1. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    CÂU CHUYỆN NGHĨA TRANG

    Khi con người còn hoạt động trên Dương Trần thì ngôi nhà là nơi sinh sống, che mưa che nắng và an vui cùng với gia đình. Ngôi nhà hạnh phúc ấy là nơi ta nhớ mãi những kỷ niệm vui buồn, từ tuổi nhỏ cho đến bây giờ, dù có đi xa vẫn mong ngày trở về:

    Ta về ta tắm ao ta,
    Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

    Khi không còn sống trên Dương Trần nữa, thì có hai nơi dành cho thân xác:
    Nếu địa táng (chôn cất): thể xác về nghĩa trang.
    Nếu hỏa táng (thiêu đốt): hài cốt nương tựa chùa chiền, nhà thờ.

    Ai trong chúng ta cũng có chung cảm giác sợ giống nhau mỗi khi đi ngang nghĩa địa, và giai thoại có ma ngoài nghĩa trang hầu như là ý kiến chung của tất cả trẻ con. Đến bây giờ, ngay cả người lớn chúng ta bắt đầu biết rằng các Linh Hồn luôn liên hệ mật thiết với hài cốt của mình. Do đó chúng ta hiểu rằng nghĩa trang sẽ là nơi có mặt của các Linh Hồn. Những câu chuyện về các nghĩa trang sắp kể sau đây sẽ là những bằng chứng cho chúng ta hiểu thêm về các Linh Hồn:

    NGHĨA TRANG TRƯỜNG SƠN

    Nghĩa trang Trường Sơn được xây dựng trên những ngọn đồi thoai thoải, xanh um cây cối tại Bến Tắt, xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Được xây từ 10-1975, đến 4-1977, nghĩa trang có diện tích 140.000m². Đó là nơi yên nghỉ của 10.263 liệt sĩ của 64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Hàng ngày được Ban Quản lý gồm hơn 20 người trông coi, chăm sóc chu đáo.

    Chuyện kể rằng, thời gian xây dựng nghĩa trang, vì ở đây không có sông suối, cũng chẳng có giếng nước, nên anh em xây dựng đã xuống khu đất trũng có một vũng nước chỉ rộng khoảng 3m² để dọn vệ sinh và đào giếng. Khi đào sâu hơn một mét thì gặp ngay mạch nước ngầm phun lên rất mạnh, tạo thành hồ nước lớn, vừa có nước xây dựng công trình, vừa để mọi người dùng trong sinh hoạt. Dù những năm hạn hán sau đó, các vùng chung quanh cạn khô nước, nhưng cái hồ ở nghĩa trang vẫn quanh năm có nước sạch đủ phục vụ cho việc sinh hoạt của những người canh giữ nghĩa trang, chăm sóc hương khói cho các linh hồn liệt sĩ nơi đây…

    Sau khi xây xong công trình tượng đài chính của nghĩa trang, có một cây bồ đề không ai trồng, nhưng đã mọc sát phía sau tượng đài, không ai biết để tưới nước. Đến bây giờ cây bồ đề đó đã to cao, sum sê cành lá như dang tay che nắng, che mưa cho những bức tượng chiến sĩ bằng xi măng bên dưới...

    Có một đoàn đại biểu đến từ huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa vào thăm nghĩa trang. Khi đoàn ra về thì gặp sự cố, xe không nổ máy. Tài xế sửa chữa có một bộ phận không thể nào tháo ra được mặc dù có đầy đủ phụ tùng. Trời đã sẩm tối, lo sợ không kịp trở về kịp, nên đoàn đã điện thoại về thị xã Đông Hà gần đấy, thuê một chuyến xe khác lên thay. Khi đến nơi, chiếc xe thứ hai cũng hỏng máy giống như vậy. Sau khi tìm hiểu, biết được trong đoàn đại biểu có một vài người phát biểu đùa cợt, nói năng sơ suất, người quản lý nghĩa trang khuyên đoàn khách thắp nhang khấn vái, xin lỗi những vong linh liệt sĩ. Sau khi thắp nhang tạ lỗi, tài xế ra xe sửa chữa tiếp tục thì chỉ 15 phút sau là xe nổ máy. Chiếc xe đến cứu hộ, tài xế khởi động máy cũng nổ giòn giã, làm cho cả đoàn kinh ngạc. không dám nói nửa lời, mau lên xe trở về.

    Ngày 26 tháng 12 năm 2003 là ngày Ban Quản lý nghĩa trang sắp xếp kế hoạch cúng Tất Niên cho vong linh anh hùng liệt sĩ. Nhưng ngày đó có rất nhiều đoàn khách của các tỉnh, thành phố đến thăm viếng nghĩa trang, quá bận rộn nên không đủ thời gian tổ chức cúng tất niên được. Đêm hôm đó, những người quản lý nghĩa trang ngủ mơ thấy anh chị em liệt sĩ đi thành một đoàn, vào hỏi lý do tại sao không cúng Tất Niên cho anh em? Người quản lý đã thành thật trả lời do suốt ngày bận rộn tiếp nhiều đoàn khách nên chưa cúng được, hứa rằng ngày mai nhất định sẽ cúng. Lúc đó anh chị em liệt sĩ mới “vui vẻ ra về”…

    Ông Hồ Tất Ái, Trưởng Ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn nói rằng anh em quản lý nghĩa trang ở đây còn gặp nhiều câu chuyện nhỏ khác nữa rất lạ kỳ không sao giải thích nổi.

    NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA

    Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa có diện tích 58 hecta, là nơi chôn cất khoảng 16 nghìn phần mộ của các sĩ quan, chiến sĩ các quân binh chủng Quân Đội của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975. Hiện nay nghĩa trang tọa lạc tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

    Theo lời cựu Đại tá Nguyễn Hữu Đạm, nguyên Chỉ huy trưởng Trường Quân Nhu, hiện cư ngụ tại Houston, Texas cho biết: Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được xây dựng từ năm 1965. Theo quy hoạch, toàn khu nghĩa trang hình con ong vĩ đại quay đầu ra xa lộ. Trong thần thoại, Con Ong là hiện thân của Linh Hồn. Giữa lưng con ong là Nghĩa Dũng Đài cao 43 thước. Đầu ong là đền thờ chiến sĩ, Đền Tử Sĩ. Phía dưới chân đền là Cổng Tam Quan nối thẳng một đường dài ra xa lộ. Con đường này làm thành cây kim nhọn của con ong và đầu kim là bức tượng Thương Tiếc ngay cạnh xa lộ. Từ chân Nghĩa Dũng Đài trên lưng ong chia thành hình nan quạt ra bốn hướng và làm thành lưới nhện là các khu mộ. Các ngôi mộ giống nhau chia thành từng khu. Khu quốc gia dành cho các nhà lãnh đạo chính quyền, khu tướng lãnh, đến khu cấp tá, cấp úy và khu vực binh sĩ.

    Trước năm 1975 cơ bản hoàn thành các khu mộ, làm đường nội bộ, xây dựng Tượng đài Thương Tiếc, Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ. Nghĩa Dũng Đài gồm ngọn tháp cao và Vành Khăn Tang vĩ đại bao quanh gần đến giai đoạn hoàn thành.

    Sau năm 1975, khu vực nghĩa trang thuộc tổng thể khu vực quân sự do Quân Khu 7 quản lý. Từ năm 1980 mới có các thân nhân tử sĩ đến viếng mộ. Những năm 90, nghĩa trang mở rộng cửa cho mọi người thăm viếng mộ phần. Đã có nhiều gia đình sửa sang phần mộ hoặc bốc mộ về quê hương chăm sóc.

    Tác giả của tượng đài Thương Tiếc là nhà điêu khắc, nguyên Trung úy Nguyễn Thanh Thu, trong chuyến về Việt Nam 2006 có kể rằng ông vẽ 8 mẫu tượng đài, tất cả thể hiện tư thế đứng hiên ngang của người chiến sĩ, riêng mẫu số 8 được chọn xây dựng thể hiện một chiến sĩ ngồi cúi mặt thương tiếc đồng đội. Tháng 8/1966, ông Thu khởi sự đắp tượng Thương Tiếc với người mẫu thật là một người lính Dù, tượng cao 4 mét từ gót giày đến đỉnh nón sắt, nặng 4 tấn, sơn đen. Ba năm sau, chính quyền giao cho ông Thu đúc lại pho tượng bằng 14 tấn đồng lấy từ vỏ đạn. Điều chẳng may sau đó anh lính Dù đã hy sinh, được đưa vào chôn cất tại nghĩa trang này. Rất nhiều câu chuyện linh thiêng về người lính này xuất hiện từ đó, được nhiều người kể lại, và một câu chuyện được kể bởi ca sĩ hải ngoại Diamond Bích Ngọc như sau đây.

    Tôi thường về Việt Nam để làm việc thiện nguyện, đến các trại dưỡng lão, trại phong, trại cô nhi để cho quà, giúp tài chánh… trong phạm vi khả năng của tôi. Năm 2004, dường như có một động lực nào đó kỳ lạ, thúc giục tôi phải tới thăm Nghĩa Trang. Tôi là người Công Giáo, trong giáo luật dạy nên cầu nguyện cho kẻ sống và người chết. Tôi thuê một chiếc xe để tiện di chuyển, các tài xế hiện nay đều rất trẻ, do đó, các em đều không biết đường tới Nghĩa Trang. Cậu tài xế hẹn để về hỏi lại người chú cho biết đích xác. Hôm sau, cậu ta hớn hở cho biết đã tìm ra, thế là cả đoàn lên xe, trực chỉ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Khu vực xa lộ Biên Hòa bị ngăn giữa bởi một “con lươn” chắn ngang (divider), anh tài xế chẳng thấy có lối rẽ nào, xe cứ hun hút mà đi. Lúc đó gần 3 giờ chiều, trời mưa lâm râm. Tôi cứ thì thầm cầu nguyện các anh lính linh thiêng, xin chỉ đường cho chúng tôi tới nơi đi, chứ không ai trong xe biết đích xác ở đâu… Tự dưng lúc đó, ngay bên tay trái, có một ngã rẽ vào, đúng là đường vào Nghĩa Trang Quân Đội. Đó là dấu hiệu lạ đầu tiên tôi cảm nhận.

    Khi xe chúng tôi dừng tại một quán nhỏ ngay ngã ba để hỏi thăm, người chủ quán chỉ tay về bãi đất trống trước quán, cho biết trước đây có bức tượng “Thương Tiếc” đặt tại chỗ đó, chúng tôi nhìn theo hướng đó thấy cái cổng nằm xa tít phía trong dẫn vào khu mộ. Ngày nay nhà dân đã bao xung quanh, đang băn khoăn không biết lối nào đi vào được. Thì lúc đó, chuyện lạ xảy ra lần thứ hai… Có một người đàn ông da cháy nắng, rắn rỏi, ông ta mặc quần lính cũ, đầu đội mũ lính, áo thun 3 lỗ. Ổng đi xe đạp, từ xa chúng tôi thấy ông ấy ngoắc ngoắc xe chỉ hướng đi cho chúng tôi… Cậu tài xế đi theo người đàn ông đó, khi đi xuyên qua một bờ tường đổ bể nham nhở, chúng tôi nhìn thấy một khu đất rộng mênh mông, với hàng ngàn ngôi mộ của nghĩa trang quân đội. Cảnh quan thì mênh mông, nhưng rất um tùm cây, do đó chúng tôi phải xuống xe đi bộ. Khi đi tôi có đọc lướt qua những tên người chết, và nhận ra nhiều người chết quá trẻ, phần lớn là 19, 20 tuổi mà thôi. Người đàn ông vẫn tiếp tục đạp xe đi trước cách chúng tôi một khoảng cách xa xa, ông ta chỉ tay vào ngôi mộ. Chúng tôi không ai bảo ai, dừng lại tại ngôi mộ người đàn ông ra dấu. Lúc đó tôi nghĩ dừng lại ở một ngôi mộ nào cũng được, vì ngôi mộ nào cũng giống nhau, đọc kinh tượng trưng chung cho các chiến sĩ hy sinh. Ai nấy cũng mệt, nên không còn để tâm để trí gì đến người đàn ông tốt bụng kia. Thế là ổng đi mất tiêu, không thấy đâu nữa. Tự nhiên, lúc thắp cây nhang, trong lòng tôi dâng lên một niềm thương cảm khiến tôi không sao ngăn được dòng lệ rơi. Khóc ơi là khóc, không ngăn lại được, vừa khóc, vừa thắp nhang, đọc kinh cho người nằm dưới mộ, khi tỉnh mắt nhìn vào bia mộ, ôi chúa mẹ ơi ! Ngôi mộ tôi thắp nhang cầu nguyện theo hình tôi nhìn chính là nhân vật trong bức tượng “Thương Tiếc” mà thiên hạ vẫn đồn đại là linh thiêng ! Tôi biết nhiều về người lính của bức tượng linh thiêng này từ nhà văn Lệ Hằng, hiện ở Úc. Chị đã kể cho tôi nghe nhiều về người lính này. Lúc đó, nhớ lại những chuyện chị kể, tôi nổi hết gai ốc. Chợt nghĩ tới người đàn ông mặc đồ lính, nón lính nọ, tôi mới hết cả hồn. Khi đi ra tới đầu đường, ngừng lại ở quán nước, tôi kể cho ông bà chủ quán nghe, được họ xác nhận các câu chuyện, đồng thời kể thêm cho tôi những câu chuyện khác mà trong suốt thời gian họ bán quán, anh lính cứ lảng vảng ở khu vực nghĩa trang để làm một vài việc gì đó, giúp mọi người đến tìm được mộ thân nhân, cứu nhiều đứa trẻ thoát chết trong gang tấc khi băng qua xa lộ, thỉnh thoảng ông lính ghé nhà dân xin nước uống. Càng nghe những câu chuyện như vậy, tôi càng nổi gai ốc. Người dân ở đây gọi là “ông Đồng Đen”, vì bức tượng được đúc bằng đồng đen.

    Tham khảo:
    http://music.vietfun.com/trview.php?cat=18&ID=1036

    ( Thegioibuangai.com)- Lovetamlinh-
     
  2. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chuyện kể về các nghĩa trang

    CÂU CHUYỆN NGHĨA TRANG
    qua lời kể của Phan Thị Bích Hằng

    1. Trích băng ghi âm Hội nghị UIA 2006 – Vấn Đáp

    Khi đến nghĩa trang liệt sĩ thì nghe được muôn vàn tiếng nói, nhiều kinh khủng, anh thì nói, anh thì hát, anh thì gõ bát, gõ đũa. Nhiều khi đi tìm mộ liệt sĩ cháu nghĩ phải chi mình là đàn ông thì phải, bởi vì mình là phụ nữ nên các anh cũng hay trêu chọc, ở cõi âm người ta cũng có cuộc sống tinh thần chứ, người ta cũng chơi đùa.

    Linh hồn có thể giao tiếp được. Thông tin đó là suy nghĩ, suy nghĩ của linh hồn bật ra và nhà ngoại cảm có thể bắt được, phân biệt được giọng Bắc, Trung, Nam, thậm chí những người nói nhíu, nói ngọng, ngắn lưỡi nghe đựơc hết. Nghe theo kiểu gì, người ta có mấp máy miệng không? Có, người ta có mấp máy miệng. Âm thanh phát ra có phải âm thanh bình thường như mình nói không? Thật ra cháu nghe không đựơc rành rọt như chúng ta nói với nhau đâu, mà nghe nó chỉ lờ mờ thôi, nghe trong một cái mớ hỗn tạp âm thanh, như tiếng gió, như tiếng côn trùng, rồi là thậm chí nhiễu, nhưng mà vẫn nghe thấy, vẫn lọc ra được ra điều gì mình cần và mình muốn. Còn nhìn thì cũng chẳng thấy rõ như mình nhìn thấy nhau như thế này đâu, nhìn thấy mờ mờ thôi, hư hư ảo ảo. Có lúc vừa nhìn thấy thì người ta lại tan đi mất. Nhiều người cứ thắc mắc là mỗi lần cháu nghe, cháu xem hay cháu nói chuyện, cứ lấy tay hay lấy giấy cháu đỡ, cháu đón lại. Bởi vì lúc đó hình ảnh cứ tan ra, buộc phải đón lại, nếu không thì hình ảnh tan mất đi.

    2. Trích băng ghi âm tại Chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn – Ngày 25/03/2007

    Tôi nghĩ ở trên bàn thờ mình còn nhìn thấy bà nội vậy thì thử ra mộ xem sao, chắc là ra mộ thì sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn. Thực ra việc ra mộ là tôi chọn hơi sai lầm và tôi đã phải ngất xỉu ngay tại chỗ khi những hình ảnh đầu tiên đập vào mắt mình. Đáng lẽ ra một nơi chỉ có một mình bà nội nằm thôi hoặc nơi rất ít mộ thì tôi giữ đựơc bình tĩnh hơn, đàng này tôi đi thẳng lên nghĩa địa của làng, cách nhà hơn một cây số, ở nơi đó một bên là chôn những mộ đã cải táng và một bên là chôn những mộ mới. Khi tôi bước vào con đường giữa ở hai khu ấy thì bắt đầu nhìn thấy những hình ảnh hiện lên. Một bên thì thấy toàn những bộ xương thôi, còn một bên thì thấy nào những vải trắng vải đen nó cứ bùng nhùng ra. Nhìn thấy rất nhiều người, họ nằm, họ ngồi, họ đứng và lúc ấy sau khi thấy thì tôi hét lên và tôi ngất xỉu ngay trên con đường đi ra nghĩa địa.

    Sau đấy về nhà thì một tháng sau tôi không dám mon men ra nghĩa địa nữa, không dám nhìn, không dám ngó nghiêng gì cả. Khi tôi đã bình tĩnh trở lại và trấn an được tinh thần của mình thì tôi lại nghĩ sẽ quay trở ra ngôi mộ của bà nội và mộ của chú tôi, là người con mà ông bảo mất lúc 3 tuổi. Ông tôi bảo mộ của chú là một nấm đất thấp lè tè, chui vào trong một cái bờ tre, rất là khó phát hiện. Lần thứ hai tôi đi ra mộ bà nội, khi đó tôi đi rất bình thản, khi ra cách mộ 6-7 mét thì đã thấy bà rồi. Tôi thấy bà tôi bước ra, rất là tươi cười đón tôi, hôm đó chỉ có một mình bà chứ không thấy hai người con kia nữa. Bà tôi nói rằng: Hôm nay cháu đến thăm nhà bà à. Tôi cứ nhìn thấy miệng bà cười cười và tay bà chỉ thì tôi hình dung ra câu nói của bà như vậy. Khi ấy tôi trả lời lại rất là vô thức: Dạ, cháu đến thăm nhà bà đây, thế bác và chú đâu rồi. Tôi thấy bà cười, bà lắc đầu và chỉ hai tay ra hai nơi. Tôi hiểu rằng bà muốn bảo với tôi rằng bác ở chỗ này, chú ở chỗ kia. Tôi nói; Cháu đang đứng ở cạnh mộ bà, cháu nhìn thấy bà nói nhưng cháu không nghe thấy, ước gì cháu được nghe thấy nhỉ. Tôi cứ nói và cứ ước như thế, hai bà cháu chỉ gật gù và giao lưu với nhau bằng ánh mắt thôi. Sau đó tôi chạy về nhà gặp ông và báo cho ông biết rằng tôi nhìn thấy bà thật đấy.
    ( Lovetamlinh- Thegioibuangai.com)
     
  3. kemmayman

    kemmayman New Member

    Tham gia ngày:
    8 Tháng mười một 2006
    Bài viết:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chuyện kể về các nghĩa trang

    Trước đây 10 năm, khi công trình nhà máy nước Bình An đang được xây cất, tôi thường xuyên vào thăm DNĐ này. Mỗi lần ghé ngang bao nhiêu cảm xúc dâng trào cùng chút khói hương và kèm theo vài lon bia. Khi cảm xúc cân bằng với vị men, là đến lúc lên xe về nhà. Cách đó không xa lắm trên trục lộ về cầu SG, bên trái có một nghĩa trang chính thống khác to lắm, tôi cũng thường dừng lại, đứng trước cổng mật niệm và cúi đầu.

    Có lần đi chung với lũ KS trẻ, có đứa hỏi: Sao anh ko vào thắp nhang và rót bia giống như bên DNĐ? Tôi đáp, các em không thấy rằng bên đây lúc nào cũng nghi ngút khói nhan và hoa quả đó sao? Chẳng bù bên kia, họ nằm đó lạnh lẽo, họ đã bị gần 40 triệu đưa trẻ không biết tới chỉ vì mấy chục bộ óc đỉnh cao.

    Cũng nên nhắc lại là mỗi lần nhang khói bên DNĐ, nén hương nào được thắp lên đều đều rực sáng mặc dù trời không chút gió. Có lẽ các anh vẫn còn quanh quẩn đâu đó một cách phiền muộn chăng? Hay các anh chờ tới một ngày lũ trẻ tôi vừa nói (sẽ sớm bạc đầu thôi) công nhận các anh cùng vài nén hương chăng?

    "Rồi có một ngày..." Vâng tôi vẫn tin sẽ có một ngày nào đó, song, chắc rằng cái ngày đó sẽ không bao giờ giống như các anh đang trong chờ.

    A di đà phật
    KMM
     

Chia sẻ trang này