Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

Thảo luận trong 'CẢI MỆNH NHIỆM MẦU: Tu là sửa chính Mình - Không yêu cầu người khác sửa đổi theo mình' bắt đầu bởi Hoaquynh, 3 Tháng hai 2008.

  1. Hoaquynh

    Hoaquynh Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng chín 2007
    Bài viết:
    103
    Điểm thành tích:
    16

    Chúng ta có thể xem xét định mệnh bằng con mắt cẩn trọng, có thể dò tìm nhân duyên bằng trái tim thao thức, nhưng không có nghĩa là mê tín. Mê tín là cách nhìn mù quáng mà ngay cả các tôn giáo cũng từ chối mê tín. Mê tín là gì? Nó ngược nghĩa vơi xác tín

    Người xác tín là người phải dựa trên những cơ sở để mà tin. Còn người mê tín tất là tin mê muội, nhắm mắt mà tin bừa, hay người ta có thể nói là: Ngủ mơ giữa ban ngày.

    Có những đôi mê tín đến độ: đang yêu nhau say đắm, đang yên đang lành lại nghe thầy bói bảo anh tuổi mèo, em tuổi chuột, thế là anh vồ chết em. Thế rồi chia tay tan nát, nước mắt ròng ròng, than thân trách phận, hận ông Trời, lại còn kéo nhau lên thành cầu rủ nhau nhảy xuống thà chết đuối chứ không chịu để cho mèo vồ chuột. Đó là nói vắn tắt cho dễ hiểu. Chứ còn trong hiện thực, thì xảy ra muôn hình vạn trạng, có khi đang yêu nhau, cha mẹ hỏi “cháu tuổi gì”, rồi đi “bấm tuổi” kim khắc mộc, thế rồi về báo cho con cháu lo đường mà chuồn, kẻo có ngày cái cưa thò xuống chân giường đôi uyên ương cưa một nhát, thế là sập tan tành... thế mà đôi bạn trẻ cũng tin, rồi lo chia đàn xẻ nghé... thế có phải là mê tín không?

    Người ta đếm có không ít ngài tổng thống cũng xem tử vi, tiếng Tây gọi là horoscope trước khi ra quyết sách, hoặc ngay cả hai nhà bác học vĩ đại Newton và Einstein cũng tin vào tôn giáo, nhưng đó là những đức tin chứ không phải là mê tín. Vậy thì khi người ta muốn tìm hiểu duyên phận của mình cũng vậy hãy sáng suốt để tin cái gì đáng tin, chứ đừng mê muội đến mức có vài câu “mèo vồ chuột” hay “thủy khắc hỏa” là nhảy cầu hay chia đàn xẻ nghé.

    Trong đạo Phật, người ta gọi mọi việc ở đời đều cần phải có duyên. Như đức Phật dạy, nếu ta mở cửa nhìn thấy cái cây ở ngoài sân, tức là: phải có cái cây, phải có mắt ta, nhưng cửa phải mở thì ta mới thấy, nhưng cửa mở mà bên ngoài tối đen ta cũng không thấy nên cần phải có ánh sáng, rồi còn phải có cơ hội, có nhân duyên để đến ngồi trong căn phòng đó, để nhìn ra cái cây đó. Hội đủ thứ đó lại trong một không gian trong một thời gian, ta có thể gọi là: Duyên.

    Người Trung Quốc nói: “Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định”, nghĩa là một bữa cơm, một lần cãi cọ đều đã được định trước do tiền định. Theo những lý thuyết khoa học lớn nhất, phổ biến nhất, các nhà bác học cho rằng: Mọi việc ở đời xảy ra đều có tương tác lẫn nhau và được lập trình từ trong hệ thống, còn cái ngẫu nhiên xảy ra chỉ có tỉ lệ một phần tỉ. Vậy thì một đôi đang yêu nhau say đắm, tức là họ đã từng gặp nhau, từng quyến luyến, từng hẹn hò, rồi yêu nhau, cả một chuỗi sự kiện như vậy chẳng phải là duyên phận đó sao? Không có cái duyên với nhau, làm sao anh chàng có thể có cơ hội để đôi môi mình hút vào đôi môi cô nàng? Và toàn bộ nhân duyên đó chẳng lớn hơn cái duyên bấm ngón tay tí - sửu - dần - mão của ông thầy bói sao?

    Người Trung Quốc là bậc thầy về khoa duyên số đã từng nói “Có duyên một kiếp ngồi chung thuyền, có duyên trăm kiếp chung chăn gối”. Vậy khi đôi trai gái đã hẹn hò yêu đương đang chẳng có duyên từ nhiều kiếp hay sao, tại sao lại dễ dàng nghe vài từ “mèo vồ chuột” để mất duyên của mình đi?

    Bây giờ đi sâu vào nghề bói toán, chúng ta sẽ bàn, ai trong nghề thì đều hiểu sâu xa rằng: “Dao sắt không gọt được chuôi” nghề thầy bói nào chẳng thấy:

    Tử vi xem bói cho người
    Số thầy thì để cho ruồi nó bâu

    Nào, thầy bói là người biết xem Tí - Sửu - Dần - Mão chứ gì? Sao thầy không xem cho mình được phát tài, lấy vợ đẹp, đẻ con khôn? Mà số thầy nghèo đến mức tay bị tay áo đi xin từng nắm xôi? Ở Trung Quốc ai xem tử vi giỏi như Khổng Minh, vậy mà ông đã chọn lấy cho mình một cô vợ xấu “vượng phu - ích tử” thế mà các con của ông có tránh được thảm họa đâu.

    Còn về số phận thì chúng ta hãy xem các nhà bác học: Hổ ăn thịt hươu. Nhưng ở cánh rừng nào đàn hươu giảm sút thì số lượng hổ cũng giảm theo, vì chúng không có thức ăn để ăn. Nghĩa là tuy hổ ăn thịt hươu nhưng nó cũng săn bắt cách nào đó để tạo ra sự cân bằng, đàn hươu còn thì hổ mới còn. Trong cuộc sống thì sao? Mèo vồ chuột, nhưng tại sao cả triệu năm rồi chuột cứ vẫn còn trên trái đất? Đâu có phải cứ có mèo thì chuột phải chết. Mèo nhìn chuột thì thèm nhưng làm sao vồ được! Và thế không có chuột thì gia chủ chắc gì đã nuôi mèo?

    Còn kim khắc mộc ư? Đó là thầy bói i tờ vì phi kim bất thành mộc. Không có kim khí để cưa, đẵn và đục thì gỗ không thể thành tủ, thành bàn được. Cũng vậy, Thủy khắc Hỏa, nhưng không có lửa đun nước, nước không thể luộc chín đồ ăn... Vợ chồng cũng vậy, những đôi tương khắc - tương sinh thì mới thành đạt nhiều. Chẳng hạn, anh chồng kia mải vui đi hát “karaoke hoài”, vợ dằn vặt cho phải bỏ hát mà lo học hành, đến ngày công thành danh toại là có công của vợ; trái lại nếu cô vợ không “khắc” chồng muốn làm gì thì làm, thì sau nhiều năm anh chồng cũng chỉ là thứ ca sĩ trong quán karaoke rộng chừng mười mét vuông mà thôi.

    Vậy còn những người yêu nhau mà không hợp số phải tan đàn xẻ nghé thì sao? Chính hoàng đế Napoleon đã từng cho rằng: Người ta phải sống tận cùng số phận của mình. Người Trung Quốc bảo đó là: Duyên nợ. Tức là nếu bạn không chịu trả nợ cho mối tình đó, bạn sẽ chẳng bao giờ được lật trang cho một tình yêu mới, vì trang cũ còn chưa lật qua, bao giờ mới đến trang mới.

    Khi nghe tiếng đạn nổ, một người lính chúi đầu sợ hãi, Napoleon đi qua và bảo: “Này anh bạn nếu có viên đạn nào đó giành cho bạn, thì bạn có chúi đầu xuống nó vẫn tìm đến bạn”.

    Vậy thì bạn hãy tung tăng mà yêu đừng quá lo nghĩ về duyên phận, vì nếu có một duyên phận ngang trái dành cho bạn thì dù có tránh nó vẫn vồ lấy bạn, như người Việt bảo: “Cái duyên cái số nó vồ lấy nhau”. Nếu nó là duyên đẹp thì bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống, còn là duyên nợ thì đó chính là cách bạn trả nợ để đầu tư cho một mối tình khác đẹp hơn. Trên thế giới ngày nay đang có ngót hàng tỉ người “trả nợ” để đóng góp cổ phần cho hạnh phúc mới của mình hay sao?

    Vậy khi tình yêu đang đẹp bạn đừng có mê tín dại dột mà nhảy cầu. Hãy nhớ, nếu bạn biết cách tin vào số mệnh thì dù làm thế này hay thế kia cũng chẳng tránh được số mệnh đâu. Vậy thì có dốt nát không khi ta định nhảy cầu để tìm cho mình một số phận khác?

    (Theo Báo Thế giới Phụ nữ)
     
    Last edited by a moderator: 23 Tháng hai 2008
  2. tuyenhoa1985

    tuyenhoa1985 New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    40
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học

    Thái Minh Trung, MD



    Luật Nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh.

    Khi không hiểu luật nhân quả, con người sống trong sự sợ hãi mê tín mù mờ. Họ giải thích những hiện tượng thiên nhiên qua sự mê tín dị đoan. Thí dụ khi hạn hán mất mùa, họ nghĩ là vì ông thần đất đai giận nên phải hối lộ ông ta bằng cách cúng kiến mới có được trời mưa. Mới đầu thì tế lễ bằng con gà không có hiệu quả, rồi đến con bò, đến khi sự cuồng tín lên cao có thể dẫn đến giết một em bé hay một trinh nữ để tế thần như dân tộc Incas đã từng làm. Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày đi đứng làm cái gì quan trọng thì phải coi ngày giờ tốt như vậy để tránh cái sợ hãi của những điều xấu xảy ra bất thần chớ không hẳn là tránh được những điều xấu. Nếu quả thật có như vậy thì thế giới này không có sự đau khổ vì mọi sự đều như ý con người muốn. Ông vua dù có mướn thầy địa lý giỏi nhất nước để xây cung điện nhưng nếu không thương dân, lấy thuế cắt cổ, lúc hết thời thì ngai vàng vẫn bị mất như thường. Nói về hành động cá nhân, nếu không nhận thức có luật nhân quả thì không có gì ngăn cản con người làm việc ác miễn sao trốn tránh được cặp mắt của luật pháp là được, cho nên xã hội rất bấp bênh. Nếu vua và dân hiểu được luật nhân quả thì đất nước dễ thanh bình và dân sẽ được hạnh phúc.



    Khi Đức Phật giác ngộ thì Ngài nhận ra luật nhân quả là nền tảng của thế giới tâm linh và vật chất. Mọi hiện tượng từ tâm lý đến vật chất đều có những sự liên quan vô hình rất chặt chẽ, đó là luật nhân quả. Luật nhân quả là sợi dây vô hình nối liền hai biến cố xuyên qua thời gian và không gian. Cho nên khi hiểu luật nhân quả, ta có thể thay đổi biến cố đó theo chiều thuận cho ta, thay vì phải lo sợ hối lộ hoặc cầu khẩn một vị thần linh tưởng tượng nào đó phù hộ cho ta hoặc thỏa mãn điều ta mong ước. Sự mê tín cuối cùng sẽ đưa đến sự thất vọng và mặc cảm tội lỗi(ta có tội nặng quá vị thần không giúp được).

    Luật nhân quả rất đơn giản, nếu muốn có một kết quả tốt thì ta phải tạo nhân lành. Thí dụ như khi ta nuôi dưỡng một ý nghĩ hận thù thì ta không thể vui cười hồn nhiên được. Khi ta gạt gẫm người khác thì tối về ngủ không yên giấc vì sợ bị phát hiện. Khi ta gieo hạt lúa thì không bao giờ được cây cổ thụ. Khi con người bắt đầu hiểu được như vậy thì họ lấy về được một phần sức mạnh của những vị thần linh. Họ bắt đầu làm chủ được tương lai của họ và lấy lại định mệnh của họ từ tay các vị thần. Hiểu và tin được luật nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh (spiritual revolution) vì sự nhận thức đó sẽ phá tan gông cùm của sự mê tín và giúp con người làm chủ được cuộc sống của họ.



    Luật Nhân quả và khái niệm không gian thời gian.

    Khi đi từ thế giới tâm linh qua thế giới vật chất thì sự thể hiện của luật nhân quả thay đổi từ rõ đến mờ. Sự thể nghiệm ở thế giới tâm linh rất nhanh và rõ nhưng khi qua cái màn nặng nề của thế giới vật chất thì luật nhân quả bị loãng ra vì phải trải qua nhiều thời gian mới hiện ra rõ được. Cũng vì thế mà khi con mắt bị vậït chất làm mờ rồi rất khó mà nhận thức luật nhân quả. Thí dụ như kẻ trộm thành công một vài lần rất khó nhận thức rằng mình sớm muộn gì sẽ vào tù. Nếu kẻ trộm đó nhận thức rằng mình cần phải thay đổi lòng tham của mình (thế giới tâm lý) thì trong tức khắc có khả năng thay đổi được chiều hướng cuộc sống mình bằng cách học nghề và làm ăn lương thiện. Ngược lại nếu anh ta cứ tiếp tục hành nghề bất lương, lòng tham càng lớn và ăn trộm càng táo bạo hơn, thì một thời gian sau đó anh bị bắt vào tù và sẽ hối hận (thế giới vật chất). Như vậy khi nhận thức ở tâm linh thì chuyển nghiệp (karma) rất nhanh, đợi khi nó thể hiện ở cõi vật chất rồi thì cái thời gian thay đổi rất chặm chạp, khó khăn, phức tạp và khổ sở. Với đời sống con người có giới hạn thời gian, sự nhận thức có được khi hoàn cảnh xấu xảy ra đôi lúc quá trễ. Con người có thể không còn đủ thời giờ để cải thiện. Ngoài ra khi họ tiến quá sâu trong hoàn cảnh xấu, trở lại điểm ban đầu rất là gian nan. Thí dụ như anh trộm khi ra tù muốn học lại thì tuổi cao, kiến thức đổi khác nhiều, bạn bè cùng lứa đã có sự nghiệp thành công hết. Anh ta phải khuất phục sự chậm chạp của tuổi cao và lòng mặc cảm để đi học lại. Mặc dù như thế, anh ta sẽ khó mà ngang hàng với các bạn được vì mất khoảng thời gian quá lâu trong tù.

    Khi hiểu được luật nhân quả thì câu hỏi có định mệnh (destiny) hay không là tùy nơi con người. Định mệnh có thật khi ta để lực (force) nhân quả lôi cuốn và thụ động để cái nhân ở tâm lý biến thành cái quả ở thế giới vật chất. Định mệnh không có khi ta chủ động biến chuyển những tư tưởng (nhân) xấu thành tốt và theo đó diễn biến (quả) tốt lành sẽ đến với ta. Đôi lúc cái nhận thức nhân quả ở thế giới vật chất rất khó khăn vì có người làm lành mà sao lại gặp ác, rồi họ đâm ra chán nản và cho rằng không có luật nhân quả. Sở dĩ như vậy vì con mắt phàm không thể nhìn thấu được quá khứ và không hiểu được những khúc mắc của nghiệp. Nhưng nếu có người nào đó giữ được tâm hồn tha thứ buông xả thì mặc dù biến cố xấu đến với họ đó, nhưng cái tác động trên tâm lý tạo sự đau khổ giảm đi rất nhiều. Thì đó chẳng qua là một điều lành trong một biến cố dữ. Hiểu được luật nhân quả ở tâm thì ta nhận thức rõ hơn và ta sẽ thấy sự thay đổi nhanh hơn.



    Nhân-duyên-quả
    Nghiệp (karma) là những biến cố vui buồn xảy ra trong đời người. Nghiệp, dòng sông nhân quả trong cuộc đời con người, rất là phức tạp. Nghiêäp không phải đơn giản như một cái máy, ta bấm nút (nhân) thì máy hoạt động (quả). Nghiệp có thể ví như một dòng sông và nhân quả là những phân tử (molecule) nước lưu chuyển, tác động lẫn nhau trong dòng sông đó. Ngoài nhân-quả ra còn yếu tố duyên nửa. Duyên là những yếu tố ở không gian và thời gian giúp nhân trở thành quả hoặc ngược lại ngăn cảng hoặc đình trệ sự nối liền của nhân quả, làm giảm sức mạnh của quả. Sự sống đa dạng và sáng tạo là nhờ duyên. Như vậy duyên đóng vai trò điều chỉnh (modulation) nhân-quả. Thí dụ dễ hiểu là khi ta gieo hạt lúa (nhân) trong đồng ruộng ẩm ướt phì nhiêu (duyên) vài tháng ta sẽ có những cọng lúa xanh mượt (quả). Nếu có người lữ hành băng qua sa mạc và làm rơi một hạt lúa thì ngàn năm sau hạt lúa đó vẫn là hạt lúa (nghịch duyên). Nếu hạt lúa đó được gió thổi rơi vào một nơi ẩm ướt trên sa mạc thì hạt lúa sẽ mọc thành cọng lúa nhưng rất yếu ớt vì thiếu phân bón. Như thế ta thấy rằng cùng một nhân, qua nhiều duyên khác nhau sẽ cho ta kết quả khác nhau. Thực tế nhân quả không đơn giản như trên mà hoạt động như một mạng lưới nhện (web).

    Một nhân có thể là khởi đầu của một chuỗi phản ứng (chain of events). Những yếu tố duyên tác động lên chuổi phản ứng đó để cho ra nhiều kết quả ở nhiều từng lớp khác nhau. Thí dụ: Có một người vì lòng tham (nhân) phá rừng bán gỗ làm lợi nhuận cho riêng mình. Trời mưa, không có rễ cây hút nước (duyên) nên tạo thành lụt (quả), loài chim mất môi sinh (duyên) dời đi nơi khác (quả). Không có chim ăn (duyên) nên sâu bọ lan tràn đồng ruộng (quả). Không có cây hút thán khí (CO²) nên từ đó khí hậu bị ô nhiễm. Một nhân thiếu sáng suốt sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tai hại về sau mà ta khó có thể lường trước được.

    Giới luật là nhằm biến đổi cái duyên để cho cái nhân tham, sân và si không có cơ hội để biến thành quả dữ (tham-ăn trộm, sân-giết chóc, si-đau khổ). Xuất gia là tránh xa những duyên có thể dẫn đếøn quả dữ và gần gũi với những duyên khuyến khích quả lành được biểu hiện. Tuy nhiên thay đổi duyên ở thế giới vật chất không bền vững lắm. Thí dụ lòng tham tiền có thể biến thành tham chùa mình được đẹp nhứt, sân (giận) có thể biến thành bực bội khi đệ tử quên chấp tay xá mình, và si là chấp vào thời gian tụng kinh mà không hiểu ý kinh tạo ra sự tranh chấp hơn thua. Cho nên vào cảnh tịnh mà còn giữ mầm mống tham, sân, si thì cảnh tịnh đó sẽ trở nện cảnh ưu phiền.

    Thiền tông chú trọng đến cái duyên ở tâm là tư tưởng. Tham, sân, si mà không có tư tưởng để nuôi dưỡng chúng thì dần dần sẽ tự tiêu mòn. Cho nên giữ giới nơi tâm thì hiệu nghiệm hơn là giữ ở thân hay cảnh. Nếu tâm ta nuôi dưởng sự bực dọc mà miệng thì tụng kinh thì khó có thể mà ta có được hạnh phúc vì càng tụng kinh, càng mệt mỏi thì sự bực dọc càng nhiều hơn nữa. Một trong những phương pháp thiền là ta nhận thức sự bực bội và từ bi hỷ xả phóng sanh nó ra theo từng hơi thở nhẹ nhàng rồi dần dần sự bực bội đó sẽ tan biến. Đó là một cách “tụng kinh sống” hữu hiệu nhứt. Tung kinh sống là tụng ý (thay vì chữ) kinh trong từng hơi thở, trong lúc đi, đứng, nằm và ngồi. Nói một cách khác, thiền hay tụng kinh sống làkhi ta ý thức không tạo cái duyên nuôi dưỡng tham, sân, si trong tâm ta. Nếu ta không nuôi chúng thì tự động chúng sẽ rời bỏ ta. Rồi ta sẽ trở về sống với con người hạnh phúc của ta.



    Nhân quả và Thiên Chúa giáo.

    Mặc dù Thiên Chúa giáo không đề cập nhân quả một cách trực tiếp nhưng tất cả những câu chuyện trong Thánh kinh đều khuyên răng con chiên hãy củng cố lòng tin Chúa, thương người, giúp đỡ xã hội thì sẽ được cuộc sống hạnh phúc trong vĩnh cửu. Nói một cách khác Chúa khuyên con chiên tạo nhân lành (lòng tin, thương người, tha thứ), tạo duyên lành (xây dựng một xã hội lấy nền tảng là sự yêu thương đùm bọc lẩn nhau, truyền đạo cho nhiều người được nhận thức) thì kết quả cuộc sống hạnh phúc sẽ dễ được thực hiện trên thế gian này và nếu tất cả mọi người làm được thì sẽ được hạnh phúc trong vĩnh cửu.



    Tuy nhiên có nhiều con chiên quá cuồng tín dùng sức mạnh áp đặt niềm tin lên kẻ khác và kết quả là hận thù và chiến tranh. Điều dễ hiểu là vì cái nhân là tham (muốn cá nhân mình được nhiều phước khi dẫn người khác vào đạo), sân (bực tức khi người ta không theo đạo mình) và si mê (ngạo mạn coi đạo mình trên tất cả các đạo khác) thì kết quả sẽ là chiến tranh và đau khổ. Vấn đề này không hẳn xảy ra ở đạo Chúa mà còn gặp ở nhiều tôn giáo khác hoặc ngay cả ở đạo Phật (phái này chê bai phái khác). Đó là vì con người mê lầm không chữa trị cái tham, sân si nơi chính mình mà muốn thay đổi thế gian. Muốn cái quả khác cái nhân thì không bao giờ có được. Nếu có kẻ nào nói làm được hẳn là họ tự gạt chính họ, sống trong ảo tưởng u mê. Tôn giáo cũng như thuốc, trị đúng bịnh thì thuốc hay, dù có thuốc quý mà dùng sai bịnh thì thuốc quý có thể thành độc dược. Vì thế không thể nói thuốc này hay hơn thuốc kia được. Đạo Phật có thí dụ ngón tay (phương tiện) chỉ mặt trăng, nếu ta ở nhiều nơi khác nhau thì ngón tay sẽ chỉ nhiều hướng khác nhau, nhưng khi nhìn thấy mặt trăng (cứu cánh) thì chỉ có một.



    Tác động trên tâm lý của Thiên Chúa giáo là dùng tình thương người và sự tha thứ tạo cái duyên lành làm giảm bớt ảnh hưởng của hoàn cảnh xấu (quả). Nếu ta tin vào một Thượng Đế công bằng bác ái ở bất cứ mọi nơi và mọi lúc, thì ta giao phó cho Ngài xử phạt những bất công trong cuộc đời ta. Như thế ta không mất ngủ bực tức tìm cách trả thù hay tìm những lời nói đâm thọc xỏ xiêng. Với lòng tin đó ta sẵn sàng tha thứ kẻ muốn ám hại ta, tâm ta được an ổn và ta gieo rắc sự an ổn đó cho những người chung quanh ta. Làm được như vậy, mặc dù ta không mở miệng truyền giáo nhưng sẽ có rất nhiều người theo vì họ mến ta. Như thế lời cầu nguyện hữu hiệu nhứt phát xuất từ tư tưởng tha thứ thương yêu chớ không phải từ miệng nói tiếng thương yêu trống rỗng. Giáo đường chân thật của một linh mục hay mục sư là sự an ổn của con chiên khi họ cảm nhận được tình thương và sự tha thứ chân tình qua hành động của vị mục sư đó, chớ không phải cái giáo đường bằng ngói, bằng gạch. Cái giáo đường vật chất không bao giờ làm ấm được lòng người. Ta không thể nào gieo rắc sự an lành chung quanh ta nếâu ta không có cái nhân của sự an lành đó trong tâm ta. Ta có thể dối chính ta chớ không thể dối với Thượng Đế và luật nhân quả được.



    Nhân quả và y khoa.

    Tuy nhân quả xuất xứ từ Phật giáo nhưng không hạn chế ở phạm vi tôn giáo. Hiểu được nhân quả giúp ta rất nhiều trong việc phòng ngừa bịnh tật. Trong Đông Y có câu người y sĩ giỏi trị bịnh lúc mà bịnh chưa phát triển. Y khoa hiện đại cũng đồng ý với vấn đề ngưà bịnh hơn là chữa bịnh. Cách tốt nhứt cho con người về vấn đề sức khỏe và xã hội về vấn đề tài chánh là thay đổi cuộc sống để ngừa bịnh. Muốn ngừa bịnh (quả) ta phải hiểu cho ra lẽ những yếu tố gây ra bịnh (nhân), tìm cách làm suy giảm những nguyên nhân gây ra bịnh, tìm cách không tạo duyên xấu để cho hậu quả bịnh dễ xảy ra và củng cố những duyên lành để ngăn ngừa bịnh.



    Bây giờ ta hiểu nguyên nhân của nhiều chứng bịnh là do vi trùng (bacteria) và vi khuẩn (virus) có kích thươcù nhỏ hơn vi trùng gây ra. Để làm suy giảm những nguyên nhân tạo ra bịnh, những nhà thuốc sáng chế ra các loại thuốc trụ sinh. Sự ỷ y có thuốc trụ sinh để trị bịnh mà không cần phòng ngừa hoặc dùng thuốc trụ sinh một cách không phân biệt đưa đến sự ra đời của những siêu vi trùng (“super bugs”) có sức kháng trụ sinh. Về phần bịnh nhân phải ráng ăn ở vệ sinh để không tạo cái duyên cho những loại vi trùng xâm chiếm cơ thể họ. Vaccine (chích ngừa) là cách phòng ngừa bịnh bằng cách dùng bộ kháng nhiễm (immune system) để chống lại bịnh. Vaccine là một cách thay đổi duyên làm cơ thể không thuận cho sự phát triển của bịnh. Một cách ngừa bịnh khác nữa làta ăn ở vệ sinh, tìm cách tránh những nơi dễ gây ra bịnh tật là góp phần vào sự củng cố những duyên không thích hợp cho bịnh phát triển. Thực tế, ta không thể nào diệt trừ được tất cả những nhân tạo bịnh mà cách dễ dàng nhất là biến đổi cái duyên không thuận cho bịnh-quả phát triển. Con đường trị bịnh bằng cách diệt trừ nhân một cách hoàn toàn rất nguy hiểm vì có thể đưa đến sự mất cân bằng môi sinh và có thể tạo nhiều mối hiểm nguy khác. Thí dụ như khi ta đi du lịch ở những nước khác dễ bịnh tiêu chảy vì ở điều kiện ta sống không có loại vi trùng đó (nhân bị diệt) nên cơ thể ta không có chất miễn nhiễm, dễ sanh ra bịnh. Đứng trên phương diện năng lượng (sức lực, thời gian, tài chánh), dùng duyên để phòng ngừa quả là áp dụng năng lượng một cách hữu hiệu nhứt.



    Nhân quả và tâm lý học.

    Stress, sự căng thẳng tinh thần, là vấn đề lớn của thời đại. Stress có thể coi như cái cửa mở cho nhiều bịnh tật vào thân thể ta. Những triệu chứng khởi đầu của stress là lo âu, bực bội và mất ngủ . Ngoài ra nhức đầu, buồn nôn, mất ăn, cao máu với nhịp tim đập nhanh cũng có thể là một triệu chứng của stress nửûa. Thuở xưa, Đức Phật có cho một thí dụ rất thích hợp với stress ngày nay. Thí dụ rằng có một người bị mũi tên bắn bi thương. Người đó lo âu muốn biết mũi tên này từ đâu tới, ai bắn, lý do nào bắn, rồi lo sợ cho tính mạng, không biết vết thương như thế nào...người đó cứ mải lo mà quên tìm cách tháo gỡ mũi tên ra. Tính chất của lo âu là nó không bao giờ chịu dừng ở hiện tại mà lại có chiều hướng lẩn quẩn ở quá khứ hoặc tương lai. Chính vì vậy mà sự lo âu ngày càng tăng vì khi tư tưởng lẩn quẩn ở quá khứ và tương lai thì ta sẽ không giải quyết được vấn đề và tình trạng vô định đó tạo nên cái duyên làm cho lo âu càng lớn dần.



    Một khoa tâm lý trị liệu (psychotherapy) trị stress là Cognitive behavioral psychotherapy, tạm dịch là tâm lý trị liệu qua nhận thức. Ta nhận thức ta có những tư tưởng sai lầm dẫn đến sự lo âu đau khổ (1), quán xét kỹ càng rằng những tư tưởng đó không có liên hệ ở thực tế (2), sau cùng thay thế vào đó những tư tưởng thích hợp với thực tại hơn (3). Khi nhận thức thích hợp với thực tại thì ta sẽ tìm được biêän pháp giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu và từ đó nhẹ gánh lo âu. Thí dụ anh A có triệu chứng hay lo (general anxiety disorder). Khi bị chủ sở phê bình, anh về ngủ không được, liên tưởng đến ngày mai mình sẽ mất việc, không có tiền trả tiền nhà, vợ anh sẽ bực bội bỏ anh (1)... Qua khâu tâm lý trị liệu, anh kiểm duyệt lại thực tế thì không thấy có dấu hiệu nào chủ sở sẽ đuổi anh, chủ anh chỉ muốn anh sửa khuyết điểm nhỏ mà thôi, vợ chồng lúc nào cũng hòa thuận(2)... Khi nhận thức như vậy, anh cảm thấy yên tâm và hiểu rằng mình có phản ứng quá đáng (3). Khi nhìn ở khía cạnh nhân duyên quả, thì khi anh nhận thức rằng cái nhân sai lầm không quan trọng lắm, không để những tư tưởng lo âu thổi phồng sự thật ( nghịch duyên), và anh tìm cách học hỏi trao giồi nghề nghiệp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Như thế hiểu được nhân quả thì cuộc sống ta sẽ nhẹ gánh lo âu.



    Tóm lại

    Nhân quả không phải là một khái niệm tôn giáo (dogma) mà là một quy luật thiên nhiên (natural law) ảnh hưởng thế giới nội tâm và thế giới vật chất. Nhân quả còn là một lực (force) gắn liền hai biến cố với nhau qua không gian và thời gian.



    Ta khó có thể thay đổi nhân ở quá khứ, nhưng điều dễ làm là thay đổi duyên ở hiện tại để quả dữ khó có thể biểu hiện được. Ở thế giới vật chất, duyên lành là bạn tốt, nơi chốn yên tịnh (chùa, nhà thờ, hoc đường...). Ở thế giới tâm lý, duyên lành là ý muốn học hỏi, trao giồi trí tuệ, cố giữ lòng nhân từ, bác ái và tha thứ. Gần duyên lành thì quả xấu khó thể hiện hoặc thể hiện một cách yếu ớt hơn.



    Nếu ta còn giữ tâm tham, sân, si làm nhân và nuôi dưỡng những tư tưởng tham,sân, si (ác duyên) thì không bao giờ biến đổi được cuộc sống hay xã hội một cách tốt lành được (quả). Cảnh lúc nào cũng hiện theo tâm. Người mang tâm xấu lên thiên đàng sớm muộn gì cũng biến cảnh thiên đàng thành địa ngục.



    Hiểu được nhân quả thì ta nắm giữ được chìa khóa mở cửa tự do trong đời ta và giúp ta làm chủ lấy cuộc đời. Không hiểu nhân quả thì ta sẽ sống trong mê tín dị đoan hay trong sự lo âu của cuộc sống vô định, bắp bênh.



    Hiểu được nhân quả giúp ta định hướng dễ dàng và có một hướng đi và một quan niệm sống vững chắc trước mọi hoàn cảnh khó khăn.
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng hai 2008
  3. dieulinh

    dieulinh New Member

    Tham gia ngày:
    15 Tháng ba 2008
    Bài viết:
    29
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Bài của chi HQ sưu tầm hay quá. Em cũng đã chứng kiến một đôi couple đang yêu thế mà chia tay chỉ vì mẹ của chàng trai đi xem tuổi và " phán" không hợp tuổi.
    Phải chăng việc chia tay cũng là " số phận" phải đau khổ một cuộc tình!!!
     
  4. Tamminh2003

    Tamminh2003 New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    39
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Bài của tuyênhoa1985 hay quá. Tại sao lại có nhà báo nào viết câu vớ vẩn quá: "nếu bạn biết cách tin vào số mệnh thì có làm cách nào cũng không thể thay đổi được đâu..."? có lẽ nhà báo này biết cách tin vào số mệnh chăng?
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng tư 2008
  5. Tamminh2003

    Tamminh2003 New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    39
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    BÀN VỀ HÔN NHÂN VÀ SO ĐÔI TUỔi (Sưu tầm)
    “Thiện căn ở tại lòng ta,
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"…(Nguyễn Du)

    Kinh Nhẫn Nhục, ghi:
    "Ðiều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu."
    Tặng các bạn trẻ chưa lập gia đình để kén ý trung nhân. Kính tặng các bậc phụ huynh nghiên cứu để tham khảo và hướng dẫn con cái cách chọn người để kết hôn. Tôi xin chân thành cảm ơn các bậc tiền bối chỉ giáo để tôi có điều kiện hoàn thiện thêm kiến thức.

    A.KÉN VỢ KÉN CHỒNG LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA AI

    Các bậc phụ huynh ai lại không muốn cho con cháu mình hạnh phúc thì cớ sao lại không quan tâm đến việc con cái mình sẽ lấy ai? Vậy các bậc phụ huynh căn cứ vào đâu để mà quyết định việc này? Và có nên tham khảo các kiến thức kinh điển từ hàng ngàn năm nay hay chỉ theo cảm giác và sở học của mình trong nhà trường?
    Lại còn một vấn đề quá gay go là khi con cháu mình đã “chọn” được người yêu cho mình rồi thì nếu cha mẹ càng cấm thì đôi trẻ lại càng gắn bó hơn.
    Vì vậy các bậc phụ huynh phải có giáo dục và định hướng rất sớm cho các con cháu mình cách học, cách sống và làm việc và muộn hơn một chút là cả cách lựa chọn bạn trăm năm cho mình nữa.
    Các bạn trẻ trước khi yêu cũng nên tìm hiểu xem tiêu chuẩn để kén vợ kén chồng theo lề lối người xưa là như thế nào và cho đến ngày nay cái gì còn đúng và cái gì đã không còn đúng nữa.
    Trước khi yêu nhau và lấy nhau hai người cần phải tự đặt ra một câu hỏi vô cùng quan trọng mà phải tự trả lời là: Đây có phải là nửa kia của mình không?
    Để trả lời cho câu hỏi trên một cách chính xác thì không bao giờ có. Tài liệu này chỉ giúp các bạn tham khảo một số phương pháp để loại trừ bớt rủi ro lấy nhầm phải nửa kia của người khác.
    Thậm chí có trường hợp cả hai người đều rất tốt mà ở với nhau không hạnh phúc hoặc rất vất vả về kinh tế, con cái không được thành đạt hoặc thậm chí hư hỏng. Hạnh phúc của đôi vợ chồng ngoài việc phải chọn đúng theo các sách xưa đã dạy còn phụ thuộc nhiều vào sự quyết tâm hòa hợp của hai người, phụ thuộc vào sự phấn đấu tu dưỡng rèn luyện và hồng đức bốn họ của tứ thân phụ mẫu (bố mẹ vợ, bố mẹ chồng) và phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế xã hội.
    Có rất nhiều phương pháp để loại bớt và tìm thấy một số đối tượng để mà lựa chọn. Ta sẽ lần lượt tham khảo nhưng trình tự lựa chọn như sau:

    B / CÁC BƯỚC CHỌN NỬA KIA CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

    Bước I: Lựa chọn theo các sách xem số
    Sở dĩ lấy sách số ban đầu vì dễ nhất! Theo quan điểm của SA MÔN HÒA THƯỢNG THÍCH HOÀN THÔNG thì nên căn cứ thuyết Ngũ hành và “Lữ tài hiệp hôn”: Có rất nhiều tài liệu của các tác giả khác nhau nếu nhiều tài liệu bảo tốt thì là tốt nhiều, ít tài liệu bảo tốt là tốt ít. Chỗ nói tốt, chỗ nói xấu thì là nửa tốt nửa xấu. Trình tự nên như sau:
    1-Căn cứ vào Thuyết Ngũ hành ta có thể loại ra một phần năm nhân loại?!
    Ngoài ra tham khảo: Vợ chồng”: http://tuvi.vietshare.com/tuvi/vochong.asp
    Lương duyên: http://tuvi.vietshare.com/tuvi/luongduyen.asp
    2- Căn cứ “Lữ tài hiệp hôn” của Thích Hoàn Thông để tham khảo.
    http://www.quangduc.com/Nghile/16nghile9.html
    3-Căn duyên tiền định-Dương Công Hầu – để quyết định cuối cùng
    http://www.tuvilyso.com/forum/upload/files/soida/2005-04-21_222524_Can_duyen_tien_dinh_1.pdf
    http://www.tuvilyso.com/forum/upload/files/soida/2005-04-21_222602_Can_duyen_tien_dinh_2.pdf
    4- Tham khảo “Căn duyên tiền định” http://www.tuvilyso.com/forum/canduyen.asp
    5- “KIM THỬ KINH SỐ”-( kinh số con chuột vàng) chưa tìm thấy địa chỉ
    6- Tham khảo thêm: Tử vi: http://www.tuvilyso.com/forum/tuvi.asp
    7-Tử bình: http://www.tuvilyso.com/forum/tubinh.asp
    8- Tham khảo “Quỷ cốc toán mệnh”, http://www.tuvilyso.com/forum/QCTM.asp

    Bước II: Xem tướng (Tài liệu này không bàn sâu, chỉ tham khảo)
    Tham khảo:- Nhân tướng học:
    http://www.tuvilyso.com/forum/forum_topics.asp?FID=26
    -Ma y Thân tướng:
    http://www.tuvilyso.com/forum/upload/files/soida/2004-11-29_034720_Ma_Y-thantuong.pdf
    -Người đàn bà trong tướng mệnh học:
    http://www.tuvilyso.com/forum/upload/files/QuanTriVien2/nguoidanbatrongtuongmenhhoc.pdf
    -Nhân Tướng Học st
    http://72.14.235.104/search?q=cache...92374+Nhân+tướng+học&hl=vi&gl=vn&ct=clnk&cd=8


    Bước III: Xem cách Đối nhân xử thế (Tham khảo)
    Là bước cuối cùng, quan trọng nhất vì đã gần như là sắp quyết định đến nơi rồi!
    Nếu các bạn đã áp dụng trình tự đầy đủ thì xác xuất chọn nhầm nửa kia của kẻ khác tất nhiên vẫn còn cao. Thôi thì nhờ lý trí soi đường mà đừng tin nhiều vào mách bảo của con tim!? Nếu thoáng thấy nghi ngờ thì phải xem xét lại cho thật kỹ, đừng tặc lưỡi cho qua mà sau này sẽ ân hận.
    Đến đây, hạnh phúc không chỉ phụ thuộc vào “Ông trời” mà còn phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người.
    Thôi thì “đức năng thắng số” mà! đành trông cậy vào hồng đức của dòng tộc và việc tu dưỡng của bản thân vậy.
    Đến đây mà các bạn không chịu hy sinh cái tôi của riêng mình vì cái chung của hai người thì khéo ế mất thôi! Ai bảo sợ thiệt thì phải ở một mình thì ráng chịu!
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng tư 2008
  6. Tamminh2003

    Tamminh2003 New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    39
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Sau khi cập nhật kiến thức mới tôi xin sửa lại tham luận về chon tuổi vợ chồng như bài của Tamminh 2006 mới dưới đây
     
    Last edited by a moderator: 2 Tháng mười 2008
  7. Tamminh2003

    Tamminh2003 New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    39
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Nhờ admin hoặc mod giúp đỡ:
    Tài khoản của Tamminh2003 do không biết post bài đã tải file đính kèm từ máy có dung lượng quá lớn nên đã bị treo rồi (không thể tải file từ máy được nữa) Do bài post bị xấu quá nên phải lập nick mới là tamminh2006 để tải file nén đã thành công. vậy nhờ mod hoặc admin xóa giúp đỡ, xóa dùm các bài không có nội dung. Cảm ơn.
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng tư 2008
  8. Tamminh2003

    Tamminh2003 New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    39
    Điểm thành tích:
    0
    Last edited by a moderator: 27 Tháng một 2010
  9. Tamminh2003

    Tamminh2003 New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    39
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Trong "Kinh VU LAN" có kể một câu chuyện Phật trên đường dẫn đệ tử gặp một đống xương khô đã quỳ lạy khiến các đệ tử băn khoăn hỏi:
    - Bạch đấng chí tôn. ngài là đấng chí tôn sao lại quỳ lạy một đống xương khô.
    Phật giải thích rằng chúng sinh có hằng hà sa số kiếp nên trong đống xương khô này có thể có cha mẹ ta ở một trong hằng hà sa số kiếp ấy. Nhân tiện phật cũng dạy đệ tử cách phân biệt xương của đàn ông và đàn bà như sau:
    - Xương đàn ông trắng và nặng, xương của đàn bà đen và nhẹ vì đàn bà khi sinh nở đã mang một phần xương thịt của mình truyền cho đứa con của mình. vì vậy khi chúng ta sinh ra trước khi biết báo hiếu trời đất cần phải báo hiếu cha mẹ ta trước đã.
    Nếu hiểu như trên thì tự tử chưa chắc đã là một cách báo hiếu tốt, "Tung tăng mà yêu" cũng không phải cách báo hiếu tốt. Theo tôi nên tìm hiểu mong muốn của cha mẹ. Nếu chưa vận động được thì vận động dần dần và phải có lý lẽ hoặc nhờ người hiểu biết hơn tư vấn thêm. Khi cần thiết thì cũng cần phải đặt lên cân xem:
    "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn" Nguyễn Du- Truyện Kiều
    Theo tôi các bậc cha mẹ nên có định hướng con cái từ sớm. Các bạn cũng nên có tiêu chí trước khi yêu. Chứ tôi nghí không có tiêu chí mà gặp là yêu thì "nát đời hoa" mất thôi.
    Vì luân hồi không có bắt đầu không có kết thúc cho nên trong hằng hà sa số kiếp ta có nhân duyên với rất nhiều người. Nhưng cúng không nên dễ dãi quá, mà phải có tiêu chí lựa chon và phải biết chờ đợi. Đợi lòng người và đợi lòng trời. Không nên phó thác cho số mệnh.
    Chính vì vậy tôi hoàn toàn phản đối nhà báo nào "quá mê tín dị đoan" đã viết nên bài báo trên. Chỉ có cái đầu đề là hay thôi. Cảm ơn bạn Hoaquỳnh đã mở một chủ đề hấp dẫn và đã trích dẫn bài báo.
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng năm 2008
  10. tamminh2006

    tamminh2006 New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    CÁCH CHỌN VỢ GẢ CHỒNG THEO QUAN NIỆM XƯA VÀ NAY?
    (Bài này Tamminh2003 viết đã lâu rồi. Lúc đó TM chưa biết về văn hóa Lạc Việt. Tamminh chỉ muốn đưa ra các tài liệu có liên quan và quan điểm của mình. Mong được các Sư phụ chỉ giáo và cho phép sau này TM được cập nhật "Lạc thư hoa giáp" vào tài liệu này. Cảm ơn
    Xin gửi file đính kèm: (Xin lỗi diễn đàn, bản cũ có sai xót tôi đã gỡ xuống và thay bằng bản mới say đây)
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 2 Tháng mười 2008
  11. tamminh2006

    tamminh2006 New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Xin gửi diễn đàn file đính kèm:
    - Phần 1 từ tuổi Giáp Tý đến tuổi Quý Mùi, Sn: 1924+(-)60 đến 1944+(-)60, (20 tuổi)
    - Phần 2 từ tuổi Quý Mùi đến tuổi Quý Hợi, Sn: 1945+(-)60 đến 1983+(-)60 (41 tuổi)
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 17 Tháng năm 2008
  12. Tamminh2003

    Tamminh2003 New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    39
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Theo quan điểm của tác giả "Thiên sứ" về văn hóa Lạc Việt các bạn tải và giải nén file theo đường link dưới đây sẽ có một lựa chon chính xác hơn về tuổi vợ chồng và con cái.( Nếu còn thắc mắc xin liên hệ với tác giả theo đường link : http://vietlyso.com/forums/showthread.php?t=6539), Hà Hùng viết:
    "hahung xin gửi bảng tính Excel trợ giúp luận tuổi vợ chồng con cái, cần phải unzip trước khi dùng.
    Để tránh anh chị em nhỡ tay làm sai lệch, các bảng tính đều được đặt mã bảo vệ. Khi anh chị em cần hiệu chỉnh các thông số tham khảo thì phải mở khóa với mật khẩu 123456. Cứ gõ vào ô bất kỳ bị khóa thì Excel sẽ hướng dẫn mở.
    Khi sử dụng bình thường thì không cần mở khóa, chỉ cần điền năm sinh của vợ chồng và 2 đứa con, con trai hay gái vào ô màu xanh, kết quả hỗ trợ sẽ hiển thị trên ô màu vàng phía dưới để tiện luận, tổng điểm đánh giá ở ô màu hồng. Thang điểm từ 0-100, càng cao càng tốt. Lượng độ tính điểm dựa theo bài post

    http://www.vietlyso.com/forums/uploa...1189590204.zip

    Định lượng lấy thiên can làm trọng (55%), nhân mạng làm thứ(25%), địa chi (10%) và cung phi (10%) bổ túc.
    Thiên can xét cả 2 yếu tố là ngũ hành thiên can (65%) và ngũ hành thiên can phối Hà đồ (35%)
    Cung phi chỉ xét cùng hay khác đông/tây chứ không phân định chi tiết
    Cha với con trai, mẹ với con gái mức độ tương tác giảm còn 70%
    Âm dương sinh khắc nghịch lý (âm sinh dương, dương sinh âm, âm khắc dương, dương khắc âm) thì mức độ sinh khắc cũng chỉ còn 50%
    Bảng tính còn thô sơ, chỉ mới tính đến các yếu tố sinh khắc cơ bản, chưa có luận đoán hay các trường hợp đặc biệt.
    Mời anh chị em dùng thử và cho ý kiến, nếu anh chị thấy nó có ích thì trả lời đóng góp cho hahung vui. Hy vọng đóng góp được chút ít cho sự phổ biến của phương pháp.
    Hà Hùng"
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng năm 2008
  13. VoPhong

    VoPhong Hội Viên

    Tham gia ngày:
    13 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    962
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Cải số được hay ko?chiện nhảm nhí!!!Nếu cải số được thì luật "nhân-quả" vứt đi đâu?
     
  14. Tamminh2003

    Tamminh2003 New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    39
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Thưa diễn đàn và nhà tiên tri, tôi học dốt nên muốn được nhà tiên tri cho một bài để mở mắt ra: Nếu cải số không được thì sao lại gọi là có "luật nhân quả". Nếu không cải số được thì sao lại có câu: "Đức năng thắng số?" và ta phải học tập tu dưỡng rèn luyện đạo đức để làm gì?
    Phải chăng việc phấn đấu của loài người là vô vọng? (vì không cải được số phận mà)
    Theo tôi hiểu thì số phận con người không phải là một điểm đã ấn định trước mà là một giới hạn nào đó. Có sự phấn đấu vẫn hơn. Cái "hơn" ở đây là ta có thể "vươn lên tầm cao hơn" điểm "đáy" hay "điểm trung bình" của số phận.
    Chính vì lẽ này mà có thể nói theo cách khác là chỉ có "Luật nhân quả" mà không nên ỷ vào số phận vậy. Công thức:
    Quả=(Nhân)*(Duyên)
    Vì duyên do "Trời" đinh, nên ta cần phải tu nhân tích đức để quả ngày càng đẹp hơn.
    Tuy vậy việc định duyên của ông trời phải chăng là không hề có sự thay đổi theo sự thay đổi (tu nhân tích đức) của con người? Tôi tin là có ạ!
    Tin vào nhân quả, tin vào đức năng thắng số thì con người mới có đông lực để học tập lao động và tu dưỡng rèn luyện. Nếu ta tin vào nhân quả thì sao lại không tin rằng ta tu nhân lành sẽ được quả lành. Mà quả lành thì không phải tất cả là do duyên trời định trước mà cũng bởi do hằng ngày hàng ngày chăm chỉ tu nhân lành sẽ tạo ra nhân lành mà có vậy.
    Nếu tin vào nhân quả thì ta cũng đừng nên nói rằng ta có làm bao nhiêu việc tốt cũng vô ích mà thôi, vì số ta đã thế rồi! (Chỉ có điều không ai biết số ta đã thế là như thế nào vậy?)
    Kính mong được sự chỉ giáo của các cao nhân trong diễn dàn
    Xin trân trọng cảm ơn.
     
  15. VoPhong

    VoPhong Hội Viên

    Tham gia ngày:
    13 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    962
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    chào bác Tamminh2003

    Một bạn đã mắc ai 1 món nợ thì cách duy nhất là chính bản thân bạn phải trả nợ cho người ấy chứ không phải ai khác,vì thế khi bạn có giúp đỡ ai hay bố thí cho ai thì không thể để người đó trả nợ giúp bạn.
    Có nghĩa là khi bạn gây rá "nhân" thì bạn phải ráng mà nhận"quả" mặc dù bạn đã tích nhiều phúc đức,vì mọi món nợ không liên quan nhau cho nên không thể lấy cái này mà trả cái kia được.
    Bài viết trên tôi đâu có kêu gọi mọi người sống là không nên làm việc thiện đâu?Nếu bạn lảm việc thiện thì phúc đức này sẽ được tích trữ lại và nó sẽ giúp cho bạn sau khi đã trả hết nợ hay con cháu của bạn sẽ hưởng chúng nhưng con cháu bạn có hưởng được hay không còn tùy vào bọn chúng nữa.
    Lưu ý :phúc đức không dễ dàng có được,không như quan điểm thông thường của mọi người.Muốn có được phúc đức chúng ta nên nhớ câu"vô duyên từ bi",có nghĩa hành động làm việc thiện của ta xảy ra trước khi ta suy nghĩ,giống như phản xạ không điều kiện,làm thiện không tính toán cho bản thân,hay là để lấy danh tiếng và mặc dù có suy nghĩ làm thiện để tích phúc chỉ như vậy thui việc ta làm cũng chẳng có ý nghĩa gì và chẳng có phúc đức gì,hãy làm phúc giống như dòng nước chảy tự nhiên,không suy tính,không gượng ép.

    "Vô duyên từ bi".
     
  16. Sprite

    Sprite New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng năm 2008
    Bài viết:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Sprite thân chào cả nhà ạ!!!

    Nhân đây Sprite xin được bàn tí với bác tamminh2003 về Nhân - Quả ạ. Mỗi một con người đều mang một "Nhân - Quả" riêng cho mình ạ, đó là Nhân - Quả luân hồi, chứ chẳng có Trời nào mà định ra cả. Nhân tốt từ tiền kiếp thì sẽ nhận được cái kết Quả tốt ở hiện kiếp sống vậy. Đồng ý với bác rằng Quả= Nhân+ Duyên, nhưng Duyên chả phải do Trời gì định ra cả đâu, mà chỉ ở tại mỗi một con người chúng ta đã tạo ra từ trong nhiều tiền kiếp mà ra cả thôi.

    Kính bác!
     
  17. Tamminh2003

    Tamminh2003 New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    39
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Cảm ơn các ý kiến rất tâm đắc của các bạn. Đúng là luật nhân quả do tự nhiên nên phật có dạy rằng: "Ta không gieo họa giáng phúc cho người" mà tất quả nhân quả do con người tự tạo ra vậy. Vậy nên con người càng phải nên "tầm sư học đạo" thì mới hiểu được lẽ trời, lẽ người mới có thể sống đúng và làm đúng với lẽ trời và lẽ người được. Như ví dụ của nhà báo trên thì tự tử có lẽ không phải là cách tôt! Còn theo quan điểm của nhà tiên tri thì cho rằng : Đó là do số phận?
    Cảm ơn các bác đã quan tâm.
    Có đường link này rất hay mong các bác tìm đọc:
    LÀM CHỦ VẬN MỆNH:
    http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=2841
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng năm 2008
  18. VoPhong

    VoPhong Hội Viên

    Tham gia ngày:
    13 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    962
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Tôi suy nghĩ còn thiển cạn và phong văn quá cứng nhắc,có gì không được mong bác Tamminh2003 thông cảm.
    Con người nhìn nhận một vấn đề và thường có nhiều quan điểm,có thể vấn đề này đúng với người này nhưng lại chưa đúng với người khác,đây cũng là quy luật âm dương vậy.
    Con người thường tự cao cho rằng khả năng con người là vô bờ bến,có thể làm va hiểu mọi chuyện.Thật ra chỉ là tự ru ngủ bản thân.
    Vật chất,kim tiền đã làm con người biến chất.Việc có lợi thì làm không thì thôi.
    Nhưng thật sự cuộc sống này chỉ cần chúng ta sống và có suy nghĩ,hành động thuận theo tự nhiên,như vậy đã là quá tốt.

    Vài lời nói nhảm.hehehhehehhehe..............
     
  19. VoPhong

    VoPhong Hội Viên

    Tham gia ngày:
    13 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    962
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Cám ơn cô hoaquynh đã cho cháu sử dụng chủ đề này.
     
  20. Tamminh2003

    Tamminh2003 New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng tư 2008
    Bài viết:
    39
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín !?

    Bạn nhà tiên tri đùng bạn tâm và không có chi đâu.
    Thưa diễn đàn. Tôi sở học hẹp hòi nhưng có nỗi đau đáu trong lòng là sợ nhất con ngời ta không chịu học, song rồi lại đổ cho số mệnh. Và đau lòng hơn nữa lại đổ cho mê tín dị đoan.
    Đau lòng nhất là việc hôn nhân cũng đổ cho số mênh rồi sống buông thả.
    Chính vì vậy mà Tamminh2003 mới tập hợp kiến thức trong mạng để viất ra tham luân: "Chọn vợ gả chồng là trách nhiệm của ai?" để có nhiều người tham khảo và cho bình luân để Tamminh tiến bộ.
    Cảm ơn bạn Hoaquỳnh đã xới lên khái niêm: Mê tín là gì? Nó ngược nghĩa vơi xác tín. và chủ đề "Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín" thậtt là đúng thật là hay, nhưng... có vấn đề về tài liệu trích dẫn.
    Theo tôi đây là một đề tài hay và tôi cho rằng cái bài báo mà hoaquỳnh trích đăng là của một người mê tín lời lẽ văn phong và lý luận hoàn toàn mê tín. Mong được diễn đàn phản biện ạ.
    Mong bạn nhatiên tri cho ý kiến nhé?
    Mong được cao nhân tuyenhoa cho ý kiến ạ!
    Theo tôi hiểu thì mê tín là tin vào những điều không có ích lợi cho cuộc sống vì chưa được cuộc sống kiểm nghiệm bằng trí tuệ. "LỜ PHẬT DẠY" như trích dẫn sau đây cũng khiến cho người ta đừng nên mê tín - là tin vào một điều không có thật một cách ngu dốt (mê muội):
    Lời Phật dạy :
    “Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn”.

    Tăng Chi Bộ Kinh
    (The Anguttara Nikaya/The "Further-factored" Discourses)

    http://www.quangduc.com/Mucluctongquat.html
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng năm 2008

Chia sẻ trang này