Du xuân cùng chùa Huế

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi cabachlong, 5 Tháng tám 2006.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Du xuân cùng chùa Huế
    21/01/2005
    Cùng với không khí vui xuân, đón tết của đồng bào cả nuớc, người Huế có truyền thống: dành ra ngày mồng một để đi chùa lễ Phật, cầu nguyện một năm quốc thái dân an. Và những ngôi chùa Huế, chính là nơi gửi gắm tâm linh, ẩn chứa bao nét văn hoá của một vùng đất cố đô văn vật.

    Tượng Phật bà Quan âm ở Huế


    Truyền thuyết kể rằng, thời các Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp, khi đến định đô tại Thuận Hoá, để thực hiện giấc mộng lập quốc an dâng theo lời tiên tri của Bà Trời (Linh Mụ). Những đêm khuya tối trời, người dân thường trông thấy một con Rồng to xuất hiện trên không trung, làm mưa làm gió, quấy nhiễu triều cương. Các Chúa bèn tìm người tinh thông địa lý đến khảo sát, mới hay, ngay trước mặt kinh thành Phú Xuân có một dảy núi thiêng, có hình dáng một con Rồng với nhiều long mạch khắc chế với Ðế quyền, cần phải có cao nhơn trấn thủ điều phục điềm xấu. Từ đó, các Chúa cho phép các thiền sư đạo cao đức trọng đến cắm tích trượng vào những huyệt địa để thuần phục Rồng Thiêng, buộc chầu Thiên Ðế, quả nhiên Rồng Thiêng không còn quậy phá nữa. Do vậy mà vùng đồi núi nầy có tên là Bình An Sơn.

    Bình An Sơn là một dảy núi kéo dài từ núi Hàm Long lên đến Thiên Thai. Trên dảy Bình An Sơn nầy có hàng chục ngôi chùa toạ lạc ở những vị thế tôn nghiêm, ra đời gắn với truyền thuyết và dường như những lần cắm Tích trượng của chư vị Tổ Sư đã điểm trúng huyệt mạch của Rồng Thiêng.

    Chùa Hàm Long, nay là chùa Báo Quốc nằm trên đồi Hàm Long (đầu rồng), khi được Hoà thượng Giác Phong từ Trung Hoa đến chấn tích khai sơn (khoảng 1693-1714) đã cho đào một cái giếng (Hàm Long tỉnh) ngay dưới chân đồi. Giếng có một mạch nước theo lỗ đá phun ra như vòi rồøng, thơm và ngọt. Nước giếng này sau đó được tiến dâng lên các Chúa, còn người dân thì tuyệt đối không được phép dùng, từ đó nó trở thành một giếng thiêng: cho nên mới có câu ca dao:

    Nước giếng Hàm Long đã trong lại ngọt;
    Em thương anh rầy có Bụt chứng tri

    Hoặc là :

    Chùa Hàm Long thơm trong giếng cấm,
    Diêm tiêu nào ngăn được nước trong.

    Chùa Báo Quốc nổi tiếng cảnh đẹp, với lối kíên trúc xưa kiểu triều đình, có nhiều loài hoa và cây quý. Những văn nhân thường lui tới ngắm cảnh vui xuân, trong đó có nhà thơ nổi tiếng Tuy Lý vương Miên Trinh, ông đã nhiều lần đến đây và ngắm cảnh làm thơ, bài thơ Dạo Chơi Chùa Báo Quốc trong đó có những câu đã nói lên cảnh đẹp ảo huyền của chùa:

    Chùa này nghe có vết xe tiên
    Cảnh sắc như xưa tợ ảo huyền...

    Chùa nầy ngày nay đã trở thành một trong những điểm du lịch ưa thích của du khách đến Huế. Thiên nhiên và kiến trúc của chùa Báo Quốc có thể nói là một danh lam thực thụ, toàn cảnh của ngôi chùa này đến nay vẫn còn giữ được hồn xưa tĩnh mặc.

    Dọc theo con đường Ðiện Biên Phủ thẳng tắp lên Ðàn Nam Giao qua nhiều ngôi chùa như Thiên Minh, Vạn Phước chúng ta sẽ gặp rất nhiều chùa chiền như chùa Từ Ðàm, chùa Thiền Lâm, chùa Kim Tiên... các ngôi chùa nầy toạ lạc trên Bình An Sơn, trên lưng Ròng Thiêng.

    Chùa Từ Ðàm, chùa do Thiền sư Minh Hoằng-Tử Dung khai sơn. Du xuân đến chùa nầy mang mang trong lòng một niềm thanh thoát, khó tả. Những năm đầu của thế kỷ XX, chính nơi đây đã khơi dậy phong trào chấn hưng Phật giáo, Hội An Nam Phật học ra đời. Năm 1963 tại đây đã là trụ sở của cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Ngô Ðình Diệm, bây giờ đã là trung tâm của Phật giáo Huế. Ai đi qua Miền Trung, khoan khoan ơi người dừng chân/ Lắng nghe lời kinh chiều nay u hoài/ Ôi anh linh bóng chùa Từ Ðàm/ Nơi yêu thương phát nguồn đạo vàng.... Bài hát dìu dặc u hoài như một lời nhắc nhở những người xa Huế hướng về cố hương mỗi khi Tết đến xuân về. Những ngày cụ Phan Bội Châu sống tại căn nhà ngay sát bên cạnh chùa Từ Ðàm, cụ thường sang chùa tu tĩnh, và cụ đã để lại cho chùa một đôi câu đối thểû hiện cái Tâm của một nhà cách mạng đối với Phật pháp:

    "Nghiệp duyên bình hợp, niên niên bách phát thôi, đối diện tức không, ninh bã thiều hoa phó lưu thuỷ;

    Thế sự kỳ phân, xứ xứ hoàng lương mộng, hồi đầu thị ngạn, nguyên tương bối diệp xuất ưu đàm."

    Tạm dịch:

    "Nghiệp duyên bèo hợp, thời gian đầu chóng bạc, đối mặt là không, nỡ để tuổi xuân dòng nước chảy;

    Thế sự cờ chia, khắp chốn thảy mộng vàng, quay đầu là bến, nguyện đem lá bối dịch ưu đàm."

    Nằm liền sát bên chùa Từ Ðàm là chùa Thiền Lâm. Buổi đầu là một thảo am.Vào đời Hiếu Minh Chúa nguyễn Phúc Chu (1691-1725),chùa được xây dựng quy mô hơn. Từ ba gian lợp bạch mao tiến tới gồm năm gian ba mươi hai cột... và một nhà hậu liêu năm gian, hai mươi cột đấy là lời của HT Thạch Liêm- Thích Ðại Sáng thuật lại trong cuốn Hải ngoại kỷ sự khi Ngài tới Thuận Hoá vào nam Ất Hợi(1695) theo lời mời của Chúa Nguyễn Phúc Chu.

    Quang Toản lên ngôi, dùng Bùi Ðắc Tuyên, (Quốc cữu) làm thái sư. Ðắc Tuyên đã chiếm chùa Thiền Lâm làm dinh hội họp, làm nhà ở và nơi trú ngụ cho các quan. Rồi thì Bùi Ðắc Tuyên bị sát hại. Kể từ đây trở đi ngôi chùa có cảnh quan vô cùng tuyệt đẹp tựa mình sau những dòng suối và ẩn núp dưới những rừng cây đã chịu nhiều thăng trầm, chùa bị bỏ hoang, làm nơi chứa than, và những thăng trầm nầy đã đi vào hồn của biết bao người. Khi Ngô Thì Nhậm (1746-1803) lại qua chùa Thiền Lâm, nhìn cảnh vật, đôïng lòng thi nhân phồn hoa dinh tướng cuộc tàn rồi, Chùa cũ làng quê cảnh lại tươi.

    Dưới thời Thiệu Trị thứ năm (1845), Tùng Thiện Vương (1819-1870) đến thăm cảnh Chùa mà ông nghe đồn rằng, ngày trước, đây là cảng đẹp nhất trong vùng. Nhưng khi ông đến, thì phải phát gai, rẽ bụi..., mới tìm được lối vào, chùa cũ hư nát tả tơi. Nỗi lòng thi nhân, gợi nhớ tiền nhân, ông đi tìm những cụ già lối xóm và được nghe các cụ kể lại chỉ trong mấy năm mà cảnh vật hoang tàn đổi thay.Chạnh lòng ông ghi lại tâm trạng mình qua bài thơ: Thiền Lâm Tự như hoa thơm bứng trồng vườn phủ đệ... sư bịnh giữa trưa chuông không động, Ðể mặc cỏ cao khuất giường thiền, Nhục vinh với Phật có gì đâu; Sinh diệt cửa Không là thế thế; Ðời người bát ngát lắm thương đau!

    Cùng hoàn cảnh như chùa Thiền Lâm Chùa Kim Tiên, mà người dân Huế quen gọi là chùa Tiên cũng lắm truyền thuyết, nhiều dấu xưa. Trong sách Ðại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn có ghi chùa Kim Tiên ở Ấp Bình An, tương truyền do Hoà Thượng Bích Phong làm ra, đến đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát, được trùng tu sơn thếp xanh vàng rực rỡ, trước dựng lầu Vọng tiên, quy chế tráng lệ. Sau gặp binh hoả bỏ hoang phế, nay người trong ấp nhân theo nền cũ làm lại,, trước chùa có giếng xưa,sâu hơn 30 thước nước rất trong sạch,( nay vẫn còn). Tương truyền xưa có tiên nữ ban đêm tắm ở giếng nầy, nên cũng có tên là Giếng Tiên.... Nhưng cũng như những ngôi chùa khác, khi Tây Sơn chiếm đóng Phú Xuân lấy chùa làm nơi dinh thự. Chùa Kim Tiên được dùng làm nơi ở của Bắc Cung Hoàng Hậu Ngọc Hân. Và cũng chính từ đây Ai tư văn ra đời. Trong Ai tư văn có những câu thơ tả cảnh đẹp của chùa rất hay rằng: No trông trời đất bốn phương; Cõi tiên thăm thẳm biết đường nào ra..

    Do đó, với người Huế, đi chùa còn hàm chứa một triết lý sống sâu sắc, gắn với việc xuất hành đầu năm. Ði chùa có nghĩa là hướng đến cái thiện, người Huế mở đầu một năm mới không mong cầu danh lơi, mua may bán đắt mà cầu mong sự thanh thản ở tâm hồn. Chính vì vậy đi chùa lễ Phật đầu năm của người Huế, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng còn là một nét văn hoá tươi đẹp.

    (NetCodo)

    Theo http://www.mientrung.com/content/view/2798
     

Chia sẻ trang này