Làm cha thật khó...

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi hkeikun, 26 Tháng một 2008.

  1. hkeikun

    hkeikun New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    153
    Điểm thành tích:
    0
    1. Chuẩn bị lên chức Bố

    Không ít những ông bố tương lai đã bị vợ trách: “Anh ấy làm như chính anh ấy mang bầu. Không trách sao được khi ông chồng bỗng trở nên bơ phờ ủ rũ, rồi thèm ăn dở, và lại ngủ li bì nữa chứ, chả có vẻ gì đang sẵn sàng cho vị trí ông bố tương lai.

    Có người vợ trách yêu với niềm hạnh phúc long lanh trong ánh mắt. Nhưng cũng không ít người mệt mỏi than vãn về triệu chứng “thương cảm” này, khi các đức ông chồng vì “ốm nghén” mà bỏ mặc mọi việc trong nhà cho người vợ đang thật sự mang nặng.

    [​IMG]
    Cùng với niềm vui, niềm hạnh phúc sắp có con, rất nhiều ông bố tương lai, đặc biệt là những ông bố trẻ, trở nên lo lắng về việc phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với một sinh linh bé nhỏ mà mình đã tạo ra. Chính từ những lo lắng về mặt tâm lý này, đã dẫn đến những hiện tượng ốm nghén ở nam giới như mệt mỏi, đau lưng, buồn ngủ, thèm ăn món này, món kia...

    Đó là điều bình thường và không ai phản đối cả, với điều kiện là những ông bố trong tương lai hãy đừng đùn đẩy hết công việc nhà cho cô vợ đang thai nghén.

    Thường thì người đàn ông không thừa nhận chuyện họ lo lắng khi phải lên chức. Người vợ càng hạnh phúc, càng ríu rít chuẩn bị mọi thứ cho đứa con tương lai bao nhiêu, thì người chồng lại càng “nghén” nặng hơn. Trong những trường hợp này, người vợ thay vì “buồn cười” hay trách cứ về thái độ của chồng, thì nên mở lòng để nói cho ông xã biết, họ cũng cùng chung nỗi lo lắng về việc sẽ phải nuôi nấng dạy dỗ một đứa bé để sau này trở thành một người hữu ích, nhưng hạnh phúc có con, kết quả của tình yêu còn lớn hơn nhiều.

    Khi vợ có bầu, người chồng cần hiểu rằng cô ấy cần được nghỉ ngơi, rằng cô ấy rất cần sự giúp đỡ của người bạn đời. Nên sắp xếp thời gian để đưa bà xã đi khám theo quy định kỳ và xin vào gặp bác sĩ để được tư vấn. Thường thì phần lớn các ông chồng có vợ ốm nghén lần đầu đều rất chăm đưa vợ đi khám thai, thế nhưng họ lại luôn ở ngoài. Thật ra các ông bố tương lai nên cùng vào và đặt ra những câu hỏi về những điều nên và không nên làm đối với phụ nữ cùng những nguy cơ kèm theo.

    Hiểu, nắm rõ được những gì đang diễn ra trong cơ thể của vợ yêu là điều thật sự có ích, rất có ích. Có thể bạn không hề nghĩ rằng vợ bạn rất cần đến bạn, bởi nàng thuộc thế hệ @, luôn chủ động và từ thời gian yêu cho đến khi kết hôn cũng chẳng mấy khi tỏ ra cần đến sự hỗ trợ của bạn.

    Nhưng một khi đã gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa, bạn sẽ hiểu rằng trong thời gian mang thai, nàng rất, rất cần đến sự giúp đỡ của bạn. Và chính bạn sẽ quyết định tự giúp bà xã mọi việc trong nhà hoặc tìm người phụ giúp. Đừng để nàng cảm thấy bực bội và nản lòng, hay phải về cầu cứu bố mẹ hai bên. Hơn nữa, nếu bạn không thể cất đi gánh nặng tâm lý để gánh vác bớt công việc cho bà xã, thì bạn có nguy cơ đánh mất một trong hai, hoặc thậm chí cả mẹ lẫn con.

    Đồng ý rằng tạo hoá đã mang đến cho những người phụ nữ xinh xắn, thanh nhã một sự vững vàng như thép. Nên việc cùng ốm nghén với vợ lúc đầu thì có thể ngọt ngào và thi vị đấy, nhưng càng đến gần ngày khai hoa nở nhụy thì họ càng cần được là người duy nhất trong nhà mang bầu thôi.

    Hãy gánh bớt công việc cho nàng, điều đó rất có ích cho sức khoẻ của đứa bé. Thay vì cùng nàng ốm nghén, hãy cùng nàng cảm nhận những cử động đầu tiên của đứa bé trong bụng mẹ, một hạnh phúc kỳ diệu.

    Theo Thanh niên tuần san
     
  2. hkeikun

    hkeikun New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    153
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Làm cha thật khó...

    2. Lần đầu làm Bố

    So với các bà mẹ tương lai thì các ông bố có vẻ gặp nhiều khó khăn khi phải đối diện với “tình huống” này. Phụ nữ có tới chín tháng để chuẩn bị trước tinh thần làm mẹ, còn với phái mày râu - cái sự làm bố, chẳng khác gì “sét đánh giữa mùa hè”.

    Những mối lo đàn ông
    Khi sắp lên chức bố, đấng mày râu lo sợ khá nhiều thứ, dù không ai nói ra. Một số nỗi lo bắt nguồn từ ý thức trách nhiệm và sự thiếu hụt vốn sống, cộng với những mối lo khác - từ cái ích kỷ bẩm sinh của phái mạnh.
    Vậy nên, người bố tương lai lo ngại rằng, bản thân không thể hoàn thành được những nhiệm vụ mới và sẽ chấm dứt thời kỳ cô vợ thuộc quyền “sở hữu” độc nhất của mình. Rằng, lo không kiếm đủ tiền nuôi thêm một cái “tầu há mồm”, không được thức đến tận 2-3h sáng để khám phá cuộc sống qua mạng Internet, không được xem trọn vẹn trận bóng đá của giải ngoại hạng Anh, hoặc không được bù khú với bạn bè...

    Anh ta khó hình dung làm sao có thể yêu được đứa bé suốt ngày quấy, khóc, ị, đái - tình cảnh “thê thảm” mà anh ta thường thấy trên tivi hoặc ở những gia đình hàng xóm. Anh dám chắc rằng, lũ bạn mình sẽ cười ré lên như thế nào khi thấy anh bế đứa trẻ trên tay, và cũng đồng nghĩa với ý nghĩ: sự xuất hiện của đứa con có thể làm anh ta liên tưởng đến sự chấm hết một thời tự do và trai trẻ (mặc dù đã bị hạn chế từ ngày có vợ).
    Những mối lo như thế thực ra rất thường tình. Không ít đấng nam nhi từng bị tê liệt vì những “con ngáo ộp” loại này. Chúng gây khó dễ, thậm chí cản trở người bố thiết lập mối quan hệ gần gũi với đứa trẻ. Rất may, đa số các ông bố trẻ tự tìm được đủ sức để vượt qua được nỗi lo sợ và tìm được chỗ đứng trong vai trò mới.
    Vả lại, cuộc sống thường diễn ra dưới nhiều màu sắc hơn là sự trông đợi. Thú vị là ở chỗ, các ông bố tương lai chỉ nhìn thấy những rắc rối trong khi thực tế thì toàn dẫn đến những điều vui vẻ. Thật khó hình dung được niềm vui của các đấng mày râu khi lần đầu được nghe những tiếng bi bô “bố, bố” phát ra từ cái miệng nhỏ xíu kia.
    Không tin hả? Hãy thử xem!


    Thiết lập mối thiện cảm
    Con đường để xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa người bố tương lai và đứa con phải vượt qua không ít chông gai. Những trở ngại do chính tự nhiên bày đặt, những nỗi lo làm bố hạn chế về thời gian (bản thân người bố đi làm đã vốn ít có được thời gian gần gũi con như người mẹ), và ngay cả người vợ, mẹ đẻ, mẹ vợ - những người vẫn tin chắc rằng, chỉ bản thân mình biết cách nuôi dạy con cái.
    Để vượt qua những trở ngại này, cần phải khởi đầu bằng việc xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với đứa trẻ, trong thời gian sớm nhất - thậm chí ngay từ khi nó còn ở trong bụng mẹ.
    Cử chỉ mơn trớn cái bụng bầu căng tròn của vợ, nhất là khi đứa con chung của hai người bắt đầu cựa quậy cho phép người bố tương lai nhận biết rõ hơn sự hiện diện của sinh linh nhỏ bé, và thêm nữa, kéo gần thêm sự gần gũi vợ chồng. Anh chồng có thể đưa vợ đi thăm, khám thai và sẽ là thật tuyệt vời nếu người bố tương lai lần đầu tiên nhìn thấy con mình trên màn hình chiếu.
    Chỉ cần thực sự quan tâm đến việc đứa con ra đời và tình cảm thân mật với nó, bạn sẽ tìm ra đủ thời gian cần thiết để “đối phó” với nó sau này. Hãy đừng bỏ lỡ cơ hội quan trọng chỉ diễn ra một lần. Những người bố đã từng tháp tùng vợ trong lúc vượt cạn đều nhất trí khẳng định rằng, giây phút, khi một mình với đứa trẻ đỏ hỏn vừ mới chào đời mang lại cảm giác tuyệt vời nhất.
    Cả thời gian sau này, khi đứa trẻ đã được vài ba tháng, vài ba năm (thậm chí cả chục năm đi nữa), thì cũng đừng quên rằng, sự gần gũi về mặt thể xác cũng quan trọng không kém. Vậy nên, hãy đừng e ngại bồng, bế bé, ôm bé vào lòng, âu yếm, vuốt ve... Cử chỉ âu yếm sẽ giúp bạn thiết lập mối quan hệ thân thiện với đứa trẻ, bởi chúng rất cần tình cảm như vậy - cho dù điều đó có thể gây cho bạn có cảm giác “không đàn ông” cho lắm.


    Ông bố trẻ có thể làm gì?
    Những anh bố trẻ thường tự tách mình ra ngoài rìa, một khi xuất hiện thời khắc phải quyết định liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng đứa con. Họ xử sự như vậy không phải vì lười nhác mà bởi định kiến vẫn cho rằng: đàn bà vốn trong máu đã “có tài” về khoản ấy, còn đàn ông thì không (Ồ, sao lại vô lý thế nhỉ?!). Với lại, đứa trẻ khi mới sinh ra cũng thường củng cố suy nghĩ đó trong đầu các ông bố, bởi hễ có chuyện gì, có nhu cầu gì - trước hết nó cứ hướng vào người mẹ mà “kêu gọi”.
    Đa số các ông bố khởi đầu đều rơi vào tình cảnh như thế và không tự tin vào những năng lực của bản thân.
    Đã biết mối quan hệ đặc biệt liên kết người mẹ với đứa con, hãy đừng bao giờ tự đẩy bản thân xuống vị trí “người giúp việc” dẫn đến vai trò một “vật cản đường” (“Đứng tránh ra để em thay tã cho con”); hay vai trò của một “sỹ quan cảnh sát” (“Chờ bố mày về, sẽ biết!”).
    Cũng đừng bao giờ tin rằng, phàm là đàn bà ai cũng biết chăm sóc con, còn đàn ông thì không thể. Thực tế, ai cũng có thể làm được việc này, bởi chìa khoá để giải mã nhu cầu của trẻ chính là kiến thức chắt lọc từ năng lực nghe ngóng phản ứng của chúng.
    Vai trò của người bố hiện nay không giới hạn như cách đây không lâu với việc chỉ biết kiếm tiền, trừng phạt, và thưởng quà cho con nữa rồi, bạn biết điều đó chứ?


    Trò chơi và kiến thức
    Trong nhiều trò chơi, người bố thường khơi dậy tham vọng và tinh thần ganh đua (“thử xem ai chạy nhanh hơn nào”, “xem ai xây được lâu đài cát cao hơn nhé”…), thông qua thực tế, người bố cũng dạy con những kiến thức rất cụ thể: cách cầm tuốc-nơ-vít như thế nào, đá bóng ra sao, cách thay bóng điện, cách tra một từ mới trong cuốn từ điển dày sụ… hoặc giới thiệu về thiên nhiên và nguyên lý thống trị nó... Cái thế giới này có thể rất hoà bình, và cũng rất phức tạp, nhưng nhờ có bố, bé được trang bị kiến thức phong phú để vững vàng bước vào đời.
    Trong khi truyền đạt kiến thức của mình với sự khéo léo, bạn nhớ đừng bao giờ phân chia rạch ròi ranh giới giữa “công việc của đàn ông” và “công việc của đàn bà”. Con gái có thể giúp bố sửa lại chiếc đèn ngủ, hoặc con trai đính lại chiếc khuy áo bị đứt - là những chuyện hết sức bình thường thôi. Nó cũng giống như việc ông bố giúp con làm bài tập tiếng Anh, còn mẹ dạy con đi xe đạp, chẳng có gì gọi là “trái khoáy” ở đây cả.
    Cho dù đây đó, người ta vẫn nói rằng, người mẹ truyền cho con cảm xúc, còn ông bố - hệ thống giá trị. Dẫu điều ấy có đúng thì cũng chỉ là lý thuyết. Còn thực tế gia đình là sự trợ giúp lẫn nhau, tất nhiên trong mọi lĩnh vực. Nhờ có bố, mẹ, những đứa con biết được cuộc sống trong đầy đủ sự phong phú của nó và học được sự thật, dù đơn giản: thiên hạ chẳng ai giống ai.

    Bố đưa con vào đời
    Dĩ nhiên, có ông bố không thích đắm đuối quá mức vào việc nuôi dạy con cái, và các bà mẹ cũng không thích lôi kéo chồng mình quá sâu vào “những việc đàn bà” này. Sự thật, ông bố nhiệt tình nhất cũng không thể thay thế hoàn toàn được vai trò của người mẹ, cho dù bản thân rất muốn thế. Nhưng có thế nào, thì các ông bố cũng hãy nhớ một điều: Ông bố nào cũng có vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái. Không phải là đứng sau người mẹ, mà đơn giản là hơi khác một chút thôi.
    Trong không ít gia đình, người mẹ thả lỏng cho con trẻ tự do và sự dỗ dành ngọt ngào, còn người bố - lại định ra những “lệnh cấm” cực kỳ khó chịu (kiểu như “không được đổ nước ra nhà”, “không được đá bóng ở ngoài đường”…). Thế nhưng, có cách nào khác khả dĩ trang bị cho con trẻ những nguyên tắc như thế, nếu không thông qua những mệnh lệnh đó?


    Hãy là tấm gương soi
    Có khối lượng kiến thức khá lớn, bạn truyền cho con một cách hoàn toàn vô thức. Chính thông qua con đường này, bạn ý thức được vai trò của ông bố trong gia đình - trách nhiệm của mình bằng cách quan sát và giải quyết các mâu thuẫn, có thái độ cần thiết với vợ và con cái.
    Trong tương lai, khi đã trưởng thành, chắc chắn con trai, con gái của bạn sẽ sử dụng khối kiến thức ấy. Và chúng sẽ thể hiện theo hai khả năng: lặp lại những gì mình đã được biết, đã chứng kiến hoặc sẽ làm ngược lại - nếu như chúng coi những gì đã nếm trải là xấu xa và đau đớn. Vậy nên, ông bố khôn ngoan bao giờ cũng giữ bản thân mình như tấm gương sáng suốt đời.
    Đã làm cha làm mẹ, ai cũng thấy trước mắt bản danh mục khá dài những thứ có thể chọn lựa cho bé con của bạn. Nhân ngày sinh nhật của con, buổi sáng, bạn định quà cho con thế này, nhưng đến tối đã lại nghĩ khác đi… Giá trị của tặng phẩm cứ tăng dần theo thời gian. Nhưng bạn phải nhớ rằng, cái mà đứa trẻ khao khát nhất trong cuộc đời vẫn là tình yêu của bố - mẹ, chứ hoàn toàn không phải là vật phẩm, dù là đắt tiền nhất. Lý do cũng thật đơn giản và dễ hiểu thôi: vật phẩm chỉ mang lại niềm vui trong thời gian nhất định, còn tình cảm thương yêu thì sẽ tồn tại muôn đời.
    Thế nên, khi gần con bạn hãy đầu tư thời gian và sự quan tâm cho chúng. Hãy để ý, cái gì đang làm cho con buồn phiền và vui vẻ. Đừng bao giờ dè xẻn cử chỉ âu yếm khi cần bày tỏ. Chỉ bằng cách đó, bạn đã thiết lập được sợi dây gắn kết bền chặt, không chỉ giữa cha - con, mà cả những thế hệ tiếp nối của gia đình, trong tương lai.
    Theo [​IMG]
     
  3. hkeikun

    hkeikun New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    153
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Làm cha thật khó...

    3. 5 Bí quyết khi bạn lên chức Bố...

    Rất nhiều người đàn ông lo sợ rằng không có đủ kinh nghiệm để chăm sóc cho đứa con đầu tiên vừa mới chào đời. Lên chức làm bố, làm sao để bạn hoàn toàn tự tin chào đón thiên thần bé bỏng mới ra đời.
    [​IMG]
    Sau đây là 5 cách sẽ giúp bạn thoát khỏi lo lắng naỳ:

    Đừng phó mặc cho vợ bế (ẵm) con
    Mẹ bé có thể sẽ làm cho bé nín khóc nhanh hơn, sự thật là cô ấy đã tìm hiểu được cách dỗ con mau nín, và bạn hoàn toàn có thể làm được giống như cô ấy nên đừng vì thế mà bạn bỏ qua những cơ hội để gần gũi với con. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, cơ hội tiếp xúc với con ít chính là cản trở lớn nhất làm xa cách hai cha con. Như vậy, bạn nên dành nhiều thời gian ở bên con, dần dần mọi chuyện sẽ trở nên thành thạo.


    Không nên từ chối khi vợ đề nghị "tiếp quản" con
    Thay vì câu nói: "Anh có thể trông nó được ư? Anh chưa tự một mình chăm con bao giờ", thì bạn nên đồng ý ngay lời đề nghị này của vợ. Không có gì ngại ngùng khi bạn cần hỏi vợ những gì bạn chưa biết, hãy đừng sợ khi phải quyết định làm gì khi không có mẹ bé ở đó. Đừng sợ sai lầm, hãy chủ động và quyết đoán!


    Cần phải "đọc" được những gì con muốn
    Vốn từ vựng của con lúc này chỉ có con mới hiểu được thôi. Nhưng nếu bạn tập trung chú ý hiểu được những lời bé nói thì không có gì khó khăn cả, phụ thuộc hoàn toàn vào giác quan của bạn. "Con mệt quá, hãy cho con ăn đi, hãy thay tã cho con nào, con muốn chơi đồ chơi..." Khi bạn hiểu được ý của con, thì cả hai cha con đều chơi với nhau rất vui vẻ mà không cần đến Mẹ!


    Tương tác giữa hai cha con
    Nhiều ông bố trông con mà cứ lặng thinh, chẳng biết trò chuyện với con như thế nào? Hãy bế bé đi dạo vòng vòng trong nhà và cùng nghe nhạc. Hãy nói chuyện với bé, bé hoàn toàn có thể hiểu được bạn nói gì. Lâu dần, bé sẽ quen với giọng nói của bạn và cảm thấy yên tâm khi ở bên bạn. Và như thế, khoảng cách xa dần thay vào sự gần gũi không thể thiếu giữa hai cha con.


    Hãy tăng giá trị ảnh hưởng của bạn tới đứa trẻ
    Đàn ông và phụ nữ có cách tiếp cận với trẻ hoàn toàn khác nhau. Bố thì có xu hướng tác động rất mạnh mẽ và cứng rắn, Mẹ lại dành tình cảm âu yếm và sự nhạy cảm. Hãy dành cho trẻ những gì tinh tuý nhất từ tính cách của cha mẹ được hình thành cho trẻ ngay từ khi còn bé.
    Theo [​IMG]
     
  4. hkeikun

    hkeikun New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    153
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Làm cha thật khó...

    4. Làm một người Bố lý tưởng...

    Bọn trẻ luôn cần bạn, không chỉ như một ông bố “thét ra lửa” - trụ cột của gia đình, mà còn như một người bạn thân cùng chúng chơi những trò vui nhộn, ngốc nghếch. Theo mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, hãy nỗ lực để tình cảm cha con thêm bền chặt.
    Năm đầu của con


    Giai đoạn sơ sinh là thời điểm lý tưởng cho các ông bố xây dựng mối gắn kết với em bé nhà mình, đó là chưa kể mẹ cũng rất mệt và luôn cần bố giúp sức.
    Bố có thể làm gì?
    Nếu cảm thấy mình thích hợp với vai trò hát ru, hãy ôm bé mỗi tối và nựng cho bé ngủ bằng bài hát ầu ơ. Chưa biết chừng lớn thêm chút nữa, bé với bạn lại có thể kết hợp làm một “buổi hòa nhạc” tại nhà.
    Thi thoảng hãy tắm cho con (bà xã rất sẵn lòng để bạn làm điều đó), hoặc ngồi trên ghế sofa xem bóng đá trong khi vẫn ôm bé trong lòng. Bé ngoan ngủ yên, thở đều trong vòng tay bạn là hình ảnh vô cùng ý nghĩa của tình phụ tử.

    Tuổi bé biết đi
    Trò chơi cưỡi ngựa chính là thế mạnh của bố. Thông qua các trò chơi với bố, bé học cách sử dụng cơ thể mình theo cách mới, cùng với sự phát triển của bé, “mối thâm tình” với bố cũng được thắt chặt đáng kể.

    Bố có thể làm gì?
    Các bé rất thích chơi trò “võ sĩ”. Trong trò chơi đó, bé sẽ tìm mọi cách ủn cho bố lăn kềnh ra sàn rồi trèo bò lên người bố. Trò chơi dạy cho bé học cách tin vào chiến thắng. Ngay cả khi bị bố tung hứng lên cao bé vẫn cứ yên tâm vì biết mình tuyệt đối an toàn.
    Một ông bố yêu trẻ con như bạn cũng có thể bò quỳ xuống sàn giả làm “ngưu ma vương”, chĩa đầu về phía bé rồi “gừ gừ” đuổi bắt. Các bé sẽ chạy rồi giả vờ ngã vì bé thích được bố “bắt” mà.
    Các trò chơi sẽ cho bé thấy mình đang được bố chăm sóc, yêu thương theo một cách thật nhộn.

    Học mẫu giáo

    Đây chính là giai đoạn các ông bố có thể kết nối với con nhờ thú vui đọc sách. Liên tiếp các nghiên cứu cho thấy, trẻ càng được nghe đọc sách nhiều càng phát triển vốn từ vựng và khả năng nghe nói.
    Bố làm gì?
    Khi thấy các con đã đọc được trọn câu, thậm chí cả trang sách, bạn có thể bắt đầu sáng tạo ra những câu thật “ngố” để chọc cười bọn trẻ. Đây sẽ là “trò chơi” mới mà con bạn mong ngóng mỗi tối trước khi đi ngủ.
    Cũng có thể đọc truyện cổ tích, truyện thiếu nhi cho con nghe. Hãy làm thật tốt vai trò người kể chuyện, diễn cảm với giọng tên cướp biển, gã khổng lồ hay người tí hon v.v. Rồi bạn thấy, bé sẽ không để ai khác ngoài bố đọc truyện cho mình.

    Tuổi đến trường
    Cuối cùng con bạn cũng đến tuổi nhận thức đầy đủ. Giờ bạn có thể chia sẻ với con những gì mình yêu thích cũng như giúp con tìm thấy niềm đam mê riêng của chúng.
    Bố làm gì?
    Nếu bạn là phi công, hãy chia sẻ tình yêu với những chuyến bay của mình cùng bé. Nếu bạn là kỹ sư xây dựng, hãy chỉ cho bé cách “xây” những ngôi nhà gỗ bé tẹo. Dạy bé cả những công việc như chuẩn bị bữa tối, làm cách nào theo dấu các con vật trong tự nhiên.
    Đừng thiên vị giới tính, ngay cả bé gái cũng nên được bố dạy cách dùng búa, dùng cưa, đinh ốc v.v. Bé sẽ phát triển toàn diện và tự tin hơn vào bản thân.
    Một ngày nào đó con bạn sẽ đầy tự hào mà rằng: “Hôm qua con nấu bữa tối cho cả nhà đấy” hoặc “chính con đóng đinh để treo tranh trên tường”. Bé làm được như vậy, một phần nhờ công của bạn.
    Theo Huyền Anh
    [​IMG]
     
  5. hkeikun

    hkeikun New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    153
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Làm cha thật khó...

    5. Để trở thành ông Bố tốt...

    Bên cạnh niềm vui được "lên chức", các ông bố trẻ lo lắng không biết làm thế nào để trở thành tấm gương cho bé. Và điều đó quả thật không đơn giản, hãy tham khảo những bí quyết để trở thành người bố tốt dưới đây.
    Hãy làm một người chồng tốt

    Làm một ông bố mẫu mực không hoàn toàn đồng nghĩa với việc bạn giỏi dỗ dành con hay sẵn lòng tham gia vào các trò chơi mà phải bắt nguồn từ việc biến mình trở thành một người chồng tốt, chẳng hạn dành thời gian chăm sóc vợ nhiều hơn trong giai đoạn trước khi sinh.

    Còn điều gì tuyệt vời hơn mà bạn có thể dành cho con mình bằng việc tạo ra một gia đình ổn định và tràn ngập tình yêu ấm áp?
    Cố gắng bình thường hoá mọi việc

    Rất nhiều người khi trở thành bố mẹ đã rất sung sướng đến nỗi thậm chí họ không dám ra khỏi nhà vì sợ điều gì đó xảy ra cho con của mình. Thay vì lo xa như vậy, bạn hãy để cho con cùng ăn sáng, mua sắm, đi du lịch....

    Cùng bé yêu đến những nơi mà trước khi có bé hai vợ chồng thường đến và sẽ giúp bạn có những cảm nhận rất khác biệt. Khi bắt đầu các công việc tiếp tục như bình thường, bạn sẽ không bị căng thẳng quá mức.

    Giúp vợ có thời gian chăm sóc bản thân
    Khi một em bé chào đời, nhiệm vụ của mẹ khó khăn hơn rất nhiều so với việc bố làm. Với một núi các công việc lặt vặt, vợ của bạn sẽ chẳng còn chút thời gian nào cho bản thân... Bạn không muốn suốt ngày phải ngắm một bà vợ tất bật, quần áo xộc xệch, tóc tai bù xù đấy chứ? Vậy thì, bạn hãy cố gắng để giúp vợ có thêm một chút thời gian nghỉ ngơi.

    Bạn có thể trông con trong những lúc cô ấy chợp mắt vào buổi trưa hay thậm chí là đi ra ngoài một lúc với bạn bè. Vợ của bạn thật sự cần điều này hơn là cô ấy có thể nhận ra và điều này cũng giúp bạn gần gũi với con của mình hơn.

    Cùng vợ chăm sóc bé vào ban đêm
    Thật sự đây là một nhiệm vụ khó khăn với không ít các ông bố trẻ. Khi con bạn khóc và đòi ăn khuya, vợ bạn sẽ phải thức dậy cho con bú. Thay vì quay lưng ngủ tiếp, sao bạn không thử một lần thức dậy cùng vợ, ngồi bên cạnh trò chuyện cùng cô ấy và dỗ dành bé sau khi bé ăn xong? Chắc chắn chẳng có ai thích thú gì khi một đêm phải thức dậy vài lần và làm việc một mình, vợ bạn cũng vậy.

    Biểu lộ thật trìu mến
    Trẻ con rất cần tình thương yêu. Dù bạn có nhắc đi nhắc lại câu "bố yêu con" nhiều đến đâu cũng chưa đủ. Bé còn cần cảm nhận tình yêu qua các hành động của bạn: ôm bé, vỗ về nưng nịu hay hôn bé... Một đứa trẻ hạnh phúc là khi chúng được bố mẹ thương yêu...Bạn cảm thấy thế nào khi con bạn chạy tới bên và lao vào vòng tay mỗi khi nhìn thấy bạn?

    Chứng minh là một ông bố tốt
    Hãy nhớ lại bố của bạn đã giáo dục bạn như thế nào? Khuyến khích bạn ra sao? Nếu bạn có một người bố tốt, đây chính là thời điểm để bạn lặp lại các hành động đó với con mình. Tuy nhiên, bạn có một tuổi thơ chẳng mấy vui vẻ, bạn luôn từng ao ước: "giá mà bố...", vậy thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không biến tất cả những mong ước của bạn lúc bé thành hiện thực.

    Một ông bố tốt không bao giờ gọi con là "ngu", "ngốc" hay bất cứ điều gì khiến cho bé tự ti về bản thân... Hãy dành cho trẻ sự quan tâm và khuyến khích lòng tự tin ở bé trẻ.
    Theo Trà Hương
    [​IMG]
     
  6. hkeikun

    hkeikun New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    153
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Làm cha thật khó...

    6. Bố và con gái

    Vợ chồng tôi có hai cháu, một trai và một gái. Nhưng bạn bè không cho điểm tối đa, bởi cháu đầu là con trai và cháu sau là con gái. Ngay trong cái sự cho điểm này đã lờ mờ một sự phân định về vai trò vị trí của người phụ nữ trong gia đình. Chính xác hơn, là sự phân công lao động trong gia đình.

    Có một nghịch lý xã hội càng bình quyền bình đẳng thì người phụ nữ càng vất vả hơn. Họ cũng phải đi làm ngày tám tiếng như đàn ông trong khi vẫn phải chợ búa cơm nước và mệt nhất là cân đối sao cho tài chính gia đình không bị thâm hụt. Trong tình hình thu nhập của đại đa số người lao động hiện nay, có thể coi các bà vợ bà mẹ trong gia đình Việt Nam là bộ trưởng tài chính – những bà bộ trưởng tài hoa, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
    [​IMG]
    Chẳng phải vì đã có nếp có trẻ nên tôi nói đối với tôi con trai hay con gái không quan trọng lắm. Điều duy nhất quan trọng đấy phải là con của mình! Đứa nhỏ thường nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Ngày con gái bắt đầu tuổi chạy nhảy, vợ tôi cho cháu mặc quần short “cho mát, cho đỡ vướng víu”. Tôi lẳng lặng tìm mua cho con gái vài cái váy thật đẹp, thật nhiều màu sắc. Trẻ gái thường bị màu sắc thu hút. Con gái tôi lập tức bỏ ngay mấy cái quần short.

    Vợ tôi than phiền tôi chiều con gái, cho nó chưng diện quá sớm, không khéo sẽ hư! Tôi không thanh minh và cũng chẳng giải thích với vợ tôi. Tôi có khuyết điểm là ít trò chuyện với vợ. Tôi mua váy cho con đâu phải vì cưng chiều? Từ ngày mặc váy, con gái tôi đi đứng nhẹ nhàng, không còn cảnh chạy nhảy lung tung, leo chỗ này trèo chỗ khác!

    Một trăm đứa trẻ thì có đến chín chín đứa thích những bản nhạc sôi động. Cứ rảnh rỗi là con gái tôi mở rock, metal... Những bản nhạc ồn ào đến mức tra tấn nhưng tôi chấp nhận. Nhưng giữa những bản nhạc ấy tôi chen vào một đĩa valse của Johan Straus, một bản sonat của Traiacopxki...

    Thú nghe nhạc của con gái tôi dần dần thay đổi. Một hôm tôi chuẩn bị đi công tác Hà Nội, con gái tôi nói nhỏ: “Có đĩa cổ điển nhớ mua về bố nhé!”. Tôi thì một nốt nhạc bẻ đôi cũng chẳng biết. Nhưng cứ nghe mãi thì quen, rồi dần dà thấy thích. Cấm thì dễ, và mỗi khi có một lệnh cấm thì có một phản ứng ngược chiều mà hậu quả không dễ lường trước.

    Trong một xã hội dân chủ, chữ “không” thường nhiều hơn chữ “cấm”. Đối với trẻ con, phân tích đúng sai cũng là điều vô vọng. Tập một thói quen, con đường dài hơn và đòi hỏi lòng kiên nhẫn, nhưng kết quả bao giờ cũng tốt đẹp.

    Khi con bé đến tuổi đi chợ, vợ tôi giao nhiệm vụ mua sắm thức ăn hàng ngày cho nó. Tôi thuyết phục vợ tôi để tôi chỉ huy con bé. Tôi không bao giờ bảo con gái tôi mùa gì. Gần trọn cuộc đời sống trong chế độ bao cấp, tôi đã chán ngấy với những mệnh lệnh từ trên ban xuống.

    Khi bạn giao cho con mua một thứ gì đó thì nó sẽ quay về xin ý kiến bạn nếu chợ hôm ấy không có thứ đó. Còn khi bạn giao quyền cho nó, nó sẽ tự quyết định, nó sẽ tập làm vợ, làm mẹ một cách không ý thức ngay từ khi còn rất nhỏ. Tôi không rõ vợ tôi có ý thức được chuyện “bao cấp” hay “thị trường” trong việc sai con đi chợ hay không. Nhưng tôi rất mừng khi một hôm tình cờ nghe con gái tâm sự với mẹ: “Mẹ ạ, vấn đề không phải là nấu cái gì - thịt bò, thịt gà hay rau cá, mà là nấu thế nào mẹ ạ!”. Vâng, đâu có quan trọng về cái gì, viết về đề tài gì!.
    Theo Hoàng
    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này