Lễ đầy tháng và đầy năm

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi doctorhanoi, 13 Tháng chín 2006.

  1. doctorhanoi

    doctorhanoi New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    62
    Điểm thành tích:
    0
    Lễ đầy tháng và đầy năm




    Theo phong tục nước ta, đứa bé sinh được tròn một tháng thì phải cúng đầy tháng cho con. Lễ mừng con đầy tháng cũng cúng mụ như khi đầy cữ, kết hợp cúng thổ công và cúng gia tiên. Trong dịp này, nhiều gia đình đã mời họ hàng, bạn bè tới ăn cỗ để mừng cho đứa trẻ đã qua thời kỳ trứng nước được một tháng tuổi. Khách đến dự chỉ cho bé tiền hoặc quà, không cần có quà cho người mẹ nữa vì đã qua thời gian sản phụ phải ăn kiêng.


    Đến khi đứa trẻ được một năm lại có cúng đầy năm. Đầy năm là đầy tuổi và lễ cúng này gọi là lễ thôi nôi. Thôi nôi là bỏ cái nôi. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc đầy năm tuổi, đứa bé thường được đặt trong nôi để ngủ. Nôi có thể đung đưa như đưa võng để đứa bé dễ ngủ và ngủ ngon. Được một năm bé đã lớn, bố mẹ phải chuyển nó sang nằm giường. Nhà khá giả sắm riêng giường cho con. Nhà bình thường, đặt con nằm cùng giường với mẹ.



    Ngoài việc cúng lễ cầu mong cho bé hay ăn mau lớn, luôn khỏe mạnh, trước kia còn có tục lệ thử đứa trẻ. Hôm ấy, bé được tắm gội sạch sẽ mặc quần áo mới. Nếu là con trai thì bày cung tên, bút giấy, cưa đục..., con gái thì bày kim chỉ, dao kéo, thúng mẹt, rổ rá. Sau lễ cúng, người lớn đặt đứa trẻ ngồi trước mọi đồ vật để xem nó thích thứ gì. Người Trung Hoa gọi tục lệ này là ''Thí nhi'' nghĩa là ''thử trẻ". Nếu đứa bé trai nhặt cây kiếm hay cái cung có thể đoán sau này nó sẽ theo nghề võ. Nhặt bút giấy sẽ theo đường văn chương. Nhặt cưa đục sau sẽ thành thợ mộc. Còn bé gái nếu chọn kim chỉ dao kéo sau sẽ có tài nội trợ vá may, nếu chọn rổ rá, thúng mẹt chắc lớn lên sẽ đi buôn bán v.v...



    Lễ đầy năm của đứa trẻ rất quan trọng, mở đầu cả đời người. Nhiều nhà làm cỗ bàn linh đình, mới nhiều khách đến chung vui đông hơn nhiều ngày cúng đầy cữ và đầy tháng. Mọi người đến dự đều có quà mừng cho đứa trẻ và cho cả cha mẹ nữa nhất là khi đứa trẻ là con trai. Các tay chuyên viết văn tự ở làng quê xưa nhân dịp này thưởng làm mấy câu thơ đến mừng gia đình bất kể có được mời hay không. Do trình độ dân trí và đời sống của bà con ta ngày càng được nâng cao, lễ đầy năm nay gọi là mừng sinh nhật lần thứ nhất của đứa bé hiện vẫn được duy trì và làm sang trọng hơn trước nhiều với đầy đủ các lễ nghi. Và đó là một phong tục đẹp có ý nghĩa cao về văn hóa.
     
  2. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lễ đầy tháng và đầy năm

    Trích từ trang Web Trẻ Thơ:


    "
    Mẹ hỏi mẹ Rennes đi, mẹ Rennes có lần post kinh nghiệm cúng mụ rồi, mẹ Tấm làm theo y chang, nhưng bây giờ đã kịp quên rồi
    Chỉ nhớ láng máng là có một số thứ sau:
    -Trúng luộc: 12 quả
    -Xôi: 12 đĩa
    -Chè: 12 bát
    -Hoa quả: 5 loại
    Hình như là phải có cả gạo muối gì đó nhưng quên mất rồi, mẹ Rennes ơi, mẹ bổ sung với
    Mẹ Rennes ơi,

    Hồi bé nhà em đầy tháng, em có nhờ bà hàng xóm cúng mụ. Bà hàng xóm nhà em hay đi lễ chùa (hình như là quy tại đó vì em thấy ngày nào cũng đi hết) nên rành các thủ túc lễ bái, cầu khấn, tụng kinh. Nhưng em thấy đồ lễ khác hẳn chị ạ: cua, ốc, hài, hoa quả... (chẳng thấy xôi, trứng, chè... gì cả), mà số lượng lại là 13 chứ không phải 12. Mỗi loại chọn 12 con bằng nhau và 1 con to hơn, vì mỗi năm có 12 tháng nên có 12 bà mụ (mỗi tháng một bà) và một bà chúa mụ.

    Sao khác thế chị nhỉ? Hay là do phong tục tập quán từng vùng. Em cũng không biết gì mấy vụ này nên mọi việc đều nhờ bà hàng xóm làm hết mà.

    Nhà mình bày đồ lên còn có 2 bà nội / ngoại thay nhau khấn. Còn đoạn 12 hay 13 thì có bà còn nói: trong số này có 1 bà chỉ ăn chè, không ăn xôi hay ngược lại gì đó... . Ôi cứ lòng thành mà cúng và theo 1 miền thôi nhé.


    Về cái vụ 12&13 này thì em nghe bà ngoại nói là "12 mụ bà, 13 đức thầy", cho nên lúc cúng thì bày 12 chén chè, 13 dĩa xôi (hay là ngược lại 13 chén chè, 12 dĩa xô i, cũng không nhớ nữa)


    ================

    Phương ơi, nếu bạn của bạn quan tâm thì làm theo cách sau:

    Đồ lễ:
    - Cua: 13 con
    - Ốc: 13 con
    - Cơm: 13 nắm
    - Hài: 1 vỉ
    - Hoa quả

    Cách chuẩn bị:
    - Cua, ốc: mỗi loại chọn 12 con bằng nhau và 1 con to hơn, luộc tái (kẻo lúc bày lễ nó....bò đi mất )
    - Cơm nắm: 12 nắm bằng nhau và 1 nắm to hơn (nhớ nấu hơi nát nắm cho dễ)
    - Hài: Mua 1 vỉ hài bằng giấy (ở hàng bán đồ hàng mã)
    - Hoa quả: Tuỳ tâm thôi (vài loại quả khác nhau thì tốt)

    Mình không khấn nên cũng chẳng biết bài khấn thế nào cả. Theo mình thành tâm là chính thôi, khấn nôm cũng được, nghĩ gì khấn nấy. Mình cũng không thuộc trường phái duy tâm nên nếu không có mấy bà (bà nội, bà ngoại và cả bà hàng xóm) thì chắc mình cũng chỉ thắp hương hoa quả như bạn thôi mà.

    =============
    Hồi bé Tôm nhà mình đầy tháng mình cũng chuẩn bị như mẹ bé Nhím nói. Cua, ốc...phai là 13 con, trong đó 1 con to nhất. Cơm nắm có thể thay bằng cháo hoa cũng được... Mình thấy nhiều người cúng còn đặt cả sách bút lên cúng nữa (nhưng mình thì không)
    Hôm đó, mình khấn thành tâm thôi, nêu tên, tuổi của bé Tôm, số nhà.....roi cầu cho con mình hay ăn chóng lớn, nói túm lại là cầu mong rất nhiều.,...
    Mình còn nghe nhiều người nói, nếu cầu kỳ hơn thì cúng mụ thì mâm cúng không phải đặt ở chỗ bàn thờ hàng ngày đâu mà đặt ở giữa phòng nơi bé ngủ... Tuy nhiên, vì nhà mình nhỏ nên mình vẫn đặt mâm cúng mụ ở bàn thờ Phật, tổ tiên.
    Mình nghĩ tất cả là lòng thành thôi.
    ==============
    Trích:
    Con của bạn mình sắp đầy tháng, nó có hỏi mình cách cúng mụ cho con cần những thủ tục gì, mình mù tịt vì khi con mình đầy tháng mình cúng mụ rất đơn giản: làm cơm, cúng hoa quả thôi. Nhưng hình như cúng mụ phải rất nhiều thứ hay sao ý. Có mẹ nào biết không?

    Đúng như các mẹ nói đó. Cúng đủ 13 đĩa, mỗi đĩa có 13 miếng: 12 miếng nhỏ và 1 miếng to (tượng trưng cho bà mụ chúa). Mình có danh sách cụ thể nên mua gì và cả bài lễ nữa (cái này là do bà nội cu tý cung cấp. Bà đưa mà không làm thì lại áy náy). Nếu bạn cần thì để mình về nhà tìm và post lên cho nhé

    ===============

    Sắm lễ cúng mụ: 12 miếng nhỏ và 1 miếng to nhất
    1/ 13 nắm cơm chim
    2/13 nắm xôi chim
    3/ 13 con cá nhỏ
    4/ 13 con ốc
    5/ 13 miếng chả
    6/ 13 cái nem rán
    7/ 13 miếng giò
    8/ 13 con tôm
    9/ 13 lát thịt luộc
    10/ 13 miếng xu hào xào or luộc
    11/ 13 miếng đậu phụ rán
    12/ 13 quả đậu luộc
    13/ 1 bát canh trong đó có 13 miếng bí
    Tất cả nấu chín
    Ngoài ra:
    - 12 miếng tràu tiêm cánh phượng và 1 quả cau chúa ở giữa
    - 13 bông hoa đủ màu cắm vào 1 lọ
    - 13 ngọn nến bé
    - 13 lá tràu không
    - 13 lễ tiền vàng
    - 13 nén hương cắm ở 13 đĩa (13 đĩa đặt xung quanh mâm)
    - 13 chén nước sôi để nguội
    1 đĩa quả đẹp
    Lễ xong hoá vàng. Đổ nước vào chậu dùng khăn lau cho bé. Mẹ ăn 13 thứ, mỗi thứ 1 tí.
    Nghe có vẻ mê tín nhỉ nhưng mà bà nội cu tý đã làm như vậy đó. Mình để dành bài này cho tập 2 . Các mẹ cứ tham khảo nhé, có thể mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi vùng mỗi khác. Chúc vui

    ============

    Đầy tháng thì nhà mình chuẩn bị đồ cúng Mụ gồm có :
    - 1 dĩa trái cây ngũ quả, quả gì cũng được, miễn là có 5 loại.
    - 12 chén chè, 12 dĩa xôi. Tùy miền mà cúng loại xôi chè (ví dụ : người Nam hay cúng xôi gấc - chè đậu nước dừa ; người Bắc thì cúng chè hoa cau xôi vò; người Huế thì cúng chè đậu xanh đánh - xôi đậu xanh cà)
    - 12 cái trứng vịt luộc (không biết bây giờ đang dịch cúm gia cầm thì sao, chắc phải bỏ cái này thôi, 12 bà mụ chắc cũng không dám ăn đâu )
    - Nếu muốn cúng thịt thì mua 12 miếng thịt quay để trên 12 cái dĩa.
    - 12 chén nước (chén nhỏ xíu để cúng) + 12 chén ruou trắng (nếu có cúng thịt)
    - 12 cây đèn cầy cúng sao
    - Ra chợ, đến hàng bán nhang đèn mua 1 bộ đồ thế hình Nữ, về nhà viết tên và ngày tháng năm sinh của bé gái lên bộ đồ thế đó (các Mẹ đừng cười mình mê tin nha, nhưng mà theo các cụ thì mình cúng cái này là giải sao, giải hạn cho bé để cầu cho bé được khoẻ mạnh bình an đó mà!)

    Khi lạy thì khấn xin 12 bà mụ che chở, phù hộ cho bé (tên, ngày sanh) được khoe manh, bình an.

    Trên đây là cách cúng của nhà mình (đạo Phật) vào cả đầy tháng và đầy năm, Senho tham khảo cho biết nhé! Còn ăn uống thì như Bich Thuy nói đó, người lớn ăn chứ bé có được măm đâu!!!

    À, mình còn được 1 người quen (người Hoa) bày 1 mẹo nhỏ dành cho bé đầy tháng. Vào ngày đầy tháng, giã dập 1 nhúm hẹ tươi, hòa thêm 1 ít nước lọc cho bớt hăng, rồi dùng gạc quấn quanh ngón tay chấm nước hẹ rơ miệng, nướu, lưỡi cho bé thật kỹ, để về sau bé mọc răng được dễ dàng, không bị hành ! Mình cũng làm cho cả 2 nhóc và thấy cả 2 đứa mọc răng sữa không hề bị sốt, nhiều cái răng mọc lên lúc nào mình cũng không hay, chỉ có răng tiền hàm và răng hàm mọc là bị sốt nhe. Không hiểu là nhờ hẹ hay do thể trạng con mình khoẻ (?), cũng có thể chỉ là sự trùng hợp, nhưng mình biết cái gì thì sẻ cái nấy với các


    Troi đất mẹ Quang coi thi cúng 13 bà mụ còn mẹ Rennes thi cúng 12 mình không hiểu củng bao nhiêu bà đây, tra lời giúp mình nhé. tks
    """"
     
  3. doctorhanoi

    doctorhanoi New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    62
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lễ đầy tháng và đầy năm

    Cóng mô (TrÎ ®Çy th¸ng)
    Cúng Phật: xôi, chuối, hoa quả, 1 lễ vàng
    Cúng Gia Tiên: mâm cơm hoặc hoa quả, 1 số lễ vàng (tùy vào số bát hương)
    Rượu: 3 chén nhỏ
    1 ấm chè nhỏ và bộ chén

    (Khấn) Nam mô độ đàn giáo chủ, thiên chủ, thiên nhỡn, đại từ, đại bi, tâm thành cứu khổ nạn, linh cảm, quan thế âm bồ tát (khấn 3 lần)


    Quan Thổ công, Táo Quân, Thần Linh đất nước, Thành Hoàng bản thổ sở tại:

    …………………………………………† ?…………………………………………⠠??………………………………………… …………………………………………† ?……


    Hôm nay ngày...tháng....năm 200..,(Dương lịch) tức ngày....tháng....năm.... (Âm Lịch)
    Tín chủ tên là:.............................(tên của bố đứa trẻ)
    thành tâm tu sửa lễ vật. Con xin dâng lễ đầy tháng cho trẻ sơ sinh tên là:..............................., sinh ngày.......tháng........năm....(Dương lịch), tức ngày.......tháng........năm.....(Âm lịch)


    Thỉnh mụ
    Nam mô đức Phật di đà (3 lần)
    Thỉnh mời chúa mụ mà ra đáo đàn
    Mười hai bà mụ khôn ngoan
    Hội đồng báo ứng ngồi bàn thơ sinh
    Tai nghe đắc sở thiên đình
    Ngũ phủ, huyện xã nghe kinh người đề
    Hỏi rằng xem thiếp xem thê
    Đương nương đương cảnh trở về nương thông
    Thổ công thời niệm gia môn
    Bà thời niệm tháng, bà dồn niệm thai
    Trời sinh ra gái ra trai
    Trao cho bà mụ mười hai trường tài
    Mụ DẦN nặn chân nặn tay
    Mụ MÃO vẽ mặt, vẽ mày, con ngươi
    Mụ THÌN dạy nói, dạy cười
    Mụ TỴ dạy đi, dạy đứng, dạy ngồi
    Mụ NGỌ dạy con ở đời thông minh
    Mụ MÙI dạy con đức độ hiền lành
    Mụ THÂN dạy phải hiếu trung ở đời
    Mụ DẬU dạy đủ mọi nhời
    Mụ TUẤT lại dạy con thời phải nghe
    Mụ HỢI dạy con mọi bề
    Mụ TÝ cận kề khuyên bảo sớm hôm
    Mụ SỬU dạy con ăn ở có nhân
    Thì con mới được đích thân nên người





    Nam mô a di đà Phật
    Phía trên chay mặn thượng tòa
    Phía dưới cua, ốc, tôm cá bày ra hai hàng
    Vàng hồ, Yếm áo mười ba (cả võng mụ)
    Trên dưới hưởng tài, quần áo nấu đi
    Bà nào thích thú kiểu gì
    Ăn rồi lại chuyện kinh kỳ núi non
    Bao nhiêu cái ngủ cái ngon
    Thời bà mang lại ba tròn bảy vuông
    Bao nhiêu cái đẹn cái sài
    Xin bà mang đổ ra ngoài biển Đông
    Khôn ngoan tâm tính ở lòng
    Xin bà ở lại tháng cùng mười hai
    Nam mô a di đà Phật (vái 3 vái)


    Phần lễ vật
    + Vàng hồ màu xanh: 300
    + Hài: 13 đôi màu xanh
    + Áo mụ: 13 bộ màu xanh
    + 1 võng mụ
    + Cua, ốc, tôm, cá: 13 con (luộc toàn tính-để nguyên vây, vảy, râu, càng)
    + Trứng : 13 quả (1 quả trứng gà và 12 quả chim cút
    + Cơm nắm con: 13 nắm (có thể nắm 1 nắm to rồi cắt thành 13 miếng nhỏ)
    + Bún: 13 bánh
    + Dừa: 13 miếng (có thể cắt 1 miếng to thành 13 miếng nhỏ)
    + Bánh đa, khoai lang, bỏng ngô: mỗi thứ 13 miếng hoặc gói nhỏ (đều là đồ chín)

    Người đứng lễ: Bố đứa trẻ
     
  4. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lễ đầy tháng và đầy năm

    Trong trường hợp đứa trẻ không có bố chính thức hoặc bố cháu đi vắng thì làm thế nào vậy bác?
     
  5. doctorhanoi

    doctorhanoi New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    62
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lễ đầy tháng và đầy năm

    Ciao
    Nếu không có bố thì Mẹ hoặc ông bà chú bác phải thay mặt thôi
    Hoặc nếu không phải mời thầy đến cúng
    Theo phong tục thì ông bố đứng cúng là phải phép nhất
     
  6. hoangdieu

    hoangdieu New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Lễ đầy tháng và đầy năm

    minh xin hỏi xem có bạn nào biết cúng tuần và cúng đầy tháng và cúng đầy năm có giống nhau không. mình còn nghe các cụ nói nếu con gái thì cúng trước 2 ngày còn con trai thì cúng trước 1 ngày hay là phải cúng đúng ngày sinh.mong các bạn cho mình biết thêm.
     

Chia sẻ trang này