Hôn nhân trong Chu Dịch, Thánh kinh...

Thảo luận trong 'Thời sự - Tin vỉa hè - Giao Vặt Quảng Cáo' bắt đầu bởi cabachlong, 24 Tháng bảy 2006.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    HÔN NHÂN trong CHU DỊCH,THÁNH KINH và một vài giai thoại trong LỊCH SỬ VIỆT NAM


    BS HỒ ĐẮC DUY


    Tại sao lại gọi là Hôn Nhân ?

    Hôn là trời tối ví dụ như hoàng hôn là trời sắp tối

    Hôn nhân là nhân lúc trời tối mà lấy vợ, hay là làm lễ cưới lúc tối trời

    Kết hôn là nhân lúc trời tối mà giao ước lấy nhau

    Tại sao người Trung Hoa xưa lại phải cưới vợ vào lúc trời tối

    Trong Bát quái của Kinh Dịch thì quẻ Truân là quẻ thứ ba theo thứ tự trong Chu Dịch Thông Hành Bản nằm sau quẻ Càn, Khôn

    Quẻ Truân viết : Thiên mã ban như, khấp huyết liên như, phỉ tặc hôn cấu " ( vó ngựa lộp cộp, người con gái khóc chảy nước mắt, bọn cường đạo đến cướp nàng làm vợ ) . Thật ra thì hình thức hôn nhân ban đầu của Trung Hoa là cướp vợ . Gọi là cướp có nghĩa là người con trai chưa được chấp thuận của người con gái và gia đình cô ta, dùng phương pháp cướp đoạt để lấy người con gái làm vợ, mà cướp thì phải đợi lúc trời tôi mà ra tay. Sau người ta vẫn theo tập quán này, tổ chức lễ cưới vào ban đêm, từ đó hình thành khái niệm " hôn nhân ", gọi lễ kết hôn là hôn lễ.

    Trong Thánh Kinh, sách Đệ nhị luật, trang 22, 15 câu 26 viết : Khi một người đàn ông gặp một cô gái chưa đính hôn, nắm lấy nàng và nằm với nàng, và họ bị bắt gặp thì ngưới đàn ông phải nộp cho cha cô gái 50 thỏi bạc, nàng sẽ là vợ của người ấy, bởi lẻ người ấy đã cưỡng hiếp nàng và suốt đời người ấy không thể rẫy nàng "

    Trong sách Phúc Âm hợp tuyển trang Ở chép : " Ở Do Thái cha mẹ là chủ trong việc gây dựng gia đình cho con cái. Con trai từ 20, con gái từ 15 phải tìm người trong chi họ tính theo gia phả. Có hai lễ nghi: Lễ ăn hỏi và lễ cưới. Lễ ăn hỏi cử hành thế này: đôi bạn đến trước mặt hai người chứng, chàng rể quay bảo cô dâu: "Từ nay cô là đính hôn của tôi" rồi trao cho cô một cái nhẫn, một đồng bạc để làm bằng, cô nhận lễ vật để tỏ mình ưng thuận. Rồi hai người uống rượu chung một cái cốc (ly), uống xong, buông rơi vỡ xuống đất, ý nghĩa hai người cùng chung tình cho đến chết, không có người thứ ba nữa.

    Sau lễ ăn hỏi, hai người là đính hôn của nhau truy có đủ quyền pháp lý như vợ chồng, nhưng vẫn còn ở nhà cha mẹ. Nếu ai thất tiết thì kể như ngoại tình, và nếu bên nam không muốn đón bên nữ về nữa thì phải làm cho tờ ly hôn. Nếu chẳng may bên nam chết, thì bên nữ được hưởng luật. "nối dõi tông đường" (lévirat) là kết bạn với anh hay em chồng để có con mang tên chồng trong gia phả. Như thế thì tên họ của chồng không bị mai một trong gia phả của dòng họ, và người chồng đã khuất sẽ được pháp lý coi như cha của người con; còn người chồng sau thì sau thì pháp luật coi là cha thật. Trong trường hợp này người con có hai người cha: một người cha pháp lý (tức là bác hay chú ruột) đã từ trần, một người cha thật (tức là người cha sinh ra mình). Từ lễ hỏi đến lễ cưới lâu độ 1 năm đối với cô gái mới kết bạn, lâu chừng 1 tháng đối với đàn bà tái giá. Trong khi chờ đợi, hai bên cha mẹ bàn tính của hồi môn và lễ cưới. Đến ngày cưới thường ăn mừng một hai ngày trước, rồi vào chập tối, nhà trai tổ chức đi đón cô dâu, có trống phách, đàn địch, phù rể mang đuốc, phù dâu mang đèn, có khi nửa đêm mới đến nhà gái. Một mình chú rể xin phép đón cô dâu, thân sinh cô dâu tuyên bố trao cô cho chú rể, đọc lời chúc cho đôi tân hôn, rồi cho phép đi. Cô dâu và phù dâu ra, đám rước khởi hành có trống kèn, đèn đuốc nhộn nhịp. Đến nhà trai họ vào rồi đóng cửa lại, ăn tiệc mừng cho đôi bạn. Khách đến mừng thường có rượu. Thế là hoàn tất việc gây dựng gia đình.

    Cũng sách Phúc Âm hợp tuyển trang 259 chép Dụ ngôn mười người trinh nữ cũng nói đến việc tiến hành hôn lễ ban đêm ".. vì chàng rễ đến chậm, nên các trinh nữ buồn ngủ và ngủ cả mất . Đến nửa đêm có tiếng gọi rằng : kìa chàng rễ đến hảy đi đón... "

    Vào thời cổ đại của Trung Quốc sách sổ chép từng có chuyện "sư hôn" tức là lấy vợ qua chiến tranh, người ta lợi dụng chiến tranh để cướp người phụ nữ làm vợ. Chu U vương đem quân chinh phạt Hữu Bao thị, chiếm Bao tự làm vợ. Tấn Hiến công đánh Li Nhung lấy Li Cơ làm vợ. Tào Tháo phá Nghiệp Quận, bắt vợ Viên Hi lấy con trai mình. Vua Minh Tông đời Hậu Đường, khi làm tướng kị mã, chiếm Bình Sơn, cướp con gái họ Vương làm vợ, sau phong làm Hoàng Hậu. Nguyên Thái Tổ vây khốn Sa Hãn, cướp vợ Sa Hãn làm vợ mình. Minh Hiến Tông chinh Man, cướp được Kỷ thị, sau sinh Hiếu Tông. Vua Cao Tông nhà Thanh bình định Hồi Cương cướp được Hương phi đem về hậu cung, say mê một thời. Những thí dụ như vậy có rất nhiều, từ Hán đến Đường, các thủ lĩnh dân tộc ít người ở biên giới, dùng chiến tranh để cướp phụ nữ trong Hoàng tộc đem về làm vợ, cũng rất nhiều.

    Sách "Lễ ký, Tăng Tử vấn" chép: "Thầy Khổng Tử nói rằng, ở nhà người con gái, ban đêm không được thắp đèn đuốc, để tưởng nhớ người con gái đã xa nhà; ở nhà người con trai, trong ba ngày không được ca hát ồn ào, đề phòng bị phát hiện". Câu này là nói đến tục cướp vợ thời cổ đại. Sách "Lễ ký. Hiện đặc sinh" có nói rằng: "Hôn lễ bất hạ" (không tổ chức ăn mừng khi lấy vợ, ý chỉ giữ bí mật chuyện cướp được vợ.

    Trong "Trung Quốc văn hóa sử. Xã hội tổ chức thiên, chương hai thì Lương Khải Siêu giải thích câu " phỉ tặc hôn cấu" của "Chu Dịch" như sau: "Giặc cướp và lấy vợ lấy chồng là hai chuyện khác nhau, vậy sao lại gắn hai chuyện này làm một? Chắc rằng thủ đoạn cưới vợ ngày xưa không khác gì cướp đoạt".

    Cũng vì không lo nỗi sính lễ mà cướp vợ cũng là chuyện thương tình trong "Tả truyện chép: " Một khách buôn nước Trịnh trên đường tới nước Tần gặp một đám rước dâu, người này bèn cướp cô dâu làm vợ. "Bắc sử. Cao Ngang truyện" chép: Cao Càn hỏi người con gái họ Thôi làm vợ, nhà gái cho rằng ông ta không có quyền thế gì nên không gả, em trai Càn là Cao Ngang cùng với Càn cướp người con gái, ra khỏi thôn, Can Ngang sợ nhà gái cướp lại nên bảo anh: sao không lập tức cử hành hôn lễ? Cao Càn hiểu ra, bèn giao hợp với người con gái họ Thôi, rồi sau đó đem về nhà.

    Còn trong lịch sử Việt Nam thì chuyện quan lại cường hào ác bá cướp vợ người, cướp con gái người, lấy vợ người về làm vợ mình thì nhan nhản trong thực tế và trong các truyện cổ, những trường hợp mà sử sách ghi lại rành mạch như trường hợp Quốc Tuấn Trần Hưng Đạo và Trần Khánh Dư

    Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyễn V trang 23 chép : " Gả trưởng công chúa cho Trung Thành Vương . Con trai Yên Sinh Vương là Quốc Tuấn cướp lấy . Công chúa về với Quốc Tuấn

    VuaTrần Thái Tông ... ý muốn cho công chúa Thiên Thành làm lễ kết tóc với Trung Thành Vương ... Quốc Tuấn muốn lấy công chúa Thiên Thành, nhưng không thể nào làm được, mới nhân ban đêm lẽn vào chổ ở của công chúa thông dâm với nàng ... Vua bất đắc dĩ phải gả công chúa Thiên Thành cho Quốc Tuấn, lấy 2000 khoảng ruộng ở phủ Ứng Thiên ( Thanh Oai - Hà Tây ) để hoàn lại sính vật cho Trung Thành Vương

    Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyễn V trang 48 chép chuyên Trần Khánh Dư thông dâm với công chúa Thiên Thụy như sau : " Lần trước quân Nguyên vào cướp, Nhân Huệ Vướng Trần Khánh Dư, nhân sơ hở đánh úp quân giặc, Thượng hoàng khen ông có trí lực lập làm Thiên tử nam ... Sau Khánh Dư thông dâm với công chúa Thiên Thụy

    Bấy giờ Hưng vũ vương Nghiễn vì là con trai Quốc Tuấn, được lấy công chúa Thiên Thụy, lại có công đánh giặc . Vua sợ phật ý Quốc Tuấn mới sai người đánh chết Khánh Dư ở Hồ Tây, nhưng lại dặn chớ đánh đau quá, để không đến nỗi chết, ít lâu sau sau xuống chiếu.... "

    Còn chuyện sư hôn trong lịch sữ Việt Nam không phải là hiếm, sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục trang 245 chép chuyện Đinh Tiên Hoàn đánh tan sứ quân Ngô Nhật Khánh và lấy mẹ Nhật Khánh làm vợ mình

    hoặc trang 326 chép chuyện Lý Thái Tông hoàng đế năm 1044 đi dánh Chiêm Thành như sau : " ..người Chiêm bị quan quân giết chết xác chất đầy nội.....vào thành Phật Thệ bắt được vợ cả vợ lẽ của chúa Chiêm và những cung nữ giỏi ca múa khúc điệu Tây Thiên...Về dến hành điện Lý Nhân, vua cho vời vợ Sạ Dẩu, chúa Chiêm là Mị Ê, lên hầu thuyền ngự, Mị Ê khôn xiết uất ức căm hờn....gieo mình xuống sông tự tử..

    Trong xã hội Việt Nam ở nữa thế kỷ 20 trở về trước, thời của Nhất Linh, Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng thì hôn nhân là do cha mẹ quyết định, cha mẹ dặt đâu con ngồi đó, lễ nghi cưới hỏi gồm có nhiều nghi lể thủ tục, qua đó nó mang một ý nghĩa giáo dục, một triết lý vè việc chung sống giữa hai cá thể trưởng thành hội nhập vào xã hội, xác dịnh một tôn tri trật tự trong gia dình trong tinh thần tự do ngày nay hình như cũng rất ít gia đình nói dến cái ý nghĩa thâm thúy của việc hôn nhân và cung có nhiều MC đã nói :" Hôn lễ đã được cử hành sáng nay tại... "


    Hồ Đắc Duy
    (ykhoa.net)
     

Chia sẻ trang này