hoa cúc .[/FONT]

    [FONT=times new roman,times,serif]"Marguerite"-tên tiếng Pháp của hoa cúc, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai "pearl". Người ta nói rằng, St. Louis đã khắc hình hoa cúc cùng với hoa diên vĩ (fleur-de-lis) và thánh giá trên chiếc nhẫn của ông. Chiếc nhẫn này, theo lời nhà vua, tượng trưng cho tất cả những gì ông yêu quý nhất : tôn giáo, nước Pháp, và vợ ông - Marguerite.[/FONT]

    [FONT=times new roman,times,serif]Có một câu nói xưa của người Anh bảo rằng mùa xuân vẫn chưa đến cho tới khi bạn có thể đặt bàn chân mình trên 12 bông cúc. Họ cũng cho là, nếu bạn mơ thấy hoa cúc vào mùa xuân hay mùa hè thì tốt, nhưng nếu vào mùa thu hay mùa đông thì lại là điềm chẳng lành.

    [/FONT][FONT=times new roman,times,serif]He loves me, he loves me not, he loves me...

    [/FONT]
    [FONT=times new roman,times,serif]Nếu một cô gái nhỏ nhắm mắt lại và hái một chùm cúc dại rồi đếm thì số hoa trong chùm hoa đó sẽ là số năm còn lại trước khi cô lấy chồng. Các thiếu nữ cũng thường bói tình yêu bằng cách lần lượt bứt từng cánh của một bông cúc dại đồng thời lập đi lập lại điệp khúc :

    [/FONT][FONT=times new roman,times,serif]"Chàng yêu ta, chàng không yêu ta, chàng yêu ta..."

    [/FONT][FONT=times new roman,times,serif][​IMG]

    [/FONT]
    [FONT=times new roman,times,serif]Nếu có thể trở thành một bông hoa
    [/FONT]
    [FONT=times new roman,times,serif]Xin được hóa thân thành hoa cúc trắng
    [/FONT]
    [FONT=times new roman,times,serif]Khép nhẹ khi hoàng hôn tĩnh lặng
    [/FONT]
    [FONT=times new roman,times,serif]Và nhờ dương đánh thức lúc ban mai
    [/FONT]
    [FONT=times new roman,times,serif]Ta đón chào tia nắng sớm khoan thai
    [/FONT]
    [FONT=times new roman,times,serif]Và đón cả những long lanh nước mắt

    [/FONT]
    [FONT=times new roman,times,serif](I'd choose to be a Daisy - Khuyết danh)
    [/FONT]
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng tư 2008
  6. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chuyện hoa!!!

    Hoa Cát Cánh - Bluebell

    [​IMG]

    Selene yêu Endymion tha thiết. Endymion lại chẳng hề biết đến tình yêu ấy. Chàng chỉ ước một điều là được trẻ đẹp mãi. Chấp nhận lời khẩn cầu của chàng, thần Zeus đã ban cho chàng vẻ đẹp trẻ trung vĩnh viễn nhưng đồng thời cùng với điều kiện chàng phải chìm vào một giấc ngủ thiên thu.

    Tình yêu thầm lặng và tuyệt vọng

    [​IMG]


    [​IMG]
    Cát cánh là một trong những loài hoa dại cứng cỏi nhất, chúng thường trở lại một cách thủy chung năm này qua năm khác, và chắc hẳn chúng mang ý nghĩa của sự bền bỉ là do khả năng tồn tại dẻo dai, bền vững một khi đã được trồng trong khu vườn của chúng ta. Loài hoa dại này phủ tấm thảm xanh biếc lên những cánh rừng vào mỗi độ tháng Năm. Song, chúng sẵn sàng khước từ khi bị chiếm đoạt : những đóa hoa hình quả chuông lay động sẽ nhanh chóng rũ xuống một khi bị hái.

    [​IMG]
    Cát cánh đôi khi bị lầm lẫn với hoa Harebell (Lan dạ hương - Huệ dạ hương - mình sẽ có bài về hoa này) hay Bluebell xứ Scotland, là một loài hoa khác hẳn thuộc họ Campanula. Tên nhóm là Endymion lấy theo tên một chàng chăn cừu trẻ đẹp được nữ thần Mặt Trăng Selene đem lòng yêu thương. Đây là một thiên tình ca đầy thơ mộng trong thần thoại Hy Lạp.

    [​IMG]
    Selene yêu Endymion tha thiết. Endymion lại chẳng hề biết đến tình yêu ấy. Chàng chỉ ước một điều là được trẻ đẹp mãi. Chấp nhận lời khẩn cầu của chàng, thần Zeus đã ban cho chàng vẻ đẹp trẻ trung vĩnh viễn nhưng đồng thời cùng với điều kiện chàng phải chìm vào một giấc ngủ thiên thu.
    Selene được tin rất đỗi buồn rầu. Nàng cưỡi cỗ xe song mã có đôi ngựa trắng muốt như tuyết xuống trần gian. Nàng đến động Latmos huyền diệu, nơi Endymion đang chìm đắm trong giấc ngủ vĩnh hằng. Selene nằm xuống bên chàng, nghe tiếng tim chàng đập và say sưa uống từng hơi thở nồng nàn của chàng . Và cứ thế, hằng đêm, khi bóng tối đã bao phủ cả trái đất, Selene lại mặc chiếc áo dài trắng muốt, trên mũ cài một lưỡi liềm, lặng lẽ uy nghi đi qua bầu trời. Nàng hiền hòa tỏa ánh sáng trắng bạc xuống đất. Khi đã đi khắp vòm trời, nàng lại lặng lẽ đến cái hang sâu cùng với Endymion. Nàng cúi xuống bên chàng, vuốt ve và nỉ non những lời âu yếm.
    Năm tháng cứ thế trôi đi, Endymion vẫn ngủ triền miên còn Selene vẫn giữ mãi mối tình thủy chung, thầm lặng mà tuyệt vọng ấy. Vì vậy, ánh sáng của nàng ban đêm chiếu xuống trần gian cũng đượm vẻ mơ màng, buồn bã. Hình như những mối tình thầm lặng và tuyệt vọng đều đẹp, đều êm ái, nhẹ nhàng và bàng bạc như ánh trăng nhưng đều có cái nỗi buồn man mác của nữ thần Selene.

    [​IMG]
     
  7. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0
    Hoa Cẩm Chướng - Carnation

    [​IMG]
    Ở Korea-Triều Tiên, 3 bông hoa cẩm chướng được cài trên tóc một cô gái, và số phận của cô được suy đoán từ thứ tự các bông hoa dần chết đi. Nếu bông hoa ở dưới cùng tàn héo trước, cô ấy bất hạnh suốt cuộc đời

    Hoa cẩm chướng có nguồn gốc từ chấu Âu, chủ yếu là vùng Địa Trung Hải, nhưng cũng có một số tài liệu cho rằng nó được phát hiện đầu tiên ở vùng Viễn Đông. Bông hoa này đã được nhắc đến trong thần thoại La Mã và xuất hiện trong những ghi chép lịch sử thiên nhiên của tác giả người La Mã Pliny vào khoảng năm 50 trước Công nguyên.

    Các tu sĩ La Mã thế kỷ 13 được xem như những người đầu tiên đã đem trồng những cây hoa cẩm chướng. Và bông hoa này đã rất quan trọng đối với người Hy Lạp và La Mã lúc đó, nó trở thành biểu tượng của người La Mã vào giai đoạn đỉnh cao của nền văn minh của họ. Nó cũng còn được gọi là "Jove's flower" (bông hoa của thần Jupiter), do Jove (Jupiter) là một trong những vị thần được họ tôn kính.

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    Thời Hy Lạp cổ đại. cẩm chướng là bông hoa được sủng ái nhất. Theo một truyền thuyết của Cơ đốc giáo, khi nhìn thấy Jesus trên thập tự giá, Mary đã khóc, và những bông hoa cẩm chướng đã mọc lên từ nơi mà những gịot nước mắt của bà đã nhỏ xuống.

    Trong cuốn "Ngôn ngữ loài hoa" thời nữ hoàng Victoria (1837-1901), hoa cẩm chướng được xem như một món quà may mắn cho người phụ nữ.

    Một số quan điểm hơi "mê tín" còn dùng hoa cẩm chướng để "xem bói". Ở Korea-Triều Tiên, 3 bông hoa cẩm chướng được cài trên tóc một cô gái, và số phận của cô được suy đoán từ thứ tự các bông hoa dần chết đi. Nếu bông hoa ở dưới cùng tàn héo trước, cô ấy bất hạnh suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nếu bông hoa trên cùng úa tàn trước, những năm cuối đời của cô sẽ rất khó khăn. Còn nếu bông hoa ở giữa héo trước, những năm đầu đời của cô khá vất vả, nhưng có lẽ hậu vận sẽ tốt hơn.

    Hoa cẩm chướng còn là biểu tượng quốc gia của Slovenia (ở Nam Tư). Cẩm chướng được ngợi ca trong những bài hát của người Slovene. Hình ảnh hoa cẩm chướng đỏ xuất hiện nhiều trong những đồ vật trang trí, đồ thủ công, thêu, gối, chiếc nôi em bé...của họ. Đối với họ, hoa cẩm chướng tượng trưng cho "món quà của Thượng Đế" hay "tình yêu đối với một đứa trẻ". Cẩm chướng đỏ còn tượng trưng cho lòng nhân hậu và tình yêu. Hình ảnh hoa cẩm chướng cũng thường thấy trên những hộp vải lanh của cô dâu, trên quần áo, mũ ni, khăn trùm đầu.. của các cô gái. Bó hoa gồm cẩm chướng, hương thảo, phong lữ có như một thông điệp về tình yêu, lòng thủy chung, chờ đợi và niềm hy vọng mà các cô gái cài trên ngực người yêu trước khi chàng trai phải lên đường ra mặt trận.

    Ở vùng quê, nhất là ở những miền núi, hoa cẩm chướng được đặt trên ngưỡng cửa sổ hay ngoài bancông. Ngôi nhà của người nông dân với những bông hoa cẩm chướng là một nét đặc trưng của xứ sở Slovene.

    Một truyền thuyết Italia kể rằng, Margherita - một thiếu nữ đã tặng cho người yêu của nàng - chàng hiệp sĩ Orlando một bông cẩm chướng màu trắng mà anh đã mang nó theo mình trên suốt đường chinh chiến. Rồi anh bị thương nặng và chết, máu anh nhuộm thẫm nơi chính giữa bông hoa trắng sau đó đã được đem về cho nàng Margherita với trái tim tan vỡ. Từ những hạt giống đó, Margherita trồng nên những bông cẩm chướng xinh đẹp màu trắng và luôn có khoảng màu đỏ nơi chính giữa cánh hoa. Margherita đã chung thuỷ mãi mãi với Orlando và ở vậy đến cuối đời. Sau đó, có tục lệ tặng cho mỗi em bé gái mới sinh ra trong gia đình cô một chậu hoa cẩm chướng đặc biệt ấy.

    Trong lịch sử, hoa cẩm chướng cũng đã được nhắc đến vào thế kỷ 13, khi đội quân Thập tự chinh bị tấn công bởi dịch bệnh, gần Tunis. Người ta đã trộn lá cẩm chướng với rượu và uống nó để trị những cơn sốt dữ dội.

    Trong cuốn sách nghiên cứu về thảo mộc thế kỷ 16, John Gerard đã viết rằng, hoa cẩm chướng và đường, chế thành mứt được dùng để chữa những cơn sốt và giải độc.

    Người ta còn dùng hoa cẩm chướng trong sản xuất hương bia, rượu vang và chế thuốc nhuộm tóc đen (?).
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng tư 2008
  8. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0
    Vàng Hoa Dã Quỳ

    [​IMG]

    Tôi nhắc "búp bê núi" giữ giùm Đà Lạt. Cô bé hẹn hò "ngày về, rồi sẽ biết ai đổi thay". Tôi còn về thì làm sao thay đổi, nhất là khi tôi nhận ra rất sâu trong lòng mình có một chỗ để mộng mơ và kỷ niệm nương tựa như Đà Lạt, phải không "búp bê núi" ?

    Lam tím hoàng hôn, sương mù bảng lảng, vàng hoa dã quỳ như những vật màu siêu thực phết lên tâm hồn tôi bức tranh của nhớ, của mộng tưởng và nhất là kỷ niệm của phố núi, phố sương Đà Lạt...Vì thế, tôi thường tìm về với Đà Lạt như tìm về với chiếc nôi của âu yếm, chiếc vỏ sò yên bình giữa đại dương sóng vỗ. Tôi về cả bằng nẻo nhớ, trên từng chặng cây số của mộng mơ.

    Dường như ở phố núi, phố hoa này đã từng hẹn hò với thiên đường nào tôi đã mất, hay chưa có...Có thể đó là màu lam tím của hoàng hôn khi tiễn chiều đi và đón đêm về, nên có cái buồn của tiễn biệt, cái nôn nao của gặp gỡ ban đầu. Và rồi những con phố, chập chùng như thủy triều và mắt "nhỏ" nữa, rất gần sao trời nên ánh ướt long lanh. Tôi nhớ những đêm sao, sao như nát cả bầu trời, tôi lang thang với "búp bê núi", trời lạnh lắm, có cả mây trong hơi thở và đường đi bổng trầm như giai điệu một khúc ca.
    Cả sắc vàng nữa, rưng rức những nhớ nhung. Tại sao giữa ngàn sắc của ngàn hoa tôi chỉ yêu có màu vàng. Màu dã quỳ vàng như nắng mật lang thang thường rực lên trong những tháng cuối năm. Dã quỳ là hoa nắng của xứ mùa đông, hay là ngọn lửa của tâm hồn sâu kín nào đó giả vờ lạnh giá chỉ ửng hồng lên ở đôi má cao nguyên ?
    Đà Lạt đẹp lắm, nên nhiều người yêu. Tôi nhắc "búp bê núi" giữ giùm tôi. Mốt kia tôi về, Đà Lạt đừng thay đổi. Tôi sợ, vì từng nhìn thấy Đà Lạt đổi thay. Như Đồi Cù nên thơ kia nơi tôi gửi mộng ngày đầu tiên lên đồi cổ tích, trăm muôn chuyện tình đã đi qua nơi đây. Rồi một ngày kia nó bỗng ô trọc những muộn phiền. Hay là vì màu vàng rực ấy, như nhiều người nói, là màu của phản bội, chẳng thủy chung ? Nhưng màu vàng ấy tôi thấy rất nhớ nhung, nhớ nhung như nắng vàng của Huy Cận (*), nhất là khi lam tím hoàng hôn cúi xuống hôn phớt vàng hoa dã quỳ, sương mù đuổi ngày đi để ôm lấy mộng mơ.
    Những mảng màu nhớ nhung li ti những sắc màu mà vàng hoa dã quỳ như tấm voan kỷ niệm phủ trùm lên. Sắc vàng cứ rực rỡ không thôi. Tôi nhắc "búp bê núi" giữ giùm Đà Lạt. Cô bé hẹn hò "ngày về, rồi sẽ biết ai đổi thay". Tôi còn về thì làm sao thay đổi, nhất là khi tôi nhận ra rất sâu trong lòng mình có một chỗ để mộng mơ và kỷ niệm nương tựa như Đà Lạt, phải không "búp bê núi" ?
    (*) "Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung
     
  9. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0
    Forget-me-not ( Lưu Ly)

    [​IMG]
    Hoa Lưu Ly thường được gắn với những hoài niệm yêu thương và tình yêu chân thành.

    Hoa Lưu Ly có tên khoa học là Myosotis Scorpioides từ ý tưởng cánh hoa có hình tai chuột (Myosotic tiếng Latin là "tai chuột") và vì chúng thuộc họ cỏ Bò Cạp (Scorpion Grass) do các cụm hoa đều uốn cong lên giống như đuôi bò cạp. Đây là loài hoa bé nhỏ nhưng đầy sức sống và có hương thơm mát, phân bố tự nhiên ở vùng ôn đới. Forget-me-not có hoa màu xanh, trắng, tím, hoặc vàng, nhưng phổ biến là màu xanh hay tím violet đặc trưng (ở Đà Lạt). Forget-me-not thường được cắm chung hoặc làm nền cho các loại hoa khác, đem lại cảm giác trữ tình và êm dịu.
    Hoa Lưu Ly thường được gắn với những hoài niệm yêu thương và tình yêu chân thành. Một truyền thuyết của người Đức đã giải thích nguồn gốc tên của loài hoa màu xanh tím nhỏ bé xinh đẹp này, cũng như ý nghĩa của nó trong ngôn ngữ các loài hoa :
    Ngày nọ, có một hiệp sĩ trẻ và người yêu đang đi dạo dọc theo bờ sông Danube . Cô gái trông thấy mấy cánh hoa đẹp mọc ở ven bờ, nơi sát mí nước, rất thích, cô bảo người yêu hái chúng cho mình. Nhưng than ôi, trong lúc cố vươn tay với lấy các cành hoa, chàng hiệp sĩ trượt ngã xuống dòng sông đang chảy xiết. Bị vướng víu áo giáp nặng nề, chàng đã không thể vượt qua được bờ sông trơn trượt dù đã cố gắng hết sức. Cảm thấy mình đang nhanh chóng chìm xuống, anh ném hoa lên bờ cho người yêu và bằng tất cả hơi thở tàn của mình trước khi chìm mãi, anh gọi nàng một lời như trăn trối : "Đừng quên nhau nhé !" rồi mất hút trong dòng nước xiết... Người yêu đau khổ đã không bao giờ quên anh, cô cài những cánh hoa ấy trên tóc cho đến khi chết.

    Như đôi mắt sáng và xanh
    Của dòng sông nhỏ nhìn anh dịu dàng
    Hoa là ngọc quý trao nàng
    "Đừng quên nhau nhé ! lời chàng thiết tha
    Samuel Coleridge.

    [​IMG]


    Một truyền thuyết khác kể rằng, có một người du hành nọ đang lang thang trong thung lũng hoang vắng thì nhìn thấy một bông hoa lạ mà anh chưa từng gặp bao giờ ngay dưới chân mình. Anh hái bông hoa, ngay lập tức, cạnh dốc núi hé mở ra. Anh bước vào trong và thấy trước mắt mình không biết cơ man nào là vàng và ngọc ngà châu báu. Anh sung sướng và bắt đầu thu nhặt chúng, nhưng lại vô tình đánh rơi bông hoa bé nhỏ. Bông hoa thầm thì một cách yếu ớt : "Xin đừng quên tôi ! Xin đừng quên tôi !" Tuy nhiên, người lữ hành mải lo say sưa với những vật báu trước mặt mà làm ngơ trước lời khẩn cầu đó. Rồi, khe núi bắt đầu khép dần lại, anh ta chỉ còn một chút thời gian ngắn ngủi để chạy thoát. Nhưng, Alas ! Bông hoa nhỏ từng giúp anh mở cái hang châu báu này đã biến mất mãi mãi.
    Còn theo một truyền thuyết Công giáo, ngày nọ, đức Chúa Trời đi ngang qua vườn địa đàng sau khi sáng tạo ra thế giới muôn loài. Người bỗng chú ý đến một bông hoa nhỏ và hỏi nó tên gì. Bông hoa ngượng ngùng thì thầm : "Hic, con sợ rằng con đã quên mất rồi ạ, thưa Chúa" (I am afraid I have forgotten, Lord). Đức Chúa ôn tồn trả lời : "Forget Me Not. Uh, ta sẽ không bao giờ quên con".


    [​IMG]
     
  10. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0
    Hoa Hồng Môn

    [​IMG]
    Anh nói với mẹ thêu cho em ngọn lửa hồng trên áo. Nhắc mẹ thêu nho nhỏ nghe anh, vì em không muốn bạn bè tưởng rằng mình chưng diện.

    [FONT=times new roman,times,serif]Anh nói với mẹ thêu cho em ngọn lửa hồng trên áo. Nhắc mẹ thêu nho nhỏ nghe anh, vì em không muốn bạn bè tưởng rằng mình chưng diện. Cuộc đời đâu phải là sân khấu để cho con người lừa nhau bằng những lớp áo hóa trang. Em chỉ muốn tự nhắc nhủ mình cần phải giữ mãi ngọn lửa trong tim.[/FONT]

    [FONT=times new roman,times,serif]Ngọn lửa hồng ấy sẽ là dấu hiệu để bạn bè nhận ra nhau như bảng tên trường gắn trên ngực áo. Em mơ một ngày nào đó, nhiều người sẽ in hay vẽ những ngọn lửa hồng nho nhỏ trên khăn áo, túi sách, trên bảng hiệu, cửa nhà, vườn cây, hàng hóa.[/FONT]

    [FONT=times new roman,times,serif]Chẳng ai nói với ai, nhưng thấy hình ngọn lửa ở đâu là hiểu ngay ở đấy có một người trung thực. Mình có thể tin tưởng như một người bạn tốt vì người ấy đang giữ trong lòng ngọn lửa yêu thương.[/FONT]

    [FONT=times new roman,times,serif]Khi ấy mẹ sẽ chẳng còn phải thức khuya để thêu áo cho em.[/FONT]
     
  11. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chuyện hoa!!!

    Hoa Linh Lan - Hoa Lan Chuông

    [​IMG]
    Hoa mang vẻ đẹp lắng sâu Thẹn thùng trong chiếc áo màu trắng trong Lánh xa sắc nắng trời hồng Lại yêu đất đến kiệt lòng dâng hương.
    (William Wordsworth)

    Hoa Linh Lan (hoa lan chuông) thuộc loài lưu niên thân thảo thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm những cây sồi hay ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang những chiếc lá thuôn dài cùng với một chùm hoa nở rộ. Những đóa hoa nhỏ trắng, xinh xắn dễ thương và đẹp ngọt ngào này mang ý nghĩa sự trở về của hạnh phúc (the return of happiness - hạnh phúc tìm lại). Có một huyền thoại kể về tình yêu của bông hoa Linh Lan dành cho chú chim Sơn Ca đã không trở lại khu rừng xưa cho đến khi hoa Linh Lan nở vào tháng 5.

    Hoa Linh Lan còn là biểu tượng cho sự phục sinh của Chúa. Lily of the valley còn có tên là Our Lady''s Tears vì theo truyền thuyết, chúng mọc lên từ những giọt nước mắt của Đức Mẹ dưới chân Thánh Giá. Lily of the valley thường được các linh mục trồng để trang trí bệ thờ và còn được gọi là Ladder to Heaven (thang dẫn lên Thiên Đàng) bởi những bông hoa nhỏ bé hình chuông xinh xắn này mọc lên đều đặn từ cuống, giống như những bậc thang.

    Linh lan còn dùng làm thuốc. Xa xưa, người ta tin rằng hoa lan chuông có thể làm tăng trí nhớ, hoàn lại giọng nói; bôi dung dịch hoa trên trán và sau cổ giúp thông minh. Mặc dù mang nhiều năng lực huyền thoại vậy, tất cả các bộ phận của cây hoa đều độc.Lá của chúng có thể tạo ra thuốc nhuộm màu xanh cỏ với nước vôi.
     
  12. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0

    Cây Quỳnh cành Dao

    [​IMG]
    ...Hồi trưa ngủ mơ mơ màng màng, thấy nhớ nhà kinh khủng. Ở quê vào mùa hè thường có gió nồm vào buổi trưa, mát lắm. Chủ nhật nào nằm ngủ trưa anh cũng thấy nhớ nhà. Nó giống như ở nhà vậy mà. Tiếc là không được về quê nhiều.

    Cả ngày hôm nay anh thấy nhớ em kinh khủng. Nhưng mà không có vào mạng nên không biết làm sao. Ngồi nghe nhạc càng nhớ hơn. Nhất là nghe bài "Last summer day".

    Em biểu anh nói về cái chuyện cây quỳnh cành dao hả? Anh cũng biết, nhưng để viết một bài về nó thì những điều anh biết chưa đủ. Chỉ biết đại khái vậy mà. Hồi xưa anh có đọc sách "Mùa xuân và phong tục Việt Nam" và sách "Hỏi đáp về thực vật", nhưng quá lâu rồi, có khi vài chục năm rồi, và người ta cũng nói không nhiều. Có lẽ để tìm thêm tư liệu thì mới viết được. Nhưng anh chỉ nói đại khái những gì còn lại trong cái đầu lú lẫn này thôi. Có viết thì để từ từ vài hôm đã.

    Câu chuyện cũng na ná như những chuyện thần tiên bị đọa đó mà.

    Hồi xưa trên trời có một đôi tiên yêu nhau. Nhưng phép trời thì không cho yêu nhau nên họ trốn xuống trần gian. Ngọc Hoàng sai người đi tìm và bắt được họ. Để trừng phạt họ, Ngọc Hoàng bắt họ biến thành 2 loại cây. Cô tiên nữ tên Quỳnh nên cây đó đặt tên là cây Quỳnh. Còn anh chàng tiên kia tên Giao.

    Người trần gian thấy thương cho tình yêu của họ nên khi trồng cây quỳnh thường đặt cạnh cây cành giao. Ý nói dù trong hoàn cảnh nào cũng không chia cắt được họ. Nếu trồng cây quỳnh mà không có cây cành giao thì coi như... thiếu!


    Hồi xưa đến giờ, chuyện cha mẹ ép duyên con cái đã làm cho quá nhiều người mang những nỗi đau suốt đời. Và những câu chuyện như thế này là những ước mơ rất chính đáng của con người. Không phản kháng lại cái ý tưởng "cha mẹ đặt đâu..." nổi, họ bèn đặt ra những câu chuyện như vậy... Rõ ràng dù ông bà mình có quan niệm phong kiến cực đoan thế nào đi nữa, thì những khao khát chính đáng cũng luôn tồn tại trong họ. Vì vậy mới có những chuyện như cây quỳnh cây giao.


    Rồi sau đó những cụm từ như "thanh mai trúc mã", "tiên đồng ngọc nữ", cây quỳnh cành giao" thường để chỉ những mối tình đẹp. "Một vùng như thể cây quỳnh cành giao" - Kiều.

    Cả hai cây này đều thuộc họ xương rồng. Cây quỳnh thì thân cũng là lá, nên không có cành. Cây giao không có lá, chỉ có cành (thực ra lá của nó giống như cành vậy), nên nếu trồng xen với nhau tạo nên một sự bổ sung hoàn hảo, đủ cành đủ lá...

    Ông bà mình cũng ghê đó chứ, em há!
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng tư 2008
  13. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0
    Hoa súng

    [​IMG]
    Tình yêu mà không có lí tưởng chỉ là sự kết hợp tầm thường.

    Loài hoa nào cũng dạy ta về tình yêu khiêm tốn. Dù hình dáng thanh tao, sắc màu tươi tắn đến đâu đi nữa, nhưng bao giờ hoa cũng gắn bó với lá, với cành, bao giờ cũng hòa mình vào cuộc sống chung. Có như thế hoa mới nhận được dòng nhựa sống chảy đều trong cơ thể.

    Vì thế, dù con thuyền có nhỏ bé mong manh, em cũng đừng bỏ rơi người bạn tình chung thủy đang cùng em đồng hành, em nhé. Trên mặt biển đời chắc chắn em sẽ gặp những tàu buôn vĩ đại, những tàu chiến oai hùng. Anh đọc thấy trong mắt em niềm mơ ước giàu sang, hạnh phúc, an vui. Nhưng tình yêu luôn đòi chung thủy dù anh chẳng giàu có bằng người để tặng cho em chiếc nhẫn kim cương quý giá hay lọ nước hoa mắc tiền, cũng chẳng thông giỏi như người để đem cho em bằng bác sĩ, kĩ sư.

    Em sẽ chỉ gặp thấy trên chiếc thương thuyền đó những khai thác mua chuộc và nhận được những ve vuốt lạnh lùng của bàn tay bằng đồng, những nụ hôn cưỡng đoạt của đôi môi bằng bạc.

    Em sẽ chỉ gặp thấy trên chiến hạn kia toàn sắt thép bao quanh với đạn bom chờ nổ và hưởng niềm an bình giả tạo giữa lòng một ngục tù tàn bạo thôi em.

    Hình như tình yêu chân thật thường kín đáo khiêm nhu. Càng khiêm tốn phục vụ, em càng giữ được tình yêu tươi đẹp. Càng xuống thấp, cây cỏ trong thung lũng tình yêu càng xanh tốt nhờ bóng mát nước nguồn.
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng tư 2008
  14. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0
    Hoa Tử Đinh Hương

    [​IMG]
    Những xúc cảm đầu tiên trong tình yêu và Sự hồn nhiên của tuổi trẻ.

    Nghĩ về em, Tử Đinh Hương
    Lung linh hoa tím trong vườn
    Xua tay mở toang cửa sổ
    Phòng tôi òa bát ngát hương.

    (Anna S.Stephens)

    Tử đinh hương là loài cây mọc thành bụi có khả năng chịu được giá rét hoặc điều kiện khắc nghiệt, nở ra những chùm hoa nhỏ màu tím nhạt hay màu trắng, có mùi thơm dễ chịu. Loài hoa này thuộc nhóm Syringa, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ống. Tử đinh hương đến từ vùng đất Ba Tư, nơi nó được gọi là "lilag". Lilac được đem vào châu Âu từ thế kỉ 16 và ngay sau đó đem đến Bắc Mĩ bởi những người hành hương.

    Đối với nhiều người, Tử đinh hương là bông hoa của xui rủi và bệnh tật, có lẽ người ta liên tưởng tới màu tím u buồn của nó. Ngạn ngữ cổ có câu: "Cô gái nào cầm hoa Tử đinh hương sẽ không bao giờ được mang nhẫn cưới". Đã từng có tục lệ trao tặng một cành tử đinh hương cho người yêu như một cách nói tế nhị rằng mối quan hệ của hai người đã chấm dứt. Tục lệ này có lẽ xuất phát từ câu chuyện xa xưa về một nhà quý tộc người Anh, dụ dỗ một cô gái trẻ ngây thơ rồi sau đó ruồng bỏ nàng khiến nàng chết vì đau buồn. Những người bạn của nàng đã đặt một vòng hoa Tử đinh hương lên ngôi mộ, kì lạ thay chỉ trong một đêm vòng hoa đã hóa thành màu trắng và chẳng mấy chốc hoá thành một cây bụi lớn.

    Nhiều người dân vùng thôn dã châu Âu thường kiêng kỵ đem hoa Tử đinh hương vào nhà, đặc biệt là đối với các hoa màu trắng vì họ cho là chúng liên hệ đến cái chết.

    Tuy nhiên, ngày nay, hoa Tử đinh hương màu tím có ý nghĩa "xúc cảm đầu tiên của tình yêu" vì không có gì vui sướng hơn khi xuân về cùng với những bông hoa tử đinh hương xuất hiện. Những bó hoa thơm nở rộ, tử đinh hương tím khó lòng thoát khỏi sự chiêm ngưỡng ca tụng của các nhà thơ và những kẻ yêu nhau. Đối với họ, tử đinh hương tím là biểu hiện của những cảm xúc thú vị, choáng ngợp khi mối tình đầu bộc lộ một cách e lệ và thơ mộng.

    Vì tử đinh hương trắng có hương thơm dịu ngọt và sâu lắng đến độ tinh khiết nhưng lại rất mau úa tàn nên nó trở thành biểu tượng của tuổi thanh xuân, lứa tuổi mà khoảng thời gian tươi đẹp và thú vị đó không có tiền bạc nào mua được cũng như không có quyền lực nào chi phối, thay đổi được.

    Có phải là em, Tình Yêu tôi ơi!
    Tử Đinh Hương của xuân về hoa tím
    Như chú chim đôi nép mình im tiếng
    Đợi chờ em với đôi cánh rã rời
    Sẽ rất buồn nếu hoa tím tả tơi
    Giữa hoang dại mùa thu, đông bão táp
    Tôi sẽ hát cánh nhịp theo bài hát
    Khi em nở tuyệt vời trong tháng năm.

     
  15. Sunie

    Sunie New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    36
    Điểm thành tích:
    0
    Nhón chân bước trên hoa tulip

    [​IMG]
    Đã bao giờ bạn bị hội chứng hoa Tulip chưa? Có lẽ chưa.

    Hội chứng Tulip không phải là một căn bệnh nhưng đó là một nỗi đam mê đã tràn ngập nước Hà Lan trong những năm 1630. Người ta tranh nhau mua hoa như điên, đầu tư vào Tulip như một loại chứng khoán. Đến điểm đỉnh, hoa Tulip cao giá đến nỗi chỉ một của hoa thôi giá cũng đã bốn ngàn đôla. Và khi cơn đam mê qua đi, những kẻ tích trữ ở thị trường hoa đều phá sản.

    Ta có thể đoán được vì sao người Hà Lan điên cuồng đến thế, bởi Tulip là bông hoa biểu tượng của dân tộc và cũng là nhãn hiệu quốc gia hệt như guốc gỗ và cối xay gió vậy. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trước năm 1500, khắp nước Hà Lan chẳng hề có lấy một búp Tulip nào.
    Loài hoa xinh đẹp này có nguồn gốc từ phía Tây Địa Trung Hải và vùng trung tâm Á châu. Năm 1550, viên đại sứ toàn quyền người Áo đến Thổ Nhĩ Kỳ đem một vài củ Tulip về Vienne và loài hoa này nhanh chóng trở nên phổ biến ở một số nước châu Âu. Chuyến tàu chở hoa Tulip cập bến Hà Lan đầu tiên năm 1562.

    Tên "Tulip" không dính dáng gì đến chữ "Two lips" đâu. Những nhà làm vườn châu Âu cho rằng bông hoa trông giống chiếc mũ đội đầu của người Thổ. Họ gọi nó là "tulipan" lấy từ tiếng Thổ "tulbend" có nghĩa là "mũ". Người Pháp gọi là "tulipe" và người Anh "tulip".
    Ngày nay, hoa tulip có vô số loại với những tên rất êm tai như "Mặt trời mọc", "Hoàng tử Áo", "Diều hâu trắng". Mọi người trên thế giới đều thích trồng, ngắm nghía và hít ngửi hương thơm của hoa. Nhưng trái với bài ca của Tiny Tim, ta chưa thấy ai có thể nhón chân đi lên chúng được!

    Lewis K. Parker.
     

Chia sẻ trang này