KINH NGHIỆM DẠY DỖ CON CÁI .

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi ThanhThanh, 2 Tháng một 2007.

  1. ThanhThanh

    ThanhThanh New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    256
    Điểm thành tích:
    0
    KINH NGHIỆM DẠY DỖ CON CÁI .


    Gia đình nào cũng có trẻ em. Nếu có ông bà hoặc người nhà chăm sóc cho trẻ trong thời gian cha mẹ đi làm là quá tốt. Nhưng , nếu bạn cần phải gửi con cho nhà trẻ ( daycare ) thì nên lưu ý xem xét những yếu tố sau đây trước khi quyết định :
    * Người chăm sóc trẻ phải được huấn luyện và hiểu biết về tiến trình phát triển của trẻ , về giáo dục nhi đồng và kiến thức về các lãnh vực liên hệ.
    * Có bằng chứng nhận về khả năng chăm sóc trẻ em bởi văn phòng trẻ em của Tiểu Bang ( Office of Childcare Services ) OCCS.
    * Nơi giữ trẻ phải an toàn :
    -Trong nhà cần khoảng 150 square feet cho 1 hay 2 trẻ. Ít nhất là 225 square feet ( là nơi có thể được dùng ) cho từ 3 đến 6 trẻ. Điều này chỉ bao gồm các khoản mà người giữ trẻ sẽ dùng trong việc giữ trẻ.
    Cần có 2 lối thoát ( có ít nhất là 1 lối thoát riêng rẽ và thông suốt , được đồng ý bởi OCCS )
    Phòng vệ sinh cho trẻ phải là nơi gần chỗ giữ trẻ và không cách quá hai tầng lầu từ nơi giữ trẻ.
    -Ngoài nhà không có chướng ngại vật nguy hiểm và sân chơi dành cho trẻ phải đảm bảo an toàn , ít nhất là 75 square feet cho mỗi trẻ.
    Các lan can phía trước và sau nhà phải được đồng ý bởi OCCS.
    * Tỉ lệ ( trẻ /người chăm sóc ) là 2/1 cho trẻ dưới 2 tuổi , 4/1 cho trẻ 2 đến 3 tuổi , và 7/1 cho trẻ trên 3 tuổi.
    * Người chăm sóc trẻ phải có giấy phép và thường xuyên được kiểm tra bởi OCCS để bảo đảm môi trường lành mạnh và sạch sẽ.
    * Trẻ phải được luôn luôn trông chừng cẩn thận.
    * Phải có văn bản quy định về việc săn sóc trẻ khi bị bệnh.
    * Khu vực chơi đùa và cho trẻ ngủ phải an toàn.
    * Đồ chơi phải thường xuyên được lau chùi sạch sẽ , không có cạnh nhọn.
    * Khu thay tã và vệ sinh cho trẻ phải tách rời với khu chơi đùa.
    * Các hoá chất để lau chùi hay chất độc , dao , kéo , kềm , búa..v.v. phải đựng trong tủ có khoá cẩn thận.
    * Thuốc men , đồ dùng sơ cấp cứu , số điện thoại khẩn cấp phải để nơi dễ thấy.
    * Các ổ cắm điện phải có nắp đậy.
    * Cầu thang lên lầu phải có cửa an toàn ở đầu trên và dưới cầu thang.
    * Phải có máy báo khói và bình chữa lửa.
    * Các khu vực dành cho trẻ chơi đùa phải được rào chắn. Đồ chơi phải để trên nền đất hay cát mềm.
    * Phải có sẵn kế hoạch cho trẻ thoát thân trong trường hợp khẩn cấp.
    * Người giữ trẻ phải có giấy chứng nhận đã chích ngừa : measles , mumps , rubbella.
    Mantoux TB test ,
    và giấy chứng nhận đã được hướng dẫn căn bản về First -AID và CPR ( cấp cứu và cứu thương ) cho trẻ em và sơ sinh.
    (còn tiếp)-st
     
  2. ThanhThanh

    ThanhThanh New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    256
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: KINH NGHIỆM DẠY DỖ CON CÁI .

    AN TOÀN CHO TRẺ EM.​


    10 điều cần thiết cho sự an toàn của trẻ :

    1 Chết đuối thường xảy ra với trẻ từ 1 đến 4 tuổi. Vì thế các bậc phụ huynh nên để ý coi chừng trẻ , không nên cho trẻ tới gần những nơi như : bể bơi hay chơi gần các thùng chứa nước trong nhà.
    2 Không nên cho trẻ tới gần hay ngồi lên máy cắt cỏ.
    3 Nên dạy cho trẻ đừng bao giờ đụng vào một con chó đang ngủ , hoặc chó đang bị xích lại , hay đụng vào những con chó con đang nằm với mẹ chúng vì điều đó rất nguy hiểm.
    4 Không nên bỏ trẻ một mình trong xe.
    5 Không nên cho trẻ chơi với lửa , nhất là pháo hoa.
    6 Không nên cho trẻ chạy xe đạp mà không đội nón bảo hộ.
    7 Nên cất giữ các loại thuốc , nhất là các loại thuốc trừ sâu hay thuốc sát trùng...ở nơi cách xa tầm tay của trẻ.
    8 Không nên để những dụng cụ làm vườn gần nơi trẻ chơi đùa.
    9 Không nên cho trẻ vào bếp hoặc tới gần lò nướng.
    10 Không nên để trẻ chơi đùa gần đường xe chạy.
     
  3. ThanhThanh

    ThanhThanh New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    256
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: KINH NGHIỆM DẠY DỖ CON CÁI .

    MỘT TRÁI TIM ĐỒNG ĐIỆU
    “TÌNH THƯƠNG YÊU CỦA CHA MẸ LÀ NHỮNG CHẤT LIỆU QÚY GÍA TẠO NÊN GIA TÀI CHO CON.”
    Thích Phước Thạnh
    --------------------------------------------------------------------------

    Thương yêu và hiểu biết là một cặp phạm trù biện chứng không thể thiếu trong cuộc đời. Người con sẽ không “trưởng thành” nếu thiếu đi tình thương của cha mẹ; và đồng thời, cha mẹ cũng lắm xót xa khi nhìn thấy”sự sống nối dài” của mình “lớn lên” một cách không trọn vẹn và hoàn hảo. Vì vậy, cha mẹ phải chọn một phương pháp giáo dục thích hợp và tâm lý nhất để có thể tìm thấy tiếng nói đồng điệu giữa hai thế hệ tư tưởng khác nhau.

    GIÁO DỤC TRẺ THƠ.

    Tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm, trong mắt chúng cha mẹ là cả một “Trường đại học”. Tâm hồn trẻ thơ như một tờ giấy trắng, cha mẹ chính là người định hình và vẽ lên cuộc đời của chúng. Vì vậy, việc giáo dục ở giai đoạn này là rất quan trọng – Đặc biệt không nên đánh trẻ thơ – Người mẹ phải nên nâng niu chúng như: “Bẻ một cành hồng vào buổi sáng ban mai, phải bẻ một cách hết sức nhẹ nhàng để những giọt pha lê sương” không tan vỡ ra”. Quan niệm của ông bà xưa “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” ( spare the rod spoil the child ) ở một chừng mực nào đó sẽ không còn gía trị, nếu hiểu theo nghĩa gốc. Bởi đúng theo nguyên tắc giáo dục là không được đánh trẻ thơ – Dù chỉ một roi. Nếu các bậc phụ huynh thường hay đánh trẻ thơ sẽ xuất hiện hai xu hướng sau:

    1.HÈN NHÁT:

    Khi lớn lên chúng sẽ dễ dàng khiếp sợ, đầu hàng và vội vàng khuất phục trước những áp lực của xã hội, điều này dẫn đến tâm lý hèn nhát và rất khó thành công trong cuộc sống.

    2.CHAI LỲ:

    Do quá trình tiếp xúc với đòn roi quá nhiều sẽ dẫn đến cảm giác mất tác dụng đau đớn. Từ nỗi đau bản thân không cảm nhận thì không thể cảm được nỗi đau của người khác và đây chính là hệ qủa của sự tàn nhẫn, độc ác, lỳ đòn và ranh mãnh hơn.

    Cho nên việc chọn phương pháp giáo dục tốt nhất là: “Tâm tình”. Cha mẹ phải gần gủi, thân thiện cởi mở, ngọt ngào…. Và khéo léo tìm hiểu nguyên nhân vấn đề, để giải thích cho chúng được rỏ – Trên cơ sở sự thật và tình thương. Tuyệt đối tránh những lời thô thiển khinh khi, thiếu tế nhị, vì điều này dễ làm xúc phạm đến lòng tự trọng và tổn thương đến tâm hồn của trẻ thơ.

    NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH

    Các bậc phụ huynh cần phải” hóa thân” trở thành một người bạn đồng hành, để từ đó có thể tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, tình cảm… thậm chí đến cả những vấn đề tâm sinh lý ở tuổi mới lớn của chúng. Cha mẹ không nên thể hiện quyền lực gia trưởng và nghiêm khắc quá, vì điều này dễ dàng tạo nên khoảng cách” nguy hại” cho người con. Tâm lý giới trẻ khá phức tạp, cộng với xu hướng xã hội hóa ngày càng cao và những ảnh hưởng của luồng văn hóa mới ( Phương Tây ) du nhập vào; từ đó đã hình thành nên một thế giới quan đặc trưng mang hơi thở của thời đại và điều này sẽ khập khiển, nếu đem so sánh với hệ tư tưởng của vài thập niên về trước. Để tìm được nhịp đồng cảm với người con trong “Thế hệ mới” ở chừng mực nào đó, các bậc phụ huynh cần phải hoán chuyển vai trò. Tức là “biến” vai trò mình thành một người bạn, người chị, người anh… nhằm cọ xát thực tế và đời sống tâm lý để từ đó ta có định hướng đúng đắn cho chúng chọn. Sớm phát hiện và bồi dưỡng những thiên hướng tích cực, đồng thời triệt tiêu những mầm móng tiêu cực thiếu lành mạnh đang hình thành trong tư tưởng chúng.

    Cha mẹ không nên can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của con. Phải tôn trọng quyền lợi, sở thích,thói quen tích cực, lý tưởng,tôn giáo tình cảm, quan điểm…. Của người con. Cha mẹ chỉ đóng vai trò “hướng dẫn viên” hoạch định cho chúng đi đúng hướng tích cực và phù hợp với hoàn cảnh thực tế gia đình, xã hội cũng như những khả năng sở thích vốn có của chúng.

    TÌNH THƯƠNG VÀ TRÍ TUỆ:

    Sẽ là mù quáng nếu tình thương thiếu hiểu biết và ngược lại, sẽ là vô tình một cách tàn nhẫn nếu hiểu biết không có sự hiện hữu của tình thương. Tình thương kiểu” vung tay quá trán” vô hình trung đưa người con đến chổ hư hỏng, thất bại, ỷ lại, đua đòi… thậm chí rơi xuống đáy tội lỗi tận cùng của cuộc đời. Thương con không có nghĩa là” chìu” theo ý muốn của con mọi thứ. Mà phải biết dừng đúng lúc khi xét thấy điều sắp quyết định sẽ không có lợi cho con trong hiện tại và tương lai. Để tạo được một “sản phẩm hoàn hảo” có ích cho gia đình và xã hội, đòi hỏi các bậc phụ huynh phải đầu tư rất kỷ, thậm chí hy sinh cả nước mắt và cả cuộc đời. Đầu tư thì phải có “tầm nhìn chiến lưọc” không thể vọi vàng quyết định một cách duy cảm thiếu lý trí, vì điều quyết định manh động trên sẽ dễ dàng dẫn đến “ phá sản” có những bậc cha mẹ vì quá thương con – muốn gì được nấy – luôn tạo mọi điều kiẹân tốt nhất để con mình không thua kém bạn bè, nhưng đâu biết rằng đó là hành động của “viên đạn một đường” ( dẫu không cố tình!) cho con mình ăn phải… chẳng hạn; chúng không có ý thức qúy trọng những thành qủa lao động và gía trị của đồng tiền, tính đua đòi ăn chơi sa đọa, hút chích, đua xe, nghiện ngập… dẫn đến con đường kết bạn với “ông ba mươi” của cuộc đời.

    Còn hiểu biết, mà thiếu tình thương là sự “ vô tình tàn nhẫn” nhất. Bởi vì, trong vô vàn cái vô tình của cuộc sống, cái vô tình của cha mẹ đối với con cái là đáng trách nhất – vì đằng sau cái vô tình của cha mẹ là cả cuộc đời một người con.

    Tóm lại, những gía trị thiệng liêng của tình: Phụ – Mẫu – Tử là bất biến, là vĩnh cữu. Song, với nhịp độ phát triển cấp số nhân của xã hội trên tất cả mọi lĩnh vực ngày càng hiện đại, thì cũng kéo theo chừng ấy những hệ qủa tâm lý ngày càng phức tạp. Vì vậy, cha mẹ cần phải “ trang bị” một lăng kính hợp thời, thực tế và chánh tri kiến hơn để làm kim chỉ nam định hướng : chân – thiện – mỹ cho con. Để người con “ sản phẩm hoàn hảo” sở hữu những “ gia tài tình thương”hoàn hảo của cha mẹ.

    http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng một 2007
  4. ThanhThanh

    ThanhThanh New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    256
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: KINH NGHIỆM DẠY DỖ CON CÁI .

    CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU


    Tình thân gia đình, lòng hiếu kính với cha mẹ, anh em như thể tay chân... là những điều các bậc cha mẹ cần giáo dục cho con. Tuy nhiên, nếu nói một cách quá trang trọng, có thể bọn trẻ sẽ cảm thấy nặng nề và khó hiểu.


    Hãy tham khảo một số cách vui vẻ thú vị hơn mà vẫn giúp con bạn hiểu được "chúng ta là một gia đình" nghĩa là thế nào!

    Vào mỗi kỳ sinh nhật của con, cả bố và mẹ hãy kể cho con nghe về ngày con sinh ra một cách thật chi tiết: đến bệnh viện như thế nào, hôm đó thời tiết ra sao, mẹ chuyển dạ trong bao lâu, bố làm gì trong lúc chờ đợi... Bọn trẻ sẽ hỏi thêm rất nhiều nữa và tự cảm nhận một cách sâu sắc về công cha nghĩa mẹ.

    Thỉnh thoảng viết những lá thư ngắn cho các con, nói rằng bạn rất yêu thương chúng và thật hạnh phúc khi có chúng rồi đặt dưới gối hoặc dán ở đầu giường ngủ của bọn trẻ. Chúng sẽ rất vui thích đọc những thông điệp chứa chan tình thương đó và sẽ giữ làm kỷ niệm suốt đời!

    Khi các con còn nhỏ, trước giờ đi ngủ nên là thời gian cả nhà quây quần bên nhau. Lúc đó bố mẹ khuyến khích các con kể chuyện, đọc thơ, hát hò và "khán giả” bố mẹ vỗ tay. Khi các con lớn hơn, hãy cố gắng giữ bữa cơm tối là giờ sum họp cả gia đình. Đừng để bọn trẻ mỗi đứa bê một tô cơm vừa ăn vừa xem tivi hoặc mang vào phòng riêng vừa ăn vừa chơi gam vi tính! Ngay từ đầu, hãy biến bữa ăn tối thành thời gian thiêng liêng trong ngày để ai cũng cảm nhận được nhu cầu thôi thúc phải về nhà cùng ăn tối để trò chuyện với nhau.

    Mỗi khi bọn trẻ xứng đáng được khen thưởng, hãy cho các con viết ra giấy những gì chúng ao ước. Bạn sẽ phát hiện những điều thú vị khi sở thích của bọn trẻ thay đổi theo năm tháng. Rồi một dịp nào đó, kết thúc học kỳ chẳng hạn, hãy dành riêng một ngày cùng thực hiện một điều con đã ao ước như đi mua sắm, đi dã ngoại... Đấy là những lúc chỉ có bố, mẹ hoặc cả bố và mẹ với các con thôi.

    Dù là trong chuyến công tác nước ngoài hay chỉ đơn thuần là một lần đi siêu thị, hãy để mắt tìm những món quà nho nhỏ, dễ thương và rất rẻ cho các con: một miếng hình dán, quyển sổ xinh xinh, chiếc kẹp tóc, cây viết, đôi vớ... Nhận được những món quà nhỏ xinh ấy, bọn trẻ biết rằng bố mẹ luôn nghĩ đến chúng. Thỉnh thoảng, hãy bí mật để những món quà ấy vào những nơi bất ngờ - trong hộc bàn, trong giày chẳng hạn - cho con trẻ một sự ngạc nhiên thú vị!

    Vào mỗi tối thứ bảy, cả nhà dành chừng nửa tiếng trước khi đi ngủ để cùng nhau lập thực đơn ngày chủ nhật, mỗi thành viên chọn món ăn cho một bữa ăn. Nhờ thế, mỗi người đều biết rõ sở thích ăn uống của nhau. Mỗi cuối tháng, tổ chức “hội nghị bàn tròn" gia đình, từng thành viên phải tự đề ra một mục tiêu cần đạt được trong tháng tới. Ví dụ, con bé 5 tuổi phải bỏ được tật mút tay còn cậu cả 12 tuổi không được thức khuya, mẹ phải đi tập thể dục ba lần một tuần còn bố chạy bộ lúc sáng sớm. Việc này sẽ tập cho các con quan tâm tới cuộc sống của các thành viên khác trong nhà.

    Rồi bạn sẽ thấy bọn trẻ thường xuyên nhắc nhở: "Ba ơi, tuần này ba dậy trễ và bỏ chạy bộ đó nha!”, chẳng han. Ngoài ra, hai vợ chồng cần lên kế hoạch những công việc lớn trong nhà cần thực hiện trong tháng tới. Mỗi bên lập kế hoạch riêng và trao đổi cho nhau. Rồi trước mặt bọn trẻ, cả hai cùng đàm phán vui vẻ với nhau về lý do mà mỗi bên thấy cần phải ưu tiên làm việc gì đó. Cho các con có quyền đóng góp ý kiến. Việc này sẽ giúp bọn trẻ chia sẻ những mối quan tâm của cả bố lẫn mẹ đồng thời tập được kỹ năng đàm phán với anh chị em hoặc với bạn bè.

    Mở cuộc "điều tra gia đình" với hàng loạt câu hỏi về nhiều lĩnh vực như Con / ba / mẹ chơi khá môn thể thao nào nhất?, “Thời gian nào trong ngày mà con / ba / mẹ thích nhất?". "Nếu thoải mái về tiền bạc thì con / ba / mẹ thích mua gì?"... để cho mọi thành viên trả lời. Rồi một buổi tối sum họp gia đình cuối tuần nào đó, từng người đọc to lên cho tất cả cùng nghe. Bảo đảm gia đình bạn sẽ có những giờ phút vui vẻ với những phát hiện bất ngờ về nhau.

    Cho con tự do trang trí căn phòng của chúng, bố mẹ làm “thợ phụ" và "nhà cung cấp vật liệu”. Hãy bật những bản nhạc các con thích trong lúc cùng bọn trẻ thực hiện việc trang trí đó. Khung cảnh và âm nhạc sẽ là những ký ức khó phai mờ trong tâm trí của từng người về mái ấm gia đình.

    Lập cuốn nhật ký kỳ nghỉ hè từng năm của gia đình. Trang đầu là tấm hình chụp cả nhà lúc bắt đầu chuyến đi. Tiếp theo, từng thành viên lần lượt phụ trách ghi chép những việc đã xảy ra trong một ngày của suốt chuyến đi: Cả nhà làm gì? Chơi gì? Ăn gì? Ai nhõng nhẽo bắt bố phải cõng?... Đính tờ bướm của khu du lịch cả nhà đã tới vào quyển sổ...

    Trang cuối cùng là tấm hình chụp chung cả nhà vào cuối chuyến đi. Giao cho các con nhiệm vụ giữ gìn những quyển nhật ký kỳ nghỉ hè này và nói rằng bất cứ lúc nào giận nhau, bực nhau thì hãy mở ra xem, hoặc khi nào con làm bố mẹ buồn lòng thì lúc nói lời xin lỗi hãy mang đến cho bố mẹ xem trang nào mình muốn.

    Ra đề tập làm văn "Hãy nói về gia đình” cho mọi thành viên làm, gợi ý cho bọn trẻ bằng những câu hỏi như: miêu tả căn nhà/ căn phòng; thích nơi nào trong nhà nhất, vì sao; nghĩ gì về bố/ mẹ/ anh chị, thương bố/ mẹ/ anh chị nhất về điều gì, có muốn thay đổi điều gì trong gia đình không, tại sao... Tổng hợp lại và đọc cho nhau nghe. Bạn có thể chắc rằng bọn trẻ đã hội ý làm bài tập làm văn này với nhau đấy. Đó mới chính là điều thú vị bạn muốn dành cho con mà!
    st
     

Chia sẻ trang này