Hiểu cho đúng thế nào là Tu theo Phật dậy

Thảo luận trong 'Tu Phật pháp- Thuốc hay: Trị Bách bệnh và Quỷ Thần' bắt đầu bởi tutru, 4 Tháng chín 2017.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    PHẬT DẠY RẰNG: "CẠO ĐẦU VÀ MẶC Y PHỤC THẦY TU ĐÂU CÓ LỢI ÍCH GÌ. NẾU TRONG TÂM VẪN CÒN ĐẦY DỤC VỌNG, THÌ DUNG MẠO VÀ Y PHỤC BÊN NGOÀI ĐÓ CHỈ LÀ TRANG ĐIỂM SUÔNG MÀ THÔI".

    Trong Kinh Duy Ma Cật, phẩm Duy Ma Cật/La Hầu La. Ngài Duy Ma Cật vì muốn phá chấp của La Hầu La về những lợi ích và công đức của việc đi tu xuất gia mà nói rằng:

    _ " Một người khi đã xuất gia thì không còn nghĩ đến lợi ích, hay nghĩ đến công đức. Xuất gia chẳng phải là thế này hay thế kia, mà cũng chẳng ở lưng chừng khoảng giữa. Xuất gia là việc mà người trí chấp nhận là đúng, xuất gia là hành động của bậc Thánh Nhân, xuất gia là hàng phục các ma và thoát khỏi 6 nẻo luân hồi: Trời, Người, A Tu La, địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Xuất gia là thanh tịnh 5 mắt (ngũ nhãn), là thành tựu 5 sức mạnh (ngũ lực), chí dõng mãnh tinh tấn, lòng luôn tưởng nhớ đến Chánh Pháp, tâm dứt tán loạn, trí tuệ mở mang, có thể tự làm chủ được mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý của mình. Xuất gia là không gây phiền não cho người khác bằng cách tự mình xa lìa xấu ác, ra khỏi bùn lầy phiền não. Xuất gia là không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì, không có vật sở hữu riêng, không có khát vọng, không có thu nhận của cúng dường để làm tài sản riêng của mình, không để cho tâm mình bị rối loạn, luôn có lòng ưa muốn giúp người, thực hành Thiền Định, tự lánh xa các lỗi lầm. Người nào làm được như thế thì là đã xuất gia rồi đó".

    * Ma trong tiếng Hán được dịch là chướng. Bất cứ kẻ nào, điều nào ngăn trở pháp lành, cướp mất nền công đức, che lấp trí tuệ, làm náo loạn thân và tâm của người tu hành thì gọi là ma. Chữ "Ma" ở đây chẳng phải chỉ riêng chữ "Ma" trong ma quỷ. Ma được chia làm 4 loại: Phiền não ma, Ngũ ấm ma, Tử ma, và Thiên ma.

    Đối với hàng cư sĩ tu tại gia, ngài Duy Ma Cật nói rằng:

    _ " Chỉ cần quý vị phát được cái tâm Vô Thượng Bồ Đề, thì khi ấy cũng như quý vị đã xuất gia và thọ đủ các giới pháp vậy".

    Ngày nay, chúng ta thấy được có nhiều người vì muốn đạt được kết quả của việc tu hành, nên họ rời bỏ gia đình để vào chùa tu, gọi là tu xuất gia. Vì họ cho rằng tu tại nhà thì có nhiều khó khăn hơn, có nhiều vướng bận và ràng buộc giữa vợ chồng, con cái, anh em, họ hàng, bạn bè, tài sản, danh vọng, địa vị....Nhưng thật sự thì tu xuất gia hay là tu tại gia đều như nhau cả, không có sự khác biệt trên con đường chuyển đổi tâm thức. Miễn tu sao cho tâm được thanh tịnh thì sẽ được giác ngộ và giải thoát.

    Ở đây ngài Duy Ma Cật muốn nhắc nhở tất cả người tu học dù là tại gia hay là xuất gia cũng không nên quá chú trọng hình thức tu hành bên ngoài, mà quên mất phương diện khai tâm mới là mấu chốt của việc tu học. Đừng nghĩ rằng phải cạo đầu, mặc áo vàng, bỏ gia đình đi vào chùa thì mới là tu, đây chỉ là cái hình dáng bên ngoài mà thôi. Trong Kinh, Phật dạy rằng:

    _ " Cạo đầu và mặc y phục của thầy tu đâu có lợi ích gì. Nếu trong lòng còn đầy dục vọng, thì dung mạo và y phục bên ngoài đó chỉ là trang điểm suông mà thôi".

    Quả thật xuất gia chẳng phải chỉ xuất căn nhà, ruộng vườn, vợ con, mà phải xuất cho được căn nhà phiền não, căn nhà vô minh thì mới gọi là chân chính xuất gia.

    Người Phật tử tại gia tuy rằng có gia đình, có chồng, có vợ, có con, cái tài sản, có địa vị, và bổn phận đối với gia đình, cũng như xã hội, nhưng nếu như qua sự tu hành mà có thể đi đến thân và tâm đều thanh tịnh, không coi danh lợi tiền tài là quan trọng, không tham lam bỏn xẻn, không sân hận tật đố, không lo chuyện thị phi, không đua đòi hơn thua, luôn làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, biết yêu thương và ái hộ tất cả chúng sanh. Thì người tu tại gia đó là hiện thân của bậc Bồ Tát giữa đời thường, thân tuy rằng chưa xuất gia, thế nhưng tâm đã là chân chánh xuất gia rồi.

    Chúng ta không nên khởi tâm phân biệt giữa người tu xuất gia ở chùa và Phật tử tu tại gia. Bởi vì hình thức bên ngoài tuy rằng khác biệt giữa trong chùa và ngoài đời, thế nhưng về phương diện khai tâm thì đều như nhau, tức là đều phải trải qua từng tiến trình tu tập để chuyển hoá cái tâm phàm phu thành tâm của bậc Thánh Nhân, để đi đến mục đích giải thoát hoàn toàn ngay trong 1 đời này.

    A Di Đà Phật!
    Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?...109.1073741829.100001824755577&type=3&theater
     

Chia sẻ trang này