Dấu hiệu có thai, nhận biết thai sớm

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi Bảo Trâm, 4 Tháng một 2009.

  1. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Trái với ý nghĩ của nhiều người, vẫn có thể ra máu kinh vào thời gian đầu của thai nghén. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai.
    Trễ kinh 1 tháng và thử que đã dương tính; ngoài ra còn kèm thèm chua, xót ruột thì đã có thể tin là có thai.
    Khoảng 2 tuần sau khi trứng đã làm tổ trong lớp nội mạc của tử cung thì cơ thể bắt đầu thay đổi - những thay đổi còn sớm hơn cả test thai nghén và thậm chí thầy thuốc có khám cũng chưa dám khẳng định. Một số thay đổi sớm do hoóc môn của thai và của chính cơ thể người mẹ gây ra.
    Trong 3 tháng đầu thai nghén còn có thể có nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác như:
    Ra kinh:
    Trái với ý nghĩ của nhiều người, vẫn có thể ra máu kinh vào thời gian đầu của thai nghén. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai.
    Ra máu ít không giống như cơ chế kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.
    Vú to ra và quầng vú sẫm màu:
    Đây thường được coi là gợi ý đầu tiên về sự có thai; vú nhạy cảm hơn, dễ đau khi đụng chạm, 2 tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn.
    Mỏi mệt:
    Hầu hết phụ nữ mới có thai đều mỏi mệt. Trong mấy tuần đầu, cơ thể tạo ra nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến cho thai. Vì thế tim phải làm việc nhiều hơn để thích ứng với sự tăng cung lượng máu. Cơ thể cũng thay đổi cách sử dụng nước, carbohydrate và mỡ. Phối hợp những biến đổi sâu sắc nói trên có thể góp phần gây ra cảm giác mệt.
    Nôn về sáng:
    Chỉ những trạng thái khó chịu như buồn nôn hay nôn xảy ra với nhiều phụ nữ trong 12-14 tuần đầu tiên. Bệnh có xu hướng nặng lên về buổi sáng, nhưng một số phụ nữ cảm thấy buồn nôn suốt ngày, nhất là khi chưa ăn gì, dạ dày còn rỗng.
    Ít khi gây sút cân nhiều hay mất nước và nguyên nhân nôn về sáng còn chưa rõ, có thể do những biến đổi về hoóc môn hay dạ dày-ruột; cũng có thể nặng lên do syytess cảm xúc và mỏi mệt đi kèm với thai nghén.
    Đi tiểu nhiều:
    Thể tích tử cung tăng lên cùng với tăng chức năng thận gây đi tiểu nhiều. Cũng có khi bị xón tiểu khi hắt hơi, ho hay cười to. Nguyên nhân là do tử cung to lên đè ép vào bàng quang.
    Tăng cân:
    Mặc dù có thể tăng cân 10-12 kg trong suốt kỳ thai nghén nhưng trong quý 1 cân nặng chỉ tăng khoảng 1 kg.
    Tử cung:
    Nếu có thai lần đầu thì thể tích tử cung to như quả lê nhỏ. Trong thời gian có thai, tử cung to lên để chứa nổi cả một thai phát triển đến đủ tháng.
    Cổ tử cung:
    Bắt đầu mềm, một dấu hiệu để chẩn đoán có thai.
    Sự an toàn của siêu âm đến thai đã được nghiên cứu nhiều, nhất là tin đồn siêu âm làm tổn thương đến thính giác của thai; thực ra chưa có bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào cho rằng sử dụng siêu âm có tác dụng có hại đến thai.
    Không giống như tia X, siêu âm không gây ra tia xạ có hại mà chỉ tạo ra sóng âm cao tần khi gặp các cấu trúc cơ thể thì phản hồi trên màn hình để tạo ra hình ảnh.
    Những sóng âm này có tần số mà tai người không nghe được nên không nguy hiểm cho thính giác của thai. Do đó có thể yên tâm đi gặp thầy thuốc để chẩn đoán siêu âm về thai nghén trước cả 5-6 tuần.
    Thầy thuốc thường sử dụng siêu âm chẩn đoán từ 18 đến 20 tuần của thai nghén để biết rõ hơn về sự tăng trưởng (lớn lên) của thai, ước lượng tuổi thai và sức khỏe toàn thể.
    (Theo BS. Đào Xuân Dũng, Tuổi Trẻ)
    (VNE)​
     
  2. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Dấu hiệu có thai, nhận biết thai sớm

    Mộng xệ, mũi nở hoặc đỏ, ngực to lên, tay chân phù, mặt sần sùi, nổi mụn đỏ trên lưng, bụng, mặt, hông nở, đi 2 chân 2 hàng, ngón tay ngón chân mập ú lên, nám trên mặt, cổ, nách thành các vành giống như người ở dơ lâu ngày ko tắm...
     
  3. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Dấu hiệu có thai, nhận biết thai sớm

    1. Bụng to ra
    2. Tử cung to ra
    3. Tử cung thay đổi hình dạng
    4. Một chu kỳ kinh nguyệt không bình thường
    5. Vân thai dọc chính giữa bụng dưới
    6. Thay đổi ham muốn tình dục
    7. Khó thở
    8. Cảm thấy có thai
    9. Thay đổi hẳn khẩu vị
    10. Da thay đổi
    11. Ngực to ra
    12. Sờ nắn thấy bào thai
    13. Mạch máu nổi lên tại cổ, mặt, ngực, cánh tay và chân như tơ nhện
    14. Nám da ở trên mũi, mặt, trán
    15. Móng tay dài hơn và mỏng hơn
    16. Lông dài hơn
    ( Vũ Thiên Hương- Tổng hợp từ www.pregnancy.about.com)
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng một 2009
  4. vuhanp

    vuhanp New Member

    Tham gia ngày:
    15 Tháng ba 2008
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Dấu hiệu có thai, nhận biết thai sớm

    Bà xã tôi nặng 38 ký ,vừa thôi cho con bú đi làm bình thường,sinh hoạt tình dục thỉnh thoảng,đến khi khám thai phát hiện 26 tuần ,không tăng cân,bụng không lớn,trước đó dùng que thử mỗi tháng đều không có dấu hiệu gì,không buồn nôn ( bình thường va cho tới bây giờ hay nôn khi ăn nhiều.)vậy mà hơn 4 tháng sau tăng cân trong những tháng cuối,sinh ra bé trai 3kg6.
     
  5. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Dấu hiệu có thai, nhận biết thai sớm

    Ặc ặc,
    Chuyện của bác thật không thía?
    Ai cũng như nhà bác thì ngành KD Quickstick phá sản.
    Thế làm sao chị ấy khám thai lại biết được là 26 tuần? Khám bằng phương thức nào hả anh?
     
  6. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Dấu hiệu có thai, nhận biết thai sớm

    Những thay đổi cơ thể khi mang thai
    Những dấu hiệu như thèm ăn, thân nhiệt tăng, tóc dày (hoặc mỏng) hơn… xuất hiện trong suốt thời gian bạn mang thai, sẽ tự nhiên biến mất sau khi bạn sinh em bé.
    Hay khóc hơn

    Nhiều phụ nữ trong thời gian đầu mang thai trở nên nhạy cảm hơn, họ khóc vì nhiều lý do không rõ ràng, kể cả lúc đang xem quảng cáo trên tivi hay ngồi đọc sách…
    Nguyên nhân: Thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai. Thêm vào đó là những căng thẳng, lo lắng, những triệu chứng khó chịu thường thấy khi bầu bí như đau lưng, ốm nghén, tiểu rắt, táo bón…
    Khắc phục: Sự xáo trộn hormone trong cơ thể bạn sẽ trở lại bình thường sau khi bạn sinh em bé. Bạn cũng nên tăng cường các hoạt động vui chơi, thư giãn, trò chuyện trong thời gian mang thai để phòng tránh stress và giữ tinh thần thoải mái.

    [​IMG]Ảnh minh họa GettyImages.


    Da vùng ngực sẫm màu

    Vùng da ngực, nhất là hai đầu vú trở nên sẫm, tối màu hơn. Tình trạng này bắt đầu xuất hiện ngay khi bạn mang thai.

    Nguyên nhân: Progesterone chi phối và kiểm soát toàn bộ cơ thể đã gây ra hiện tượng này.

    Khắc phục: Những vùng da ngực sẫm màu này sẽ biến mất sau khi bạn sinh một cách tự nhiên mà không cần bạn phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.

    Cảm giác thèm ăn
    Nhiều phụ nữ khi mới mang thai trở nên thích ăn hơn, nhất là với một số món đặc biệt nào đó. Một số bà bầu thèm ăn bánh kẹo ngọt, dưa, táo, trứng, thịt, sữa… trong khi một số ít khác có sở thích quái lạ hơn, họ thích cả những thứ không phải là thực phẩm như đất, gỗ…

    Nguyên nhân: Thay đổi hormone khi mang thai đồng thời đó cũng là cách cơ thể bạn đòi hỏi bổ sung thêm các loại dưỡng chất để nuôi em bé.
    Khắc phục: Chứng thèm ăn có thể chỉ xuất hiện vào giai đoạn đầu mang thai hoặc trong suốt hành trình thai nghén nhưng nó sẽ tự mất đi sau khi bạn sinh nở. Nên tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bà mẹ và em bé, bạn cũng nên đặc biệt chú ý tránh tình trạng tăng cân quá nhanh khi mang thai.
    Thân nhiệt tăng

    Đến quý thứ II của thai kỳ, đôi khi bạn cảm nhận thấy cơ thể đột nhiên nóng lên từng cơn, mồ hôi lấm tấm, da dẻ bỗng ửng đỏ dù bạn không làm gì cả.
    Nguyên nhân: Sự lưu thông các mạch máu trong cơ thể bạn tăng nhanh khiến má bạn ửng hồng. Khi ấy, tuyến mồ hôi cũng hoạt động mạnh mẽ hơn.

    Khắc phục: Đây là hiện tượng thay đổi thân nhiệt một cách bình thường. Vì vậy, làn da của bạn sẽ trở về tự nhiên sau đó ít phút.

    Những vệt da sậm màu phía bụng dưới

    Một số thai phụ xuất hiện những vệt da sậm màu ở phía bụng dưới trong khi một số khác thì không.

    Nguyên nhân: Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những vệt da sậm màu này là kết quả của sự thiếu hụt axit folic của phụ nữ suốt thời kỳ thai nghén.

    Khắc phục: Bạn nên chú ý chế độ ăn đầy đủ ngũ cốc, các loại rau sậm màu hoặc uống bổ sung axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những vệt da sậm màu này sẽ tự nhiên biến mất sau khi bạn sinh một vài tháng.

    Tóc dày hoặc mỏng hơn

    Tóc bạn có thể trở nên dày và bóng mượt hoặc mỏng và bị rụng nhiều hơn khi mang bầu.

    Nguyên nhân: Do thay đổi hormone HCG (chất nội tiết thai nghén) trong cơ thể.

    Khắc phục: Chú ý chăm sóc tóc, hạn chế việc nhuộm, ép, uốn tóc… vừa khiến tóc bạn xấu đi vừa không tốt cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Nếu tóc bạn rụng nhiều, bạn cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần chú ý vệ sinh, chăm sóc tóc thường xuyên là được.

    Trí nhớ suy giảm

    Bạn trở nên hay quên hơn, từ những cuộc hẹn quan trọng đến cả số điện thoại, chìa khóa nhà…

    Nguyên nhân: Lượng oestrgen và progesterone có liên quan đến chức năng ghi nhớ trong cơ thể bạn sụt giảm.
    Khắc phục: Viết ra giấy những công việc bạn phải hoàn thành trong một ngày và dựa vào đó để thực hiện, bạn sẽ tránh được tình trạng nhớ việc này, quên việc kia. Chứng suy giảm trí nhớ khi mang thai là hoàn toàn bình thường, bạn không nên quá lo lắng.
    Ngón chân sưng phù
    Những ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái sưng phù và to hơn ngày thường.

    Nguyên nhân: Tình trạng này do rất nhiều yếu tố gây ra. Đó có thể là chứng sưng phù bình thường ở thai phụ, có thể do bạn tăng cân quá nhanh khiến các ngón chân cũng trở nên “béo” hơn hoặc do các dây chằng (nối cơ và xương) bị dãn và khiến ngón chân bạn phình to hơn.
    Khắc phục: Không nên quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi bạn sinh em bé.
    Theo Mẹ và bé/Babyexp
    (giadinh.net.vn)
     

Chia sẻ trang này