Hoàn Ngọc-Cây thuốc kỳ diệu- Chữa tiêu chảy cấp

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Zodiac, 3 Tháng chín 2006.

  1. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Cây Thuốc Kỳ Diệu
    “Cây Hoàn Ngọc Hay Nhật Nguyệt”

    (Nguyên bản Việt ngữ của Giáo sư Phạm Khuê, do ông Nguyễn văn Cứng ở Melbourne gởi tặng)
    [​IMG] [​IMG]

    Từ một hiệu quả điều trị cho một bệnh nhân bị ung thư gan, sau khi các loại thuốc đã bó tay, khi được ăn những lá tươi xanh người bệnh đã có những chuyển biến bất ngờ. Nhiệt độ từ 39,5 độ C hạ xuống còn 37 độ, cơn đau chưa hẳn, nước da bớt vàng, bụng nhỏ lại, người nhẹ nhàng, bệnh nhân có thể ngồi dậy tiếp chuyện.

    Cái gì có khả năng làm chuyển bệnh nhanh như vậy, biểu hiện công hiệu của thuốc như sau:

    Sau khoảng từ 20 phút đến một giờ thuốc có tác dụng. Nếu ăn 5 lá giảm đau được 3 giờ, 7 lá giảm đau được 5 giờ, tương đương với một liều thuốc đặc trị.

    Thực tế ấy làm cho gia đình người bệnh ngạc nhiên, phấn khởi nhưng với lòng luyến tiếc bởi nếu dùng thuốc sớm hơn thì kết quả có thể hy vọng cứu được người bệnh.

    Dùng lá trong lúc bệnh tình đã đến giai đoạn cuối nhưng gây được chuyển biến như vậy thì thật tuyệt vời. Ðó là cây “Hoàn Ngọc”, Cây thuốc cực kỳ quý giá. Một món quà thiên nhiên tặng cho con người. Xuất xứ cây này được gọi là cây “con khỉ” vốn là vì khỉ ăn chữa khỏi bệnh thủng ruột, nhưng sau đổi thành “Hoàn Ngọc” vì đã trả lại cho chú bé hòn dái bị biến mất do trò chơi nghịch đá vào bìu nhau.

    Cây thuốc rất đa năng. Từ hồi phục trạng thái của cơ thể khỏe mạnh đến các bệnh thông thường cũng như hiểm nghèo. Cây thuốc như cứu tinh trong nhiều trường hợp thúc bách, không rõ nguyên căn, nhưng sau khi ăn, diễn biến của bệnh tương tự như một hành động điều trị, điều chỉnh trạng thái cơ thể, chỗ nào yếu điều trị chỗ đó.

    Có thể nêu cụ thể tác dụng cây thuốc như sau:

    1. Khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, mệt mỏi, người già, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, khủng hoảng về tinh thần và thể lực.

    2. Cảm cúm nhiệt độ cao, rối loạn tiêu hóa.

    3. Chấn thương chảy máu, dập gãy cơ thể, dùng như nước uống và thuốc đắp. Ðặc biệt hiệu nghiệm với vết thương sọ não.

    4. Khi bị nhiều bịnh một lúc như: Bệnh đường ruột, cảm cúm, gan, thận . . .

    5. Ðau dạ dầy, chảy máu đường ruột, lở loét hành lá tràng, viêm loét đại tràng, trĩ nội.

    6. Ðau gan sơ gan cổ trướng.

    7. Viêm thận, viêm đường tiết niệu, đái ra máu, đái buốt, đái dục, đái gắt, bìu đau nhức. Sau khi uống hoặc ăn 150 lá đến 200 lá khỏi hẳn, tràn dịch màng phổi đều tốt.

    8. Ðau bên trong không rõ nguyên nhân.

    9. Ðau mắt đỏ, mắt trắng, đau ứ máu.

    10. Phụ nữ đang cho con bú bị sa dạ con cũng ăn lá thuốc không ảnh hưởng gì đến sữa.

    11. Ðối với người có bệnh huyết áp cao hoặc thấp ăn lá thuốc đều có hiệu quả, ổn định được thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật đều chữa khỏi.

    12. Có thể dùng cho chó Nhật như đẻ một ngày cho ăn lá sạch ngaỵ Gà chọi sau khi chọi cho ăn lá nó khôi phục sức gấp 3 lần.

    Theo tôi dùng chữ “thần dược” với cây thuốc nầy cũng không quá , là một nhà nghiên cứu tôi muốn đặt câu hỏi tại sao? để chúng ta bàn luận. Tại sao khi ăn thuốc có khả năng hiệu chỉnh làm cơ thể ổn định ? có lẽ nhờ phân tích hóa chất gì đó đã tạo nên những hiệu quả như vậy.

    Chúng ta tốn rất nhiều thời gian và phải có thí nghiệm tốt. Theo kinh nghiệm trong dân gian, ta hãy rút ra từ thực tế. Ví dụ: Suy nhược thần kinh nặng, huyết áp cao, huyết áp thấp, đái ra máu, đái gắt đều chữa được rất nhanh chóng có những bệnh xem như đối lập nhau cho một loại thuốc nhưng ngược lại thuốc vẫn chữa được phải chăn theo quy luật bảo toàn, cơ thể con người có khả năng bảo tồn lấy sức khỏe nên đã tự động tăng sức đề kháng hoặc tự điều chỉnh, tự cân bằng tương đối để thắng bệnh tật. Do đó hầu hết các bệnh đều tự khắc phục được.

    Ở đây, khi ta dùng “Hoàn ngọc”, lá thuốc này có tác dụng chữa bệnh như châm cứu, tức là tự động điều chỉnh lại cơ thể nhưng hoàn toàn tự động hoá để khắc phục bệnh tật do tự tác dụng, tự cân bằng âm dương. Vì vậy cây cỏ có tên là “Nhật Nguyệt”. Chính vì thế mới có khả năng chữa nhiều bệnh cùng một lúc như vậy. Chính từ những suy nghĩ đó, chúng tôi đã vận dụng để chữa được rất nhiều bệnh và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên với từng người còn phải có liều lượng cho phù hợp do tính chất cân bằng âm dương và hàn nhiệt của từng người.

    Về hình thức cây thuốc:

    Ðây là loại cây lá dài nhọn, mặt sau hơi nhạt, hình lá tương tự màu cây, cây cứng không có hoa, cây có lá mọc đối xứng, kẻ lá chồi cành cây chúc ngược lên, lá nó không bền mà chỉ vàng một chút là rụng ngay. Cây có sức sống khỏe như cành mọc thẳng, nhân giống chủ yếu bằng ngọn cây cắm xuống đất.

    Cách dùng và liều lượng:

    - Người ta dùng lá tươi là chủ yếu, lá tươi ăn ngay hoặc lấy nước uống, nấu chín lá ăn như canh.

    - Do tác dụng chủ yếu là chất nước trong lá, nên vỏ cây hoặc vỏ rễ có thể ngâm bằng rượu hoặc nấu lấy nước. Lá tươi không có mùi vị dể ăn, liều lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng người. Thông thường nên ăn từ 1- 7 lá và ăn nhiều lần. Mỗi lần không quá 10 lá. Uống quá liều có thể phản ứng nhẹ như người bị choáng váng nhưng chỉ sau 10 – 15 phút là khỏi.

    - Các số liệu sau đây là phổ biến: (trừ ngoại lệ)

    - Ðau dạ dầy do bị loét, viêm: ăn 2 lần/ngày. Mỗi lần không quá 7 lá. Khoảng 50 lá là khỏi.

    - Chảy máu đường ruột: Uống lá tươi hoặc lá đã nát, dùng 7–10 lá. Khoảng 1-2 lần là khỏi.

    - Viêm đại tràng co thắt: Ăn như trên 100 lá, kết hợp ăn lá mơ lông trong bữa ăn. Ăn từ 1 đến 2 tháng.

    - Viêm gan, sơ gan cổ trướng: Ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 7 lá dùng khoảng 150 lá.

    - Ðau thận, viêm thận, đau thường xuyên: Dùng không quá 50 lá, chỉ khoảng 30 lá là dứt cơn đau, ngày 3 lần, mỗi lần 3-7 lá.

    - Tả lỏng, đi lỵ, rối loạn tiêu hóa: 7-15 lá, dùng 2 lần là khỏi.

    - Mệt mỏi toàn thân: 3-7 lá, ăn 2 lần.

    - Ðái gắt, đái buốt, đái dục, đái ra máu: Ăn từ 14-21 lá hoặc dã nát uống nước đặc.

    Chữa bệnh gà dùng 1-3 lá, gà chọi sau khi chọi 1-3 lá. Chó cảnh đẻ ăn 1 lá sau 1 ngày đẻ là mạnh ngay. Ðau mắt đỏ, mắt trắng, ứ máu trong mắt lấy 3 lá đắp vào mắt sau một đêm là khỏi.

    Làm thuốc là để tự cứu lấy mình và cứu người khi có điều kiện. Ðây là những kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi không dám phổ biến sợ người hiểu biết hơn cho là hồ đồ. Song nếu các bạn thu kết quả gì đó thì lấy đó làm kinh nghiệm. Mặt khác khi thu được kinh nghiệm thì nên trao đổi.



    (Nguồn Tu Viện Quảng Đức )​
     
  2. Zodiac

    Zodiac New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hoàn Ngọc-Cây thuốc kỳ diệu

    Những phát hiện mới về cây thuốc kỳ diệu
    Gần đây, không ít bạn đọc báo Lao Động lại đề nghị làm rõ hơn về tác dụng chữa bệnh của cây thuốc dân gian có tên là hoàn ngọc. PGS.TSKH Trần Công Khánh (Trường Đại học Dược Hà Nội) - người đã và đang nghiên cứu xác minh tác dụng của cây hoàn ngọc (nay chính thức gọi là cây xuân hoa), sẽ thông báo tóm tắt những kết quả mới được nghiên cứu về cây thuốc này. Ông cho biết:

    Cây xuân hoa có tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk. Qua nghiên cứu cho thấy thành phần hoá học của cây có các chất sau (xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít): Sterol, đường tự do, carotenoit, flavonoit, axít hữu cơ, vết saponin và vết chất béo. Thử nghiệm cho thấy cây xuân hoa không độc và không thấy có biểu hiện khác thường nào đối với người dùng.

    Theo tài liệu chuyền tay trong dân gian mà chúng tôi có được thì cây xuân hoa có rất nhiều công dụng, chữa các bệnh từ thông thường đến nan y. Nhưng phải qua các thí nghiệm mới xác minh được các tác dụng lưu truyền đó. Trước hết cao đặc toàn phần và các phân đoạn chiết tách từ lá cây xuân hoa (cả cây trồng và cây mọc hoang) đều có tác dụng kháng khuẩn đối với nấm mốc, nấm men, đặc biệt vi khuẩn Escherichia coli ở đường tiêu hoá. Điều này phù hợp với kinh nghiệm dân gian dùng lá cây xuân hoa chữa đau bụng, tiêu chảy do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra, cao đặc lá cây xuân hoa còn có tác dụng ức chế quá trình peroxy hoá lipid màng tế bào, có xu hướng tác dụng bảo vệ tế bào gan.

    Cây xuân hoa sử dụng liều lượng ra sao? Có thể dùng thường xuyên để phòng tránh bệnh hay không?

    - Lá cây xuân hoa không mùi vị, hơi nhớt. Thường dùng lá tươi rửa sạch, nhai với mấy hạt muối rồi chiêu nước, hoặc giã nát lấy nước uống, hay nấu canh. Cũng có thể dùng lá phơi khô. Về liều lượng còn phụ thuộc vào loại bệnh của từng người: Thông thường ăn 5-7 lá/lần (lá nhỏ có thể dùng 7-9 lá), ngày 1-2 lần. Thời gian điều trị tuỳ vào bệnh như rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, lỵ trực khuẩn chỉ dùng 2 ngày là khỏi; đái rắt, buốt, ra máu dùng 3-4 ngày; viêm đại tràng co thắt điều trị khoảng 2 tuần, kết hợp với lá mơ lông. Lá cây xuân hoa cũng được dùng cho gia súc, gia cầm như chó cảnh sau khi đẻ cho ăn vài lá, gà chọi khi thi đấu cho ăn 1-3 lá.

    Thưa TS, cây xuân hoa tương đối phổ biến nhưng vẫn có người nhầm nó với một loại cây khác có hình dáng tương tự, vậy làm sao để phân biệt?

    - Để tránh nhầm lẫn, xin nhắc lại các đặc điểm dễ nhận biết của cây xuân hoa: Cây bụi, cao từ 1-3m, sống nhiều năm, thân non mềm màu xanh lục, phần già hoá gỗ màu nâu, phân nhiều cảnh mảnh. Lá mềm mọc đối, mép lá nguyên. Phiến lá hình mũi mác, hai đầu nhọn, dài khoảng 15cm, rộng 4cm, khi vò tươi thấy lá nhớt và hơi dính tay. Cuống lá dài khoảng 2cm, gốc phiến lá men xuống cuống lá. Cụm hoa dài 10-16cm ở kẽ lá hoặc đầu cành. Hoa lưỡng tính, không đều, dài khoảng 3cm, cánh hoa màu trắng, phần dưới hình ống hẹp, trên có 5 thuỳ hoa chia làm 2 môi, thuỳ dưới của môi dưới có các chấm màu tím. Bao phấn màu tím. Vòi nhụy dài khoảng 2,5cm.
     
  3. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hoàn Ngọc-Cây thuốc kỳ diệu

    Nhà mình có cây này . Có lần bị bỏng suốt cánh tay, khi đắp thuốc lá này vào đã mau chóng khỏi và không bị sẹo. Nếu đau bụng thì ăn rất hiệu quả .
     
  4. KhangThien

    KhangThien New Member

    Tham gia ngày:
    8 Tháng một 2007
    Bài viết:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hoàn Ngọc-Cây thuốc kỳ diệu

    va.y nha` ba.n o+? daû va^.y ?

    KT
     
  5. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hoàn Ngọc-Cây thuốc kỳ diệu

    Nhà tôi ở ngoại thành Hà Nội.
    Bạn muốn tìm cây này trên nội thành cũng nhiều nhà có. Hỏi cây con khỉ- hoàn ngọc.... họ sẽ chỉ cho. Thường cây này rất dễ trồng, họ trồng ở bồn hoa hay trước nhà đều được. Lá cây mướt, cây hầu như không có hoa và quả.
     
  6. thuyvy

    thuyvy New Member

    Tham gia ngày:
    7 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hoàn Ngọc-Cây thuốc kỳ diệu

    hi vy xin mao muoi hoi? ban lam `sao tim` mua duoc la! hoac loai cay nay xin vui long chi? guip cam? on nhiêu` lam!
     
  7. Ðề: Hoàn Ngọc-Cây thuốc kỳ diệu

    Bạn sống ở đâu vậy? Mình nghĩ trong miền nam cũng có đó, nó gọi là cây con khỉ. Lá của nó ăn thì nhớt nhớt, lá dài hơi mướt.
     
  8. Ðề: Hoàn Ngọc-Cây thuốc kỳ diệu

    Nguyen Quang Cách đây khoảng 1 năm, lá khỉ ăn hay còn gọi là hoàn ngọc rộ lên ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Người ta mua loại lá này ở chợ như mua rau cải, rau muống về ăn hàng ngày vì tin nó có thể chữa được hàng chục thứ bệnh. Truyền rằng lá này có tên khỉ ăn là vì khỉ thường ăn để chữa thủng ruột; còn có tên hoàn ngọc vì lá đã được dùng chữa khỏi cho một đứa bé bị dập tinh hoàn (!?). Người ta cho rằng lá này chữa được bệnh đau dạ dày, đau gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng, đau thận, suy thận, viêm thận, suy nhược thần kinh, đau mắt đỏ, chấn thương chảy máu, u phổi v.v... Tùy theo loại bệnh mà có cách uống khác nhau. Từ truyền miệng, loại lá thần kỳ này được phổ biến bằng tài liệu tờ rời; từ chỗ ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nó được lưu truyền vào các tỉnh miền Trung rồi ngược lên Tây Nguyên, xuôi vào Nam.

    Đến nay, lá khỉ ăn chưa được một nhà khoa học nào đưa ra lời kết luận về nó, nhưng trước kia thì đã nhiều tài liệu mạo danh giáo sư này, tiến sĩ nọ để lừa bịp người dân nhằm trục lợi riêng. Và cho đến bây giờ, lá khỉ ăn vẫn còn làm nhiều người bán tín bán nghi về công dụng thần kỳ của nó.





    07/09/06 @ 09:41:AM

    phước vinh
    Đã đưa: 1
    07/09/06 @ 09:57:Năm 1994 trong Nam đã có người đã có người biết dùng nó để chế biến trà từ rể và lá làm từ thiện cho khách thập phương tới uống nhiều người đạt đc kết quả tốt đẹp. Đài phát thanh truyền hình Tây Ninh cũng đã có làm phóng sự đến phỏng vấn và nhiều người phát biểu trên chương trình sức khoẻ và đời sống kết quả đó thật bất ngờ như TS nhà nghiên cứu Lê Thế Trung, Trần Công Khánh, BS phạm Khuê hết lời ca ngợi. Muốn tham khảo các bạn có thể lên website
    Nguyen Quang Cách đây khoảng 1 năm, lá khỉ ăn hay còn gọi là hoàn ngọc rộ lên ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Người ta mua loại lá này ở chợ như mua rau cải, rau muống về ăn hàng ngày vì tin nó có thể chữa được hàng chục thứ bệnh. Truyền rằng lá này có tên khỉ ăn là vì khỉ thường ăn để chữa thủng ruột; còn có tên hoàn ngọc vì lá đã được dùng chữa khỏi cho một đứa bé bị dập tinh hoàn (!?). Người ta cho rằng lá này chữa được bệnh đau dạ dày, đau gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng, đau thận, suy thận, viêm thận, suy nhược thần kinh, đau mắt đỏ, chấn thương chảy máu, u phổi v.v... Tùy theo loại bệnh mà có cách uống khác nhau. Từ truyền miệng, loại lá thần kỳ này được phổ biến bằng tài liệu tờ rời; từ chỗ ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nó được lưu truyền vào các tỉnh miền Trung rồi ngược lên Tây Nguyên, xuôi vào Nam.

    Đến nay, lá khỉ ăn chưa được một nhà khoa học nào đưa ra lời kết luận về nó, nhưng trước kia thì đã nhiều tài liệu mạo danh giáo sư này, tiến sĩ nọ để lừa bịp người dân nhằm trục lợi riêng. Và cho đến bây giờ, lá khỉ ăn vẫn còn làm nhiều người bán tín bán nghi về công dụng thần kỳ của nó.




    21/09/04 @ 09:33:AM



    phước vinh
    Thành viên
    Từ ngày: 06/09/06
    Đã đưa: 1 tin anh Nguyên Quang nói vậy không đúng đã có những nghiên cứu về cây hoàn ngọc có các giáo sư tiến sĩ về cây hoàn ngọc và trong từ điển bách khoa dược học năm 1997 trang 714 cũng đã khẵng định về tác dụng của cây hoàn ngọc như lời của bac Trung nêu như trên còn anh nói đã nghiên cứu 200 loai cây ở Việt Nam mà không biết về cây hoàn ngọc là xai lầm cách đây khoảng 2 năm ở các khu vực phía Bắc đã rộ lên vì công dụng của cây hoàn ngọc mọi người đã đua nhau tim la cây hoàn ngọc về giã uống. gần đây báo chí cũng đã có bài viết về cây hoàn ngọc một lần nữa khẳng định công dụng của cây hoàn ngọc. Tôi cũng đa nghien cứu cây hoàn ngọc rất nhiều và được biết hien nay trên thị trường đã có loại trà làm từ cây hoàn ngọc của doanh nghiệp trà "hoàn ngọc 7 nga tây ninh" có khả năng chua bệnh bản thân tôi cũng đã dùng và thấy rằng nó rất công dụng

    thân mến

    07/09/06 @ 09:57:AM

    Tùng HCM Chào quí vị vô tình đọc đc trên diễn đàn này tôi có thể giúp các bạn hiểu biết vê những thong tin lien quan đến cây Hoàn Ngọc. Tương đối nhất là báo sức khoẻ và đời sống thứ tư ngày 26/7/2000 số 60 với đề tài "Những nghiên cứu về cây thuốc kỳ diệu" của giáo sư tiến sỉ Trần Công Khánh dài và rất hay rất khoa học cây này diệt đc nhiều laọi vi khuẩn, nấm , giải độc gan và GS thầy thuốc nhân dân Lê Thế Trung tập tài liệu " Cây Hoàn Ngọc Cây Thuốc Quí" rể hoàn ngọc rất quí có thể thay sâm trị mất ăn mất ngủ điều trị các bệnh ung thư gan giai đoạn cuối kết quả bất ngờ khó tin đó là thông tin trước năm 2000 còn đề tài trở về sau thật kì diệu phần đông ở ngoài Bắc
    Năm 1994 trong Nam đã có người đã có người biết dùng nó để chế biến trà từ rể và lá làm từ thiện cho khách thập phương tới uống nhiều người đạt đc kết quả tốt đẹp. Đài phát thanh truyền hình Tây Ninh cũng đã có làm phóng sự đến phỏng vấn và nhiều người phát biểu trên chương trình sức khoẻ và đời sống kết quả đó thật bất ngờ như TS nhà nghiên cứu Lê Thế Trung, Trần Công Khánh, BS phạm Khuê hết lời ca ngợi. Muốn tham khảo các bạn có thể lên website
    http://www.hoanngoctea.7nga.com








    ( Theo VDC Forum)
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng tám 2007
  9. Ðề: Hoàn Ngọc-Cây thuốc kỳ diệu

    Hoàn ngọc có phải "thuốc chữa bách bệnh"?

    Hoàn ngọc gần như đã trở thành một thứ cây không thể thiếu trong những gia đình may mắn có một khoảng đất, dù là rất nhỏ. Không ít gia chủ còn giữ bên mình những tờ rơi trình bày có vẻ rất "khoa học" về công dụng và cách sử dụng của loại "thần dược" này. Nếu tin vào đó thì không có bệnh gì là không thể chữa khỏi. Thế nhưng, thực tế thì sao?

    Lâu nay, tại TP HCM xuất hiện một tài liệu đề tên tác giả là một tiến sĩ, thiếu tướng, một thầy thuốc nổi tiếng ở Hà Nội và được quảng cáo là kinh nghiệm "đúc kết" sau điều trị cho bệnh nhân trong hơn 2 năm.

    Chữa được vô số bệnh

    Tài liệu liệt kê rất nhiều công dụng của hoàn ngọc:

    - Chữa đi lỏng, lỵ, rối loạn tiêu hoá, táo bón, đau bụng không rõ nguyên nhân (ăn 7-9 lá, khoảng 2-3 lần/ngày cho đến khi khỏi).

    - Nếu nghi đau ruột thừa, khi chưa kịp đi cấp cứu có thể ăn đến 15 lá trong phạm vi 2 giờ, cơn đau sẽ rút và tiếp tục đi cấp cứu.

    - Điều trị chảy máu dạ dày và đường ruột, đái ra máu.

    - Giảm đau trong ung thư gan, phổi, dạ dày… (ăn 2 lần/ngày, mỗi lần 3-7 lá, có thể dùng kéo dài được 6 tháng).

    - Chữa khỏi khối u xơ ở phổi và tuyến tiền liệt, xơ gan cổ trướng, viêm gan, viêm thận cấp hoặc mạn, suy thận…

    - Điều trị được chấn thương sọ não, va đập, gãy dập xương hay bắp thịt: Lá thuốc có tác dụng cầm máu, khôi phục các mô cơ bị dập (với vết thương kín cần nhai lá rồi đắp, với vết thương hở nên giã).

    Tuy nhiên, tài liệu đã "cẩn thận" ghi rõ không phải khi nào có bệnh ăn lá cũng khỏi ngay, rằng phần lớn trường hợp bệnh đều khỏi nhưng cũng có khi không.

    Gần đây, lại xuất hiện thêm một tài liệu khác, mang tựa đề "Cây thuốc kỳ diệu - cây hoàn ngọc hay nhật nguyệt", ghi rõ do một giáo sư đứng đầu một viện về y khoa viết từ năm 1995. Tài liệu này cũng khẳng định đây là một cây thuốc đa năng, cứu tinh trong nhiều trường hợp, với khả năng kỳ tài là "chỗ nào yếu điều trị chỗ ấy". Theo đó, hoàn ngọc chữa được cảm cúm, đau gan, viêm thận, tràn dịch màng phổi, đau mắt đỏ, mắt trắng. Người có huyết áp cao hoặc thấp ăn lá thuốc đều có hiệu quả, ổn định được thần kinh…!

    Chưa thể kết luận

    Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, Uỷ viên BCH Hội Đông y TP HCM, cần phân biệt 2 loại cây hoàn ngọc:

    - Loại dùng trong chữa bệnh: Có lá hình xoan nhọn, ngắn, màu xanh nhạt, thân đứng, cao khoảng 0,5-1 m, có tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Nees), Radlk, thuộc họ ôrô (Acanthaceae).

    - Loại hoàng ngọc lá dài, màu xanh đậm, thân bò, trên 1 m, không dùng chữa bệnh.

    Tiến sĩ Trần Công Khánh cho biết, đã có nghiên cứu, sơ bộ xác định trong lá hoàn ngọc có chứa sterol, coumarin, đường khử, carotenoid và axit hữu cơ. Thuốc này được ghi nhận trong dân gian, nhưng mới sử dụng điều trị bệnh trong thời gian gần đây nên chưa được đúc kết kinh nghiệm, cần có thời gian và các phương pháp nghiên cứu khoa học kiểm chứng mới có thể đưa ra kết luận cụ thể. Riêng về tác dụng giảm đau của hoàn ngọc, ông khẳng định là chưa ghi nhận được bất cứ trường hợp lâm sàng nào.

    Một số công dụng được ghi nhận

    Ông Khánh cũng cho biết, trong thực tế, cây hoàn ngọc có công hiệu tốt đối với một số bệnh thuộc hệ tiêu hoá như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hoá, nhiễm khuẩn đường ruột, chữa đái buốt, đái ra máu, bị chấn thương.

    Cách dùng:

    - Rửa lá thật sạch, nhai với chút muối cho nhừ rồi nuốt. Có thể giã nát, hoà với nước để uống, hoặc lấy lá nấu canh nhạt để ăn.

    - Liều lượng 2-8 lá/ngày, chia làm 2 lần, trước bữa ăn.

    - Thời gian điều trị 7-20 ngày, tuỳ loại bệnh và mức độ của bệnh.

    - Không nên sử dụng quá 10 lá vì có thể gây cảm giác khó chịu.

    Như vậy, chúng ta nên thận trọng khi sử dụng loại lá thuốc này và đừng quá tin vào nó, khi có bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời.

    (Theo Tuổi Trẻ, 5/5)

    http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2001/05/3B9B0250/

    http://forum.ctu.edu.vn/viewtopic.php?p=18183&sid=bc27a3b87dee4be05912b2cfba063346
     
  10. Ðề: Hoàn Ngọc-Cây thuốc kỳ diệu

    Cây này còn có tên là Tú Linh, hay Tù Lình.
     
  11. Nguoi Tre Tuoi

    Nguoi Tre Tuoi New Member

    Tham gia ngày:
    8 Tháng một 2008
    Bài viết:
    120
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hoàn Ngọc-Cây thuốc kỳ diệu- Chữa tiêu chảy cấp

    bạn PT à,bạn có thể cho mọi người biết nguồn gốc tên trên không.hình như mình thấy nó còn có một tác dụng nữa mà các cụ truyền lại là chưa cả gãy xương đúng không nhỉ,ai biết nói hộ với.
    mình thì mình nghe kể là con người quan sát con khỉ khi bi gãy xương,nó dùng để đắp cho nhau mà khỏi nên mới gọi là cây con khỉ.nghe nói vậy,không biết thế nào?
     
  12. trangkutehd

    trangkutehd New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng năm 2010
    Bài viết:
    5
    Điểm thành tích:
    1
  13. lakeee

    lakeee New Member

    Tham gia ngày:
    29 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hoàn Ngọc-Cây thuốc kỳ diệu- Chữa tiêu chảy cấp

    Tổng đại lý phân phối trà Hoàn Ngọc 7 Nga - Tây Ninh
    Địa chỉ : 136 E - TRấn Vũ - Ba Đình - Hà Nội
    Điện Thoại: 04.8584460
    mobile: 0906113263

    http://hoanngoc.com/VN/Index.aspx?P=1
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng tư 2011
  14. lakeee

    lakeee New Member

    Tham gia ngày:
    29 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    2
    Điểm thành tích:
    0
  15. Xích Hổ

    Xích Hổ New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2011
    Bài viết:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hoàn Ngọc-Cây thuốc kỳ diệu- Chữa tiêu chảy cấp

    Tôi là Huỳnh Xích Hổ - Ở Nha Trang - Khánh Hòa
    Cây Hoàn Ngọc được Tu Viện Quảng Đức nêu trên; địa phương tôi đã có từ lâu. Chúng sinh trưởng ở miền núi cao có tên là Cây giọt sành chuyên trị đau khớp, nhức mõi, máu huyết
     

Chia sẻ trang này