Dụng thần Tứ trụ kết hợp phong thủy là để giúp con người thu nạp "Sinh khí" Thiên - Địa

Thảo luận trong 'CẢI MỆNH: THU NHẬN - ĐỒNG HÓA - TRUYỀN CHUYỂN - PHÓNG PHÁT SINH KHÍ PRANA' bắt đầu bởi tutru, 8 Tháng mười hai 2023.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    + Dụng thần Tứ trụ kết hợp phong thủy là để giúp con người thu nạp "Sinh khí" Thiên - Địa

    ( CHỦ ĐỀ GIÀNH CHO NHỮNG AI ĐAM MÊ DỊCH HỌC MUỐN HỌC LÊN MINH TRIẾT CAO HƠN )

    DƯỚI ĐÂY CHỈ LÀ CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ TRÍCH ĐOẠN

    Đề nghị đọc sách gốc để hiểu rõ hơn

    I- SINH KHÍ LÀ GÌ

    1- Các định nghĩa:


    + Từ lực hay là prana, sinh lực, sinh khí. (TVTTHL, 245)

    + Prana:
    X. Sinh khí, thần kinh lực

    + Sinh khí:
    Tương ứng với Fohat trong tiểu vũ trụ là các dòng sinh lực qua thể dĩ thái để giữ cho xác thân được sống động và có từ lực. Nguồn lưu chất prana này thì vô hạn, ít ai biết, và khi hiểu đúng người ta sẽ biết bí quyết của sức khỏe hoàn hảo (TTHM, 185)

    + Sinh khí không phải là hơi thở
    mặc dù thường được dịch như thế. Đó là toàn thể năng lượng vũ trụ. Đó là năng lượng hiện hữu trong mỗi thể, và biểu lộ rõ rệt nhất của nó là sự vận động của phổi. Vận động này được tạo ra bởi sinh khí được cuốn vào trong hơi thở và là những gì mà chúng ta tìm cách kiềm chế trong thuật chuyển khí (Pranayama). Chúng ta bắt đầu bằng cách kiểm soát hơi thở vì đó là cách dễ nhất để kiểm soát prana. (ASCLH, 218)

    +
    Là yếu tố chủ quan ẩn bên dưới luồng khí được hít vào và thở ra. (LVHLT, 206)

    +
    Nhiệt linh hoạt (active heat) là prana. (LVLCK, 45)

    +
    Lửa linh hoạt (active fire) là prana. (LVLCK, 47)

    + “Prana
    hay nguyên khí sinh động (vital principle) là liên hệ chuyên biệt của Atma với hình thức vật chất nào đó, mà nhờ mối liên hệ với Atma, nó được tổ chức và kiến tạo như là một phương tiện để có được kinh nghiệm. Mối liên hệ chuyên biệt này tạo thành sinh khí cá biệt trong cơ thể một người. Sinh khí vũ trụ thấm nhuần vạn vật không phải là prana theo nghĩa thô thiển mà là một tên gọi dành cho Brahman như là Đấng Sáng tạo prana cá biệt ... Mọi thực thể, dù là thiên thần, con người hay con vật, chỉ tồn tại bao lâu mà prana còn ở trong cơ thể. Đó là kỳ gian sự sống của vạn vật ... Prana hay sức sống là chức năng chung của thể trí và mọi giác quan” Trích Serpent Power, trang 94–95.(LVLCK, 77)

    + Prana:
    Mặt trời cũng truyền sinh khí (revitalises) có prana, và điều này nên được xem xét (Trong phục hồi, duy trì sức khỏe) (LVHLT, 342)

    + Phân biệt Bức xạ từ thể dĩ thái - Bức xạ của prana với từ điển:
    Prana là một sự phóng phát từ một thể tinh anh (VD: thể cảm dục) và từ điển (Giải thích lửa bức xạ). Sự phân biệt này rất quan trọng và phải được nhận ra một cách cẩn thận (LVLCK, 72)

    1. Lửa Nội Tại
    truyền sinh lực(Lửa do ma sát). Là hoả xà cá nhân, nó làm linh hoạt xác thân và biểu lộ theo 2 cách (LVLCK, 61):

    - Nhiệt tiềm ẩn (Tiềm nhiệt) nó là căn bản của sự sống của tế bào tựa hình cầu, hay nguyên tử, và điều chỉnh sự quay của tế bào này so với tất cả tế bào khác.

    - Hoạt nhiệt hay prana;
    Làm linh hoạt vạn vật và là lực phát động của hình hài đang tiến hoá. Nó tự biểu lộ trong 4 loại dĩ thái và trong trạng thái hơi. Sự tương ứng trên cõi hồng trần, với con người so với Akasha và biểu lộ ngũ phân của nó trên cõi của Thái dương hệ.

    + Prana:
    Nó tự biểu lộ trong 4 loại dĩ thái và trong trạng thái hơi. Có tương ứng trên cõi hồng trần liên quan tới con người so với Akasha và biểu lộ ngũ phân của nó trên cõi của Thái dương hệ (LVLCK, 61)

    2. Kế tiếp là Lửa hay Tia Lửa của Trí Tuệ (Lửa Thái dương trong con người). Lửa này tạo thành đơn vị suy tư hữu ngã thức hay là linh hồn. Lửa của trí tuệ này bị chế ngự bởi Định Luật Hút. Chính tia lửa trí tuệ này trong con người, biểu lộ như hoạt động xoắn ốc có chu kỳ, nó đưa đến sự bành trướng và rốt cuộc trở về trung tâm của hệ thống nó, tức Chân Thần - nguồn cội và mục tiêu cho Chân Thần nhập thế tức là con người. Vì trong đại vũ trụ, lửa này cũng biểu lộ theo 2 cách:

    1. Lửa linh hoạt
    hay prana. (Tiềm nhiệt hay thân nhiệt).

    2. Năng lượng trí tuệ trong thể trí. Hai điều này hợp thành một tứ nguyên huyền bí, với yếu tố thứ năm, tức là điểm linh quang của ý chí sáng suốt, tạo thành năm của biểu lộ Chân Thần - biểu lộ trong trường hợp này có nghĩa là một biểu lộ nội tâm thuần tuý vì không hẳn là tinh thần, cũng không hẳn là vật chất.

    3. Cuối cùng có Ngọn Lửa Chân Thần Thiêng Liêng. Ngọn Lửa này biểu hiện rung động cao nhất mà Chân Thần có thể có được, bị chế ngự bởi định luật Tổng hợp và là nguyên nhân của chuyển động luỹ tiến của Nguyên sinh khí đang tiến hoá.

    + Khi cả 3 toả chiếu như một lửa duy nhất, sự giải thoát khỏi vật chất hay khỏi hình hài vật chất được thành tựu, tạo thành một vận hà cho sự giải thoát(LVLCK, 64)

    2- Nguồn gốc Sinh khí vũ trụ và Hành tinh

    + 2. Manas là điện - Biểu lộ ở Thái dương hệ chúng ta.
    Điện:… “Chúng ta biết không hiện tượng nào trong thiên nhiên – hoàn toàn không liên hệ với từ lực hoặc là điện lực – vì, nơi nào có chuyển động, nhiệt, ma sát, ánh sáng, nơi đó có từ lực và Alter Ego của nó (theo thiển ý chúng tôi) – điện sẽ luôn luôn xuất hiện như là nguyên nhân hoặc là hậu quả - hay đúng hơn là cả hai, trừ phi, nếu chúng ta thăm dò sự biểu lộ đến nguồn cội của nó. Tất cả các hiện tượng về sự vận hành của địa cầu, địa từ và điện trong khí quyển, đều do bởi sự kiện địa cầu là vật tích điện, điện thế của nó bao giờ cũng thay đổi do sự xoay của nó và do chuyển động theo quỹ đạo hằng năm, sự lạnh và nóng nối tiếp nhau của không khí, việc tạo ra mây, mưa, dông, gió ..v..v.. Điều này bạn có thể tìm thấy trong một số sách giáo khoa. Nhưng sau đó Khoa Học sẽ miễn cưỡng thừa nhận rằng, tất cả các thay đổi này đều do từ lực tiên thiên khí (Akasic magnetism) không ngừng tạo ra các luồng điện có khuynh hướng lập lại sự cân bằng đã bị xáo trộn”.

    …”Thái dương không phải là chất rắn cũng không phải là chất lỏng, tuy vậy cũng không phải chất khí phát ra ánh sáng; mà là một quả cầu khổng lồ chứa các Lực điện từ, tức kho Sự Sống và sự Chuyển Động của vũ trụ, từ đó khối cầu này đập nhịp theo tất cả mọi hướng, cung cấp cho nguyên tử nhỏ nhất cũng như vị thần lớn nhất với cùng một chất liệu cho đến cuối Đại Cuộc biểu lộ”. (Thánh Thư gởi cho A.P. Sinnett, trang 160, 165).
    Về căn bản, lửa của trí tuệ là điện, biểu lộ trong cách vận hành cao của nó, và không được xét tới nhiều như sức mạnh trong vật chất. Điện trong Thái dương hệ tự biểu lộ thành 7 dạng chính có thể được diễn tả như sau:

    - Điện trên cõi thứ nhất, tức cõi Thượng Đế hay cõi thiêng liêng, biểu lộ dưới hình thức Ý- Chí- hiện- tồn, trạng thái nguyên sơ của loại sức mạnh mà sau rốt sẽ dẫn đến kết quả là biểu lộ ra ngoài. Xét về phương diện vũ trụ, chính là xung lực hay rung động mở đầu này, vốn phát xuất từ linh hồn thể của Thượng Đế trên cõi trí vũ trụ, và tạo nên sự tiếp xúc với chất dĩ thái vũ trụ thứ nhất hay là cõi Tối Đại Niết Bàn của thái dương hệ.

    - Điện trên cõi Chân Thần lộ ra dưới hình thức biểu lộ đầu tiên của hình hài, như những gì tạo ra hình hài cố kết.
    Vật chất (được tích điện bởi “lửa do cọ xát” và lửa điện của tinh thần gặp nhau, phối hợp để rồi hình hài xuất hiện. Hình hài là kết quả của ước muốn hiện tồn, do đó lửa năng động của Ý Chí được chuyển hóa thành lửa bùng cháy của dục vọng. Tôi xin kêu gọi sự chú ý để chọn hai câu sau này mà có thể cũng được diễn tả bằng các thuật ngữ:
    – Biểu lộ điện năng động.
    – Biểu lộ điện bùng cháy.
    Nơi đây, trên cõi thứ hai, bể lửa điện, vốn tách biệt với cõi thứ nhất, được biến đổi thành tiên thiên khí, hay là chất dĩ thái đang cháy. Đó là cõi của mặt trời đang cháy, cũng như cõi thứ nhất là cõi của sương mù lửa (fire mist) tức tinh vân. Ý tưởng này sẽ dễ dàng hiểu được, nếu bạn nhớ rằng chúng ta đang bàn về cõi hồng trần vũ trụ. Một số việc xảy ra trên cõi thứ nhì cần hiểu rõ ngay cả nếu đã thừa nhận về mặt lý thuyết.
    - Sức nóng hay bức xạ nhiệt được nhận thấy trước nhất.
    - Hình hài được chiếm hữu, và dạng thức gần hình cầu của mọi sự sống đang xuất phát.
    - Sự tương tác đầu tiên giữa các đối cực được cảm nhận.
    - Sự biến phân được nhận ra trước nhất, không những trong lưỡng nguyên được nhận biết của mọi sự vật, mà còn trong sự biến phân ở chuyển động, hai rung động được nhận ra.

    - Một số yếu tố rung động bắt đầu tác động như lực hút, lực đẩy, sự loại bỏ nhờ phân biện, đồng hóa do cố kết và biểu lộ liên kết của các hình hài đang xoay tròn, các quỹ đạo ( ) và điểm xuất phát của những gì lôi cuốn xuống dưới vào trong vật chất; kết quả là tạo nên chính sự tiến hóa.

    - 7 biểu lộ nguyên thủy của bản thể Thượng Đế mưu tìm sự biểu lộ và 3 với 4 bắt đầu công trình của các Ngài.

    - 7 bánh xe hay là các trung tâm lực dĩ thái trong dĩ thái thể của Đại Thực Thể Thông Linh vũ trụ, Đấng mà Thái Dương Thượng Đế của chúng ta là một phản ảnh của Ngài, bắt đầu rung động và hoạt động linh hoạt của Ngài có thể được nhận thấy.

    Vào lúc này, chúng ta đang xem xét các biểu lộ về điện trên các cõi khác nhau của cõi hồng trần vũ trụ, hay là trên các cõi của Thái dương hệ chúng ta. Như vậy, tất cả những gì có thể nhận thấy được trong sự biểu lộ, về cơ bản là điện hồng trần. Chúng ta đã thấy rằng biểu lộ sơ khởi là biểu lộ vốn đem lại sinh lực, nhuốm màu và lan khắp vật chất của không gian, như vậy biểu hiện – liên quan đến sự biểu lộ của Thượng Đế - những gì tương đồng với nhiệt, hoạt động và bức xạ linh hoạt của con người đang biểu lộ trên cõi trần của thái dương hệ. Một số hiện tượng điện phân biệt con người (vì chúng không được diễn tả hay xem xét bằng các thuật ngữ về điện) chỉ vì sự tương đồng đã bị thất lạc. Các biểu lộ này có thể được xem xét dưới hình thức :

    Thứ nhất: đó là Sinh Khí cố kết đang nắm giữ toàn bộ vật thể đang quay quanh đơn vị lực trung ương. Ở đây, nên nhớ rằng toàn thể biểu lộ của một Thái dương hệ gồm có dĩ thái thể và thể xác trọng trược của một Thượng Đế.

    Thứ hai: đó là Từ Lực bức xạ (radioratory Magnetism) vốn phân biệt con người, làm cho y hoạt động theo hai cách:
    – Liên quan đến vật chất mà các hiện thể của y được tạo thành.
    – Liên quan với các đơn vị tạo thành nhóm của y.

    Thứ ba: đó là Hoạt Động trên cõi trần đưa đến việc thực hiện đúng ý chí và mong muốn của thực thể nội tại, và trong con người vốn là sự tương ứng của trạng thái Brahma.

    Ba biểu lộ về điện này – sinh khí, từ lực và xung lực Fohat – được thấy đang tác động trong một Thái Dương Thượng Đế, một Hành Tinh Thượng Đế và một con người.

    Các Ngài là các biểu lộ ngoại tại của bản chất tâm thông mà (thí dụ trong một Thái Dương Thượng Đế) chúng ta nói đến bằng các thuật ngữ chỉ tính chất và gọi là ý chí, minh triết, hoạt động. Do đó, ở đây nên chú ý rằng 3 cõi đầu tiên của cõi hồng trần vũ trụ - tức là các cõi Thượng Đế, cõi Chân Thần và cõi Niết Bàn (thuộc Thái Dương hệ chúng ta ND) – thì quan trọng vào bậc nhất và là các cõi căn bản từ đó xuất phát 4 cõi thứ yếu. Nói cách khác, 3 chất dĩ thái vũ trụ đầu tiên, theo nghĩa đen, tượng trưng cho 3 Thực Thể Thông Linh mà chúng ta biết là Mahadeva, Vishnu và Brahma. Theo cùng ý nghĩa, ba Đấng này mưu tìm sự biểu lộ trọng trược nhất trong ba chất dĩ thái hồng trần. 4 chất dĩ thái thấp kém hơn biểu lộ trong khi tiến hóa, nhưng sau rốt được tổng hợp thành 3 chất cao hơn. Cũng nên nhớ rằng trên tất cả 7 cõi phụ của một cõi chính của thái dương hệ, một diễn trình, liên hệ với hiện tượng điện trong chất dĩ thái, sẽ xảy ra song song với mọi diễn tiến trên các cõi chính. Điều này dễ dàng nhận thấy trên cõi trí, chẳng hạn, liên hệ với con người. Về mặt lý thuyết, sự thu hút của mọi khả năng bởi linh hồn thể và sự bất liên tục của tất cả mọi biểu lộ ngoại cảnh bị bắt buộc trong 3 cõi thấp vào lúc kết thúc giai đoạn tổng hợp được thừa nhận. Trên các cõi khác, không rõ rệt như thế. Trên cõi Bồ đề, các Đấng Kiến Tạo trên vòng cung thăng thượng tiến hóa, hay là một phần lớn của cuộc tiến hóa thiên thần, trải qua một sự tổng hợp song song. Trên cõi hồng trần, một sự tổng hợp huyền bí liên hệ với “Tinh Quân của Địa cầu” được trải qua và 3 chất dĩ thái đầu tiên có liên quan tới Ngài theo cách thức cho đến nay ít được biết tới.
    Chúng ta có thể tổng kết điều đó như thế này:

    Thứ nhất, sự cân bằng của hiện tượng điện hay là đạt được sự tổng hợp, có liên hệ với con người xảy ra trên 3 cõi phụ cao của cõi trí.

    Thứ hai, một diễn trình tương tự liên quan với Hành Tinh Thượng Đế diễn ra trên 3 cõi phụ cao của Cõi Chân Thần. Xét theo nghĩa rộng hơn điều đó xảy ra trên 3 cõi chính – Niết Bàn, Bồ Đề và thượng trí – cũng như trong 3 cõi tiến hóa của nhân loại – hồng trần, cảm dục và hạ trí – tiến trình tổng hợp tiếp diễn trên cõi phụ cao của 3 cõi đã nói trên.

    Thứ ba, liên quan với Thái Dương Thượng Đế (bên trong Thái dương hệ và không xét phần tổng hợp vũ trụ của Ngài), 3 cõi phụ cao của cõi Thượng Đế chứng kiến sự thu hút cuối cùng hay sự trừu tượng hóa của Ngài, và 3 cõi của 3 Ngôi Thượng Đế đều có liên hệ giống như thế.

    Nơi đây nên thận trọng ghi nhớ rằng chúng ta đang bàn đến chất liệu điện và do đó liên quan với chất dĩ thái vũ trụ; mọi vật chất trong Thái dương hệ tất yếu là dĩ thái. Vì vậy cho nên chúng ta bàn đến hiện tượng vật chất trên mọi cõi của Thái dương hệ. Trong thời gian và không gian, chúng ta có liên quan với các đơn vị có cực khác nhau – trong diễn trình tiến hóa – vốn dĩ đang mưu tìm sự hợp nhất, sự quân bình, thăng bằng hoặc tổng hợp và sau rốt tìm ra chính mình. Sự tương tác về điện này giữa hai đơn vị tạo nên cái mà chúng ta gọi là ánh sáng và do đó biểu lộ ra bên ngoài. Trong khi tiến hóa, điều này biểu lộ dưới hình thức nhiệt và sự tương tác từ lực, và là cội nguồn của mọi sự tăng trưởng thiết yếu; vào lúc hoàn thành mục tiêu mong muốn, vào lúc hợp nhất hay là nhất quán (at-one-ment), xảy ra 2 sự việc:

    Thứ nhất, sự tiến gần lại của hai cực hay là sự phối hợp của chúng tạo nên một tỏa chiếu hay là ánh sáng chói lọi.

    Thứ hai, sự qui nguyên hay là sự tan rã cuối cùng của vật chất do bởi sức nóng mãnh liệt.
    Điều này có thể thấy có liên hệ đến con người, một Hành Tinh Thượng Đế, một Thái Dương Thượng Đế, cùng là các thể biểu lộ ra ngoài của các Ngài. Trong con người, sự hướng cực (polarity) này đã được thành đạt, ba loại hiện tượng điện khác nhau đã được chứng minh, và ánh sáng tỏa ra, soi sáng linh hồn thể và chiếu sáng toàn thể kim quang tuyến hay sợi chỉ (theo nghĩa đen của Thánh Đạo) vốn nối liền hiện thể thượng trí với bộ óc vật chất. Lúc bấy giờ sự phân hủy hay tàn phá sẽ xảy ra; linh hồn thể tan biến trong sự tỏa chiếu của lửa, điện, và “con người” thật sự hay bản ngã tách ra khỏi các thể của ba cõi thấp. Cũng thế, điều đó sẽ được nhận thấy trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, một hệ thống hành tinh và cũng trong cơ thể của Thượng Đế, tức một thái dương hệ.
    Cái khó để hiểu các ý tưởng này thật là to tát, vì hẳn là chúng ta bị trở ngại do việc thiếu ngôn từ chính xác, nhưng các ý tưởng chính yếu chỉ là những ý tưởng mà tôi đang tìm cách bàn đến, và ý tưởng mà chúng ta đã bàn đến trước nhất trong đoạn này là sự biểu lộ có tính chất điện của từ lực, cũng như trước kia chúng ta đã bàn sơ qua về cùng một hiện tượng điện, biểu lộ dưới hình thức hoạt động của vật chất. Do đó, bạn có:

    1. Hoạt động … biểu lộ có tính cách điện của vật chất.
    2. Từ lực …….. biểu lộ có tính cách điện của hình hài.
    3. Sinh lực …… biểu lộ có tính cách điện của sự sống.
    Điều này, theo nghĩa đen (như đã được H.P.B. nêu ra) chính là lửa do ma sát, lửa thái dương và lửa điện (GLBN I, 567, II, 258).

    Lửa do ma sát là điện đang làm linh hoạt các nguyên tử của vật chất, hay là chất liệu (substance) của thái dương hệ, và tạo ra kết quả trong:
    Dạng thức gần như hình cầu của mọi biểu lộ.
    Nhiệt bẩm sinh (innate heat) của tất cả các bầu hành tinh.
    Sự phân hóa của tất cả các nguyên tử từ nguyên tử này đến nguyên tử khác.
    Lửa thái dương, là điện lực đang làm sinh động các hình hài hay là khối nguyên tử và tạo ra kết quả trong:
    - Các nhóm kết hợp.
    - Sự phát xạ từ mọi nhóm hay là sự tương tác từ lực của các nhóm này.
    - Sự tổng hợp hình hài.

    Lửa điện là điện lực đang biểu lộ dưới hình thức sinh lực hay là ý chí hiện tồn của một Thực Thể Thông Linh nào đó, và biểu lộ dưới hình thức : o Thực thể trừu tượng (Abstract Being) o Bóng tối (Darkness) o Sự hợp nhất.

    Chúng ta đã thấy rằng biểu lộ có tính cách điện trên cõi thứ nhất đã tạo nên rung động mở đầu, và trên cõi thứ hai, hoạt động của nó dẫn đến dạng thức nguyên hình của mọi biểu lộ, từ một Thượng Đế đến con người và một nguyên tử.

    Trên cõi thứ ba, vốn chủ yếu là cõi của Brahma, mãnh lực điện này tự biểu lộ thành mục tiêu sáng suốt. Ý chí hiện tồn và hình hài mong đợi được liên kết bằng mục đích sáng suốt ẩn dưới vạn hữu. Mục đích sáng suốt này hay là ý chí linh hoạt, đang vận dụng một khí cụ đưa chúng ta đến cái khó khăn nhất của các vấn đề siêu hình, đó là sự tương phản giữa ý chí với dục vọng. Ở đây, không thể vận dụng đề tài tế nhị này, ngoại trừ chỉ để nêu ra rằng trong cả hai ý chí và dục vọng, thì trí tuệ hay manas là một yếu tố cơ bản và phải được nhận ra. Nguyên khí manas này đang lan khắp – nhuốm màu cả hai trạng thái ý chí và trạng thái dục vọng – là nguyên nhân của nhiều lầm lẫn đối với các nhà nghiên cứu và sự trong sáng của tư tưởng sau rốt sẽ chỉ được nhận thức như sau :
    Thứ nhất, đó là mọi biểu lộ xuất phát hay là được điện hóa (electrified) từ cõi trí vũ trụ.
    Thứ hai, Toàn Linh Trí hay là chủ thể suy tưởng thiêng liêng, là Nguyên Khí sáng suốt làm cho chính nó được biết như là Ý Chí hiện tồn, Dục vọng hay là Love-of-Being, và mục đích sáng suốt linh hoạt đó làm sinh động Thái dương hệ.

    Thứ ba, Mahadeva hay là Ý Chí Thiêng Liêng, Vishnu, trạng thái minh triết, hay là “Đứa Con Thiết Yếu” biểu lộ và Brahma hay mục tiêu linh hoạt là toàn bộ tâm thức sáng suốt và là (đối với Thực Thể Thông Linh vũ trụ đang biểu lộ) những gì mà hạ trí, thể cảm dục và thể xác đang có đối với con người, chủ thể suy tưởng trong ba cõi thấp, đang tác động trong linh hồn thể. Ta đừng nên quên rằng linh hồn thể chứa ba nguyên tử thường tồn, hay là ba hình cầu vốn biểu hiện cho nguyên khí trí tuệ, nguyên khí dục vọng, và nguyên khí biểu lộ ở cõi trần. Luôn luôn phải giữ sự tương đồng giữa Thượng Đế Ba Ngôi với con người tam phân, và sự rõ ràng của tư tưởng với ý niệm tạo nên tư tưởng đó, khi sự giống nhau duy nhất giữa hai điều này được cân nhắc. Con người là một đơn vị tác động như một đơn vị trong linh hồn thể. Con người là một bộ ba hoạt động dưới trạng thái ý chí, hay thể trí; hoạt động dưới trạng thái dục vọng hay minh triết, tức thể cảm dục; còn dưới trạng thái hoạt động, thì có thể xác. Y tích điện hay đem lại sinh lực cho cả 3 thể hay 3 trạng thái, tập hợp chúng lại thành một và gây ra – bằng sự sáng suốt mà y có – sự mạch lạc của hành động, sự đồng bộ của mục đích và nỗ lực tổng hợp.

    Sau cùng, do đó, điều rõ ràng là không kể đến khía cạnh mà chúng ta đang khảo cứu, Thượng Đế Ba Ngôi (hay hình ảnh của Ngài tức tiểu thiên địa) qua nguyên khí trí tuệ, làm cho vật chất thành hình hài một cách sáng suốt, và sử dụng hình hài đó để hoàn thành ý chí, ước vọng và mục tiêu của Bản Thể nội tại; nguyên lý này có thể thấy ẩn dưới tất cả ba ngôi (aspects). (LVLCK, 318)

    II- CON NGƯỜI HẤP THỤ SINH KHÍ

    1- Cơ thể con người

    + Sinh khí thể
    (body of prana): Là thể sinh lực hay thể dĩ thái (vital body or etheric body). (LVHLT, 206)

    + Lá lách (spleen) là cơ quan mà sinh khí hành tinh hay sinh lực (vitality) được thu nhận và chuyển đi. (TLHNM II, 65)

    2- Hấp thu Địa khí:

    Đây là loại sinh khí mà con người rễ dàng hấp thụ nhất, ít phức tạp ai ai cũng được thưởng thức, chẳng cần Thầy vẫn cứ thu nhận mỗi ngày. Sau đây là các căn cứ tin cậy:

    + Sinh khí hành tinh (Planetary prana): Bức xạ (emanation) của hành tinh được chúng ta đặt tên là sinh khí hành tinh. Đó là những gì được đề cập đến khi người ta nói về các tính chất ban phát sức khỏe (health–giving qualities) của Từ mẫu Thiên nhiên (Mother Nature) và nằm sau tiếng kêu gọi việc nhà vật lý học hiện đại, khi y hô hào “Hãy hướng về Địa cầu”. Chính bức xạ lưu chất của sinh khí này tác động lên thể xác, dù rằng trong trường hợp này, nó không xuyên qua thể dĩ thái. Nó được thu hút hoàn toàn qua lớp da và các lỗ chân lông (pores) là con đường dễ dàng nhất của nó (LVLCK, 60–61)

    2- Hấp thu Thiên khí thì phức tạp hơn nhiều

    3- Sinh khí trong con người

    + Giãm sút sinh khí (vitality) trong thể xác. Trường hợp này xảy ra là do thể cảm dục đòi hỏi quá nhiều sinh khí của thể xác, nên khi nỗ lực để đáp ứng và khi cảm thấy bất lực không thể đáp ứng được một cách đầy đủ, người ta lại có cảm giác ngã lòng. Việc này thường xảy đến cho những người mà thể xác được cấu tạo một cách tinh tế.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng mười hai 2023

Chia sẻ trang này