Khi nào đám đông trở nên ngu ngốc?

Thảo luận trong 'Tâm sinh lý' bắt đầu bởi Nguyệt, 21 Tháng ba 2008.

  1. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Giả sử một nhà quản lý muốn đưa ra một dự đoán dựa trên ý kiến của toàn bộ công ty. Liệu một sản phẩm đặc thù nào đó sẽ bán chạy? Một nhân viên nào đó có thể làm cách nào để thực hiện công việc? Khi nào một văn phòng mới đã sẵn sàng để khai trương?...
    Trong một số trường hợp nhất định, cách thức tốt nhất để trả lời những câu hỏi thể loại này là hãy tham khảo ý kiến của nhiều người và đi theo ý kiến của đa số. Theo ý kiến của James Surowiecki trong cuốn sách bán chạy “Trí tuệ đám đông”, theo một ý nghĩa nào đó thì các kết luận của một tập hợp lớn các cá nhân tốt hơn của các chuyên gia, đơn giản bởi nhóm lớn có thể tập hợp một lượng lớn trí tuệ phân tán. Thông thường những phán đoán dựa trên tiêu chuẩn thông thường, cái mà chúng ta thường gọi là sự phán đoán dựa trên con số thống kê, sẽ đúng đắn một cách huyền bí.
    [​IMG]
    Cái mà chúng ta vẫn chưa thực sự đánh giá được là tại sao và khi nào thì các phán đoán dựa trên thống kê số đông sẽ tỏ ra là chính xác hay không chính xác. Chúng ta có thể tìm thấy những giải thích cặn kẽ nhất từ ông Marquis de Condorcet người Pháp, người đề xuất Lý thuyết dự đoán Condercet. Lý thuyết đó chứa đựng những bài học bổ ích cho những ai muốn biết khi nào nên dựa vào quan điểm của nhóm, và lý thuyết đó cũng đưa ra lời cảnh báo với những ai nghĩ rằng đám đông sẽ luôn luôn đúng đắn hơn chuyên gia.
    Để hiểu được cách thức lý thuyết này vận hành, hãy giả sử rằng một số người đang cùng trả lời một câu hỏi như nhau, và có hai đáp án lựa chọn có thể xảy ra, trong đó một đáp án đúng và đáp án còn lại sai. Giả sử tiếp rằng khả năng mỗi cá nhân trả lời đúng sẽ lớn hơn 50%. Chỉ với một vài phép tính đơn giản, lý thuyết đó chứng minh rằng nhóm trả lời đúng dần tăng lên đến 100% khi số lượng người trong nhóm càng lớn.
    Các nhóm sẽ làm tốt hơn cá nhân trong việc chọn một đáp án đúng, và các nhóm lớn sẽ làm tốt hơn nhóm nhỏ, miễn là nhóm thoả mãn hai điều kiện sau: khả năng trả lời đúng là lớn hơn khả năng trả lời sai, và mỗi người sẽ có xu hướng lựa chọn đáp án đúng. Các nhà khoa học xã hội đã mở rộng lý thuyết Condercet với những câu hỏi có nhiều hơn hai đáp án. Nếu mọi người - nhân viên, giám đốc, khách hàng - có xu hướng lựa chọn đáp án đúng hơn là chọn các đáp án sai, thì kểt quả trả lời của số đông sẽ có khả năng đúng nếu như nhóm đủ lớn.
    Lý thuyết đã giúp giải thích sự tăng trưởng đột biến và độ chính xác trong việc dự đoán thị trường, và cách mọi người dự đoán về các sự kiện trong tương lai. Ví dụ nổi tiếng nhất là trường hợp của điều tra thị trường của công ty Iowa Electronic, thường tập hợp được các lá phiếu bầu dự đoán gần đúng kết quả của cuộc bầu của tổng thống. Hoặc hãy xét đến Sở giao dịch chứng khoán Hollywood, đã làm thực hiện tốt một cách ngoạn mục việc dự đoán thành công của các nhân vật được đề cử, và thật ngộ nghĩnh là vào đêm trao giải Oscar, họ đã dự đoán chính xác 15 trên 16 giải thưởng chính.
    Cũng không có gì đáng ngạc nhiên là nhiều công ty bao gồm cả Microsoft, Google đã và đang đề nghị các nhân viên của họ cùng tham gia vào thị trường dự đoán, “cá cược” liệu rằng sản phẩm sẽ bán chạy, khi nào nên khai trương văn phòng mới, và liệu rằng doanh thu sẽ cao hơn trong kì kinh doanh tới. (Thị trường có cấu trúc tuân theo các luật cấm trong các cá cược như các trò cá cược khác). Những phán đoán sơ cấp là chính xác vượt trội. Ví dụ như tại Google, nếu như các sự kiện được dự đoán 80% sẽ xảy ra thì sẽ xảy ra 80% số lần, và các lần tương tự như vậy khi sự kiện được dự đoán 60% xảy ra thì sẽ xảy ra 60% số lần.
    Nhưng có một chú ý đặc biệt quan trọng cho những người dựa vào trí tuệ đám đông và các phán đoán thị trường. Theo như lời cảnh báo của Condercet, lý thuyết của ông ta hé lộ mặt trái của các quyết định nhóm. Giả sử rằng mỗi cá nhân trong một nhóm sẽ có xu hướng ra quyết định sai hơn là đúng bởi tương đối ít người trong một nhóm có thể tiếp cận với nguồn thông tin chính xác. Trong trường hợp đó, khả năng rằng số đông trong nhóm sẽ lựa chọn đúng sẽ tiến về không khi nhóm càng lớn.
    Một vài thị trường dự đoán cũng thất bại vì lý do này. Ví dụ như trường hợp họ đã dự đoán sai khi dự đoán Tổng thống Bush bổ nhiệm các vị trí cho toà án tối cao. Khoảng nửa tiếng trước khi có công bố chính thức, đám đông hoàn toàn không để ý đến sự tồn tại của John Roberts, hiện nay là Thẩm phán tòa tối cao của Hoa Kì. Vào lúc kết thúc nhận dự đoán chỉ một ngày trước lễ nhậm chức của ông ta, giá cổ phiếu bầu cho thẩm phán Roberts chỉ được giao dịch ở mức giá 0,19% - điều này có nghĩa là họ dự đoán Roberts có 19% khả năng đắc cử.
    Tại sao lúc đó đám đông lại kém thông thái đến vậy? Nguyên nhân vì đám đông có ít thông tin chính xác để tiếp tục ra quyết định; những nhà đầu tư này, mặc dù theo đám đông, hầu như không có thông tin gì về những hành động thận trọng bên trong của chính quyền Bush.

    Những người tham gia vào kinh doanh và các chính phủ nên chú ý đến: khi không có nhiều thông tin phân tán trong tổ chức, chúng ta không nên dựa vào các suy nghĩ của các thành viên. Một nhà quản lý công ty máy tính có thể tin cậy dựa vào thị trường dự đoán nội bộ trong công ty nếu bà ta muốn biết về ngày hoàn thành sản phẩm của chính công ty. Nhưng liệu nhà quản lý đó có nên hỏi nhân viên về ngày hoàn thành sản phẩm của đối thủ cạnh tranh? Đó hẳn không là một vụ đặt cược thành công.

    Khi hầu hết mọi người không có xu hướng trả lời đúng bởi nhóm có quá ít thông tin liên quan, bạn không nên quan tâm đến sự phán đoán của số đông - và thay vào đó hãy tìm một chuyên gia.
    Cass R. Sunstein
    Harvard Business Review
    Ngọc Trâm dịch

    (lanhdao.net)
     

Chia sẻ trang này