Khảo luận về tướng mệnh và phong thủy (3)

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi cabachlong, 24 Tháng bảy 2006.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Phần 3

    [​IMG]

    Trần Độc Tú và Hồ Thích (bên mặt)Kỳ trước đã nói tới việc hai nhà tướng mệnh nổi danh Trung quốc là Điếu Kim Ngao và Tần Tứ Gia vào năm 1917 đã so sánh tướng mạo của hai nhân vật nổi danh trong giới trí thức trẻ tại Bắc Kinh ngày ấy là Trần Độc Tú và Hồ Thích để đoán vận hạn của họ. Họ so sánh bề ngoài của hai nhân vật này như sau:



    Hồ Thích cận thị, lông mày hơi rậm, trong khoảng mắt và lông mày không có vẻ gì là đặc biệt hơn người, còn Trần Độc Tú thì "mi thanh mục tú," chưa nói thì mắt và lông mày như muốn thể hiện tình cảm với người đối thoại, gây khả năng truyền niềm tin yêu vào người nghe. Không những thế, bề ngoài mà bàn, Trần Độc Tú đẹp trai và thanh nhã hơn Hồ Thích, ăn nói duyên dáng và hùng hồn hơn họ Hồ, xứng đáng là một lãnh tụ thanh niên ưu tú sau Thế chiến Thứ I ở Trung hoa.
    Nhưng "mi thanh" là gì? Theo khoa tướng diện thì "mi thanh" có nghĩa là lông mày không quá đậm, quá thưa và cũng không hỗn loạn mọc thiếu thứ tự. "Mục tú" là đôi mắt đẹp không những về hình dáng mà còn trong trẻo, hắc bạch phân minh, nhãn quan nhu cương hòa hợp. "Mi thanh mục tú" là hình ảnh đối nghịch với "mày rậm mắt đục" hay "mi nùng mục trọc" nghĩa là lông mi dày quá và mắt đục ngầu hay lòng trắng nhiều hơn lòng đen. Tướng học cũng cho rằng lông mày cao mới đẹp, còn quá gần mắt thì che cái sáng của mắt không phải là hoàn mỹ. Thế mà Trần Độc Tú lại có đôi lông mày cao so với mắt nên trông thông minh dĩnh ngộ hơn Hồ Thích.
    Nhưng cũng nên nói rõ lông mày rậm (như con ngài) nhưng đều và khít, tương xứng với vầng trán và ngũ quan khác không phải là xấu, có thể là võ tướng hay phúc tướng như Từ Hải "râu hùm hàm én mày ngài" hay như Chu Ân Lai chẳng hạn (họ Chu trải qua bao sóng gió trên nửa thế kỷ trên chính trường Trung Quốc, đồng chí nhiều người bị thanh trừng hay vào tù như Trần Nghị, Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Bành Chân, Đào Chú, La Thụy Khanh, Lâm Bưu và Đặng Tiểu Bình...nhưng vẫn bình chân như vại cho tới khi nhắm mắt!) Thúy Vân được Nguyễn Du mô tả là "khuôn trăng đầây đặn nét ngài nở nang" đã căn cứ vào sách tướng dạy rằng phái nữ nếu có được "khuôn mặt tròn như vầng trăng rằm và lông mày như con tầm nằm ngang" (diện như mãn nguyệt, mi nhược ngọa tầm) thì vượng phu ích tử (Tỉa cho nhỏ hay sửa cho thanh sẽ làm hại cho quý tướng và cho chồng con?) Thảo nào Thúy Vân an hưởng hạnh phúc và quyền quý hơn cô chị Thúy Kiều.
    Trở lại trường hợp Trần Độc Tú. Ông này đạt được những ưu điểm về tướng diện nghĩa là "thanh" như đã kể nhưng trong cái "thanh" lại có nhiều cái "trọc" nghĩa là có khuyết điểm.
    Điếu Kim Ngao tìm thấy ở họ Trần có ba cái "trọc" trong tướng mạo và những khuyết điểm này có thể xếp chung vào loại "hình" như sau:
    -Trước hết là "mục quang bất định" có nghĩa là ánh mắt ông ta luôn luôn di chuyển biểu hiện nội tâm bất định.
    -Kế tiếp là "ngữ vĩ tế trầm" nghĩa là âm cuối của một chữ hay chữ cuối của một câu phát ra nhỏ và thấp so với âm đầu và âm giữa hay những chữ trên của câu, nên nếu nói nhanh thì không rõ ràng, khiến người nghe bị thuyết phục bởi cách nói hùng hồn dáng điệu hăng hái của kẻ nói hơn là do lãnh hội được ý nghĩa câu nói. Có người lại cho rằng tướng tá họ Trầân thanh tao, nho nhã nhưng giọng nói tuy to nhưng lại có vẻ sấn sổ, lấn lướt và mạnh bạo thể hiện chất "trọc" trong cái "thanh."
    -"Bộ phạt bất ổn" hay bước đi, dáng đứng không vững vàng.
    -"Tiếu thanh bất dương" nghĩa là tiếng cười tuy to nhưng âm hưởng không vang, không sang sảng hay gây khoái tai cho người nghe và không thể hiện được nguồn vui tự nhiên của người cười.
    Tìm ra khuyết điểm biểu hiện chất "trọc" trong cái "thanh" của của Trần Độc Tú, Tần Tứ Gia luận đoán hơi khác. Ông này cho rằng Trần có bốn cái "trọc" về "khí” như sau:
    -"Trầm tư tỏa mi" nghĩa là khi suy nghĩ thì chau lông mày có dáng buồn bã chứng tỏ "ý trọc."
    -"Nhan sắc bất thuần" hay sắc mặt không đều nghĩa là hay biến sắc, đây là khuyết điểm "sắc trọc."
    -"Khí lực bất túc" hay là sức không đủ nên có dáng mệt mỏi hay "lực trọc."
    -"Tú khí bất súc" nghĩa là tinh hoa không hàm chứa mà lộ ra ngoài, thế mà "Anh hoa phát tiết ra ngoài" thì làm sao mà sung sướng cho được! Đây là nhược điểm "tài lộ."
    Căn cứ vào các phân tích trên hai nhà tướng số đã cả quyết vận mạng của họ Trầân sẽ có lúc rất hồng, tươi sáng vô cùng như vầng dương giữa ngọ. Giai đoạn đẹp nhất của ông ta có thể kể là 1917-1927. Tiếp đó là giai đoạn suy vong tàn mạt từ 1927 tới 1942. Trong giai đoạn suy tàn họ Trần sẽ gặp cảnh gia đình ly tán, cốt nhục chia lìa và thân bại danh liệt, bạn bè bỏ rơi, vào tù và cuối đời bệnh hoạn cho đến khi nhắm mắt một cách âm thầm trong quên lãng. Nên nhớ bản suy đoán được đăng trên báo tại Bắc Kinh vào năm 1917 nghĩa là trước cả cuộc Ngũ Tứ Vận Động năm 1919. Ngày đó chẳng ai tin hai nhà tướng số vì Trần Độc Tú lúc đó chưa tới 40, học giỏi (tốt nghiệp ở Nhật và có sang Pháp học thêm về văn chương), hoạt động chống nhà Thanh từ khi còn là một thanh niên, văn hay chữ tốt, có tài hùng biện, có tư tưởng cải cách, lại là khoa trưởng một phân khoa của đại học Bắc Kinh và chủ trưởng tờ Tân Thanh Niên có hàng triệu độc giả. Họ Trần lại dòng dõi phú hào ở An Huy ăn hết đời cũng chẳng hết của. Thế mà bảo hậu vận của ông ta chết trong thân bại danh liệt, nghèo túng bệnh hoạn thì mấy ai tin.
    Thời cuộc biến đổi, giai đoạn thứ nhất của họ Trần quả đúng như lời các nhà tướng học dự đoán.
    Họ Trầân trở thành khuôn mặt chủ lực của cuộc vận đồng văn hóa lịïch sử của Trung hoa được gọi là Ngũ Tứ Vận Động (04-05-1919.)
    Trần Độc Tú sang thăm Nga được Lenin o bế, Trotsky vỗ vai và mang tư tưởng cách mạng vô sản về Trung hoa. Năm 1921 ông cùng Lý Đại Sao thành lập Đảng Cộng Sản Trung hoa và được bầu làm chủ tịch kiêm tổng bí thư. Tuy nhiên, Trần Độc Tú có bản chất vốn là một người quốc gia nên không muốn nghe lệnh của của Cộng sản Quốc tế trong việc thực hiện cách mạng ở TQ. Ông chống chiến dịch thanh trừng do Stalin khởi xướng ở Nga vì Stalin giành được quyền hành ở Nga sau khi Lenin chết và Trotsky bị lưu đày. Kết cuộc Trần bị phe Mao, thân Nga lật đổ và mất chức chủ tịch kiêm tổâng bí thư đảng vào năm 1927.
    Trong năm này Trần Độc Tú gặp hai biến cố đau thương. Trước hết là mất vai trò lãnh đạo khỏi đảng mà mình thành lập, lại còn bị khai trừ khỏi đảng. Tai họa thứ hai là con trai bị giết. Cậu trai này khi ấy là một sinh viên ở Thượng Hải, một thanh niên nhiệt huyết muốn theo cha làm cách mạng và ngày ấy hoạt động với sinh viên tiến bộ ở Thượng Hải.
    Đúng vào năm 1927 cuộc Bắc Phạt của phe Quốc dân đảng thành công, phe này thắt chặt quyền hành và mở cuộc thanh trừng phe đối lập. Cảnh sát trưởng Thượng Hải ngày ấy là Dương Hổ lại là một tay hiếu sát vớ được ai khuynh tả bất kể là Cộng sản hay không đều giết cho bằng hết và cậu con Trần Độc Tú cũng bị họa lây.
    Trong khi ấy, ban đầu Quốc Cộng hợp tác nhưng phe Quốc dân đảng khuynh hữu do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo thắng phe Q. D. Đ khuynh tả của Uông Tinh Vệ, thế mà họ Trần lại là bạn của Uông nên 15-10-1932 ông bị bắt giam với bản án 13 năm về tội phá rối trị an và giam ở Nam Kinh cho tới gần năm 1937 mới phóng thích. Trong thời kỳ này ông bị cấâm cố và chẳng được cầm cả bút sáng tác. Ra khỏi tù ông lại bị đồng chí bỏ rơi, văn giới hờ hững và bị phe Mao mở chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ Trần là là gián điệp của Nhật. Thanh niên xa ông, độc giả nghi ngờ ông trong khi ông bị bệnh. Trần bị bệnh tim nặng; lại gặp chiến tranh Trung Nhật bùng nổ, tiềân bạc thiếu thốn, vợ bỏ con chết nên qua đời một cách âm thầm ở một làng nhỏ gần Trùng Khánh vào 24 tháng 05 năm 1942, giữa lúc cuộc chiến đang diễn ra kịch liệt nên chẳng ai chú ý tới cái chết của ông, đúng như lời dự đoán của Điếu Kim Ngao và Tần Tứ Gia.
    Vào buổi vãn niên cô độc có người bạn thân tới thăm và hỏi Trần Độc Tú về lời dự đoán vận mệnh của Điếu Kim Ngao, họ Trần ngậm ngùi nhìn nhận ông đành đầu hàng số mệnh, một việc mà khi còn trẻ ông chưa bao giờ nhìn nhận. Khi bàn tới Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch , một người cầm đầu đảng Cộng sản có uy quyền tuyệt đối đối với hàng triệu người, người kia là tổng thống của một quốc gia có hàng trăm triệu thần dân, họ Trầân tâm sự: "Mệnh vận của họ quá tốt. Họ Trần này chỉ vì mệnh vận không bằng họ nên kết quả mới bi thảm như thế mà thôi."
    Có người cho rằng nếu họ Trầân chịu nghe lời của Đệ tam Quốc tế (Comintern) thì sau này kẻ ngồi ghế của họ Mao phải là họ Trần, hay nếu ông cứ ở vai trò một giáo sư đại học, một nhà văn hóa thì uy tín sẽ chẳng thua gì Lâm Ngữ Đường, Lương Thực Thu, Hồ Thích hay Vương Văn Ngũ và Lỗ Tấn. Có tài liệu cho biết khi Trần mới ra đời, trong một gia đình hào phù ở Hoài ninh, An Huy, đã có một nhà mệnh học dự đoán Trần Độc Tú chỉ nên theo nghề y hay văn học và nên sang các nước Tây phương du học mới tốt, còn làm quan hay làm chính trị hay du học Đông phương khó tránh được tù tội và thân bại danh liệt. Nào ngờ lời đoán không sai.

    Hồng Minh Hùng

    ( Thời Báo INC)
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Khảo luận về tướng mệnh và phong thủy (3)

    Khảo luận về tướng mệnh và phong thủy (4)

    User Rating: / 9
    PoorBest
    Phần 4

    Dr. Hồ ThíchCác phần trước đang bàn chuyện hai đại học giả và đồng thời là chính khách nổi danh của Trung Quốc hồi đầu thế kỷ 20 là Trần Độc Tú và Hồ Thích. Họ Trần có thể không mấy người ở Việt Nam nghe danh vì hạ đài sớm, lại có tư tưởng khuynh tả, nhưng Hồ Thích thì độc giả quan tâm tới văn học mới ở Việt Nam phần đông đều nghe qua một vài lần.
    Trước đây, sau 1949, các học giả Trung hoa ở lục địa chỉ trích Hồ Thích vì họ Hồ thuộc phe Quốc Dân Đảng nhưng gần đây thời cuộc biến chuyển, Hồ Thích lại được tán dương không tiếc lời trong giới trí thức Trung hoa lục địa.
    Ở Việt Nam sau năm 1954, học giả Đặng Thai Mai ở miền Bắc, theo gót đồng nghiệp bên kia biên giới, cũng phê phán Hồ Thích dữ dội, rằng họ Hồ, về mặt văn hóa, đại biểu cho quan niệm tư sản và phong kiến phản động.

    Trong khi ấy ở miền Nam VN, Hồ Thích vẫn được tìm hiểu và khen ngợi một cách khách quan trong nhiều tác phẩm khảo cứu, trong đó có cuốn Văn học sử Trung quốc (phần Hiện đại) của Nguyễn Hiến Lê và tác phẩm về Hồ Thích của Huỳnh Minh Đức. Các tác phẩm của Hồ Thích về triết học sử và văn học sử của Trung hoa cũng đã từng được dịch ra tiếng Việt hay được dùng làm tài liệu tham khảo chính cho các học giả VN nghiên cứu về Trung hoa.
    Gạt chuyện văn hóa sang một bên, xin mời quý độc giả trở lại vấn đề tướng mệnh. Thầy tướng Điếu Kim Ngao của Thượng Hải năm 1917 nhận định về tướng mạo của Hồ Thích đã cho rằng thuộc loại "trọc trung đới thanh" nên bề ngoài nhìn nhiều khuyết điểm (trọc) nhưng đi sâu hơn có ẩn tàng điểm ưu tú (thanh) vô cùng quý giá (trong đó bao gồm cách đi và phong cách biểu hiện qua cử chỉ.) Vì thế Hồ Thích về tướng mạo thuộc "loại xấu" nhưng có yếu tố cứu nguy nên vẫn thuộc thượng cách dù chỉ thuộc loại thượng-trung chứ không phải thượng-thượng.
    Cái xấu trong tướng mạo của họ Hồ, dù được cái đẹp ẩn tàng bổ khuyết, đã khiến công danh của ông có lúc lên như mặt trời giữa ngọ nhưng sức khỏe kém và tình duyên lận đận.
    Hôn nhân của họ Hồ là một giai thoại và nó cũng điển hình cho quan niệm về mệnh học của cổ nhân trong việc chọn người phối ngẫu. Trong đời Hồ Thích có ít nhất hai phụ nữ ông thương yêu rất mực vì tâm đầu, ý hợp, lại có trình độ hiểu biết có thể cùng ông bàn bạc chuyện văn chương và chính trị, nhưng những cuộc tình loại này đầy tan, hợp, bi, hoan. Còn người đàn bà ông sống trọn đời từ lúc tóc xanh cho tới khi tóc bạc lại là bà vợ mà cha mẹ cưới cho vào buổi thiếu thời.
    Bà này tên thực là Giang Đông Tú sinh năm 1890 nghĩa là lớn hơn Hồ Thích một tuổi.
    Hồ Thích kể lại vào tuổi thanh xuân trước khi theo học ở Cornell (1914), ông theo mẹ tới nhà một bà cô và tình cờ gặp bà họ Giang, bạn của người cô. Bà họ Giang này là phú hào trong vùng An Huy, thấy Hồ thích học giỏi lại con nhà trâm anh thế phiệt nên ngỏ ý gả con gái là Giang Đông Tú cho họ Hồ. Nhưng thân mẫu Hồ Thích (tạm gọi là Hồ mẫu) ngần ngại vì ba lý do. Lý do thứ nhất cô Giang lớn hơn Hồ Thích một tuổi (ông sinh năm 1891) mà theo tập quán của người Hoa thuở xưa thì gái hơn trai một tuổi không tốt, ngược lại trai hơn gái một lại hanh thông. Tục lệ này cũng tương tự như ta thường bảo: "nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một." Khuyết điểm thứ hai của Giang tiểu thư là có tuổi canh dần (1890). Cổ tục cho rằng con gái tuổi hổ sẽ khắc phu và chọn con dâu tuổi hổ vào nhà chẳng khác rước cọp vào nhà sau này vợ bắt nạt chồng (!) Điểm thứ ba Hồ mẫu không muốn sui gia với Giang mẫu vì bà Giang giàu quá mà họ Hồ thì "có tiếng nhưng không có miếng" vì đang suy vong. Tuy nhiên, bà họ Giang đã chấm trúng chàng rể tương lai, nhất định không bỏ cuộc và nhờ người thuyết phục Hồ mẫu rằng con gái mình tứ đức kiêm toàn và tuy là cọp nhưng thuộc loại "cọp giấy" hiền khô. Rốt cuộc, Hồ mẫu xiêu lòng nhưng đòi phải so "bát tự" mới quyết định. Thế là bát tự (ngày, tháng, năm và giờ sinh) của Giang Đông Tú (sinh ngày 08 tháng 11 năm canh dần 1890) và của Hồ Thích (sinh ngày 17 tháng 11 năm tân mão 1891) được mang ra so sánh và thấy không xung khắc. Như thế cô Tú có thể là cọp cái ở đâu không biết nhưng nếu cưới về họ Hồ sẽ là một con cọp nái vượng phu ích tử. Nhưng Hồ mẫu vẫn chưa hoàn toàn yên tâm. Cụ bà còn tuân theo tục lệ cuối cùng là để ngày sinh tháng đẻ của Giang Đông Tú trong một ống tre cùng với ngày sinh tháng đẻ của một số cô gái khác có thể chọn làm dâu tương lai của bà, rồi gác ống tre lên dàn bếp để Táo quân chọn giùm. Một thời gian sau cụ bà nghe ngóng xem trong nhà có xảy ra việc gì không như bể chén, gãy đũa, cãi cọ, hao tài hay bệnh hoạn. Nhưng tất cả bình yên chứng tỏ Táo thần cho biết các cô gái có lý lịch trong ống tre đều không gây xáo trộn trong gia đình nên có thể chọn một cho Hồ Thích. Chọn ai bây giờ? Hồ mẫu thực hiện nghi thức thông lệ. Cụ bà làm mâm hoa quả cúng Táo thần rồi lấy ống tre xuống và dùng đũa gắp một tờ ghi lý lịch của con dâu tương lại. Nào ngờ lại rút trúng thăm của Giang Đông Tú. Thế là cụ bà tin rằng trời đất đã kết hợp cho đôi lứa và mang sính lễ tới hỏi cô Tú cho cậu Hồ Thích.
    Giang Đông Tú là một phụ nữ hoàn toàn cổ, bó chân, học ít, chỉ biết tề gia nội trợï mà thôi. Hồ Thích chưa từng biết mặt cô Tú nhưng vâng lời mẹ cưới cô này làm vợ ăn ở cho tới khi đầu bạc răng long dù bên ngoài ông có nhiều mối tình lớn và lãng mạn khác. Đối với thế hệ ông, ông là nhà tân học lỗi lạc, một sinh viên xuất sắc của Cornell University (đậu B.A. tại đây) và Columbia University (đậu Ph.D. tai đây) và sau đó lại là cộït trụ của cuộc cải cách Ngũ tứ Vận động nhưng cuộc hôn nhân "tiền định" với người vợ cổ điển của ông trước sau vẫn trọn vẹn. Hồ Thích tạ thế năm 1962 nhưng Hồ phu nhân mãi tới năm 1975 mới qua đời.
    Khi kể chuyện đời mình, Hồ Thích thường nói đùa ông là mẫu người nam có "tam tòng tứ đức." Được hỏi là "tòng" ra sao và đó là các "đức" thế nào? Ông hóm hỉnh cho biết. "Tam tòng hay 'ba phục tòng' của tôi là vợ ra khỏi cửa là đi theo, vợ ra lệnh là nghe theo, và vợ nói sai cũng cứ làm theo." Còn "tứ đức," ông nói trại ra là "tứ đắc" là bốn điều làm được (vì chữ đắc là được và chữ đức là đức hạnh âm Bắc kinh đọc giống nhau.) Hiểu như thế thì "tứ đức" hay "tứ đắc" theo họ Hồ sẽ là " vợ trang sức lâu chờ được, sinh nhật của vợ nhớ được, vợ có đánh chửi nhịn được, và vợ có hoang phí cười (gượng) được."
    Ông Hồ tỏ ra nể vợ nên một trí thức đồng thời đã giễu ông bằng hai câu:
    Hồ Thích đại danh thùy vũ trụ,
    Tiểu cước thái thái, diệc tùng chi
    Có nghĩa là:


    Hồ Thích danh tiếng lừng vang
    Bà vợ chân nhỏ buộc chàng bám đuôi!


    Nhân tiện câu chuyện hôn nhân "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" của học giả Hồ Thích chúng tôi cũng xin nói qua cách so sánh ngày sinh tháng đẻ của một đôi xem nếu kết hôn có hợp hay không. Dĩ nhiên cách xe duyên kiểu này là tập tục cổ xưa không phải hoàn toàn khoa học và khách quan nhưng có thể giúp ta tài liệu tham khảo trong chọn lựa.
    Người Trung Hoa không so sánh lá số Tử vi của hai trẻ khi muốn kết hợp họ như người Việt thường làm mà so sánh Bát tự. Bát tự là tám chữ tiêu biểu, gồm hai chữ chỉ năm (như Hồ Thích sinh năm Tân Mão), hai chữ chỉ ngày (Hồ Thích sinh ngày Đinh Sửu), hai chỉ tháng (ông sinh tháng Canh Tý) và hai chỉ giờ (học giả sinh vào giờ Đinh Mùi). Trong việc so sánh bát tự, điều cần thiết là xem có yếu tố nào xung khắc trong hai lá số hay không như trong trường bát tự của Giang Đông Tú, thầy tướng số không tìm ra các chi như Dậu, Ngọ hay Mùi...có thể xung khắc các chi Mão, Tý và Sửu trong bát tự của Hồ. Nếu có xung khắc nghiêm trọng, sẽ không thể nhận vì hôn nhân dự đoán sẽ gặp nhiều sóng gió và đổ vỡ.) Người Việt cũng so tuổi nhưng chỉ so năm xem có xung hay không mà thôi chứ không so giờ, ngày và tháng nên thiếu sót. Ngoài ra, so sánh bát tự còn phải để ý tới số của cô gái hay của chàng trai có đoan chính hay trung thành hay không, và công danh sự nghiệp, tiền tài ra sao. Phụ nữ có sao Đào hoa hay Hàm trì ở bát tự thì khó mà chính chuyên, đàn ông mà trong bát tự không có quan tinh, ấn tinh (chỉ sự nghiệp) hay tài tinh (chỉ tiền bạc) và bản mệnh (tiếng chuyên môn gọi là nhật chủ) lại yếu thì sau này có thể "phi yểu tắc bần" nghĩa là đã chẳng giàu mà cũng chẳng sang, mà còn có cơ nguy chết yểu khi gặp vận xấu (muốn tham khảo về phần này xin xem Lịch tử vi Thời Báo USA năm Bính Tuất 2006 và Đinh Hợi 2007)

    Hồng Minh Hùng

    http://www.thoisubc.com/index.php?option=com_content&task=view&id=271&Itemid=37
     
  3. Admin

    Admin Administrator

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    86
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Khảo luận về tướng mệnh và phong thủy (3)

    Khảo luận về tướng mệnh và phong thủy (2)

    User Rating: / 2
    PoorBest
    Phần 2

    Kỳ trước quý độc giả đã nghe giới thiệu về cuộc thách đố giữa một người họ Chu bạn của học giả Hồ Thích và vị được coi là Thái sơn Bắc đẩu của ngành tướng mệnh Trung hoa tiền bán thế kỷ 20 là Điếu Kim Ngao. Điếu Kim Ngao và một nhà tướng diện khác, Tần Tứ Gia, vào năm 1917, cho rằng Hồ Thích tương lai sẽ thành công và hạnh phúc hơn Trầân Độc Tú mặc dù lúc đó uy thế họ Trần gấp bội họ Hồ. Hơn nữa, hai nhà tướng thuật còn cả quyết họ Hồ sẽ bỏ lãnh vực văn hóa sang hoạt động chính trị. Bản thân Hồ Thích không tin nên mới xui người bạn họ Chu đánh cá với Điếu Kim Ngao và món tiền cá độ lên tới 10.000 nguyên, một món tiền khá lớn ở Trung hoa trước Thế chiến II.






    Cũng cần nhắc lại, trái với đa số người đồng thời cho rằng tướng mạo họ Hồ và họ Trần đều là ưu việt hay thượng cách nghĩa là tốt nhất, Điếu Kim Ngao và Tần Tứ Gia luận đoán tướng mạo của hai ngôi sao thanh niên này chủ trương, họ đều có khuyết điểm không thể gọi là cách "thượng-thượng" được mà chỉ thuộc loại "trung-thượng" mà thôi. Nói cách khác cả hai đều bị xếp vào loại "danh cao ư thực" (danh vọng cao nhưng thực quyền thấp) hay "quý nhi vô quyền" (có quý cách nhưng không có quyền) và "khởi lạc vô định" (lên xuống khó lường.) Không những thế gia đình của họ cũng không mấy hạnh phúc. Tại sao các tướng mệnh gia lại vừa khen vừa chê hai họ Trần và họ Hồ. Theo họ, Trần Độc Tú có cách "thanh trung đới trọc" và cái xấu (trọc) đã làm giảm cái tốt (thanh.) Còn họ Hồ thì "trọc trung đới thanh" và cái tốt (thanh) đã bù được cái xấu (trọc.)
    Hồ Thích, sinh năm 1891 ở An Huy, sau khi có học vị tiến sĩ của đại học Columbia ở Mỹ về vào năm 1917 đã trởû thành một trong những cây bút tiền phong cải cách văn hóa ở Trung quốc và được coi như một trong những cột trụ của phong trào Ngũ Tứ Vận Động (trong đó còn có Lỗ Tấn, Lâm Ngữ Đường và Trần Độc Tú.) Ông cũng là nhà thơ mới, nhà nghiên cứu triếât học và văn học với hàng trăm tác phẩm xuất sắc và giảng dạy tại Đại học Bắc kinh khá lâu. Hồ Thích viết báo có hàng triệu độc giả, Hồ Thích diễn thuyết có hàng triệu người nghe. Danh vọng lên cao nhưng cuộc sống Hồ Thích trước khi xảy ra cuộc chiến Trung-Nhật thuần túy là văn hóa. Ông hăng say viết sách, viết báo hô hào cải cách văn tự, văn hóa và tư tưởng trên các báo như Tân Thanh Niên và Tân Nguyệt, và chẳng màng tới hoạn lộ.
    Con ngươi họ Hồ mảnh khảnh, cận thị lông mày rậm, kém hoạt bát, trông có vẻ một học giả, tướng mạo không có gì xuất sắc, lại không thích chính trị nhưng Điếu Kim Ngao dám đoan chắc hai điều:
    - Hồ Thích sẽ bỏ môi trường tân văn hóa mà ông là khai quốc công thần để bước sang lãnh vực chính trị vào tuổi 50.
    -Tướng mạo họ Hồ tuy bình thường nhưng ẩn tàng một số ưu điểm bù lại, và báo hiệu ông sẽ thành tựu rực rỡ và hưởng phước hơn Trần Độc Tú.
    Không mấy ai tin khi lời luận đoán, được đăng tải trên báo chí ở Bắc kinh vào khoảng 1917.
    Tại sao? Trần Độc Tú là một nhân vật có lý tưởng và có cả một quá trình hoạt động cải cách tân văn hóa và cách mạng ở Trung hoa. Họ Trần, sinh năm 1879 cũng gốc An Huy, ngày nhỏ nổi tiếng là thần đồng, từng dự kỳ thi hương. Tuy không có học vị bác sĩ như họ Hồ nhưng Trần đã sang Nga và sang Nhật du học và viết báo nên kiến thức rất rộng và tư tưởng khá sâu sắc. Năm 1911 họ Trần từng tham gia cuộc khởi nghĩa Vũ Xương và sau đó viết báo hô hào cải cách văn hóa và chính trị. Ông là một trong những người đi tiền phong về báo chí mới của TQ, từng chủ trương báo như Tân thanh niên (sau đổi là Tân thanh) và Giáp dần tạp chí.
    Năm 1917, Trần được mời làm giảng sư Đại học Bắc kinh về môn văn chương và sau đó làm khoa trưởng Khoa Nghệ thuật tại đại học này. Trầân khuynh tả nhưng theo trường phái Trotsky hay Đệ Tứ Quốc Tế (như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu và Bích Khê ở VN.) và là một sáng lập viên của Đảng Cộng sản Trung quốc và từng được bầu làm chủ tịch đảng và tổng bí thư vào 1921 (sau này bị lật vì phe Đệ Tam do Mao, một em út của Trần, giành được quyền lãnh đạo.) Ông ta được thanh niên coi như lãnh tụ thần kỳ, có khả năng thu hút quần chúng, nói giỏi, văn hay chữ tốt. Nhân chứng cho biết không mấy người gặp họ Trần lần đầu mà không tín phục và không có cảm tình với ông ta. Chính cái dáng anh tuấn, mi thanh mục tú của họ Trần và giọng nói, âm thanh phát ra đã lôi cuốn người đối diện. Thêm vào đó họ Trần đầy tham vọng chính trị và triển vọng tương lai chính trị xán lạn, trong khi Hồ Thích không thích chính trị, uy tín không cao bằng Trần, sức thu hút quần chùng kém Trần, lại được đoán là sẽ bỏ văn theo chính và thành tựu cao. Thực là kỳ lạ.
    Nên biết Hồ Thích và Trần Độc Tú từng là bạn thân và cùng viết cho tờ Tân Thanh Niên nhưng họ đã trởû nên xung đột vì Hồ Thích cho rằng tờ Tân Thanh Niên không nên quá thiên về chính trị mà cần chú ý tới tư tưởng và văn hóa trong khi Trần Độc Tú muốn biến tạp chí thành phương tiện tuyên truyền chính tri. Ngày ấy ai cũng tin rằng với hậu thuẫn chính trị như thế, tài năng và uy tín như thế thì họ Trầân sẽ trởû thành lãnh tụï của Trung Hoa trong tương lai (chứ không đến lầân Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình) và Hồ Thích có lẽ cũng mãi mãi sẽ là Thái sơn Bắc đẩu trên văn đàn như Lâm Ngữ Đường hay Lỗ Tấn mà thôi.
    Vào khoảng 1937 Hồ Thích cùng Từ Chí Ma, Lương Thực Thu chủ trương tờ Tân Nguyệt ởû Thượng hải và viết nhiều bài về cải cách giáo dục và được chính quyền Nam Kinh để ý và có tin Hồ Thích sắp tòng chính. Điếu Kim Ngao có hy vọng thắng và lãnh tiền đánh cuộc do họ Chu chi trả. Có người biết tin đến báo tin mừng này cho nhà tướng số thì ông này lắc đầu và nói:
    - Thắng bại chưa phân sao đã nói đến được thua. Theo tôi Hồ Thích phải sau tuổi năm mươi mới rời văn đàn tham gia chính trường còn bây giờ thì chưa đâu, chỉ là tin đồân mà thôi. Hơn nữa, cho dù có vào chính trường chăng nữa và tôi có thắng chăng nữa, cũng chẳng nhận được tiền và bạn họ Chu có thua cũng không mất tiền." Nhiều người nghe câu này ngạc nhiên không hiểu vì sao, vì tại sao được cuộc mà không được tiền, chẳng lẽ kẻ thua không chịu trả? Không phải thế. Điếu Kim Ngư lắc đầu và cho biết bản thân mình cũng không biết lý do nhưng cam kết cuộc thách đố được đặt trên sự tín nhiệm tuyệt đối, nhất là hai phía đánh cuộc đã bỏ tiền cọc vào ngân hàng.
    Thế rồi thời cuộc biến chuyển. Nhất là nhân vụ Lư Cấu Kiều (không phải Lư Cầâu Kiều như nhiều sách sử VN phiên âm sai), năm 1937 Nhật gấy hấn với Trung Hoa và chiếân tranh bùng nổ, Bắc Kinh di tản, Điếu Kim Ngư đi một đàng và ông họ Chu đi một nẻo, ngân hàng cũng di tản. cuộc thách đố vô tình bị bãi bỏ. Khi ấy mới biết lời dự đoán của Điếu Kim Ngao vô cùng chính xác. Trong giai đoạn Nhật Hoa chiến tranh, chính phủ Tưởng Giới Thạch cần một người có năng lực và có tín nhiệm, và cũng được Mỹ tin. Không ai bằng Hồ Thích nên Hồ Thích trở thành đại sứ kiêm đặc sứ Trung hoa tại Mỹ, một vai trò quan trọng hơn ngoại trưởng vì có thể toàn quyền thay chính quyền QDĐ bàn với Đồng Minh Mỹ trong việc đánh Nhật.
    Hòa bình trở lại, Hồ Thích lại quay về văn hóa-giáo dục, 1948 trởû thành khoa trưởng Đại học Bắc kinh và sau khi quốc quân sang Đài Loan vào 1949, Hồ Thích trở thành viện trưởng viện nghiên cứu trung ương. Năm 1960 ông có ra tranh cử tổng thống Đài Loan nhưng thất bại và sang Mỹ. Hai năm sau ông qua đời. Rõ ràng số của Hồ Thích tuy tốt nhưng cũng chỉ ởû mức thượng trung mà thôi.
    Điếu Kim Ngao dự tri rất xác đáng nhưng ông không giải thích được vì sao dù thắng cuộc ông vẫn không nhận được tiền cuộc mà chỉ cho rằng tại số ông không có ngoại tài và số ông Chu, kẻ cùng ông đánh cá, không có dấu hiệu hao tài khi Hồ Thích xuất chính.
    Thời cuộc biến chuyển, một yếu tố bên ngoài khoa tướng mạo và khoa số mạng.

    Hoàng Minh Hùng
    < Prev Next >
     
  4. Admin

    Admin Administrator

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    86
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Khảo luận về tướng mệnh và phong thủy (3)

    Khảo luận về tướng mệnh và phong thủy

    User Rating: / 6
    PoorBest
    Phần 1

    Số mệnh vẫn là câu hỏi của kiếp người cho dù khoa học tiến bộ đến mức nào chăng nữa. Biết bao câu chuyện thực sự xảy ra chung quanh ta, khiến nhiều người suy nghĩ về số mệnh và sửa đổi số mệnh.
    Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông là hai lãnh tụ Trung hoa cận đại nhưng họ Tưởng một đời hạnh phúc, kế nghiệp xây dựng sẵn của Tôn Trung Sơn, đánh Nhật đã có Đồng minh giúp, chống Cộng đã có Mỹ viện trợ và khi thua chạy ra Đài Loan cũng an hưởng hàng chục năm thanh bình ở Đài đảo thịnh vượng và quyền hành làm chủ một cõi sơn hà truyền đến đời con cái.

    Về đường vợ con, Tưởng Giới Thạch cũng sung sướng hơn Mao nhiều, bà thứ hai của họ Tưởng là Tống Mỹ Linh thuộc một gia đình giàu có nhất Trung hoa đầu thế kỷ 20 và cũng là một phụ nữ vượng phu ích tử và được nhiều người nể trọng, hưởng thọ tới 105 tuổi. Trong khi ấy Mao Trạch Đông cả đời lao tâm lao lực, tuy chiếm được cả lục địa nhưng chẳng lúc nào an nhàn. Về nội bộ Mao phải tranh giành quyền lực với đồng chí như Lưu Thiếu Kỳ, Đào Chú, Lâm Bưu... Đối ngoại, Mao vừa phải đối kháng với Mỹ, vừa phải quyết đấu với Khruschev của Nga. Mặt vợ con của Mao rất bi thảm. Ba đời vợ thì Hạ Tử Chân, Dương Khai Tuệ và Giang Thanh, kẻ thì bị giết, kẻ tự sát và khi nhà độc tài hấp hối cũng chẳng có ai bên cạnh vì Giang Thanh còn mải giành quyền kế vị. Con cái của Mao cũng không ra gì. Con trai duy nhất là Mao Ngạn Anh thì chết ở Triều tiên. Mấy cô con gái đường chồng con quá bạc bẽo. Nguyên nhân nào gây ra sự khác biệt về số mệnh như thế? Các nhà nghiên cứu phong thủy và số mệnh cho rằng tại mồ mả tổ tiên của hai lãnh tụ này đắc thất khác nhau. Tưởng Giới Thạch đặt phầân mộ của thân mẫu tại Phụng Hóa, Triết Giang, được nơi đất phát. Mao Trạch Đông có phần mộ của thân phụ ở Thiều sơn, Hồ Nam tuy đất tốt nhưng bị kẻ thù hủy "long mạch" nên chẳng được hưởng toàn cái may... Quay sang Tây phương, rất nhiều người chú ý tới số phận gia đình Kennedy ởû Mỹ và gia đình Aristotle Onassis ở Hy lạp. Đây là những gia tộc quyền uy và phú quý nổi danh nhưng nhiều đời gặp bất hạnh. Có người cho rằng họ thuộc vào loại gia đình bị thần linh nguyền rủa (family curse) nên đã nhận bao tai họa và thảm kịch. Có lẽ đó là lý do người tin vào mệnh vận khá nhiều. Ngay cả những kẻ không tin thần thánh cũng nhìn nhận là có số mệnh. Một học giả và là nhà văn nổi tiếng Trung hoa hiện đại là Bá Dương đã có ý kiến sau đây về vận mệnh xem ra khá xác đáng: "Không tin vào thần thánh nhưng tin vào số mệnh. Số mệnh và thần thánh không có quan hệ gì với nhau. Số mệnh thể hiện bằng những gì xảy ra ởû ngoài vòng khống chế của cá nhân trong một giai đoạn nào đó của kiếp người. Cho nên vấn đề không phải ở chỗ tin hay không tin. Nếu quả thực không có nó thì tin hay không tin là phạm vi tôn giáo. Nếu quả thực có nó, nó không còn là vấn đề của tôn giáo nữa mà là vấn đề của con người."
    Nếu nhìn nhận có số mệnh thì con người phải làm sao để đối phó? Cứ "nhắêm mắt đưa chân" đành để số mệnh "mặc cho con tạo xoay vần"? Hay cầu khẩn thần thánh để hy vọng thoát số kiếâp bất hạnh và hưởng hạnh phúc? Hay chống lại số mệnh như Lương Khải Siêu từng viết: Bách niên lực dữ mệnh tương trì (Trăm năm trong cuộc đời lấây sức của mình mà chống lại số mạng.)
    Tuy nhiên, con người có chống được số mệnh hay không? Biết trước số mệnh, có thể cải được số mệnh hay xu cát tị hung hay không? Nhà phong thủy muốn dùng khoa dương trạch hay âm trạch để cải số mệïnh, nhà tính danh học cũng muốn sửa đổi số mệnh bằng đổi tên, trong khi ấy nhà đạo đức hy vọng tướng tùy tâm sinh (tướng do tâm mà ra) giữ thiện tâm thì số mệnh sẽ được cải thiện và hoàn thiện.
    Trong phần mạn đàm về mệnh tướng, phong thủy sau đây, dành độc quyền cho Thời Báo, chúng tôi đã dựa vào nhiều thiên hồi ký cuả các nhà tướng số nổi danh Trung Hoa như Lư Nghệ An, Từ Lạc Ngô, Viên Thu San, Vi Thiên Lý, Kiến Nông Cư Sĩ, Vương Đình Chi và Tề Đông Dã...để giúp quý độc giả có thêm tài liệu suy nghĩ về một vấn đề nhân sinh và đánh giá lại giá trị của một ngành học thuật cổ, gồm tướng mệnh và phong thủy. Những câu chuyện của các tướng mệnh gia kể lại thường là những gì họ đã chứng kiến nên có thể giúp chúng ta giải trí và có nhiều cơ hội suy nghĩ về ý nghĩa của kiếp nhân sinh.
    Hồ Thích có tướng mạo "trọc trung hữu thanh"


    Nhà tướng mệnh học Vi Thiên Lý trong tác phẩm Mệnh Tướng Cố Sự kể lại kinh nghiệm về xem tướng người và mức cao thâm của những nhà xem tướng nổâi danh. Hai nhân vật được mang ra phẩm bình tướng mạo là là hai nhân vật tăm tiếng của văn đàn và chính trường Trung Hoa hồi đầâu thế kỷ 20: Hồ Thích và Trầân Độc Tú.
    Hồ Thích là một học giả lỗi lạc, không những vang danh ở Trung Hoa mà còn ở cả quốc tế, ông cũng là một chính khách danh vọng bậc nhất của Trung Hoa đầu thế kỷ trước. Ở VN chẳng mấy người nghiên cứu văn học không biết tới Hồ Thích và không ít học giả đã tán dương ông hoặc chỉ trích ông trong nhiều bài khảo luận trước và sau 1945 (chỉ trích Hồ Thích cay độc nhất và thành kiến nhất là Đặng Thai Mai.)
    Trầân Độc Tú ở Trung Hoa có uy tín hơn cả Hồ Thích. Họ Trần không những là một khuôn mặt uy tín của cải cách văn hóa ở Trung hoa đầu thế kỷ 20 mà còn là người sáng lập ra đảng Cộng sản Trung hoa và là đàn anh của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Hai người trong những năm đầu đời Dân quốc đều dạy tại Đại học Bắùc kinh và đều là nhân vật sáng chói trong giới thanh niên và văn học (Hồ Thích sinh năm 1891 chết 1962) còn Trần Độc Tú (sinh 1879 chết 1942) nên được các nhà tướng số của Bắc Kinh ngày ấy dự đoán vận mệnh. Các nhà mệnh tướng đã căn cứ vào hai tiêu chuẩn thanh trọc để bình phẩm số mạng của họ.
    Trước hết cũng nên giải thích rõ hơn hai chữ "thanh" và "trọc" trong số mệnh và tướng pháp. Thanh nghĩa đen là "trong", là tốt đẹp, là hữu dụng. Trọc nghĩa là "đục" là xấâu và vô dụng. Kẻ bình thường chúng ta chỉ thấây bề ngoài của một người nghĩa là chỉ thấy cái đẹp hay cái xấu ở tướng mạo hay cử chỉ người ấy nhưng các nhà tướng học có cái nhìn bản chất sự vật và tìm ra được cái nét siêu việt, ưu tú có thể ẩn tàng ở tướng mạo cũng như những biểu hiện hạn chế ởû một cá nhân mà họ quan sát.
    Tướng mạo con người có thể toàn thanh hay toàn trọc và trường hợp này xấâu tốt đã rõ khỏi bàn. Nhưng có trường hợp "Thanh trung đới trọc" hay trong tốt có xấu và "trọc trung đới thanh" hay trong xấu có tốt khó mà phán đoán và đánh giá. Các nhà tướng mệnh cho rằng đẹp mà trộn cái xấu là phá cách và giảm cái tốt. Còn xấâu mà hàm chứa cái tốt không những giảm xấu mà còn mang lại nhiều hanh thông và thành tựu. Sách tướng có dạy: "nhất quý để cửu tiện, nhất tiện phá cửu quý" Nghĩa là "một cách quý của tướng mạo có thể chống lại được chín cái xấu của tướng mạo. Còn một cái xấu của tướng mạo có thể làm hư cả chín cái quý của một người."
    Nhưng quý (hay tiện) ở vị trí nào mới có thể có khả năng cứu giải, bổ túc cái tốt (hay phá hoại ưu điểm)? Các mệnh tướng gia cho rằng chúng phải nằm ở những bộ vị quan trọng trong tướng mạo hay trong cử chỉ của một người.
    Vi Thiên Lý kể lại, vào năm dân quốc thứ sáu (1917) ởû Bắc kinh có hai nhà tướng thuật nổi danh là Điếu Kim Ngao và Tần Tứ Gia đã công khai trên báo chí đoán số mạng hai nhân vật thời đại Hồ Thích và Trầân Độc Tú.
    Điếu Kim Ngao cho rằng Hồ Thích có quý cách "trọc trung đới thanh", còn Trầân Độc Tú lại có khuyết điểm là "thanh trung đới trọc" và kết luận số phận Hồ Thích sẽ hanh thông hơn Trầân Độc Tú nhiều.
    Bề ngoài rõ ràng Hồ Thích không thể anh tuấn bằng Trầân Độc Tú vì đã cận thị lại thêm lông mi quá rậm nên khuôn mặt tối sầm, người lại nhỏ bé và yếu đuối. Về sự nghiệp và uy vọng họ Trần khi ấy hơn họ Hồ. Hồ Thích mới về dạy đại học, còn Trầân Độc Tú đã là khoa trưởng khoa văn, chủ nghiệm tờ Tân Thanh Niên lừng lẫy và là lãnh tụ Đệ tứ Quốc tế. Tuy nhiên, Điếu Kim Ngao phát giác ra hai điểm quý của Hồ Thích. Trước hết là trong cách ăn nói và tiếng cười của ông ta, tất cả bộc lộ nguồn lạc quan, sảng khoái, hòa nhã và thanh tao. Ưu điểm thứ hai là khi đi đứng hay ngồi, hình tướng của họ Hồ gợi hình con tiên hạc và với cốt cách này thì Trầân Độc Tú chẳng có thể sánh bằng Hồ. Điếu Kim Ngao kết luận có lúc Hồ Thích sẽ bỏ chức giáo sư đại học và xuất chính và sẽ giữ những vai trò quan trọng trong chính phủ Tưởng Giới Thạch. Điều này khi ấy khó ai tin vì họ Hồ là nhà văn hóa, tỏ ra không thích chính trị như họ Trần. Điều khó thuyết phục hơn nữa, căn cứ vào đâu mà dám nói họ Trần sau này thất bại và chết trong nghèo túng, còn họ Hồ hiển hách trên thang danh vọng? Nên nhớ cả hai ông nay đều con nhà hào phú và danh vọng đương thời.
    Bấy giờ dân Bắc Kinh thấy Điếu Kim Ngao luận về tướng mạo hai nhân tài mà họ kính phục thì đều chú ý, nhất là lời luận đoán được đăng trên báo. Kẻ không tin nhiềâu hơn người tin và chính Hồ Thích cũng tỏ ra không tin Điếu Kim Ngao. Nghe nói Hồ Thích đọc trên báo thấy Điếu Kim Ngư đoán số mạng mình như thế thì bảo người bạn họ Chu rằng: "Số mệnh tôi và Trầân tiên sinh tương lai như thế nào tôi không thể biết nhưng bảo tôi bước sang chính trị thì sai hoàn toàn. Nếu bạn có hứng thú thì tới tìm Điếu Kim Ngao đánh cuộc, được thua 5 ngàn hay 10 ngàn 'nguyên' tôi gánh cho."
    Người bạn họ Chu này tìm tới Điếu Kim Ngao để thách đố. Nhà tướng số nhận lời ngay với tiền cuộc là là 10 ngàn nguyên và mang việc này đăng lên báo chí. Cả hai cũng đồng ý "ký quỹ” ở giao thông ngân hàng Bắc kinh một khoản tiền để làm bằng. Báo chí ngày ấy đều loan tin sốt dẻo này.


    Hoàng Minh Hùng

    ( Thời báo INC)
     

Chia sẻ trang này