Dưỡng thai tháng thứ nhất

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi Bảo Trâm, 4 Tháng một 2009.

  1. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    (Eva.vn) Khi mang thai ở tháng đầu tiên, ở bất kỳ quá trình phát triển của thai nhi đều rất nhanh. Đầu tiên tinh trùng phá vỡ vỏ trứng để chui vào kết hợp với trứng để tạo thành một thể mới là trứng đã thụ tinh.


    Trứng thụ tinh trong 3h bắt đầu phân chia, đồng thời di chuyển khoảng 4 – 5 ngày thì chuẩn bị làm tổ, bắt đầu sinh trưởng và phát triển. Khi trứng vào trong tử cung được khoảng ngày thứ 7 – 8, lúc này mầm thai còn được gọi là phôi nang. Trong mầm phôi nhỏ bé ấy sau 2 tuần bắt đầu xuất hiện tim, sang tuần thứ ba thì tim thai bắt đầu đập. Sau tuần thứ ba, cột sống và hệ thống xương cốt cũng dần được hình thành, gan cũng bắt đầu được hình thành. Theo sự phát triển của thai nhi, mắt, tai, mũi, miệng và các chi lần lượt được xuất hiện, hệ tuần hoàn máu cũng được hình thành. Trong 2 tuần đầu này, cơ thể chưa có sự biến đổi nào. Nếu thấy chậm vòng kinh, số lần đi tiểu tăng, vú to lên và hơi đau, có thể bị sốt, toàn thân không có lực, thích ngủ gật… nên nghĩ đến khả năng mang thai. Nếu kết quả thử nghiệm là dương tính thì có thể xác định chính xác đã mang thai, trong thời kỳ này nên chú ý chế độ dưỡng thai hợp lý.


    1. Không được uống thuốc bừa bãi

    Sau khi mang thai, để tránh thai nhi dị hình dị tật nên thận trọng trong việc dùng thuốc. Không nên hơi một chút là uống thuốc. Nên tránh chụp X quang, thời gian dài làm trên máy tính hoặc xem tivi.

    2. Kiểm tra cơ thể

    Thông qua kiểm tra có thể chẩn đoán bị ung thư hay không hoặc thai nhi bị dị hình.

    3. Không nên tắm với nước có nhiệt độ quá cao

    Trong mấy tuần đầu hệ xương hình thành, hệ thần kinh rất dễ bị tổn thươg. Do đó khi tắm hoặc lau người đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển. Vì vậy khi dùng nước nóng nên giữ nhiệt độ từ 35 – 40 là đủ.

    4. Sinh hoạt có quy luật

    Phải sắp xếp được thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo giấc ngủ.

    5. Đề phòng sảy thai

    Thời kỳ này thai nhi mới hình thành, phôi thai vẫn chưa phát triển hoàn thiện, dễ nhận những kích thích bên ngoài, dẫn tới nhiễm virus, thức ăn không tốt… có thể dẫn đến sảy thai.

    6. Bổ sung lượng vitamin B11

    Dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ nên uống thêm thuốc có chứa vitamin B11, mỗi ngày bổ sung khoảng 0,4mg để tránh dị hình ở ống huyết quản, bệnh tim bẩm sinh, bệnh hàm ếch bẩm sinh… đều là bệnh do thiếu vitamin B11 gây nên, nhưng cũng không được uống quá nhiều.


    7. Chú ý dinh dưỡng

    Trong tháng đầu, phụ nữ thường có cảm giác mệt mỏi, do đó thời kỳ này phải chú ý bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều những loại thức ăn có chứa protein, sắt.


    8. Chú ý điều tiết tình cảm

    Những hoạt động vui, buồn, đau thương, lo lắng… không những ảnh hưởng chức năng của hệ thống hô hấp, tuần hoàn máu, tiêu hóa, hít thở… mà còn có ảnh hưởng đến thai nhi trong tử cung. Trong tháng đầu tiên này, do những biến đổi về cơ thể rất dễ thay đổi tình cảm, bất chợt vui, dễ nổi giận, dễ khóc… Phụ nữ mang thai nên tươi tỉnh, thoải mái, tránh thức giận… sẽ có lợi cho sự phát triển của thai nhi cần phải chú ý điều hòa tình cảm, đề phòng dễ xúc động, nên chú ý duy trì sự cân bằng về mặt tâm lý.
     

Chia sẻ trang này