Lãnh cảm trong chuyện ấy

Thảo luận trong 'Tâm sinh lý' bắt đầu bởi Bảo Trâm, 13 Tháng tư 2008.

  1. Bảo Trâm

    Bảo Trâm New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    274
    Điểm thành tích:
    0
    BS. Hồng Ánh



    Rất nhiều phụ nữ phàn nàn rằng tuy họ vẫn yêu chồng, vẫn nhiệt tình trong chuyện ấy (giao hợp dễ dàng, không bị khô) nhưng không bao giờ đạt được đến cực điểm. Một số phụ nữ khác lại thú nhận, họ yêu chồng nhưng không thiết tha chuyện chăn gối. Tại sao như vậy? Điều đó có ảnh hưởng xấu đến bản thân họ và hạnh phúc gia đình không? Có cách nào cải thiện không?
    Tại sao có hiện tượng lãnh cảm?
    [​IMG]Người phụ nữ lãnh cảm, theo cách hiểu thông thường, là người không cảm thấy hoặc gần như không có hứng thú gì trong hành vi tình dục, một số thậm chí còn cảm thấy ghê sợ với chuyện tình dục, dù đó là chồng hay người tình. Chỉ đến đầu thế kỷ trước (thế kỷ 20), những nhà khoa học mới rọi sáng phần nào vào khu vực bí hiểm của tâm trí phụ nữ và từ đó giải thích về bản chất rối rắm của cái gọi là lãnh cảm phụ nữ.
    Thực tế đời sống cũng đã cung cấp những bằng chứng là có một số phụ nữ không chỉ không hề biết đến cảm giác đỉnh điểm mà kể cả ham muốn và khoái cảm tình dục. Đau khổ hơn nữa là cả niềm vui được làm mẹ họ cũng không được hưởng. Họ là những người được xếp vào nhóm “lãnh cảm đích thực”. Người ta đã khám phá ra rằng ham, hưng phấn tình dục, khoái cảm hay đỉnh điểm của nó là khoái cực là cả một cơ chế phức tạp của cảm xúc và được chi phối bởi các tuyến nội tiết.
    Nếu một bé gái ra đời với những tuyến nội tiết không phát triển (giống như trẻ sinh ra có não nhỏ hay không có não) thì không sản xuất ra được những hormon cần thiết cho cơ chế phát sinh cảm xúc tình dục. Trong trường hợp này y học đành bó tay và đến tuổi trưởng thành, cơ quan sinh dục trong (tử cung và buồng trứng) của cá thể nữ đó cũng chỉ phát triển tương ứng với trẻ 10-12 tuổi, vú nhỏ, cơ quan sinh dục ngoài nhi tính, lông mọc thưa ở mô vệ nữ, kinh nguyệt ít và ngắn hay hoàn toàn không có. Tất nhiên không thể có thai, cũng không thể có chức năng tình dục bình thường và là dẫn chứng đầu tiên về lãnh cảm đích thực bẩm sinh ở phụ nữ.
    Cũng liên quan đến cấu trúc bẩm sinh nhưng không phải ở cơ quan sinh dục mà ở sự hình thành bản sắc giới (sự cảm nhận mình thuộc giới nào) và xu hướng tính dục (hấp dẫn tính dục với giới nào đó), phụ nữ nào bị những trục trặc thuộc dạng nói trên cũng bị rối loạn chức năng tình dục.
    Tuy nhiên, cần phân biệt lãnh cảm đích thực là một trạng thái bệnh lý (một khiếm khuyết về sinh lý hoặc tâm trí) với lãnh cảm hình thức (bề ngoài).
    Gộp cả trong số những phụ nữ bị chứng lãnh cảm hình thức là những phụ nữ không cảm thấy có khoái cực vì “họ chưa gặp được người đàn ông để họ yêu”, kể cả những trường hợp người phụ nữ hoàn toàn không có khoái cảm gì sau nhiều năm chung sống với chồng cho tới khi gặp một người tình.
    Điều đó có ảnh hưởng xấu đến bản thân họ và hạnh phúc gia đình không? Có cách nào cải thiện không?
    Cảm xúc tình dục nữ giống như một kho báu giấu kín trong hang động mà người nam cần học câu thần chú mà Alađanh đã dùng để mở cửa hang: “Vừng ơi, mở ra!”. Câu thần chú ở đây lại chính là khả năng nhận biết những “nút bấm” cảm giác trên cơ thể phụ nữ để đi vào thế giới cảm xúc của họ. Mỗi phụ nữ có những “nút bấm” khác nhau, không ai giống ai. Sự khác biệt cơ bản về khu vực cảm xúc tình dục giữa nam nữ là ở nam thì tập trung còn ở nữ thì phân tán trên toàn bộ cơ thể nhưng thường chỉ khu trú ở một số vùng như âm vật, môi nhỏ và âm đạo.
    Ngoài ra, cũng còn nhiều điểm nhạy cảm khác ngoài cơ quan sinh dục như môi, tai, mí mắt, cổ, đầu vú... đôi khi sự kích thích có thể dẫn đến khoái cực (Moraglia nói đến 14 điểm trên cơ thể phụ nữ có thể đạt được cảm giác đó). Những khu vực phát sinh cảm giác đó có tác dụng quan trọng để phá vỡ sự lạnh băng hình thức ở phụ nữ cho nên Stekel đã nói rằng “không có người phụ nữ lãnh cảm mà chỉ có người nam giới vụng về”. Nguyên nhân “lãnh cảm hình thức” nói trên có thể chữa trị dễ dàng nhờ hiểu biết.
    Yếu kém về sinh lý (liệt dương) hay xuất tinh sớm kéo dài là những nguyên nhân gây ra bi kịch gia đình, thậm chí đổ vỡ và chí ít thì cũng dẫn đến chứng lãnh cảm ở người vợ chịu đựng. Phụ nữ cần nhiều thời gian để khởi động cơ chế cảm xúc nhưng nếu nam giới lại “tuột xích sớm” hay “chưa đến chợ đã hết tiền” hay không thể hiện được nam tính thì sẽ làm thui chột dần ham muốn tình dục ở người nữ.
    Otto Adler – một bậc thầy của ngành khoa học tình dục, đặc biệt về khu vực lãnh cảm ở phụ nữ – đã cho thấy là những phụ nữ bị lãnh cảm hoàn toàn hay không hoàn toàn có thể chiếm tỷ lệ tới 40%. Ngay cả những phụ nữ hoàn toàn bình thường, có tới gần 40% không có khoái cực trong lần giao hợp đầu tiên, 50% sau nhiều tuần mới biết thế nào là khoái cực và 10% sau nhiều tháng hoặc nhiều năm.
    Một số phụ nữ có cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh dục hơi khác thường khiến cho ở tư thế tình dục thông thường họ chẳng cảm thấy gì nhưng lại có khoái cảm mạnh ở tư thế mang dấu ấn nguyên thủy. Lý do là khu vực phát sinh cảm giác bị đứng ngoài cuộc nếu hành động tình dục diễn ra ở tư thế quy ước (mặt đối mặt hay nữ nằm dưới) và người nữ không đạt được khoái cực. Khám phá để hòa hợp cả về mặt tâm hồn và tình dục là chuyện cần làm suốt đời của những cặp bạn tình có văn hóa vì chẳng có gì bất biến trên đời, kể cả cảm xúc, tính tình, sở thích, sức khỏe, tình trạng thần kinh – nội tiết...
    Khoa học về tình dục là một ngành trẻ nhất của y học nhưng lại có thể tự hào về đóng góp của nó cho cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng toàn diện của phụ nữ – quyền được hưởng sức khỏe tình dục và vạch ra những hậu quả có hại khi người phụ nữ phải chịu đựng một đời sống tình dục không an toàn, không xứng đáng, không như ý.
    Tóm lại, hiện tượng lãnh cảm ở phụ nữ rất thường gặp và ảnh hưởng tiêu cực của nó có lẽ cũng không kém gì chứng liệt dương ở nam giới, nghĩa là không những bản thân đương sự phải chịu đựng sự khổ sở mà cả người đàn ông cũng cảm thấy mất hào hứng vì không thể say sưa với một “khúc gỗ”.
    (SKDS)
     

Chia sẻ trang này