1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Thần pháp sư Dương Trùng Dương

    NGUYỄN VĂN ghi

    [​IMG]Thần pháp sư Dương Trùng
    Dương đang biểu diễn tạo
    tiếng chuông và đọc chú...
    tại văn phòng chính của ông
    LTS: Nhân chuyện điêu khắc gia Ưu Đàm nghỉ hè về thăm gia đình, hứng chí muốn đúc tượng cho mọi người, thầy Vũ Công Lý có ý kiến về việc điểm nhãn với những vật vô tri vô giác. Chuyện này được thiên hạ khoái biết thêm, nhờ phóng viên Việt Weekly tìm thầy Dương Trùng Dương hỏi thêm, may ra, với kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề, thầy Dương nói cho nghe về “khai quang điểm nhãn”.
    VW: Thưa ông, thế nào là “điểm nhãn khai quang”?
    DTD: Tôi cần dùng một vài ví dụ khoa học để minh hoạ cho ý niệm “khai quang điểm nhãn” về tâm linh. Ví dụ như cái điện thoại, bình thường, nó chỉ là một vật vô tri, vô giác, nếu ta không activate nó, cho điện vào, thì nó không thể dùng được. Cái máy computer cũng vậy, không có điện vào, thì không làm gì được. Nói nôm na, nó không được “khai quan điểm nhãn”. Cái điện thoại hay là máy computer khi nào được “gọi” một số nào đó, cách nào đó, nó sẽ trở nên hữu dụng. Người Á Đông chúng ta rất tin tưởng vào vấn đề tâm linh, một bức tượng, một vật thể, nếu gọi đúng tên, đúng lúc, thì sự linh thiêng sẽ ứng nghiệm. Tôi nói là sự cầu khẩn đó ứng nghiệm không phải là ngẫu nhiên, mà các vật thể đó đã được các vị thầy làm cho trở nên linh vật, huyền bí. Như một hoạ sĩ, sự xuất thần vẽ ra một bức tranh đẹp trong hàng ngàn bức tranh? Về hình tượng, họ đã nhập tâm, nhập thần vào trong đó. Tôi có nghe nói bức tượng “Thương tiếc” của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cũng là một bức tượng thiêng, một phần cũng là do ông ấy đã tập trung vào việc tạc tượng. Còn đối với một số người có niềm tin vào các bức tượng như Phật, tượng Thần tài v.v. mua về, để trong nhà, để trong tiệm để thờ, mong may mắn. Có thể những bức tượng này sẽ linh thiêng, nhưng chuyện đó rất hy hữu. Vì sao, những tượng đó chưa được “khai quang điểm nhãn”.
    VW: Như vậy, việc khai mở, làm cho một vật từ vô tri trở nên linh thiêng, phải có thầy chỉ dẫn?
    DTD: Đúng như vậy. Phải có những vị thầy biết được bộ môn khai quang điểm nhãn, tức là phải biết được mật mã, để khai mở. Một ví dụ như muốn khai mở tượng ông Thần tài. Một vị thầy phải biết đọc một số câu thần chú thế nào. (nói tới đây, ông Dương Trùng Dương mang ra một cuốn sách cũ kỹ, vẽ hình ngoằn ngoèo) Ví dụ như “thần phụng thỉnh tiên sư khai quang điểm nhãn.” Rồi muốn mở mắt cho tượng, phải đọc tiếp: “Thần phụng thỉnh tiên sư, khai nhãn lưỡng nhãn quang minh…” muốn mở hai lỗ tai, phải đọc “Thần phụng thỉnh tiên sư, khai lưỡng nhĩ…” và những câu khác, cộng thêm những nghi thức khai quang điểm nhãn khác nữa mà xin phép tôi không được nói rõ ra trên báo chí.
    VW: Ở đây, ông có giúp thân chủ “khai quang điểm nhãn” không?
    DTD: Có. Tôi vẫn thường giúp cho các thân chủ muốn tượng, ảnh, tượng Phật, tượng thần tài, thổ địa, các vật thờ bổn mạng của mình v.v. tôi có khả năng khai quang điểm nhãn. Nếu không có khả năng khai quang, thì một bức tượng chỉ là một khối đồng, một khối đất thôi.
    VW: Xin ông cho biết nghi thức, điều kiện nào để thực hiện một cuộc “khai quang điểm nhãn”?
    DTD: Dĩ nhiên là tùy thuộc vào khả năng của mỗi vị thầy, sở học của họ. Mỗi vị sẽ có cách thức để làm khác nhau. Còn về điều kiện nào để có được sự linh thiêng từ một vật, thì cũng phải có một vài điều kiện bắt buộc. Ví dụ như muốn “khai quang điểm nhãn” cho cái chuông, thì cái chuông đó phải có những điều kiện bao nhiêu phần trăm về thành phần tạo thành, về đồng, về thau, về thép v.v. Cái chuông đó sẽ khai mở để làm gì. Mỗi cái chuông sau khi khai mở, sẽ có khả năng khai mở bao nhiêu vòng luân xa, mỗi tiếng chuông khi gõ, hay kéo lên, sẽ giúp gì cho con người. (nói tới đây, thần pháp sư Dương mang ra một cái chuông nhỏ, ông kéo cái chuông từ những âm vực nhỏ, từ từ tới lớn lên, nghe càng lúc càng lớn, tiếng nghe rung khác thường)…Khi bạn nghe tiếng chuông này, bạn chú ý vào tiếng của nó, sẽ thấy thảnh thơi, an bình. Thông thường, nhìn vào cái chuông, ai cũng nghĩ là vật để đảnh, để gõ lên tiếng. Nhưng thực ra, cái chuông này sẽ khác với các cái chuông khác vì đã được tôi “khai quang điểm nhãn” rồi. Sự khác biệt giữa vật vô tri và vật linh thiêng là nhờ các thầy pháp sư đọc thần chú, cộng thêm những nguyên tắc khác về tâm linh. Đi sâu vào vấn đề rất phức tạp.
    VW: Nói về vấn đề “Khai nhãn”, nhãn có phải là mắt không? Và như thế nào là khai mở mắt mà không phải là những giác quan khác?
    DTD: Trong con người, cần phải hiểu rõ sự linh thiêng của mỗi bộ phận trong cơ thể. Người ta vẫn nói “Con mắt là cửa sổ tâm hồn”, nếu nói về các vị thầy giỏi, không cần dùng ống nghe, chỉ nhìn vào đôi mắt, là biết một người khoẻ hay bệnh. Đôi mắt có thể đọc thấy rằng người đó sắp bệnh, đã bệnh, bị bệnh đã lâu…Bệnh gì v.v. Nhìn vào đôi mắt, có thể biết người đó vui hay buồn, hận thù, đau khổ hay hạnh phúc. Một người tinh anh thì đôi mắt ra sao, kẻ ngu si đôi mắt thế nào. Khai nhãn, là mở mắt cho một vật nào đó từ vô tri trở nên linh thiêng. Một vị thầy pháp giỏi, phải biết thêm về khoa nhãn và khoa cơ thể học…để nhìn vào mắt và biết hầu như nhiều vấn đề trong cơ thể của con người. Con mắt được dùng làm biểu tượng trong tôn giáo, trên đồng đô-la v.v. Con mắt quan trọng.
    VW: Một vật nếu bị kẻ gian ác “khai quang điểm nhãn” sẽ trở nên xấu, có hại cho mọi người, có đúng không?
    DTD: Đúng. Ông Vũ Công Lý đã nói đúng. Nếu một người thầy cố tình hại người khác, thì gọi là “ếm” vào vật thể đó, làm cho nó trở nên vật ác. Mọi vật trên đời đều có âm và dương, xấu và tốt, đen và trắng v.v. Từ luật bù trừ này, thì vị thầy có thể bỏ vật âm vào nhiều hơn vật dương, xấu nhiều hơn tốt, gọi là “ếm”. Thay vì làm cho tượng đó thành tốt, thì lại làm cho nó trở nên xấu.
    VW: Nhân nói về bức tượng “Thương tiếc”, nghe dư luận đồn rằng bức tượng đã được “khai quang điểm nhãn” và có thể di chuyển được, ông nghĩ sao?
    DTD: Ai trong chúng ta cũng đã nghe nhiều về sự linh thiêng của bức tượng này, những người thấy và kể lại mỗi người một câu chuyện khác nhau. Sự thực thì nói thì nói, nhưng cũng cần phải chứng minh. Tượng “thương tiếc” tôi có biết tác giả, ông Nguyễn Thanh Thu là người có tài, đã xuất thần, tinh hoa qua bức tượng. Vì bức tượng này được đặt ở ngay tại nghĩa trang, nơi nhiều âm khí, nên có thể lâu ngày, bức tượng đó đã được nhập vào nhiều linh khí. Do đó, tôi nghĩ là bức tượng này là một linh vật là lẽ đương nhiên. Có nhiều người đã đến nghĩa trang sớm, do sương phủ, nên không thấy bức tượng, hoặc bị một ảo giác làm cho không thấy, nên họ nghĩ là bức tượng biết đi chăng?
    VW: Tại đây, chúng ta có Tượng Đài Việt Mỹ, ông nghĩ nó có thể trở nên là linh vật hay không?
    DTD: Nhìn vào bức tượng Đài Việt Mỹ, không biết có gì là linh thiêng hay không, hay chỉ là một tượng đài kỷ niệm không hơn không kém. Tôi không thấy có cái hồn trong bức tượng này. Bức tượng này không có sự thu hút, làm cho những người xung quanh phải trầm trồ lên vì sự tâm linh của họ vào. Ví dụ một người đàn lên, nhưng không ai nghe, vì người nhạc sĩ không đàn giỏi, đàn có hồn. Thì bức tượng đài Việt Mỹ cũng không có hồn, có lẽ người nghệ sĩ làm bức tượng chỉ chú tâm đến giá tiền, nên không chú ý đến mặt tâm linh của bức tượng. Do đó, một bức tượng linh thiêng cần có những tố chất rất quan trọng, khác hẳn những quan niệm thông thường của đại chúng. Có nhiều bức tượng nhỏ nhỏ, nhưng rất linh thiêng vì người nghệ sĩ đã để toàn bộ tinh thần vào trong đó. (CÒN TIẾP)

    ( Viet weekly)
     
  2. kimkhi

    kimkhi New Member

    Tham gia ngày:
    28 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Khai quang điểm nhãn

    nghe có lý lắm xin cho địa chỉ , và số ĐT của pháp sư để học hỏi thêm . Cảm ơn
     
  3. HoangThienMinh

    HoangThienMinh Ban Cố Vấn

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    380
    Điểm thành tích:
    0

Chia sẻ trang này